Bài giảng Phổ biến giáo dục pháp luật

I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

1. Khái niệm

- Phổ biến, giáo dục pháp luật là việc truyền bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao tri thức,

tình cảm niềm tin pháp luật cho đối tượng, giúp nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm

chỉnh chấp hành pháp luật cho đối tượng đó.

2. Vị trí, vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

- Phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên trong quá trình triển khai thực hiện pháp luật:

Pháp luật chỉ có thể trở thành công cụ có tác dụng điều chỉnh những hành vi đúng đắn khi sự cần

thiết của nó đối với xã hội được ghi nhận, khi mà nghĩa vụ chấp hành các quy định của pháp luật

thực sự trở thành nhu cầu chấp hành một cách tự nguyện và có ý thức của bản thân mỗi người.

- Giáo dục ý thức pháp luật và đạo đức: Pháp luật là chỗ dựa và cơ sở của việc hình thành đạo

đức mới. Các nguyên tắc căn bản của đạo đức mới được thể chế hóa thành các quy phạm pháp

luật.4

- Phổ biến giáo dục pháp luật tạo ra sự quan tâm đối với pháp luật: từ chỗ không để ý đến sự tồn

tại của pháp luật, đối tượng được phổ biến giáo dục pháp luật bắt đầu dành sự quan tâm của mình

đối với pháp luật, đồng thời sự hiểu biết về pháp luật ngày càng được nâng cao.

- Phổ biến giáo dục pháp luật tạo ra khả năng thiết lập trong đời sống thực tiễn hàng ngày những

nguyên tắc của đạo đức, củng cố những nghĩa vụ của đạo đức, thiết lập lập trường không dung

thứ với các biểu hiện chống đối xã hội.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

1. Mục đích

- Nâng cao hiểu biết pháp luật cho đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật: Phổ biến giáo

dục pháp luật là phương tiện truyền tải những thông tin, những yêu cầu, nội dung và các quy

định pháp luật đến với người dân, giúp cho người dân hiểu biết, nắm bắt pháp luật kịp thời mà

không mất quá nhiều thời gian, công sức cho việc tự tìm hiểu, tự học tập.

- Tạo niềm tin vào pháp luật cho đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật: Pháp luật được

xây dựng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, đảm bảo lợi ích chung của cộng

đồng, đảm bảo công bằng và dân chủ xã hội.

- Nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của nhân dân: Ý thức chấp hành pháp luật của

người dân được hình thành từ hai yếu tố: tri thức pháp luật và tình cảm pháp luật.

2. Yêu cầu

2.1. Yêu cầu chung đối với việc phổ biến, giáo dục pháp luật

- Đề cao tính Đảng trong phổ biến, giáo dục pháp luật: Muốn đề cao tính Đảng trong phổ biến,

giáo dục pháp luật thì phải hiểu biết, quán triệt đầy đủ đường lối chính sách của Đảng đối với

từng thời kỳ, từng vấn đề và đường lối chung xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội. Pháp luật và

đường lối chính sách của Đảng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Pháp luật bao giờ cũng là sự

thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng.

- Bảo đảm tính khoa học, tính chuẩn xác, truyền đạt trung thành văn bản: Tính khoa học trong

giải thích pháp luật trước hết đòi hỏi có trình độ pháp lý.

- Đảm bảo tính đại chúng: phù hợp với đối tượng tuyên truyền, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ áp dụng: Đối

tượng được phổ biến giáo dục pháp luật rất đa dạng và phong phú về giới tính, trình độ nhận

thức, lứa tuổi, dân tộc .

- Lựa chọn hình thức phù hợp: Trong rất nhiều hình thức phổ biến giáo dục pháp luật, cán bộ

tuyên truyền cần lựa chọn hình thức phù hợp với đối tượng được tuyên truyền, hoặc kết hợp đan

xen các hình thức.

2.2. Yêu cầu đối với người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

- Có kiến thức pháp lý nhất định.

- Nhiệt tình, tâm huyết, tận tụy với công tác phổ biến giáo dục pháp luật.

- Có khả năng nói và viết.

- Có khả năng hòa đồng và giao tiếp.

- Có kiến thức nhất định về tâm lý học tuyên truyền.

- Tùy từng vị trí công tác, địa bàn hoạt động, cần có những hiểu biết xã hội, phong tục tập quán

của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền nhất định.

Bài giảng Phổ biến giáo dục pháp luật trang 1

Trang 1

Bài giảng Phổ biến giáo dục pháp luật trang 2

Trang 2

Bài giảng Phổ biến giáo dục pháp luật trang 3

Trang 3

Bài giảng Phổ biến giáo dục pháp luật trang 4

Trang 4

Bài giảng Phổ biến giáo dục pháp luật trang 5

Trang 5

Bài giảng Phổ biến giáo dục pháp luật trang 6

Trang 6

Bài giảng Phổ biến giáo dục pháp luật trang 7

Trang 7

Bài giảng Phổ biến giáo dục pháp luật trang 8

Trang 8

Bài giảng Phổ biến giáo dục pháp luật trang 9

Trang 9

Bài giảng Phổ biến giáo dục pháp luật trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 53 trang xuanhieu 4300
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phổ biến giáo dục pháp luật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Phổ biến giáo dục pháp luật

Bài giảng Phổ biến giáo dục pháp luật
 trình thực hiện chủ động phối hợp 
với các cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện.Việc tổ chức thực hiện Kế hoặc phổ biến, giáo dục 
pháp luật tại xã, phường, thị trấn thông thường được tiến hành qua các bước sau: 
a) Chuẩn bị điều kiện bảo đảm 
 - Đối với hội nghị tập huấn 
 Cần chuẩn bị trước tài liệu, phân công người chuẩn bị nội dung bài giảng tập huấn ( hoặc liên 
hệ mời báo cáo viên), lập danh sách đối tượng được triệu tập về dự tập huấn; liên hệ mời báo 
cáo viên, chuẩn bị hội trường ( ghế ngồi), loa đài, trang trí, khẩu hiệu, giấy mời hoặc các hình thức 
triệu tập đối tượng. 
 - Hội nghị tuyên truyền pháp luật: chuẩn bị tài liệu, hội trường, giấy mời báo cáo viên, người 
nghe và các điều kiện cụ thể cần thiết khác. 
 - Tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh địa phương: cần chuẩn bị tin, bài phù hợp với chủ 
đề tuyên truyền pháp luật, kiểm tra hệ thống loa đài, phân công phát thanh viên, người vận hành hệ 
thống truyền thanh và xác định giờ phát sóng chương trình sao cho có hiệu quả nhất. 
 - Hình thức cổ động: Chuẩn bị xe, loa, nội dung, cờ, trống, khẩu hiệu, người đọc. 
 - Tuyên truyền phổ biến thông qua lễ hội: Chọn lễ hội nào có nhiều người tham dự, chọn ai có 
thể thực hiện việc tuyên truyền nội dung pháp luật có hiệu quả nhất ( thông thường là những người 
có phẩm chất, uy tín, có kinh nghiệm) 
 - Tuyên truyền phổ biến thông qua việc biên soạn tài liệu dưới dạng tờ gấp, tờ rơi, thông báo 
trên các bảng tinHình thức này cần chú ý nội dung ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, hình thức phù 
hợp, tránh rườm rà, lãng phí. Viết ở bảng tin chú ý tránh để hư hỏng vì mưa, nắng, trẻ em nghịch 
phá đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, sửa chữa kịp thời. Tờ gấp có thể xin cấp trên những tốt 
nhất, phù hợp nhất, dễ làm nhất là chọn và biên soạn một số nội dung pháp luật phù hợp, thiết thực, 
đánh máy, sao chụp thành nhiều bản theo yêu cầu rồi phân phát cho đối tượng. Có thể dịch nội 
dung pháp luật cần tuyên truyền, phổ biến ra thành tiếng dân tộc nếu có điều kiện thực hiện. 
b) Thực hiện kế hoặc 
 Sau khi công tác chuẩn bị đã hoàn tất, tiến hành thực hiện các công việc tiếp thao đã được ghi 
trong kế hoạch cần bảo đảm hiệu quả. Trong quá trình thực hiện cần rút kinh nghiệm để bỏ khuyết 
kịp thời, đảm bảo tiến độ, thời gian thực hiện 
3. Phối hợp thực hiện kế hoạch 
 45 
 Trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tuyên truyền phổ biến pháp luật của 
xã ( phường, thị trấn), Ban Tư pháp xã cần: 
 - Phối hợp với Ban Văn hóa thông tin, công an, các tổ chức đoàn thể như: Hội phụ nữ, Đoàn 
thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổiSự phối hợp này cần có sự lãnh đạo thống 
nhất của Đảng bộ và chính quyền Mặt trận tổ quốc xã. Mặt khác, Ban Tư pháp cần chủ động đề 
xuất, phối hợp không nên thụ động, đợi chờ. 
 - Trao đổi, phối hợp chặt chẽ với Phòng Tư pháp cấp huyện ( để giúp biên soạn hoặc thẩm định 
nội dung, lựa chọn hình thức, cử báo cáo viên.). Phối hợp với cơ quan Tòa án trong việc tổ chức 
phiên tòa xét xử lưu động tại xã, phường, thị trấn. 
 - Phối hợp với nhà trường: chính quyền địa phương cần quan tâm giúp đỡ nhà trường trong việc 
giáo dục pháp luật cho học sinh, có thể tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa, thi tìm hiểu pháp 
luật, phát tờ gấp, tờ rơi có nội dung pháp luật cho các em học sinh học tập, thông qua các em tuyên 
truyền đến người thân trong gia đình, hình thành ý thức tự giác tìm hiểu học tập và chấp hành pháp 
luật cho các em. 
 Ngoài ra nhà trường cũng là nơi có thể sử dụng làm địa điểm tập huấn, hội họp để phổ biến 
kiến thức pháp luật cho đông người. Đội ngũ giáo viên giảng dạy đạo đức, giáo dục công dân ở các 
trường cũng là những tuyên tryền viên pháp luật có khả năng và cần được huy động. 
4. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả 
 Cần tổ chức kiểm tra xem các nội dung kế hoạch đã được thực hiện đến đâu? Tồn tại những gì? 
Nguyên nhân, cách khắc phục. Đối chiếu với Kế hoạch để đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm; đưa 
ra những giải pháp, kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật. 
III. MỘT SỐ NỘI DUNG PHÁP LUẬT GẮN LIỀN VỚI ĐỐI TƯỢNG CẦN PHỔ BIẾN 
 Nhu cầu về nội dung pháp luật cụ thể cần được phổ biến của các tầng lớp nhân dân trên địa 
bàn xã, phường, thị trấn ở các vùng, miền khác nhau, trong từng thời điểm cụ thể cũng không 
giống nhau. Vì vậy, phải căn cứ theo yêu cầu, nhiệm vụ và tình hình cụ thể từng lúc, từng nơi, từng 
địa phương khác nhau mà có những nội dung và hình thức phổ biến, tuyên truyền pháp luật cho 
phù hợp. Những nội dung này sẽ được đề cập, được hướng dẫn cụ thể trong kế hoạch phổ biến, 
giáo dục pháp luật ( dài hạn, hàng năm, kế hoạch quý, tháng hoặc kế hoạch đột xuất) của Hội đồng 
phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và của cơ quan Tư pháp các cấp. Tuy vậy, đối với 
cấp xã cần chú ý tuyên truyền, phổ biến một số nội dung pháp luật sau đây: 
1. Đối với tất cả mọi đối tượng, mọi tầng lớp nhân dân 
 Đối với tất cả mọi đối tượng, mọi tầng lớp nhân dân ở trên các địa bàn khác nhau trên toàn 
tỉnh, cần phổ biến pháp luật về quyền tham gia quản lý Nhà nước, giám sát các hoạt động của cơ 
quan, công chức Nhà nước, quyền bầu cử, ứng cử, quyền lao động, tự do kinh doanh, nghĩa vụ tuân 
thủ Hiến pháp, pháp luật, nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của toàn dân, lợi ích và các quyền, 
nghĩa vụ cơ bản khác của công dân. 
2. Đối với nông dân nông thôn 
 Cần phổ biến nhiều hơn, sâu sắc hơn kiến thức pháp luật về: Quyền sử dụng đất, thuế nông 
nghiệp, giao lưu dân sự trong cuộc sống cộng đồng, hôn nhân và gia đình, đăng ký hộ tịch, chống 
các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè, hủ tục lạc hậu; nghĩa vụ công ích, bảo vệ rừng. 
3. Đối với các tầng lớp nhân dân thành thị ( phường, thị trấn) 
 Cần phổ biến thêm kiến thức pháp luật về: Quy tắc sinh hoạt cộng đồng ở các đô thị, bảo vệ 
môi trường, quyền kinh doanh và quản lý hoạt động kinh doanh, an toàn giao thông, trật tự an toàn 
 46 
xã hội, quy tắc xây dựng công trình, quyền sử dụng, sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở, bảo vệ 
công trình công cộng. 
4. Đối với nhân dân các xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số 
 Phổ biến thêm kiến thức về : bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống ma túy, hủ tục lạc hậu, 
mê tín dị đoan, phát huy phong tục tập quán tốt đẹp, giao lưu dân sự trong sinh hoạt cộng đồng kết 
hợp với tập quán tốt đẹp, pháp luật về hôn nhân gia đình, đăng ký hộ tịch. 
5. Đối với các đối tượng khác nhau 
 Các đối tượng khác nhau như thanh niên, phụ nữ, người lao động trong các doanh nghiệp 
trên địa bàn các xã, phường, thị trấn, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và tình hình cụ thể từng lúc, 
từng nơi, từng địa phương khác nhau mà có những nội dung và hình thức phổ biến, giáo dục pháp 
luật cho phù hợp 
 - Đối với thanh niên, cần phổ biến thêm những kiến thức pháp luật về: Hôn nhân gia đình, 
nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, nghĩa vụ quân sự, phòng chống các tệ nạn xã hội, an toàn giao 
thông, tội phạm hình sự, biện pháp ngăn ngừa, phòng chống tội phạm, trách nhiệm hành chính 
 - Đối với phụ nữ, cần được phổ biến thêm kiến thức pháp luật về: Hôn nhân và gia đình, quyền 
bình đẳng nam nữ, vì sự tiến bộ của phụ nữ, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ chăm sóc, 
giáo dục trẻ em 
 - Đối với lao động trong các doanh nghiệp, cần phổ biến thêm kiến thức pháp luật về: Hợp 
đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, kỷ luật lao động, tổ 
chức và hoạt động công đoàn, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động. 
1. Mẫu Đề cương Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật ( Dành cho cấp xã) 
UBND XÃ (phường, thị trấn): CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Số:./KH-UB Độc lập- Tự do- Hạnh phúc 
, ngày..tháng..năm  
KẾ HOẠCH 
TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT 
 Căn cứ vào Kế hoạch số.ngàythángnăm.của Hội đồng phối hợp 
công tác phổ biến giáo dục pháp luật huyện ( thành phố) về việc.., để triển khai công tác 
 47 
tuyên truyền pháp luật trên địa bàn xã ( phường, thị trấn), UBND xã ( phường, thị trấn) xây dựng 
kế hoạch tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật với những nội dung sau: 
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
1. Mục đích 
 Tuyên truyền phổ biến pháp luật ( theo đợt hoặc chuyên đề) nhằm quán triệt, phổ biến tới tất 
cả các ngành, các đoàn thể, các thôn, bản trong toàn xã nội dung của..( Nêu tóm tắt những lĩnh 
vực pháp luật cần được tuyên truyền như: Quản lý đất đai, phòng chống tội phạm, phòng chống ma 
túy.) 
2. Yêu cầu 
 Việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật phải được tổ chức đến tất cả các đối tượng 
bằng nhiều hình thức, bảo đảm thực hiện có hiệu quả , các đối tượng được tuyên truyền nắm được 
nội dung cơ bản của những văn bản pháp luật đã được triển khai, tuyên truyền, phổ biến. 
II. HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN 
 Tùy tình hình thực tế từng địa phương có thể áp dụng tất cả hoặc một hay nhiều hình thức 
dưới đây 
- Tổ chức Hội nghị phổ biến giáo dục pháp luật 
- Qua các phương tiện truyền thanh; bảng tin của xã 
- Tuyên truyền qua các buổi họp thôn, bản; 
- Lồng ghép vào các hình thức khác như: Lễ hội, đám cưới, hội nghị của các ban, ngành 
III. ĐỐI TƯỢNG TUYÊN TRUYỀN 
 Tùy từng nội dung, yêu cầu nhiệm vụ để xác định đối tượng được tuyên truyền pháp luật cho 
phù hợp có thể chia nhóm đối tượng theo: Độ tuổi, giới tính ( nam, nữ) hoặc theo tổ chức đoàn thể 
như: Đoàn, hội, nông dân, phụ nữ. 
IV. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN 
 Xác định cụ thể những văn bản pháp luật ( do Trung ương và địa phương ban hành) cần được 
triển khai tuyên truyền, phổ biến ( có thể tuyên truyền, phổ biến toàn văn bản hoặc chỉ chọn một số 
nội dung thiết thực với địa phương) 
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN 
 Kinh phí phục vụ công tác tuyên truyền pháp luật lấy từ ngân sách xã năm ..( có dự toán 
chi tiết kèm theo) 
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
 48 
1. Phân công nhiệm vụ 
- Ban Tư pháp xã 
+ Chủ trì phối hợp với Văn phòng và các thành viên khác thuộc Ủy ban nhân dân xã chủ động 
tham mưu giúp Hội đồng phối hợp công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật xã triển khai thực hiện 
Kế hoạch này; 
+ Chuẩn bị tài liệu, báo cáo viên; tổng hợp báo cáo. 
- Văn phòng UBND xã chuẩn bị trang trí hội trường, loa đài, kinh phí.. 
2. Tiến độ thực hiện 
- Hội nghị đầu ngành và các Trưởng thôn, bản của xã xong trước ngày..tháng..năm 
- Các thôn bản tổ chức tuyên truyền pháp luật đến với mọi tầng lớp nhân dân ( theo đối tượng) 
xong trước ngàythángnăm 
3. Báo cáo kết quả thực hiện 
 Các ban, ngành, đoàn thể, trường học, trưởng thôn, bản chịu trách nhiệm triển khai công tác 
tuyên truyền pháp luật ở phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị mình sau đó báo cáo kết quả triển khai 
gửi về Ban Tư pháp xã để tổng hợp chung toàn xã. 
 Trên đây là Kế hoạch tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luậtcủa UBND 
xã.., trong quá trình tổ chức thực hiện có gì khó khăn, vướng mắc, phản ánh kịp thời về 
UBND xã ( thông qua cán bộ Tư pháp- hộ tịch hoặc cán bộ Văn phòng) để lãnh đạo UBND xã kịp 
thời giải quyết, bảo đảm đúng tiến độ kế hoạch đặt ra. 
Nơi nhận 
- Đảng ủy, Hội đồng phối hợp xã 
- Các thành viên UBND xã 
- Phòng Tư pháp huyện, thành phố; 
- Thường trực HĐND huyện, thành phố; 
Lưu VT-BTP 
T/M UBND XÃ 
Chủ tịch 
( Ký tên, đóng dấu) 
2. Mẫu báo cáo về công tác tuyên truyền pháp luật( dành cho cấp xã) 
UBND XÃ:.. 
Số:/BC-UB 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc 
., ngàytháng.năm 
 49 
BÁO CÁO 
( Về việc tuyên truyền pháp luật.) 
 Thực hiện.( Ghi rõ văn bản yêu cầu thực hiện việc tuyên truyền pháp luật), Hội đồng 
phối hợp công tác phổ biến pháp luật xã báo cáo kết quả tuyên truyền với các nội dung sau: 
I. Đặc điểm tình hình chung: Trong đó cần nêu rõ những thuận lợi và khó khăn của địa phương 
trong quá trình triển khai thực hiện. 
II. Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện 
1. Biện pháp tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện của xã theo kế hoạch tuyên truyền pháp luật 
của . 
2. Kết quả tuyên truyền 
- Hình thức triển khai 
- Nội dung triển khai ( triển khai những văn bản pháp luật nào hoặc những nội dung gì?) 
- Thời gian triển khai ( ghi rõ hoạt động tuyên truyền được tổ chức trong bao nhiêu ngày, bao 
nhiêu buổi) 
- Đánh giá kết quả 
+ Nêu rõ kết quả đạt được: Số buổi tuyên truyền, số lượt người tham gia học tập? Sự phối kết hợp 
giữa các ban, đoàn thể, trường học ở xã trong quá trình triển khai 
+ Những tồn tại và nguyên nhân 
+ Biện pháp khắc phục 
III. Những kiến nghị đề xuất 
Nơi nhận 
- TT HĐND- UBND xã (b/c) 
- Phòng Tư pháp huyện (b/c) 
- Lưu VP 
T/M UBND XÃ 
( Ký, ghi rõ họ tên) 
 50 
XÁC NHẬN KHOA 
Bài giảng môn học Phổ biến- giáo dục pháp luật đã bám sát nội dung trong chương trình 
môn học. Đáp ứng được đầy đủ nội dung về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ trong chương trình 
môn học. 
Đồng ý đưa vào làm Bài giảng môn học Phổ biến- giáo dục pháp luật thay thế cho giáo trình 
Người biên soạn 
Đặng Thị Thanh Bình 
Lãnh đạo khoa 
 51 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Vụ phổ biến giáo dục pháp luật ( Bộ Tư pháp), “ Một số vấn đề về Phổ biến giáo dục pháp 
luật trong giai đoạn hiện nay” 
2. Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2013 
 52 
MỤC LỤC 
Nội dung Trang 
Chương1: NHỮNG VÂN ĐỀ CHUNG VỀ PHỔ BIẾN GIÁO DỤC 
PHÁP LUẬT 
2 
I. Khái niệm về phổ biến giáo dục pháp luật 2 
II. Mục đích, yêu cầu chung đối với việc phổ biến giáo dục pháp luật 3 
III. Các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật và tiêu chí lựa chọn hình 
thức phổ biến giáo dục pháp luật 
3 
Chương 2: PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRỰC TIẾP 6 
I. Những vấn đề chung vầ phổ biến giáo dục pháp luật trực tiếp 6 
II. Kỹ năng tuyên truyền miệng về pháp luật 6 
III. Phương thức tổ chức một số hình thức tuyên truyền miệng pháp luật 
10 
Chương 3. PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUA CÁC 
PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG 
12 
I. Phổ biến giáo dục pháp luật qua các loại hình báo chí 12 
II. Phổ biến giáo dục pháp luật qua mạng lưới truyền thanh cơ sở 
17 
Chương 4: PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT BẰNG BIÊN SOẠN, 
PHÁT HÀNH TÀI LIỆU 
21 
I . Phổ biến giáo dục pháp luật bằng tờ gấp tuyên truyền 21 
II. Phổ biến giáo dục pháp luật bằng sách pháp luật 
23 
Chương 5: CÁC HÌNH THỨC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT 
KHÁC 
27 
I. Phổ biến, giáo dục pháp luật qua tổ chức các hình thức thi tìm hiểu 
pháp luật 
27 
II. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua sinh hoạt Câu lạc bộ pháp 
luật 
29 
III. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua việc xây dựng, quản lý và 
khai thác tủ sách pháp luật 
30 
IV. Phổ biến giáo dục pháp luật thông qua hoạt động tư vấn pháp luật và 
trợ giúp pháp lý 
34 
 53 
V. phổ biến giáo dục pháp luật thông qua hòa giải cơ sở 41 
Chương 6: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, 
GIÁO DỤC Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN 
I. Khái quát chung 39-40 
II. Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật 40-41 
III. Một số nội dung pháp luật gắn liền với đối tượng cần phổ biến 41- 43 
Mẫu: 
1. Đề cương Kế hoạch tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật 
44-46 
2. Báo cáo về công tác tuyên truyền pháp luật 46-47 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_pho_bien_giao_duc_phap_luat.pdf