Thực trạng và định hướng giải pháp cấp nước biển phục vụ nuôi trổng thủy sản vùng ven biển Nam Trung Bộ

Tóm tắt: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, có

đường bờ biển dài hơn 1000 km, có nhiều đầm vịnh lớn, điều khiện khí hậu thuận lợi để phát triển

ngành nuôi trồng thủy sản với quy mô tập trung theo hướng thâm canh. Giá trị kinh tế do ngành

nuôi trồng Thủy sản mang lại chiếm một tỷ trọng rất cao, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung

của khu vực. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, sự phát triển của ngành này đang gặp rất nhiều khó

khăn và thách thức lớn. Một trong những vấn đề tồn tại, bất cập chủ yếu đó là chưa chủ động

nguồn nước mặn (đảm bảo lưu lượng, tổng lượng và chất lượng) cũng như giải quyết ô nhiễm môi

trường, phát sinh và lây lan dịch bệnh trong các vùng nuôi. Trong khuôn khổ bài báo này sẽ đề

cập các vấn đề nêu trên và giới thiệu một số giải pháp cấp nước biển trên thế giới và Việt nam

đang áp dụng có thể tham khảo cho khu vực Nam Trung Bộ.

Thực trạng và định hướng giải pháp cấp nước biển phục vụ nuôi trổng thủy sản vùng ven biển Nam Trung Bộ trang 1

Trang 1

Thực trạng và định hướng giải pháp cấp nước biển phục vụ nuôi trổng thủy sản vùng ven biển Nam Trung Bộ trang 2

Trang 2

Thực trạng và định hướng giải pháp cấp nước biển phục vụ nuôi trổng thủy sản vùng ven biển Nam Trung Bộ trang 3

Trang 3

Thực trạng và định hướng giải pháp cấp nước biển phục vụ nuôi trổng thủy sản vùng ven biển Nam Trung Bộ trang 4

Trang 4

Thực trạng và định hướng giải pháp cấp nước biển phục vụ nuôi trổng thủy sản vùng ven biển Nam Trung Bộ trang 5

Trang 5

Thực trạng và định hướng giải pháp cấp nước biển phục vụ nuôi trổng thủy sản vùng ven biển Nam Trung Bộ trang 6

Trang 6

Thực trạng và định hướng giải pháp cấp nước biển phục vụ nuôi trổng thủy sản vùng ven biển Nam Trung Bộ trang 7

Trang 7

Thực trạng và định hướng giải pháp cấp nước biển phục vụ nuôi trổng thủy sản vùng ven biển Nam Trung Bộ trang 8

Trang 8

Thực trạng và định hướng giải pháp cấp nước biển phục vụ nuôi trổng thủy sản vùng ven biển Nam Trung Bộ trang 9

Trang 9

Thực trạng và định hướng giải pháp cấp nước biển phục vụ nuôi trổng thủy sản vùng ven biển Nam Trung Bộ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang xuanhieu 11860
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Thực trạng và định hướng giải pháp cấp nước biển phục vụ nuôi trổng thủy sản vùng ven biển Nam Trung Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và định hướng giải pháp cấp nước biển phục vụ nuôi trổng thủy sản vùng ven biển Nam Trung Bộ

Thực trạng và định hướng giải pháp cấp nước biển phục vụ nuôi trổng thủy sản vùng ven biển Nam Trung Bộ
ển dài trên 1000 km, với những đặc trưng 
riêng về điều kiện địa hình, địa chất, thủy hải 
văn (Sóng, gió, vận chuyển bùn cát ) khác với 
các vùng khác nên đã có sự phân chia các vùng 
đặc trưng với những điều kiện khác nhau. Vì 
vậy, cần phải nghiên cứu đánh giá cụ thể ảnh 
hưởng của các yếu tố đặc trưng này đến các giải 
pháp công trình lấy nước biển chủ động phục 
vụ nuôi trồng thủy sản phù hợp nhất đối với 
từng vùng đặc trưng đó. Ngoài ra, với những 
đặc trưng riêng về vị trí địa lý và điều kiện tự 
nhiên, khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ cũng 
là nơi thường xuyên chịu tác động của những 
trận bão, áp thấp nhiệt đới. Vì vậy mà các kết 
cấu công trình cấp nước phần lớn được xây 
dựng dựa vào kinh nghiệm và theo kiểu tự phát 
đang được áp dụng hiện nay là chưa phù hợp để 
chống chịu với những điều kiện khắc nghiệt 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 51 - 2018 7
này. Các vấn đề tồn tại, hạn chế này vẫn chưa 
được đề cập, và giải quyết triệt để trong những 
nghiên cứu về cấp nước phục vục vụ nuôi trồng 
thủy sản nói chung và cấp nước biển cho khu 
vực Nam Trung Bộ. Mặt khác, khi nghiên cứu 
đề xuất pháp cấp nước biển cho khu vực này 
cũng cần quan tâm đến các yêu cầu về quy mô, 
tập quán sản xuất (tập trung hay nhỏ lẻ) và các 
yêu cầu về bảo vệ môi trường (nguồn nước xả 
thải, thức ăn dư thừa, hóa chất xử lý ao nuôi ). 
3.2.2. Giới thiệu một số giải pháp cấp nước 
biển phục vụ nuôi trồng thủy sản có thể áp 
dụng cho vùng ven biển Nam Trung Bộ 
3.2.2.1. Trên Thế giới 
Có nhiều kiểu lấy nước tùy theo các dạng đường 
bờ biển, khoảng cách từ biển đến nhà trạm hay 
đặc điểm bồi lắng, trầm tích phía dưới biển 
Có 3 trường hợp phổ biến nhất là: Bờ biển là cát 
với độ dốc thấp;bờ biển có nền đá và bờ biển có 
các khu chứa tự nhiên hoặc nhân tạo 
a) Đối với bờ biển là cát và có độ dốc thấp: 
Vấn đề đối với bờ biển là cát và có độ dốc thấp 
đó chính là sự vận chuyển và bồi lắng bùn cát. 
Giải pháp được đưa ra ở đây đó là xây dựng 2 
đê chắn sóng phía ngoài biển, tùy theo hướng 
dòng chảy ven bờ mà có phương án xây dựng 
thích hợp. Tùy theo khoảng cách từ trạm bơm 
ra đến biển để bố trí số lượng máy bơm phụ. 
Hình 9. Lấy nước qua kênh 
và đường ống 
Hình 10. Lấy nước qua kênh Hình 11. Lấy nước qua 
đường ống 
(Nguồn: Manual on Hatchery production of seabass and Gilthead Seabream, trang 36) 
b) Đối với bờ biển có đặc điểm nền đá: 
Việc bố trí trạm bơm có thể đảm bảo lấy được 
lượng nước có chất lượng tốt và lưu lượng 
lớn, không lo bị bồi lắng cát và vật trôi nổi do 
ông hút được đặt thấp hơn. Tuy nhiên vấn đề 
an toàn của đường ống trước sự ảnh hưởng 
của gió bão và sóng biển là hạn chế của giải 
pháp này 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 51 - 2018 8
Hình 12. Trạm bơm đặt trên khô Hình 13. Trạm bơm đặt chìm 
(Nguồn: Manual on Hatchery production of seabass and Gilthead Seabream, trang 37) 
c) Trạm bơm lấy nước từ các khu chứa tự nhiên 
hoặc nhân tạo trên bờ 
Giải pháp này được mô tả như sau: Trạm bơm 
lấy nước từ các ao, vũng tự nhiên hoặc nhân tạo 
trên bờ biển. Nước trong ao là do nước biển 
thấm vào qua các lỗ rỗng trong lớp cát. Tuy 
nhiên để thực hiện được giải pháp này cần có 
những hiểu biết sâu sắc về địa chất , khả năng 
thấm của cát để có thể tính toán chính xác lượng 
nước có thể bơm. 
Hình 14. Lấy nước qua hệ thống ao, phá 
(Nguồn: Manual on Hatchery production of 
seabass and Gilthead Seabream, trang 38) 
 Ngoài ra, để tránh tình trạng bồi lấp do phù sa 
và ảnh hưởng của sóng gió đến đường ống, 
người ta sử dụng hệ thống lọc ngầm dưới đáy 
biển. Nước biển thấm vào hệ thống này và tập 
trung vào các đường ống nhỏ rồi chảy về 
đường ống lớn về giếng tập trung nước cấp 
nước cho trạm bơm 
Hình 15. Lấy nước bằng hệ thống lọc dưới đáy biển 
(Nguồn: Internet) 
3.2.2.2. Một số dạng công trình đang áp dụng trong nước 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 51 - 2018 9
 a) Lấy nước biển bằng trạm bơm đặt trong bờ 
 - Trạm bơm đặt sát trong chân đê, nước biển được dẫn vào bể hút bằng kênh dẫn 
Hình 16: Trạm bơm, bể hút đặt sát chân đê 
Hình 17: Kênh dẫn nước biển vào bể hút 
Trạm bơm nằm sát chân đê nên dễ vận hành, 
sửa chữa và quản lý. Loại này có Kênh dẫn và 
bể hút dễ bị bồi lấp do tác động của sóng mang 
từ biển vào hoặc do gió bão dẫn đến không lấy 
được nước và phải thường xuyên tiến hành nạo 
vét gây tốn kém; Không lấy được nước khi thủy 
triều xuống thấp vì vậy việc lấy nước là không 
chủ động; Do lấy nước gần bờ nên chất lượng 
nước không cao, mặt khác các loại rác thải, lá 
cây tích tụ lâu ngày trong kênh dẫn, bể hút 
không được vớt lên thường xuyên sẽ gây ô 
nhiễm nguồn nước cấp. 
 - Trạm bơm đặt sát trong chân đê, nước biển 
được dẫn trực tiếp từ ngoài biển vào bể hút 
bằng đường ống 
Hình 18: Bể hút trạm bơm đặt sát chân đê 
Hình 19: Đường ống dẫn nước vào bể hút 
Trạm bơm nằm sát chân đê nên dễ vận hành, 
sửa chữa và quản lý; Có thể lấy được nước có 
chất lượng tốt khi đưa đường ống ra xa bờ. Loại 
này do lấy nước biển trực tiếp nên lượng cát 
lắng đọng trong bể hút lớn, Bể hút dễ bị cát bồi 
lấp sau các trận bão; Đường ống dẫn dễ bị hư 
hỏng do tác động của sóng biển. 
- Trạm bơm đặt trong bờ, lấy nước bằng thùng 
lọc đặt ngoài biển. 
Hình 20: Trạm bơm cấp nước biển cho khu 
NTTS tập trung tại Xuân Thành, Nghi Xuân, 
Hà Tĩnh, sử dụng trạm bơm đặt trong bờ, lấy 
nước qua thùng lọc đặt ngoài biển và dẫn 
nước vào bằng đường ống. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 51 - 2018 10
Nhà trạm an toàn, đường ống đặt trong cát 
không chịu tác động của sóng gió, lọc cát tương 
đối tốt, đường ống ít bị bồi lấp; Có thể lấy nước 
được ngoài xa, phù hợp với vùng bờ biển khá 
dốc. Nhược điểm là giếng lọc bị mất an toàn, thi 
công đặt đường ống khá phức tạp, đường ống 
dài, tốn kém; Đối với các vùng biển có cát mịn 
thì dễ gây lắng đọng cát làm tắc ống lọc. 
- Trạm bơm đặt trong bờ, lấy nước biển qua ống 
lọc đặt chìm trong cát (hình thức này được áp 
dụng rộng rãi ở rất nhiều nơi trong cả nước 
Nhà trạm an toàn, đường ống ngắn, chất lượng 
nước tốt do được lọc qua lớp lọc. có nhược điểm 
là thi công đào cát khó khăn, một thời sau khả 
năng lọc của vải lọc kém đi do cát lắng làm tắc 
vải lọc; 
Hình 21. Trạm bơm cấp nước biển cho trại 
giống ở Cát Bà (Hải Phòng), sử dụng bơm 
ly tâm đặt trong bờ, lấy nước bằng ống lọc 
nằm ngang chôn trong cát. 
Hình 22. Trạm bơm cấp nước biển cho trại 
giống ở Ninh Thuận, sử dụng chìm đặt trong bờ, 
lấy nước bằng ống lọc nằm ngang chôn trong 
cát. 
Loại này không phù hợp với những vùng biển 
có điều kiện phù sa mịn do tắc ống lọc; chỉ phù 
hợp với các vùng cát thô và không bơm được 
với lưu lượng lớn. 
- Trạm bơm đặt trong bờ, ống hút đặt một phần 
chìm trong cát lấy nước vào giếng thu. 
Hình 23. Trạm bơm cấp nước biển áp dụng 
cho dự án xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi 
thủy sản tập trung thuộc xã Tam Tiến, huyện 
Núi Thành, tỉnh Quảng Nam 
An toàn cho nhà trạm, cấp được với lưu lượng 
lớn, phù hợp với vùng nuôi tập trung quy mô 
lớn; Lấy được nước chất lượng tốt do lấy nước 
đặt xa bờ. có nhược điểm là đường ống lấy nước 
dễ mất an toàn nếu không có hệ thống neo giữ 
vững chắc, với các bờ biển thoải thì đường ống 
phải rất dài, tốn kém trong đầu tư. 
- Trạm bơm ly tâm hút xa: 
Hình 24. Sơ đồ thiết kế trạm bơm nước biển 
phục vụ nuôi trồng thủy sản ven biển sử dụng 
máy bơm ly tâm hút xa) 
Bơm ly tâm hút xa đựợc lắp đặt ở các trạm bơm 
hút nước biển nơi có chiều dài ống hút lớn nên 
hạn chế các thiệt hại do nước biển, do sóng biển 
và bão cát phá hủy máy bơm; Do lắp đặt bơm 
cách xa mép nước biển nên bơm ly tâm hút xa 
sẽ không bị ngập nước khi thủy triều lên cao, 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 51 - 2018 11
bơm vẫn hút được nước khi thủy triều hạ thấp 
về mức cho phép và có thể lắp bơm ly tâm hút 
xa ở phía trong đê biển nên bơm sẽ không bị 
sóng biển và bão cát phá hủy vào mùa mưa bão; 
Bơm có trục ngắn dễ lắp ráp, sử dụng, sửa chữa, 
cánh quạt ở trên cao nên không bị kẹt cánh quạt 
do bồi lắng cát trong buồng bơm; Bơm có sức 
hút chân không lớn [HCK ] = 8,0m, nên ống hút 
không bị tắc cát trong quá trình vận hành; Có 
độ bền cao và ổn định, kết cấu nhà trạm đơn 
giản, giống như các trạm bơm trong đê bình 
thường, dễ thi công giá thành xây dựng thấp, 
thi công nhanh phù hợp với điều kiện kinh tế 
nước ta. Có nhược điểm là cát lắng đọng sẽ gây 
tắc van 1 chiều trong bể hút; Chiều dài hút xa 
nhất là 200 m do đó không phù hợp với những 
vùng có bãi biển quá thoải; Bể hút đặt phía 
ngoài biển nên dễ chịu các tác động của sóng, 
gió trong mùa mưa bão. Bể hút và các ống buy 
bảo vệ đường ống hút có kết cấu thô sơ và chỉ 
được bảo vệ chân bằng rọ đá rất đơn giản nên 
dễ bị hư hỏng dưới tác động của sóng gió; 
Chưa có giải pháp hiệu quả để chống bồi lấp 
cát vào cửa thu nước và ống hút, cửa thu nước 
dễ mất ổn định và không an toàn; Chưa có giải 
pháp kết cấu có thể neo giữ được đường ống 
hút an toàn dưới tác động của sóng, gió và bão 
lớn. 
b) Lấy nước biển trực tiếp bằng trạm bơm đặt 
ngoài biển 
Để khắc phục những nhược điểm nêu trên, một 
số mô hình nghiên cứu đã đưa ra giải pháp sử 
dụng trạm bơm chìm đặt xa ngoài biển để có thể 
bơm được nước một cách chủ động với lưu 
lượng lớn và đảm bảo chất lượng. 
Hình 25: Trạm bơm lấy nước biển cấp cho trại 
tôm giống ở Khánh Hòa do Thái Lan xây 
dựng, sử dụng bơm chìm đặt ngoài biển, 
đường ống đẩy đặt trên cầu dẫn. 
Loại này phù hợp với các dự án có quy mô lớn. 
Loại này có kết cấu phức tạp, thi công khó khăn, 
giá thành cao do sử dụng bơm chìm, quản lý 
vận hành, sửa chữa, thay thế rất khó khăn, cản 
trở tàu thuyền đi lại trên biển. 
Hình 26: Trạm bơm lấy nước biển sử dụng 
bơm chìm đặt ngoài biển, ống đẩy chôn trong 
cát và được bảo vệ bằng các khối rọ đá 
Lưu lượng cấp lớn, phù hợp với các dự án có 
quy mô lớn; Thi công đường ống dễ dàng, lưu 
lượng lọc qua giếng và rọ đá lớn. Có nhược 
điểm sử dụng bơm chìm nên giá thành cao, quản 
lý, vận hành, sửa chữa thay thế rất phức tạp; Với 
điều kiện các vùng có điều kiện phù sa mịn sẽ 
bị tắc ống lọc. Loại công trình này chỉ phù hợp 
với bãi là cát thô. 
c. Lấy nước mặn qua cống tự chảy: 
Đối với một số vùng nuôi ở cửa sông ven biển 
thì nước mặn sẽ được lấy trực tiếp qua hê thống 
kênh dẫn và cống tự chảy. Tuy nhiên, giải pháp 
này có nhược điểm như lấy nước không chủ 
động do phụ thuộc vào thủy triều (khi có thủy 
triều lên mới lấy được nước), chất lượng nguồn 
nước không tốt do khó kiểm soát các nguồn 
thải, dễ lây lan các nguồn dịch bệnh  Vì vậy, 
giải pháp lấy nước này được sử dụng rất hạn 
chế, chỉ có thể áp dụng cho một số vùng nuôi 
quảng canh với quy mô nhỏ. 
4. KẾT LUẬN 
Vùng ven biển Nam Trung Bộ có điều kiện 
thuận lợi để phát triển ngành Nuôi trồng thủy 
sản nước mặn, lợ trở thành ngành kinh tế trọng 
điểm của vùng. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay 
đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức lớn 
khiến ngành này chưa thể phát triển đúng với 
tiềm năng và thế mạnh vốn có. Vấn đề khó khăn 
lớn nhất đối với vùng này đó là chưa có các giải 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 51 - 2018 12
pháp tổng thể, đồng bộ và phù hợp cho từng 
vùng đặc biệt là giải pháp cấp nước biển. Hiện 
nay, trong khu vực đang áp dụng nhiều các giải 
pháp cấp nước khác nhau như: lấy nước trong 
bờ (qua giếng lọc hoặc qua cống), lấy nước 
ngoài biển (qua ống lọc chôn ngầm, lấy trực tiếp 
qua cửa lấy nước đặt ngoài biển ) tuy nhiên 
do chưa có các nghiên cứu, khảo sát, tính toán 
thiết kế cụ thể cũng như giải pháp cấp nước phù 
hợp cho từng khu vực do đó chưa thể đáp ứng 
được yêu cầu cấp nước chủ động (đủ lưu lượng, 
tổng lượng), đảm bảo chất lượng và bảo vệ môi 
trường. 
Bài báo này đã giới thiệu một số giải pháp cấp 
nước biển phục vụ NTTS trên thế giới cũng như 
ở một số địa phương của Việt Nam đang áp 
dụng thử nghiệm. Các kết quả này có thể tham 
khảo áp dụng cho khu vực ven biển Nam Trung 
Bộ trên cơ sở phân tích ưu nhược điểm và điều 
kiện áp dụng của từng giải pháp, dựa vào điều 
kiện cụ thể về tự nhiên (địa hình, địa chất, khí 
tượng, hải văn, vận chuyển bùn cát ); về quy 
mô, tập quán sản xuất (tập trung hay nhỏ lẻ) và 
về yêu cầu bảo vệ môi trường sẽ nghiên cứu đề 
xuất lựa chọn giải pháp phù hợp với từng vùng 
đặc trưng cho khu vực. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Alessandro Moretti and Mario Pedini Fermandez-Criado, 2005, Manual on Hatchery 
Production of Seabass and Gilthealthy Seabream, FAO; 
[2] Hoàng Ngọc Tuấn, 2016, Thuyết minh Đề cương Đề tài độc lập cấp Nhà nước: Nghiên cứu giải 
pháp và công nghệ cấp nước mặn phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Nam Trung Bộ; 
[3] Báo cáo chuyên đề 1.1, Tổng quan nghiên cứu về các giải pháp cấp nước mặn phục vụ nuôi 
trồng thủy sản trên thế giới, thuộc Đề tài độc lập cấp Nhà nước: Nghiên cứu giải pháp và 
công nghệ cấp nước mặn phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Nam Trung Bộ; 
[4] Báo cáo chuyên đề 1.2, Tổng quan nghiên cứu về các giải pháp cấp nước mặn phục vụ nuôi 
trồng thủy sản ở Việt Nam và khu vực Nam Trung Bộ, thuộc Đề tài độc lập cấp Nhà nước: 
Nghiên cứu giải pháp và công nghệ cấp nước mặn phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng ven 
biển Nam Trung Bộ; 
[5] Báo cáo chuyên đề 2.4, Đánh giá hiện trạng các loại công trình cấp nước mặn phục vụ nuôi 
trồng thủy sản ứng với các vùng đặc trưng, , thuộc Đề tài độc lập cấp Nhà nước: Nghiên cứu 
giải pháp và công nghệ cấp nước mặn phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Nam Trung 
Bộ; 
[6] Hà Lương Thuần, 2004, Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật công trình thuỷ lợi phục vụ NTTS 
tại các vùng sinh thái khác nhau, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam; 
[7] Trần Văn Công, 2010, Nghiên cứu thiết kế chế tạo bơm phục vụ nuôi trồng thủy sản ven 
biển”, chủ nhiệm TS Trần Văn Công, Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây nguyên; 
[8] Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, 2001, Báo cáo tổng kết các chương trình điều tra 
nghiên cứu Biển cấp nhà nước (1977 – 2000); 
[9] Nguyễn Phú Quỳnh, 2013, Nghiên cứu giải pháp hạ tầng kỹ thuật thủy lợi nội đồng (cấp, 
thoát và xử lý nước) phục vụ nuôi tôm vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long, Viện KHTL 
miền Nam. 
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 51 - 2018 13
 [10] Thuyết minh đề cương đề tài: Nghiên cứu cải tiến kết cấu và công trình trạm bơm cấp nước 
mặn phục vụ vùng nuôi trồng thủy sản ở bán đảo Cà Mau, Viện Thủy công, Viện KHTL 
Việt Nam; 
[11] Thuyết minh đề cương đề tài: nghiên cứu các giải pháp nguồn nước, hạ tầng thủy lợi cấp 
thoát nước cho xây dựng quy hoạch phát triển thủy sản bền vững vùng duyên hải Nam Trung 
Bộ, Viện Quy hoạch Thủy lợi; 
[12] Viện Kinh tế Quy hoạch Thuỷ sản, 2012, Quy hoạch tổng thể phát triển ngành NTTS Việt 
Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_dinh_huong_giai_phap_cap_nuoc_bien_phuc_vu_nuo.pdf