Thực tiễn quy hoạch đô thị ở nội thành Huế đáp ứng tiêu chí UNESCO

Quy hoạch nội thành Huế không chỉ

đáp ứng các quy định về quy hoạch đô thị mà

còn đáp ứng các tiêu chí của UNESCO về di

sản văn hóa thế giới. Tuy nhiên, việc lồng

ghép hai nội dung này trong thực tiễn còn

nhiều bất cập. Do đó, bài viết phân tích, làm

rõ các nguyên nhân và đề xuất các giải pháp

nhằm đảm bảo quy hoạch đô thị ở nội thành

Huế đáp ứng tiêu chí UNESCO.

Thực tiễn quy hoạch đô thị ở nội thành Huế đáp ứng tiêu chí UNESCO trang 1

Trang 1

Thực tiễn quy hoạch đô thị ở nội thành Huế đáp ứng tiêu chí UNESCO trang 2

Trang 2

Thực tiễn quy hoạch đô thị ở nội thành Huế đáp ứng tiêu chí UNESCO trang 3

Trang 3

Thực tiễn quy hoạch đô thị ở nội thành Huế đáp ứng tiêu chí UNESCO trang 4

Trang 4

Thực tiễn quy hoạch đô thị ở nội thành Huế đáp ứng tiêu chí UNESCO trang 5

Trang 5

Thực tiễn quy hoạch đô thị ở nội thành Huế đáp ứng tiêu chí UNESCO trang 6

Trang 6

Thực tiễn quy hoạch đô thị ở nội thành Huế đáp ứng tiêu chí UNESCO trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 3600
Bạn đang xem tài liệu "Thực tiễn quy hoạch đô thị ở nội thành Huế đáp ứng tiêu chí UNESCO", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực tiễn quy hoạch đô thị ở nội thành Huế đáp ứng tiêu chí UNESCO

Thực tiễn quy hoạch đô thị ở nội thành Huế đáp ứng tiêu chí UNESCO
ội dung quy định như vậy, Nghị định số 
38/2010/NĐ-CP đã góp phần bổ sung, làm rõ nội dung bảo tồn của Luật Quy hoạch đô thị 
trong việc đáp ứng các yêu cầu về bảo tồn các di tích lịch sử- văn hóa, tạo cơ sở quy hoạch 
nội thành Huế nói riêng đảm bảo giữ gìn các yếu tố văn hóa. 
 Sau Nghị định này, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chính quyền tỉnh Thừa 
Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 63/2016/QĐ-UBND về việc phân công, phân cấp và ủy 
quyền công tác quản lý quy hoạch- kiến trúc xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 
Điều đáng chú là Quyết định đã quy định cụ thể hóa thẩm quyền của từng cấp: Sở Xây dựng 
 82 
 TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ 
sẽ chủ trì, tổ chức thẩm định đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban 
nhân dân tỉnh; Phòng Quản l đô thị thành phố Huế chủ trì, tổ chức thẩm định đồ án quy 
hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân các phường trong thành phố. 
Điều này tạo ra cơ chế quản l đồng bộ, thống nhất, theo sát được tình hình thực tiễn cũng 
như nhu cầu quy hoạch đô thị thực tế để thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch, mang lại 
tính khả thi cao. 
2.2. Thực trạng quy hoạch nội thành Huế trong thời gian qua 
 Trong giai đoạn từ năm 2014 - 2019, thành phố Huế triển khai Đề án “Di dời dân cư ra 
khỏi khu vực I Kinh Thành Huế” nhằm trả lại không gian di sản, từng bước thực hiện Đề án 
“Xây dựng, phát triển đô thị Huế đến năm 2030”. Đề án này dựa trên các lần quy hoạch chung 
thành phố Huế cũng như quy hoạch chi tiết Kinh Thành Huế trong giai đoạn trước làm căn cứ 
để xây dựng và triển khai thực hiện, đó là Quyết định số 166/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng 
Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố Huế đến năm 2020. Trong đó, 
khu I bao gồm 4 phường trong Kinh Thành Huế, được quản lý cải tạo, xây dựng theo Pháp 
lệnh “Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh” 14/LCT/HĐNN ngày 
31/3/1984 của Hội đồng Nhà nước và theo Công ước quốc tế về bảo vệ Di sản Văn hóa Thế 
giới của UNESCO. 
 Trên cơ sở Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên 
Huế đã ban hành Quyết định số 2317/QĐ-UB ngày 07/10/1999 về việc phê duyệt Quy hoạch 
chi tiết khu Kinh Thành Huế, thành phố Huế- tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó, đặt ra yêu cầu khu 
dân cư phải được bảo trì ở mức hợp lý, hài hòa với các hoạt động liên quan đến công tác bảo 
tồn, phát huy quần thể di tích trong kinh thành. Đồng thời, đưa ra phương hướng đảm bảo tỷ lệ 
cơ cấu sử dụng đất di tích và đất ở đô thị để phục vụ cho yêu cầu bảo tồn di sản và đô thị hóa. 
 Bên cạnh đó, nhằm quản lý xây dựng, cải tạo, tôn tạo bảo vệ sử dụng các công trình 
theo đúng Đồ án quy hoạch chi tiết khu Kinh Thành Huế đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân 
tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành “Điều lệ quản lý xây dựng theo đồ án Quy họach chi tiết 
khu Kinh Thành Huế, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế” ngày 07/10/1999 theo Quyết 
định số 2318/QĐ-UB. Đặc biệt, trong nội dung Điều lệ quản l có quy định hiện trạng khu 
vực Eo Bầu chỉ được sửa chữa trên nguyên trạng nhà trệt, nhưng không vi phạm di tích, chiều 
cao công trình £4m (chưa kể phần mái). Việc quy định như vậy hạn chế việc gia tăng số 
lượng người dân sinh sống tự phát trên khu vực Eo Bầu nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu sửa chữa 
của người dân trong quá trình sinh sống. 
 Quá trình quy hoạch đô thị ở nội thành Huế được đẩy mạnh từ thời điểm Thủ tướng 
Chính phủ ban hành Quyết định số 649/QĐ-TTg ngày 06/05/2014 về việc phê duyệt điều 
chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định 
 83 
 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 46/2021 
này là bước khởi đầu quan trọng trong tái khởi động lại dự án di dời dân cư ra khỏi khu vực di 
sản đã “giẫm chân tại chỗ” sau “Đề án đầu tư, tu bổ và tôn tạo Kinh Thành Huế” được triển 
khai năm 2010 với mục tiêu là di dời dân cư ra khỏi khu di tích nhưng Đề án chỉ mới đạt 
170/800 hộ di dời. 
 Quy hoạch đô thị sẽ là quy hoạch chết nếu không có cơ chế quản lý. Hiểu được tầm 
quan trọng của quá trình quy hoạch đô thị phải đi liền với quản lý quy hoạch, năm 2017, Ủy 
ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 1271/QĐ-UBND về việc ban 
hành Quy định quản lý xây dựng theo đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Huế đến 
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, thực hiện mở rộng thành phố, Đề án chủ trương 
thực hiện theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (từ 2019 - 2021) sẽ di dời khoảng 2.938 hộ dân ở 
các khu vực Thượng Thành, Eo Bầu, Hộ Thành Hào và tuyến phòng lộ. Giai đoạn 2 (từ 
2022 - 2025) sẽ di dời 1.263 hộ dân ở các di tích hồ Tịnh Tâm, hồ Học Hải, khu Lục Bộ, 
Đàn Xã Tắc, Khâm Thiên Giám, Trấn Bình Đài, hệ thống hồ thuộc 4 phường nội thành Huế. 
 Bên cạnh những thành tựu to lớn mà thực tiễn thực hiện quy hoạch đô thị đem lại cho 
nội thành Huế nói riêng và đô thị Huế nói chung trong sự xâu chuỗi hợp lý giữa phát triển 
kinh tế và bảo tồn di sản văn hóa thì vẫn còn tồn tại những bất cập cần giải quyết. 
 Thứ nhất, thiếu đồng bộ trong cấp phép xây dựng các công trình trong nội thành Huế. 
Việc quy định liên ngành trong cấp phép công trình xây dựng còn thiếu tính liên kết giữa Luật 
Di sản văn hóa, Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị đã tạo nên các kẽ hở khiến nhiều 
công trình xây dựng xâm phạm đến cảnh quan di sản. Điển hình là Dự án Khu nghỉ dưỡng 
Nama (Nama Resort) tại số 85 đường Nguyễn Chí Diểu, phường Thuận Thành, thành phố 
Huế. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Xuân Hoa, yếu tố đáng lo ngại là dự án này sẽ đối 
diện với khu di tích Lục Bộ nếu được khôi phục. Còn theo ông Phan Thanh Hải, khi đó là 
Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, khẳng định rằng hơn 10 năm trước khi khai 
quật khảo cổ học, các dấu tích được phát hiện khá mờ nhạt, không đủ để phản ánh công trình 
xưa, do đó Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố 
đô Huế chủ trì, phối hợp với các cơ quan khác nghiên cứu, điều chỉnh khu đất triển khai dự án 
không phải là đất khoanh vùng bảo vệ khu vực I di tích để có thể giao đất theo thời hạn 49 năm. 
 Từ thực tế này có thể thấy, khung pháp lý cho hoạt động tham gia của các nhà đầu tư 
trong việc lập đồ án quy hoạch đô thị hiện nay còn chưa rõ ràng khiến cho việc thực hiện bị 
hạn chế, tạo ra mâu thuẫn giữa yêu cầu bảo tồn di tích trong quy hoạch đô thị với nhu cầu 
phát triển kinh tế. 
 Thứ hai, vấn đề quản l dân cư trong quy hoạch đô thị. Đây là vấn đề được quan tâm 
trong thời gian vừa qua, đặc biệt khi triển khai công cuộc “di dân lịch sử” ra khỏi Kinh Thành 
Huế. Năm 2003, riêng khu vực I - Kinh Thành Huế có trên 3.200 hộ dân cư với khoảng 15.000 
người thì đến nay, số hộ dân tăng lên với tốc độ rất nhanh, đã có trên 4.200 hộ. Dân cư tập 
 84 
 TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ 
trung chủ yếu khu vực Thượng Thành và Eo Bầu, hai bên bờ Ngự Hà, hồ Tịnh Tâm, Lầu 
Tàng Thơ 
 Thứ ba, trình tự lập quy hoạch đô thị hiện nay phải trải qua bước lấy ý kiến về quy 
hoạch đô thị. Tuy nhiên, nội dung quy định về lấy ý kiến chưa thể hiện rõ vai trò phản biện xã 
hội, tranh biện của các bên liên quan. Chưa có chế tài đủ mạnh nhằm xác định đây là quy 
trình quan trọng, bắt buộc phải thực hiện để đơn vị lập quy hoạch phải thực hiện nghiêm túc, 
tiềm ẩn nguy cơ biến thành thủ tục hình thức. Các quy định hiện hành chưa thể hiện rõ quy 
trình thực hiện công tác lấy ý kiến người dân về lập quy hoạch xây dựng đô thị. Điều này dẫn 
đến sự lúng túng của cơ quan, tổ chức trong công tác lấy ý kiến người dân. 
 Việc công khai thông tin quy hoạch đến cộng đồng mới chỉ được thực hiện khi đồ án 
được phê duyệt, trong khi đó cộng đồng cần được cung cấp đầy đủ thông tin về đồ án ngay từ 
giai đoạn đầu của quy trình lập quy hoạch để có thể trao đổi, đóng góp kiến, đàm phán và 
thảo luận để có được sự đồng thuận, cam kết từ cộng đồng. 
 Từ những thực trạng trên có thể thấy một số nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong 
thực tiễn quy hoạch nội thành Huế, đó là: 
 Thứ nhất, phương pháp lập quy hoạch đô thị hiện nay theo quy định của Luật Quy 
hoạch đô thị thì Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tiến hành lập quy hoạch chung và 
Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền phê duyệt; các quy hoạch chi tiết do Ủy ban nhân dân 
thành phố Huế lập. Tuy nhiên, một thực tế đang diễn ra hiện nay là các nhà đầu tư mong 
muốn được tham gia sâu hơn vào công tác lập các đồ án quy hoạch đô thị. Điều này cho phép 
cập nhật sớm các nhu cầu của thị trường và nhà đầu tư ngay trong quá trình nghiên cứu định 
hướng của các Quy hoạch đô thị cấp vĩ mô, hạn chế việc điều chỉnh cục bộ sau này nhưng 
hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể. 
 Thứ hai, quản lý quy hoạch đô thị hiện nay chỉ mới tập trung vào quản l giai đoạn triển 
khai ban đầu quy hoạch mà chưa đi sâu sát trong suốt kỳ quy hoạch. Việc lỏng lẻo trong quản 
l cũng như sự phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc cấp Giấy chứng 
nhận quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng, chưa đồng bộ dẫn đến thực trạng người dân 
sinh sống lấn chiếm các khu vực di tích văn hóa của Kinh Thành Huế. 
3. Một số khuyến nghị đề xuất về quy hoạch nội thành Huế đáp ứng các tiêu chí của 
UNESCO 
 Từ thực trạng triển khai, một số giải pháp đề xuất áp dụng cho thực tiễn quy hoạch nội 
thành Huế đáp ứng các tiêu chí của UNESCO. Đó là: 
 Thứ nhất, cần cụ thể hóa nội dung bảo tồn di sản văn hóa vào trong nội dung đồ án quy 
hoạch đô thị trên các tiêu chí cơ bản. Như vậy, cần sự phối hợp giữa Luật Quy hoạch đô thị và 
Luật Di sản văn hóa trong việc cụ thể hóa các tiêu chí của di sản văn hóa thế giới thành Bộ 
tiêu chí đô thị di sản/ đô thị có yếu tố di sản. Một số tiêu chí có thể tham khảo như: 
 85 
 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 46/2021 
 (1) Cảnh quan di sản: Tính toàn vẹn trong đáp ứng tiêu chí UNESCO về di sản văn hóa 
bao gồm cả yếu tố cảnh quan xung quanh di sản. Do đó, cần cụ thể hóa nội dung cảnh quan di 
sản trong đồ án quy hoạch đô thị ở tất cả các cấp, đặc biệt là quy hoạch chi tiết phải đáp ứng. 
Bên cạnh đó, trong việc cấp giấy phép xây dựng cần đưa ra các yêu cầu cụ thể về đánh giá tác 
động của công trình đối với cảnh quan di sản. 
 (2) Ý tưởng quy hoạch ban đầu của di sản cần được giữ nguyên vẹn. Theo đó, quần thể 
di tích Cố đô Huế nói chung và di tích trong khu vực nội thành Huế nói riêng được xây dựng 
theo phong cách Vauban của châu Âu. Vì thế, Quy chế quản lý quy hoạch đô thị cần đưa ra 
các tiêu chí công trình theo hướng sát với lối kiến trúc này bên cạnh các tiêu chí đã xây dựng 
trước đây đáp ứng phong cách cung đình phong kiến triều Nguyễn. 
 (3) Quỹ kiến trúc đô thị mà tiêu biểu là các di tích lịch sử - văn hóa đáp ứng nhiệm vụ 
bảo tồn. Cho nên, trong nội dung quy hoạch đô thị cần định hướng cụ thể tỷ lệ đất dành cho di 
tích trên cơ sở tương quan với số lượng di tích hiện có và nhu cầu sử dụng đất để bảo vệ di sản. 
 Thứ hai, quản lý quy hoạch đô thị cần thực chất hơn, xuyên suốt trong cả kỳ quy hoạch 
đô thị. Song, quản lý quy hoạch đô thị không phải là công việc đơn lẻ, đặc biệt đối với trường 
hợp nội thành Huế thì cần có sự hợp tác liên ngành với pháp luật về đất đai trong điều kiện 
cấp Giấy chứng nhận quyền xử dụng đất đối với đất có di tích; vấn đề bồi thường, tái định cư 
cho người dân cần triển khai nhanh chóng, quyết liệt, không để trường hợp sau khi di dời 
người dân lại quay lại “sống mòn” trên di sản vì các giải pháp tái định cư không khả thi. 
 Thứ ba, cần công khai thông tin quy hoạch và lấy ý kiến của người dân. Bên cạch các 
cách làm truyền thống là phát loa, dán thông báo ở trụ sở Ủy ban nhân dân thì chính quyền 
địa phương cần vận dụng các công cụ số để rút ngắn khoảng cách giữa người dân với thông 
tin quy hoạch. Đồng thời, việc lấy ý kiến cần được thống kê lại không chỉ nội dung đóng góp 
mà theo số lượng và theo tỷ lệ để có thể có góc nhìn khách quan, cụ thể về hiệu quả lấy ý kiến 
của cộng đồng, từ đó đề ra các giải pháp, cách làm có hiệu quả hơn. 
 Thứ tư, nguồn nhân lực quy hoạch đô thị hiện nay chỉ đáp ứng yêu cầu năng lực về quy 
hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu quy hoạch đô thị đáp ứng tiêu chí di sản. Đặc biệt là trong 
tương lai gần, khi mà Bộ tiêu chí đô thị di sản được xây dựng thì yêu cầu này càng cấp thiết 
hơn. Do đó, cần triển khai các chương trình hợp tác quốc tế để đào tạo nguồn nhân lực mới 
này đáp ứng nhu cầu tương lai. 
 Như vậy, có thể thấy, Quy hoạch đô thị ngày càng tỏ rõ vai trò quan trọng của mình 
trong xác định những chỉ số về không gian kiến trúc làm cơ sở cho việc thực hiện các dự án 
sử dụng đất, phát triển cơ sở hạ tầng, cải tạo xây dựng đô thị mới. Không chỉ dừng lại là công 
cụ để thực hiện mà còn hướng dẫn đầu tư phát triển đô thị trên cơ sở phản ánh đúng chính xác 
kinh tế xã hội và xu hướng phát triển thực tế. Đặc biệt là các đô thị có đặc thù về di sản như 
tỉnh Thừa Thiên Huế với Di sản văn hóa thế giới là quần thể di tích Cố đô Huế. Trong đó, hạt 
 86 
 TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ 
nhân cốt lõi của quần thể di tích là Kinh Thành Huế nằm ở nội thành Huế. Vì thế, khi tiến 
hành quy hoạch đô thị nội thành Huế không chỉ đặt ra yêu cầu đáp ứng các nguyên tắc trong 
quy hoạch đô thị mà còn phải đáp ứng các tiêu chí của UNESCO về di sản văn hóa. 
 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. UNESCO, Công ước của UNESCO về việc bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế 
giới năm 1972. 
 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017), “Báo cáo Tổng kết về công tác quy hoạch”. 
 3. Chính phủ (2010), Nghị định số 38/2010/NĐ-CP về quản lý không gian, kiến trúc 
cảnh quan đô thị. 
 4. Thủ tướng Chính phủ (1999), Quyết định số 166/1999/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh 
Quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2020. 
 5. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Quy hoạch đô thị. 
 6. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Xây dựng. 
 7. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Luật Di sản văn hóa. 
 8. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đất đai. 
 9. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 649/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều 
chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. 
 10. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Quyết định số 2317/QĐ-UB ngày 07/10/1999 
về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu Kinh Thành Huế, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. 
 11. Phan Thuận An (1999), Kinh thành Huế, Nxb Thuận Hóa, Huế. 
 12. Tô Văn Hùng (2005), Giáo trình Quy hoạch đô thị, Nxb Đà Nẵng. 
 13. Lê Thị Hồng Phượng (2014), “Pháp luật về quy hoạch đô thị ở Việt Nam và thực 
tiễn áp dụng tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc”, Luận văn Thạc sĩ Luật học. 
 14. Tổng cục Thống kê, “Niên giám thống kê đầy đủ năm 2019”, https://www.gso.gov.vn 
/wp-content/uploads/2020/09/Nien-giam-thong-ke-day-du-2019.pdf 
 15. ICOMOS (1993), “Complex of Hué Monuments”, Advisory Body Evaluation. 
 16. UNESCO (2019), “Operational Guidelines for the Implementation of the World 
Heritage Convention”. 
 87 

File đính kèm:

  • pdfthuc_tien_quy_hoach_do_thi_o_noi_thanh_hue_dap_ung_tieu_chi.pdf