Thực trạng việc kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng thông qua hoạt động kiểm toán của kiểm toán nhà nước

Trong những năm qua, công tác phòng, chống

tham nhũng (PCTN), lãng phí là một trong những

nhiệm vụ quan trọng thường xuyên được Đảng,

Nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành và

toàn thể hệ thống chính trị tập trung thực hiện.

Với sự cố gắng của cả hệ thống chính trị và toàn

xã hội, công tác PCTN đã đạt được những kết quả

nhất định, tạo những chuyển biến tích cực cả về

nhận thức và hành động trong đại đa số cán bộ và

nhân dân.

Qua hơn 24 năm nỗ lực phấn đấu xây dựng,

Kiểm toán nhà nước (KTNN) không ngừng phát

triển đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Từ

một tổ chức không có tiền thân, ra đời trên cơ sở

Nghị định 70/CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ,

đến nay KTNN đã trở thành một thể chế được hiến

định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam. Kết quả đó thể hiện sự tin tưởng

của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân đối

với cơ quan KTNN.

Thực trạng việc kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng thông qua hoạt động kiểm toán của kiểm toán nhà nước trang 1

Trang 1

Thực trạng việc kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng thông qua hoạt động kiểm toán của kiểm toán nhà nước trang 2

Trang 2

Thực trạng việc kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng thông qua hoạt động kiểm toán của kiểm toán nhà nước trang 3

Trang 3

Thực trạng việc kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng thông qua hoạt động kiểm toán của kiểm toán nhà nước trang 4

Trang 4

Thực trạng việc kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng thông qua hoạt động kiểm toán của kiểm toán nhà nước trang 5

Trang 5

Thực trạng việc kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng thông qua hoạt động kiểm toán của kiểm toán nhà nước trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 18980
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng việc kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng thông qua hoạt động kiểm toán của kiểm toán nhà nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng việc kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng thông qua hoạt động kiểm toán của kiểm toán nhà nước

Thực trạng việc kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng thông qua hoạt động kiểm toán của kiểm toán nhà nước
c hội, Chính phủ, nổi bật là:
- KTNN đã xây dựng, trình Ủy ban Thường 
vụ Quốc hội ban hành Chiến lược phát triển 
KTNN đến năm 2020 (Nghị quyết số 927/2010/
UBTVQH12 ngày 19/4/2010); Tổng KTNN đã ban 
hành Kế hoạch chiến lược phát triển KTNN giai 
đoạn 2013-2017 (Quyết định số 1145/QĐ-KTNN 
ngày 9/10/2013).
- KTNN đã kiến nghị thành công việc bổ sung 
địa vị pháp lý của KTNN và Tổng KTNN vào Hiến 
pháp năm 2013; từ đó nâng cao địa vị pháp lý của 
KTNN, tạo tiền đề cơ bản tăng cường tính hiệu lực, 
hiệu quả hoạt động kiểm toán, đóng góp tích cực 
trong công tác PCTN, lãng phí. Trên cơ sở Hiến 
pháp năm 2013, KTNN đã xây dựng và phối hợp 
chặt chẽ với Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc 
hội hoàn thiện Luật KTNN năm 2015 trình Quốc 
hội và đã được Quốc hội thông qua ngày 25/6/2015, 
có hiệu lực thi hành từ 01/01/2016.
- Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 
các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 
26
Kieåm toaùn nhaø nöôùc vôùi nhieäm vuï phoøng choáng tham nhuõng
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 138 - tháng 4/2019
tham gia xây dựng các Nghị định của Chính phủ, 
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 
của Bộ trưởng Bộ Công an, các Thông tư và Thông 
tư liên tịch được ban hành để hướng dẫn thi hành 
Luật KTNN.
- Trong phạm vi thẩm quyền, Tổng KTNN đã 
ban hành, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy 
phạm pháp luật về công tác PCTN trong các hoạt 
động của Ngành và nhiều văn bản thể chế hoá các 
quy định của Luật PCTN, Luật KTNN làm nền 
tảng cho công tác tổ chức và hoạt động của KTNN, 
cụ thể:
+ Chương trình hành động về PCTN của KTNN 
(ban hành kèm theo Quyết định số 879/2006/
QĐ-KTNN ngày 30/11/2006); Kế hoạch thực hiện 
Chiến lược quốc gia PCTN của KTNN theo Nghị 
quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ 
(ban hành kèm theo Quyết định số 895/QĐ-KTNN 
ngày 06/8/2009).
+ Hệ thống Chuẩn mực, Quy trình kiểm toán 
của KTNN; Quy chế tổ chức và hoạt động của 
Đoàn KTNN; Hệ thống hồ sơ mẫu biểu kiểm toán; 
Quy định trình tự lập, thẩm định, xét duyệt và phát 
hành báo cáo kiểm toán của KTNN; Quy định về 
lập kế hoạch kiểm toán; Quy chế quản lý và sử 
dụng phần mềm Quản lý thông tin nhật ký kiểm 
toán... Đây là những văn bản quy định về chuyên 
môn, nghiệp vụ kiểm toán, tạo cơ sở pháp lý nâng 
cao chất lượng kiểm toán theo quy định của Luật 
KTNN, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt 
động công vụ và sự giám sát đối với hoạt động 
kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của Kiểm toán 
viên nhà nước, có tác dụng quan trọng trong công 
tác PCTN. 
+ Quy trình thanh tra, Quy chế Kiểm soát chất 
lượng kiểm toán, Quy trình giải quyết khiếu nại, tố 
cáo của KTNN. Đây là những văn bản có tác dụng 
tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, 
kiểm tra, kiểm soát chất lượng kiểm toán, đạo đức 
nghề nghiệp, là cơ sở để xử lý những hành vi vi 
phạm đạo đức nghề nghiệp trong thẩm quyền được 
giao, đồng thời xem xét trách nhiệm liên đới của 
người đứng đầu để xảy ra sai phạm, tiêu cực, nhũng 
nhiễu trong hoạt động kiểm toán trong phạm vi 
trách nhiệm quản lý...
+ Quy định về Quy chế làm việc, Quy chế chi 
tiêu nội bộ, Quy chế dân chủ; Quy định về bổ 
nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức và miễn nhiệm công 
chức, viên chức của KTNN; Quy định về luân 
chuyển, điều động công chức và biệt phái, định kỳ 
chuyển đổi vị trí công tác của công chức, viên chức 
KTNN. Đây là những văn bản cụ thể hóa các quy 
định quản lý của Nhà nước trong công tác quản lý 
tài chính, cán bộ công chức, trong thực hiện quy 
chế dân chủ, góp phần phòng ngừa tham nhũng, 
lãng phí trong tổ chức hoạt động của KTNN.
Ngoài ra, căn cứ vào tình hình thực tế hàng 
năm, Tổng KTNN đều ban hành nhiều văn bản chỉ 
đạo cụ thể nhằm kiểm soát chặt chẽ đối với công 
chức trong ngành; chỉ đạo hoạt động kiểm toán 
hướng vào những lĩnh vực nhạy cảm, tiềm ẩn nguy 
cơ tham nhũng, lãng phí cao; chỉ đạo tăng cường 
phát hiện và kịp thời chuyển các vụ việc có dấu 
hiệu vi phạm pháp luật, tham nhũng sang Cơ quan 
điều tra và các cơ quan Nhà nước khác có thẩm 
quyền để điều tra, kiểm tra, xử lý theo quy định 
của pháp luật... Kế hoạch kiểm toán hàng năm và 
kế hoạch kiểm toán của từng cuộc kiểm toán đều 
xác định kiểm toán đánh giá việc tuân thủ Luật 
PCTN, Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí 
của đơn vị được kiểm toán là một trong những 
mục tiêu quan trọng.
2. Việc thành lập Ban Chỉ đạo PCTN; các đơn 
vị kiểm toán; các đơn vị tham mưu, giúp việc về 
công tác PCTN thuộc kTNN
- Nhằm tăng cường trách nhiệm, nâng cao hiệu 
quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Cán sự 
Đảng KTNN và Tổng KTNN trong công tác PCTN, 
1Quyết định số 276/QĐ-KTNN ngày 12/3/2015; Quyết định số 982/QĐ-KTNN ngày 19/5/2018 thay thế Quyết định số 276/QĐ-KTNN.
2Quyết định số 217/QĐ-KTNN ngày 25/3/2013 của Tổng KTNN.
27NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 138 - tháng 4/2019
Tổng KTNN đã ban hành quyết định thành lập Ban 
chỉ đạo PCTN của KTNN với nhiệm vụ chỉ đạo các 
đơn vị trực thuộc KTNN triển khai thực hiện theo 
đúng quy định của Luật PCTN và các nội dung cụ 
thể tại Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia 
PCTN của KTNN1. 
- Thực hiện Nghị quyết số 560/NQ-UBTVQH13 
ngày 16/01/2013 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 
Tổng KTNN ban hành quyết định thành lập Thanh 
tra KTNN2 (tương đương cấp Vụ) trực thuộc 
KTNN thực hiện thanh tra hành chính đối với 
các đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc KTNN trong 
việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, 
quyền hạn được giao; tham mưu, giúp Tổng KTNN 
thống nhất quản lý, thực hiện công tác thanh tra, 
giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN, thực hành 
tiết kiệm, chống lãng phí; tiến hành thanh tra công 
vụ trong hoạt động kiểm toán, thanh tra việc chấp 
hành các quy định của pháp luật và quy định của 
KTNN đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc 
KTNN.
- Tổng KTNN đã ban hành quyết định về việc 
giao nhiệm vụ PCTN thông qua kết quả kiểm toán; 
quyết định về việc thành lập Phòng PCTN3 trực 
thuộc Vụ Tổng hợp - KTNN với chức năng nhiệm 
vụ tổng hợp, phân tích, đánh giá hoạt động PCTN 
thông qua kết quả kiểm toán của ngành.
Việc thành lập Ban Chỉ đạo PCTN của KTNN, 
Thanh tra KTNN và Phòng PCTN đã góp phần 
quan trọng trong việc nâng cao năng lực chỉ đạo 
cũng như năng lực tổng hợp, đánh giá về công tác 
PCTN trong hoạt động kiểm toán và thông qua 
hoạt động kiểm toán của KTNN; tăng cường kỷ 
luật, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm của Thủ 
trưởng các đơn vị trực thuộc, Kiểm toán viên và 
công chức KTNN. 
- Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm toán, 
hiện nay KTNN đã thành lập 8 KTNN chuyên 
ngành để kiểm toán các bộ, cơ quan trung ương, 
các lĩnh vực đầu tư dự án, lĩnh vực doanh nghiệp, 
tài chính ngân hàng và tổ chức tín dụng; 13 KTNN 
khu vực kiểm toán các tỉnh, thành phố trực thuộc 
Trung ương. Mô hình tổ chức hoạt động kiểm toán 
được thống nhất, tập trung dưới sự lãnh đạo của 
Tổng KTNN; đảm bảo sự độc lập trong hoạt động 
kiểm toán theo quy định. 
3. Việc xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ 
quan nhà nước có thẩm quyền về công tác PCTN
Việc chủ động phối hợp với các cơ quan nhà 
nước có thẩm quyền đấu tranh PCTN cũng là một 
trong những nội dung quan trọng được KTNN 
quan tâm thực hiện, KTNN đã ký quy chế phối 
hợp và thoả thuận hợp tác với hầu hết các Bộ, cơ 
quan Trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc 
Trung ương, trong đó một số Quy chế có nội dung 
phối hợp đấu tranh PCTN, như: Quy chế phối hợp 
trong công tác PCTN giữa Văn phòng Ban Chỉ 
đạo Trung ương về PCTN, Thanh tra Chính phủ, 
KTNN, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối 
cao, Tòa án nhân dân tối cao; Quy chế phối hợp 
giữa Ủy ban Kiểm tra Trung ương với Ban Cán sự 
Đảng KTNN trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, 
giám sát và thi hành kỷ luật Đảng; Quy chế phối 
hợp giữa Ban Nội chính Trung ương với Ban Cán 
sự Đảng KTNN trong công tác PCTN; Quy chế 
phối hợp giữa KTNN với Thanh tra Chính phủ 
trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm toán, 
xử lý trùng lắp trong công tác thanh tra, kiểm toán, 
kiểm tra, đôn đốc thực hiện kiến nghị thanh tra, 
kiểm toán. 
Thực tế trong những năm qua việc phối hợp 
giữa KTNN với các cơ quan nhà nước nhất là các 
cơ quan trực tiếp có trách nhiệm đấu tranh PCTN 
như Viện kiểm sát, Tòa án, Cơ quan cảnh sát 
điều tra, Thanh tra... ngày càng có những chuyển 
biến tích cực rõ rệt, thông qua kết quả kiểm toán, 
KTNN cung cấp nhiều thông tin quan trọng giúp 
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhất là các 
cơ quan kiểm tra, thanh tra, điều tra trong công 
tác đấu tranh PCTN, lãng phí, KTNN đã cung cấp 
3Quyết định số 381/QĐ-KTNN ngày 15/4/2013 của Tổng KTNN.
28
Kieåm toaùn nhaø nöôùc vôùi nhieäm vuï phoøng choáng tham nhuõng
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 138 - tháng 4/2019
hàng trăm bộ hồ sơ, tài liệu cho Tòa án và các cơ 
quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ công tác 
tố tụng, kiểm tra, giám sát; đặc biệt, từ năm 2012 
đến nay, KTNN đã chuyển 22 vụ việc có dấu hiệu 
vi phạm pháp luật hình sự được phát hiện qua hoạt 
động kiểm toán sang cơ quan điều tra để điều tra 
làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Nhìn chung, công tác PCTN của KTNN trong 
những năm qua đã đạt nhiều kết quả quan trọng, 
tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực cả về nhận thức 
và hành động về ý thức tôn trọng, chấp hành pháp 
luật kỷ luật, kỷ cương, đạo đức nghề nghiệp, trách 
nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức trong toàn 
ngành KTNN. Các giải pháp phòng ngừa tham 
nhũng trong hoạt động của ngành kiểm toán đã 
được KTNN thực hiện nghiêm túc, theo đánh giá 
nhiều giải pháp có hiệu quả như: Cải cách hành 
chính; kiểm soát chất lượng kiểm toán; công khai 
minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, 
đơn vị; xây dựng, thực hiện các chế độ, định mức, 
tiêu chuẩn; chuyển đổi vị trí công tác; quy tắc 
ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; xử lý trách 
nhiệm của người đứng đầu; đổi mới phương thức 
thanh toán.
Thông qua kết quả kiểm toán trong những năm 
qua, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính hàng trăm 
nghìn tỷ đồng4; kiến nghị các đơn vị được kiểm 
toán, các cơ quan quản lý nhà nước chấn chỉnh 
công tác quản lý tài chính - ngân sách, kế toán, 
ngăn ngừa những hành vi tiêu cực, tham ô, lãng 
phí, thất thoát tiền, tài sản nhà nước; giúp các đơn 
vị hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý của mình, 
đảm bảo quản lý, sử dụng tiền tài sản nhà nước 
đúng pháp luật và có hiệu quả; kiến nghị huỷ bỏ, 
sửa đổi hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật sai 
quy định hoặc không phù hợp thực tế; kiến nghị 
các cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với nhiều tập 
thể, cá nhân có hành vi sai phạm được phát hiện 
qua kiểm toán, trong đó những hành vi có dấu hiệu 
vi phạm pháp luật, tham nhũng trong quản lý kinh 
tế, tài chính đều đã được KTNN chủ động chuyển 
hồ sơ sang cơ quan điều tra và cơ quan nhà nước có 
thẩm quyền để điều tra, thanh tra, kiểm tra làm rõ 
và xử lý theo quy định của pháp luật. 
4. Tồn tại, hạn chế
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, 
công tác PCTN thông qua hoạt động kiểm toán 
trong thời gian qua vẫn còn một số mặt hạn chế 
cơ bản sau: 
4Từ năm 1994 - 2017, KTNN đã phát hiện và kiến nghị xử lý tài chính 269.319 tỷ đồng.
29NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 138 - tháng 4/2019
- Đơn vị được kiểm toán của KTNN theo quy 
định tại Luật KTNN 2015 chưa bao quát hết các cơ 
quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài chính công, tài 
sản công và hoạt động có liên quan đến việc quản 
lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Vì vậy, KTNN 
không có căn cứ để tiến hành kiểm toán đối với các 
tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc 
quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
- Việc phối hợp giữa KTNN với các cơ quan nhà 
nước, nhất là các cơ quan tố tụng trong việc xử lý 
các vụ việc có dấu hiệu tội phạm, tham nhũng được 
phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán trong thời 
gian qua vẫn chưa được thực hiện thường xuyên.
 - Hiệu lực kiểm toán chưa cao, việc thực hiện 
kiến nghị kiểm toán, nhất là việc xử lý trách nhiệm 
các tổ chức, cá nhân đối với các sai phạm chưa đầy 
đủ, kịp thời và nghiêm minh.
- Tinh thần, thái độ, trách nhiệm của kiểm toán 
viên còn hạn chế, vẫn còn hiện tượng vi phạm đạo 
đức nghề nghiệp trong hoạt động kiểm toán. Trình 
độ năng lực về pháp luật, nhất là việc cập nhật các 
văn bản pháp luật mới của một số công chức, kiểm 
toán viên của KTNN còn hạn chế.
5. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế 
kiểm soát quyền lực để PCTN thông qua hoạt 
động kiểm toán của kTNN
- Tập trung xây dựng và hoàn thiện Dự thảo 
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN 
2015 theo Kế hoạch của KTNN, trong đó quy 
định cụ thể, đầy đủ đơn vị được kiểm toán cũng 
như tăng cường các quy định về trách nhiệm của 
KTNN trong công tác PCTN cho phù hợp với Dự 
thảo Luật PCTN sửa đổi (đặc biệt là nhiệm vụ kiểm 
toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng); xây dựng 
căn cứ pháp lý làm cơ sở cho việc ban hành Nghị 
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực 
KTNN và hoàn thiện đồng bộ các văn bản dưới 
Luật khác đảm bảo thuận lợi cho công tác PCTN 
của KTNN.
- Chủ động hơn nữa trong công tác PCTN thông 
qua hoạt động kiểm toán, tập trung kiểm toán các 
lĩnh vực, đối tượng kiểm toán tiềm ẩn nhiều nguy 
cơ tham nhũng, lãng phí. Tăng cường công tác phát 
hiện, xử lý hành vi tham nhũng, đặc biệt vai trò 
của bộ, ngành, địa phương trong quá trình xem xét, 
xử lý trách nhiệm đối với sai phạm pháp luật phát 
hiện qua kiểm toán; xử lý nghiêm mọi đối tượng 
có hành vi tham nhũng, thu hồi triệt để tài sản bị 
chiếm đoạt và gây thiệt hại do tham nhũng
- Tập trung công tác kiểm tra việc thực hiện kết 
luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN theo quy định 
của pháp luật; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, báo cáo 
công khai, kịp thời tình hình thực hiện kết luận, 
kiến nghị kiểm toán đối với các đơn vị được kiểm 
toán và các cơ quan khác có liên quan; chú trọng 
kết quả thực hiện kiến nghị xử lý trách nhiệm cá 
nhân, tập thể có liên quan đến sai phạm được phát 
hiện thông qua hoạt động kiểm toán; theo dõi và có 
giải pháp xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền 
xử lý, đôn đốc thực hiện dứt điểm các kiến nghị 
qua kiểm tra nhiều năm chưa thực hiện.
- Tăng cường phối hợp giữa KTNN với với các 
cơ quan có chức năng đấu tranh PCTN, nhất là các 
cơ quan tố tụng trong việc phát hiện, điều tra, xử 
lý các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, trong 
đó có hành vi tham nhũng do KTNN phát hiện và 
kiến nghị xử lý thông qua hoạt động kiểm toán. 
Đồng thời tích cực phối hợp với các bộ, ngành, 
cấp ủy và chính quyền địa phương nhằm giúp các 
đơn vị được kiểm toán nâng cao hiệu quả quản lý, 
giám sát, điều hành tài chính công, tài sản công.
Chủ động chuyển, cung cấp kịp thời, đầy đủ 
hồ sơ kết quả, bằng chứng kiểm toán cho cơ quan 
điều tra, thanh tra, Viện kiểm sát xem xét, xử lý khi 
phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự hoặc 
khi có yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm 
quyền để điều tra, kiểm tra, xử lý theo quy định 
của pháp luật.

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_viec_kiem_soat_quyen_luc_de_phong_chong_tham_nhun.pdf