Thử nghiệm ương cá chẽm giống (Lates calcarifer Bloch, 1790) cỡ 3-10 cm trên bể composite ở các mật độ khác nhau

TÓM TẮT

Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định mật độ ương cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) giống

phù hợp từ cỡ 3 – 10 cm trên bể composite 10m3. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu

nhiên (CRD), gồm 3 nghiệm thức mật độ khác nhau và lặp lại 3 lần: 300 con/m3 (D300), 500 con/

m3 (D500) và 700 con/m3 (D700). Cá giống có chiều dài và khối lượng trung bình ban đầu lần lượt

là 3,50 ± 0,01 cm và 1,52 ± 0,01 g/con. Chế độ chăm sóc được áp dụng theo quy trình phổ biến

hiện nay. Kết quả sau 45 ngày ương, các thông số môi trường nuôi đều nằm trong khoảng cho phép

sự phát triển tốt của cá chẽm giống. Nghiệm thức D300 cho thấy tăng trưởng về chiều dài (10,71 ±

0,03 cm), khối lượng (10,44 ± 0,09 g/con), tỷ lệ sống (96,45 ± 0,39%) và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn

(1,57 ± 0,02) tốt nhất và khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05)="" so="" với="" nghiệm="" thức="" d500="" (chiều="" dài="">

bình = 9,47 ± 0,11 cm; trọng lượng trung bình = 9,68 ± 0,09 g/con; tỷ lệ sống = 94,00 ± 1,00%;

FCR = 1,64 ± 0,01) và D700 (chiều dài trung bình = 9,26 ± 0,04 cm; trọng lượng trung bình = 9,29

± 0,18 g/con; tỷ lệ sống = 94,36 ± 1,91%; FCR = 1,65 ± 0,02). Việc ương cá chẽm giống từ 3 – 10

cm trên bể composite với mật độ trên 700 con/m3 khi cỡ cá dưới 5 cm và 300 - 500 con/m3 khi cá

đạt cỡ trên 5 cm nên được áp dụng phổ biến. Ngoài ra, tỷ lệ phân đàn và thời gian lọc phân cỡ khi

ương ở các mật độ cao hơn cần được thảo luận thêm.

Thử nghiệm ương cá chẽm giống (Lates calcarifer Bloch, 1790) cỡ 3-10 cm trên bể composite ở các mật độ khác nhau trang 1

Trang 1

Thử nghiệm ương cá chẽm giống (Lates calcarifer Bloch, 1790) cỡ 3-10 cm trên bể composite ở các mật độ khác nhau trang 2

Trang 2

Thử nghiệm ương cá chẽm giống (Lates calcarifer Bloch, 1790) cỡ 3-10 cm trên bể composite ở các mật độ khác nhau trang 3

Trang 3

Thử nghiệm ương cá chẽm giống (Lates calcarifer Bloch, 1790) cỡ 3-10 cm trên bể composite ở các mật độ khác nhau trang 4

Trang 4

Thử nghiệm ương cá chẽm giống (Lates calcarifer Bloch, 1790) cỡ 3-10 cm trên bể composite ở các mật độ khác nhau trang 5

Trang 5

Thử nghiệm ương cá chẽm giống (Lates calcarifer Bloch, 1790) cỡ 3-10 cm trên bể composite ở các mật độ khác nhau trang 6

Trang 6

Thử nghiệm ương cá chẽm giống (Lates calcarifer Bloch, 1790) cỡ 3-10 cm trên bể composite ở các mật độ khác nhau trang 7

Trang 7

Thử nghiệm ương cá chẽm giống (Lates calcarifer Bloch, 1790) cỡ 3-10 cm trên bể composite ở các mật độ khác nhau trang 8

Trang 8

Thử nghiệm ương cá chẽm giống (Lates calcarifer Bloch, 1790) cỡ 3-10 cm trên bể composite ở các mật độ khác nhau trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 19760
Bạn đang xem tài liệu "Thử nghiệm ương cá chẽm giống (Lates calcarifer Bloch, 1790) cỡ 3-10 cm trên bể composite ở các mật độ khác nhau", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thử nghiệm ương cá chẽm giống (Lates calcarifer Bloch, 1790) cỡ 3-10 cm trên bể composite ở các mật độ khác nhau

Thử nghiệm ương cá chẽm giống (Lates calcarifer Bloch, 1790) cỡ 3-10 cm trên bể composite ở các mật độ khác nhau
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Bảng 3. Tĕng trưởng khối lượng của cá chẽm ở các mật độ ương khác nhau
Thông số
Nghiệm thức
D300 D500 D700
Ban đầu
5 ngày
15 ngày
25 ngày
35 ngày
45 ngày
1,53 ± 0,02
a
2,83 ± 0,02a
4,94 ± 0,04a
6,96 ± 0,08a
8,97 ± 0,07a
10,44 ± 0,09a
1,52 ± 0,01a
2,84 ± 0,01a
4,57 ± 0,02b
6,22 ± 0,08b
8,21 ± 0,10b
9,68 ± 0,09b
1,52 ± 0,01a
2,85 ± 0,01a
4,32 ± 0,03c
6,00 ± 0,01c
7,72 ± 0,04c
9,29 ± 0,18c
Giá trị = trung bình ± độ lệch chuẩn. Các trung bình trong cùng một hàng có cùng ký tự chỉ sự 
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Khối lượng (g/con)
Ban đầu – ngày 5
Ngày 5 – ngày 15
Ngày 15 – ngày 25
Ngày 25 – ngày 35
Ngày 35 – ngày 45
0,26 ± 0,01
a
0,21 ± 0,01a
0,20 ± 0,01a
0,18 ± 0,02a
0,15 ± 0,02a
0,26 ± 0,01a
0,17 ± 0,01b
0,16 ± 0,01b
0,18 ± 0,01a
0,15 ± 0,01a
0,27 ± 0,00a
0,15 ± 0,00c
0,17 ± 0,00b
0,16 ± 0,01b
0,15 ± 0,02a
Tốc độ tĕng trưởng khối lượng (g/ngày)
39TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Bảng 4. Tỷ lệ sống của cá chẽm ở các mật độ ương khác nhau
Bảng 5. Tỷ lệ chuyển đổi thức ĕn của 
cá chẽm ở các mật độ khác nhau
Thời gian
Nghiệm thức
D300 D500 D700
Ban đầu – ngày 5
Ngày 5 – ngày 15
Ngày 15 – ngày 25
Ngày 25 – ngày 35
Ngày 35 – ngày 45
99,10 ± 0,51a
98,22 ± 0,51a
97,69 ± 0,51a
97,33 ± 0,33a
96,45 ± 0,39a
99,17 ± 1,10a
97,27 ± 1,10b
96,20 ± 1,06b
95,27 ± 1,10b
94,00 ± 1,00b
98,52 ± 0,51a
96,21 ± 0,51c
95,86 ± 0,52b
95,00 ± 0,71b
94,36 ± 1,91b
Giá trị = trung bình ± độ lệch chuẩn. Các trung bình trong cùng một hàng có cùng ký tự chỉ sự 
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
IV. THẢO LUẬN 
Các thông số môi trường ương trong thí 
nghiệm này là phù hợp với sự sinh trưởng và 
phát triển của cá chẽm. Nhiệt độ tối ưu nằm 
trong khoảng 26 - 300C, độ mặn trong mức 
28 - 33‰ và pH tối ưu ở 7,90 – 8,10 (Davis, 
1985; Kungvankij và ctv., 1986). Độ kiềm thích 
hợp trong khoảng 80 – 120 mg CaCO3/L, hàm lượng DO > 4 mg/L. Trong khi hàm lượng NH4/NH3 < 0,5 mg/L và NO2- < 1 mg/L (Rimmer và Russell, 1998; Nguyễn Chung, 2006).
Sự khác nhau về tĕng trưởng chiều dài, 
khối lượng và tỷ lệ sống và FCR của cá chẽm 
có thể do chế độ chĕm sóc, thức ĕn nhưng phần 
lớn do mật độ nuôi (Nguyễn Duy Quỳnh Trâm 
& Nguyễn Khoa Huy Sơn, 2018). Đây là loài 
ĕn thịt và tạp ĕn, hơn nữa trong điều kiện nuôi 
có kiểm soát dẫn đến sự cạnh tranh giữa các 
cá thể dẫn đến tốc độ sinh trưởng không giống 
nhau và ĕn thịt đồng loại (Mackinnon, 1985; 
Sukumaran và ctv., 2011). Chính vì vậy, tĕng 
loại (Mackinnon, 1985; Sukumaran và ctv., 
2011). Chính vì vậy, tĕng 
trưởng chiều dài, khối lượng và tỷ lệ sống của 
cá chẽm có xu hướng giảm và FCR có xu hướng 
tĕng theo chiều tĕng của mật độ từ 300 đến 700 
con/m3. Các xu hướng trong thử nghiệm này 
phù hợp với một số nghiên cứu đã được công bố 
trước đây. Theo Daet (2019), sau 90 ngày ương 
trong lồng lưới, cá có chiều dài và khối lượng 
trung bình lần lượt là 3,81 cm và 3,54 g/con đạt 
tĕng trưởng cao nhất với 13,81 cm và 152,34 
g/con ở mật độ 10 con/m3; kế đến là 13,53 cm 
và 148,68 g/con ở mật độ 15 con/m3; thấp nhất 
ở mật độ 25 con/m3 với 11,39 cm và 113,91 g/
con. Cũng theo tác giả này, tỷ lệ sống giảm từ 
87% - 47% và FCR tĕng 33,97 – 66,55 khi tĕng 
3.5. Tỷ lệ chuyển đổi thức ĕn
Tỷ lệ chuyển đổi thức ĕn của cá chẽm ở các 
nghiệm thức mật độ khác nhau được thể hiện ở 
Bảng 5. Theo đó, nghiệm thức D300 đạt thấp 
nhất và khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) so với 
hai nghiệm thức còn lại là 1,57 ± 0,02. Trong 
khi không có sự khác biệt (p > 0,05) giữa D500 
(1,64 ± 0,01) và D700 (1,65 ± 0,02). 
Nghiệm thức FCR
D300
D500
D700
1,57 ± 0,02a
1,64 ± 0,01b
1,65 ± 0,02b
Giá trị = trung bình ± độ lệch chuẩn. Các 
trung bình trong cùng một cột có cùng ký tự 
chỉ sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê 
(p > 0,05).
40 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
mật độ từ 10 – 25 con/m3. Thời gian ương kéo 
dài, tỷ lệ cho ĕn 10% trong 60 ngày đầu và 5% 
ở 30 ngày cuối, thức ĕn ở dạng chìm, hàm lượng 
protein < 39% và tỷ lệ phân đàn lớn, hiện tượng 
ĕn nhau đã dẫn đến tỷ lệ sống thấp và FCR cao. 
Sau 60 ngày ương trên bể composite, từ chiều 
dài 4,97 cm, cá chẽm đạt chiều dài 10,09 cm, 
tốc độ tĕng trưởng chiều dài 0,08 cm/ngày ở 
mật độ 500 con/m3 so với mật độ 700 và 900 
con/m3 (Nguyễn Duy Huỳnh Trâm và Nguyễn 
Khoa Huy Sơn, 2018). Cũng theo tác giả này, từ 
2,72 g/con đạt 11,7 g/con (500 con/m3) và thấp 
nhất ở mật độ 900 con/m3 (10,24 g/con); tốc độ 
tĕng trưởng khối lượng đạt cao nhất ở mật độ 
thấp (0,11 – 0,20 g/con) so với mật độ cao (0,08 
– 0,20 g/con). Tỷ lệ sống cũng giảm từ 99,0% 
xuống còn 73,0% khi tĕng mật độ từ 500 lên 
900 con/m3 theo nghiên cứu trên. Theo Erlinda 
(2014), sau 62 ngày ương trong hệ thống tuần 
hoàn, từ 3,45 cm và 0,69 g/con cá đạt 8,13 cm 
và 8,06 g/con ở mật độ 4 con/l; 8,0 cm và 7,23 
g/con ở 2 con/l và thấp nhất ở mật độ 8 con/l với 
7,58 cm chiều dài và 5,86 g/con khối lượng. Tỷ 
lệ sống giảm từ 71,42 – 47,32% và FCR tĕng 
từ 1,29 – 1,42 theo chiều tĕng mật độ từ 2 – 8 
con/l (Erlinda, 2014). Theo Lý Vĕn Khánh và 
ctv., (2010), nghiên cứu ương cá chẽm với các 
loại thức ĕn khác nhau (thức ĕn công nghiệp, 
protein > 37,8%; ốc bưu vàng, protein < 40,8%; 
cá tạp, protein > 74,6%) trên bể 200 l với mật độ 
30 con/bể, sau 6 tuần nuôi, từ cỡ 3,39 cm cá đạt 
7,70 cm. Trong một nghiên cứu khác của Hoàng 
Tùng và ctv., (2007), sau 45 ngày ương bằng 
mương nổi đặt trong ao đất với mật độ 3 con/l, 
từ cá có chiều dài thân cỡ 1,5 -2,0 cm và 2,36 g/
con về khối lượng đạt được 10,0 cm và 16,36 g/
con; tốc độ tĕng trưởng chuyên biệt khối lượng 
là 4,66 %/ngày; tỷ lệ sống thấp (53,4%) và FCR 
(2,8) cao do cá bị Caligus sp. ký sinh ở mang 
và thân, chết rải rác trong thời gian ương và sử 
dụng hydroperoxide (H2O2) nồng độ 150 ppm trong 25 phút để tắm cá. Theo Kailasam và ctv., 
(2002), tỷ lệ sống cá chẽm đạt 65% ở mật độ 20 
và 30 con/l, cao hơn ở các mật độ thấp hơn. Cá 
chẽm được ương ở mật độ thấp trong ao có thể 
đạt 20 – 30 mm so với 10 mm ở mật độ cao sau 
3 tuần (Rutledge & Rimmer, 1991). Cũng theo 
tác giả này, tốc độ tĕng trưởng lên tới 3,8 mm/
ngày và tốc độ tĕng trưởng đặc biệt lên tới 28%/
ngày khi ương ở mật độ thấp. Theo Kungvankij 
và ctv., (1986), cá chẽm giống cỡ 1,0 – 2,5 cm 
được ương trong trong lồng ở sông, vùng cửa 
sông hoặc trong ao, sau 30 – 45 ngày có thể đạt 
5 – 10 cm.
Mặc dù có sự khác biệt về chiều dài và khối 
lượng, nhưng tỷ lệ phân đàn của cá chẽm ở các 
mật độ trong nghiên cứu này không lớn hay nói 
cách khác là sự đồng đều về kích cỡ cao. Điều 
này dẫn đến việc không cần phải lọc phân cỡ 
cá theo định kỳ, nhưng vẫn đảm bảo được tĕng 
trưởng tốt và tỷ lệ sống cao. Trong thực tế sản 
xuất, việc lọc phân cỡ cá khi ương ở mật độ cao 
nhằm hạn chế tình trạng ĕn nhau làm giảm tỷ lệ 
sống đóng vai trò rất quan trọng, tuy nhiên tốn 
nhiều công sức và gây một số tác động không 
tốt đến cá như: tình trạng stress, trầy xước cơ 
thể hay thậm chí là lây truyền bệnh. Do đó, việc 
ương cá ở các mức mật độ cao hơn so với thí 
nghiệm này cần cân nhắc tỷ lệ phân đàn cũng 
như thời gian lọc phân cỡ cá. 
Bên cạnh mật độ ương, độ mặn cũng ảnh 
hưởng đến tốc độ tĕng trưởng của cá chẽm. 
Theo Sen và ctv., (2019), ương cá chẽm ở giai 
đoạn cá hương với mật độ 50 con/m3 trong 56 
ngày ở các mức độ mặn tương ứng là 10, 20 và 
30‰. Kết quả là khối lượng cơ thể (60,4 – 49,8 
g/con), tốc độ tĕng trưởng khối lượng tuyệt đối 
(3,73 – 3,34%) giảm và FCR (1,41 – 1,53) tĕng 
theo chiều tĕng của độ mặn. Tuy nhiên, trong 
thử nghiệm này, độ mặn khi ương là khá cao 
(32,5 – 32,6‰) nhưng vẫn đảm bảo tốc độ tĕng 
trưởng và FCR ở mức tốt. Điều này có ý nghĩa 
kinh tế quan trọng đối với các cơ sở sản xuất 
giống ở vùng có độ mặn cao, không thể dùng 
nước ngọt để hạ độ mặn.
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 
Tĕng trưởng về chiều dài, khối lượng cũng 
như tỷ lệ sống của cá chẽm có xu hướng giảm 
dần khi mật độ tĕng. Trong thử nghiệm này, 
D300 cho thấy tĕng trưởng về chiều dài 10,71 
± 0,03 cm; khối lượng 10,44 ± 0,09 g/con; tỷ lệ 
41TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
sống 96,45 ± 0,39% và tỷ lệ chuyển đổi thức ĕn 
1,57 ± 0,02 tốt nhất và khác biệt có ý nghĩa (p < 
0,05) so với nghiệm thức D500 (9,47 ± 0,11 cm; 
9,68 ± 0,09 g/con; 94,00 ± 1,00%; 1,64 ± 0,01) và 
D700 (9,26 ± 0,04 cm; 9,29 ± 0,18 g/con; 94,36 
± 1,91%; 1,65 ± 0,02). Các kết quả này cho thấy 
việc ương cá chẽm trên bể composite, ở kích cỡ 
cá dưới 5 cm thì nên ương ở mật độ cao trên 700 
con/m3, khi cá đạt kích cỡ trên 5cm thì nên giảm 
mật độ ương còn 300 - 500 con/m3 sẽ mang lại 
hiệu quả và nên được áp dụng rộng rãi trong các 
cơ sở sản xuất giống cá chẽm. 
Bên cạnh đó, tỷ lệ phân đàn và thời gian phân 
cỡ khi ương ở các mật độ cao hơn cần được thảo 
luận thêm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Nguyễn Chung, 2006. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi 
cá chẽm. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Tp. Hồ Chí 
Minh, 2006.
Trần Ngọc Hải, Lý Vĕn Khánh, Lê Quốc Việt, Cao Mỹ 
Án và Đinh Minh Trường, 2013. Nghiên cứu phát 
triển kỹ thuật nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) trong 
ruộng, ao và lồng ở vùng nước lợ và ngọt tỉnh Hậu 
Giang. Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học đề tài 
cấp tỉnh. Khoa thủy sản, trường đại học Cần Thơ.
Lý Vĕn Khánh, Cao Mỹ Án và Trần Ngọc Hải, 2010. 
Ảnh hưởng của các loại thức ĕn lên tĕng trưởng 
và tỷ lệ sống của cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 
1790). Tạp chí Khoa học 2010 (16a): 81 – 89.
Nguyễn Duy Quỳnh Trâm và Nguyễn Khoa Huy Sơn, 
2018. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sinh trưởng 
và tỷ lệ sống của cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 
1790) giống cỡ 5 – 10 cm ương trong bể composite. 
Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và 
Phát triển Nông thôn 127 (3A): 151 - 160.
Hoàng Tùng, Lưu Thế Phương và Huỳnh Kim Khánh, 
2007. Thử nghiệm ương cá chẽm (Lates calcarifer) 
hương lên giống bằng mương nổi đặt trong ao đất. 
Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản 1: 12 – 
18.
Tài liệu tiếng Anh
Daet, I., 2019. Study on culture of sea bass (Lates 
calcarifer, Bloch, 1790) inhapa-in-pond 
environment. Earth and Environment Science, 
230: 1 – 8.
Davis, T.L.O., 1985. Seasonal changes in gonad 
maturity, and abundance of larvae and early 
juveniles of barramundi (Lates calcarifer Bloch, 
1970) in Van Dieman Gulf and the Gulf of 
Carpentaria. Australian Journal of Marine and 
Freshwater Research 36: 177-190. 
Erlinda, S. G., 2014. The influence of different 
stocking densities on the performance and 
behavior among the hatchery reared sea bass (Lates 
calcarifer Bloch, 1970) juveniles in recirculating 
system. Animal Biology & Animal Husbandry 
International Journal of the Bioflux Society 8 (2): 
125 – 133.
Kailasam, M., Thirunavukkarasu, A.R., Abraham, M. 
and Kishore, P., 2002. Influence of size variation 
and feeding on cannibalism of Asian seabass Lates 
calcarifer Bloch, 1970 during hatchery rearing 
phase, Indian Jourrnal of Fisheries 49 (2): 107–113.
Kungvankij, P., Tiro, L.B., Pudadera, B.J. & Potestas, 
I.O., 1986. Biology and Culture of Sea Bass (Lates 
calcarifer). Network of Aquaculture Centres in 
Asia Training Manual Series No. 3. Food and 
Agriculture Organization of the United Nations, 
and Southeast Asian Fisheries Development 
Centre. 
Mackinnon, M.R., 1985. Barramundi breeding and 
culture in Thailand, Queensland Dept of Primary 
Indus, Study Tour Report, Songkla, Thailand.
Rimmer, M.A. and Russell, D.L., 1998. Aspects of 
the biology and culture of Lates calcarifer, In: De 
Silava, S.S. (ed) Tropical Marineculture, Academic 
Press, USA.
Rutledge, W.P. & Rimmer, M.A., 1991. Culture of 
larval sea bass Lates calcarifer (Bloch) in saltwater 
rearing ponds in Queensland, Autralia. Asian 
Fisheries Science 4: 443 – 448.
Sen, S., Atsumu, T., Pean, S., Torbjörn, L., Andrew, 
C.B., Chau, T.D. & Anders, K., 2019. Growth 
performance of fry and fingerling Asian Seabass 
(Lates calcarifer) from Cambodian brood stock 
reared at different salinities. Livestock Reasearch 
for Rural Development 31: 1 – 8.
Sukumaran, K., Thirunavukkarasu, A.R., Kailasam, 
M., Sundaray, K.J., Subburaj R. & Thiagarajan, 
G., 2011. Effect of stocking density on size 
heterogeneity and sibling cannibalism in Asian 
seabass Lates calcarifer (Bloch, 1790) larvae. 
Indian Jourrnal of Fisheries 58 (3): 145–147
42 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 15 - THÁNG 12/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
REARING SEA BASS FINGERLINGS (Lates calcarifer Bloch, 
1790) WITH TOTAL LENGTH OF 3-10 cm IN COMPOSITE TANK AT 
DIFFERENT DENSITY
Tran Van Nhien 1*, Nguyen Xuan Hung1, Nguyen Van Luong1, Nguyen Huu Thanh1
ABSTRACT
This study was conducted to determine the appropriate density for rearing sea bas fingerlings (Lates 
calcarifer Bloch, 1790) with total length of 3-10 cm in 10m3 composite tanks. The experiment 
was designed using a completely randomized design (CRD) with 3 treatments and 3 replicates 
for different densities: 300 individuals per m3 (D300), 500 individuals per m3 (D500) and 700 
individuals per m3 (D700). Initial length and weight of sea bass fingerlings are 3.50 ± 0.01 cm and 
1.52 ± 0.01 g respectively. The rearing regime is applied according to the routine protocol. After 45 
days of rearing, the water parameters in all treatments were in the suitable range for the growth of 
sea bass fingerlings. The fish in treatment D300 showed the best length (10.71 ± 0.03 cm), weight 
(10.44 ± 0.09 g/individual), survival rate (96.45 ± 0.39%), feed conversion ratio (1.57 ± 0.02) and 
was significantly different compared to treatments D500 (mean body length = 9.47 ± 0.11 cm; 
mean weight = 9.68 ± 0.09 g/individual; survival rate = 94.00 ± 1.00%; FCR = 1.64 ± 0.01) and 
D700 (mean body length = 9.26 ± 0.04 cm; mean weight = 9.29 ± 0.18 g/individual; survival rate = 
94.36 ± 1.91%; FCR = 1.65 ± 0.02) respectively (p < 0.05). Rearing sea bass fingerlings with total 
length of 3 - 10 cm in composite tanks with a density of over 700 individuals per m3 when the fish 
size is less than 5 cm and 300 - 500 individuals per m3 when they reach the size of over 5 cm should 
be commonly applied. Besides, rate of subdivision of fish size and granding time for rearing with 
higher density should be considered.
Keywords: density, Lates calcarifer, sea bass.
1 Research Institute for Aquaculture No.2
* Email: trannhien1995@gmail.com
Người phản biện: TS. Phan Thanh Lâm
Ngày nhận bài: 28/10/2019
Ngày thông qua phản biện: 19/11/2019
Ngày duyệt đĕng: 25/12/2019
 Người phản biện: TS. Trần Thế Mưu
Ngày nhận bài: 28/10/2019
Ngày thông qua phản biện: 20/11/2019
Ngày duyệt đĕng: 25/12/2019

File đính kèm:

  • pdfthu_nghiem_uong_ca_chem_giong_lates_calcarifer_bloch_1790_co.pdf