Thiết kế, chế tạo thiết bị thí nghiệm điều chỉnh và giám sát tốc độ động cơ không đồng bộ ba pha
Hiện nay trên thế giới với nền tảng khoa học
công nghệ và giáo dục phát triển rất mạnh, nên đã
có rất nhiều các công ty; tập đoàn như Lucas- nulle
của Đức; Edipon của Tây Ban Nha tham gia sản
xuất các thiết bị giáo dục nói chung, thiết bị dạy
nghề và nghiên cứu ứng dụng nói riêng. Trong đó
phải kể đến lĩnh vực điều chỉnh giám sát các thông
số điện, không điện đặc biệt tham số tốc độ động
cơ truyền động cho các máy công cụ hay cơ cấu
truyền động khác, đây là một lĩnh vực được khai
thác và sử dụng mạnh mẽ trong những thập niên gần
đây. Đối với các quốc gia phát triển mạnh về thiết
bị giáo dục nghề nghiệp như Đức, Anh, Hàn Quốc,
Tây Ban Nha, Đài Loan thì các thiết bị đào tạo về
điều khiển tự động, cụ thể lĩnh vực điều khiển giám
sát tốc độ động cơ đã và đang được chế tạo với rất
nhiều loại hình khác nhau để đáp ứng nhu cầu học
tập và nghiên cứu. Tuy nhiên giá thành các thiết bị
nhập khẩu còn cao và còn nhiều nội dung chưa phù
hợp với điều kiện đào tạo trong nước.
Trong nước, thiết bị đào tạo và phát triển công
nghệ Ngọc Huy; Cty TBGD Hồng Đức; Hải Hà
đã và đang đầu tư phát triển thiết bị thí nghiệm -
thực hành về điện tử công suất, phần nào đã đáp
ứng được các yêu cầu cơ bản chung về mặt kỹ thuật
và kinh tế, tuy nhiên để phù hợp với mục tiêu cụ thể
của từng đơn vị đào tạo thì vẫn còn nhiều hạn chế.
Trước tình hình trên nhóm nghiên cứu đã đưa ra đề
xuất “Thiết kế, chế tạo thiết bị thí nghiệm điều chỉnh
và giám sát tốc độ động cơ không đồng bộ ba pha”
nhằm phục vụ nhu cầu đào tạo tại trường.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thiết kế, chế tạo thiết bị thí nghiệm điều chỉnh và giám sát tốc độ động cơ không đồng bộ ba pha
ISSN 2354-0575 Journal of Science and Technology52 Khoa học & Công nghệ - Số 26/Tháng 6 - 2020 THIẾT KẾ, CHẾ TẠO THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM ĐIỀU CHỈNH VÀ GIÁM SÁT TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA Nguyễn Viết Ngư, Nguyễn Đình Hùng, Nguyễn Văn Thắng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 02/03/2020 Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 15/06/2020 Ngày bài báo được duyệt đăng: 25/06/2020 Tóm tắt: Hiện nay, việc tăng cường thiết bị để phục vụ đào tạo và nghiên cứu của khoa Điện-Điện tử, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên để thực hiện mục tiêu đào tạo theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp là một nhu cầu cấp bách. Căn cứ vào nhu cầu đó, nhóm tác giả có đề xuất thực hiện đề tài “Thiết kế, chế tạo thiết bị thí nghiệm điều chỉnh và giám sát tốc độ động cơ không đồng bộ ba pha”. Qua quá trình kiểm tra và thực nghiệm đã thu được các kết quả của đề tài, có độ chính xác cao, đảm bảo được đúng yêu cầu và định hướng đã đề ra. Từ khóa: Điều khiển giám sát, tốc độ, động cơ không đồng bộ ba pha. Từ viết tắt: TT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 DCS Hệ thống điều khiển phân tán 2 HMI Thiết bị giao diện người và máy 3 PC Máy tính 4 PLC Bộ điều khiển khả lập trình 5 SCADA Hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu 1. Mở đầu Hiện nay trên thế giới với nền tảng khoa học công nghệ và giáo dục phát triển rất mạnh, nên đã có rất nhiều các công ty; tập đoàn như Lucas- nulle của Đức; Edipon của Tây Ban Nhatham gia sản xuất các thiết bị giáo dục nói chung, thiết bị dạy nghề và nghiên cứu ứng dụng nói riêng. Trong đó phải kể đến lĩnh vực điều chỉnh giám sát các thông số điện, không điện đặc biệt tham số tốc độ động cơ truyền động cho các máy công cụ hay cơ cấu truyền động khác, đây là một lĩnh vực được khai thác và sử dụng mạnh mẽ trong những thập niên gần đây. Đối với các quốc gia phát triển mạnh về thiết bị giáo dục nghề nghiệp như Đức, Anh, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Đài Loan thì các thiết bị đào tạo về điều khiển tự động, cụ thể lĩnh vực điều khiển giám sát tốc độ động cơ đã và đang được chế tạo với rất nhiều loại hình khác nhau để đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu. Tuy nhiên giá thành các thiết bị nhập khẩu còn cao và còn nhiều nội dung chưa phù hợp với điều kiện đào tạo trong nước. Trong nước, thiết bị đào tạo và phát triển công nghệ Ngọc Huy; Cty TBGD Hồng Đức; Hải Hà đã và đang đầu tư phát triển thiết bị thí nghiệm - thực hành về điện tử công suất, phần nào đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản chung về mặt kỹ thuật và kinh tế, tuy nhiên để phù hợp với mục tiêu cụ thể của từng đơn vị đào tạo thì vẫn còn nhiều hạn chế. Trước tình hình trên nhóm nghiên cứu đã đưa ra đề xuất “Thiết kế, chế tạo thiết bị thí nghiệm điều chỉnh và giám sát tốc độ động cơ không đồng bộ ba pha” nhằm phục vụ nhu cầu đào tạo tại trường. 2. Phân tích ý tưởng chế tạo thiết bị Căn cứ trên cơ sở, các tiêu chuẩn về thiết bị giáo dục, dựa trên các thiết bị hiện có tại phòng thí nghiệm và các thiết bị vật tư hiện có trên thị trường trong nước, nhóm nghiên cứu đã phân tích và lựa chọn ý tưởng chế tạo thiết bị có đặc điểm như sau: + Động cơ được chọn làm thí nghiệm với công suất P = 0,55KW, U = 400V/230V-Y/∆ được nối đồng trục với bộ tạo mô men cản và bộ mã hóa tốc độ vòng quay loại 400 xung/ vòng. + Thiết bị được chế tạo đồng bộ với dụng cụ đo đa năng để đo S, P, U, I, Cosϕ để kiểm soát các thông số điện của động cơ khi làm thí nghiệm. + Hệ thống thí nghiệm điều chỉnh và giám sát ISSN 2354-0575 Khoa học & Công nghệ - Số 26/Tháng 6 - 2020 Journal of Science and Technology 53 tốc độ động cơ có thể thực hiện linh hoạt với ba phương pháp khác nhau thường được sử dụng phổ biến trong thực tiễn: - Điều chỉnh giám sát tại chỗ sử dụng biến tần kết hợp dụng cụ đo tốc độ đa năng RP3-5A4, với tín hiệu phản hồi theo tiêu chuẩn công nghiệp từ 4 ÷20mA. - Điều chỉnh giám sát sử dụng biến tần kết hợp với PLC và HMI truyền thông sử dụng Rs422 với khoảng cách tối đa 5m. - Điều chỉnh giám sát sử dụng - Điều chỉnh giám sát sử dụng biến tần kết hợp với phần mềm drive view 7, truyền thông sử dụng Rs485 với khoảng cách tối đa 1200m. 2.1. Thiết kế giao diện mô đun thí nghiệm điều chỉnh và giám sát tốc độ động cơ 2.1.1. Thiết kế giao diện mô đun tạo mô men cản và điều chỉnh giám sát tại chỗ. Mô đun được thiết kế dựa trên cơ sở thiết bị hãng Lucas-nulle với ý tưởng trên mô đun gồm có các chức năng cơ bản như kết nối với động cơ cần làm thí nghiệm, tạo được mô men cản, đo và kiểm soát được các tham số U, I, P, Q, tốc độ và các cổng mở rộng kết nối truyền thông với các thiết bị khác. Từ các ý tưởng đó nhóm nghiên cứu đã thiết kế được giao diện như Hình 1: Hình 1. Giao diện mô đun tạo mô men cản và điều khiển giám sát tại chỗ 2.1.2. Thiết kế giao diện của mô đun HMI Mô đun HMI được thiết kế với hướng mở giúp người học chủ động, linh hoạt trong việc thiết kế chương trình, tạo giao diện cho việc giám sát tốc độ động cơ cần làm thí nghiệm. Trên mô đun có các vị trí cổng truyền thông giữa HMI với PC hay HMI với PLC hoặc giữa các HMI. Từ các đặc điểm và yêu cầu trên nhóm nghiên cứu đã thiết kế giao diện điều khiển như Hình 2. Hình 2. Giao diện mô đun màn hình giám sát HMI 2.1.3. Thiết kế mô đun PLC – FX 3SA Mô đun PLC được thiết kế với hướng mở giúp người học chủ động, linh hoạt trong việc thiết kế chương trình, tạo giao diện cho việc giám sát tốc độ động cơ cần làm thí nghiệm. Trên mô đun có các vị trí cổng truyền thông giữa PLC với PC hay PLC với HMI hoặc giữa các PLC với nhau. Từ các đặc điểm và yêu cầu trên nhóm nghiên cứu đã thiết kế giao diện điều khiển như Hình 3 [1]. Hình 3. Giao diện mô đun PLC ISSN 2354-0575 Journal of Science and Technology54 Khoa học & Công nghệ - Số 26/Tháng 6 - 2020 2.1.4. Thiết kế sơ đồ nguyên lý kết nối thiết bị thí nghiệm hệ thống điều chỉnh giám sát tốc độ động cơ ba pha Để xây dựng thành một hệ thống thiết bị thí nghiệm nhóm nghiên cứu đã thiết kế sơ đồ nguyên lý kết nối các mô đun với nhau để thực hiện việc đo giám sát tốc độ động cơ, sơ đồ được thiết kế như Hình 4 [2]: Hình 4. Sơ đồ nguyên lý kết nối hệ thống thí nghiệm điều chỉnh giám sát tốc độ động cơ ba pha 2.1.5. Viết chương trình và thiết lập giao diện điều khiển giám sát tốc độ động cơ trên phần mềm drive view-7. a) Chương trình điều khiển PLC Chương trình trên PLC được xây dựng với mục dich thu thập dữ liệu từ bộ mã hóa vòng quay để điều khiển và truyền thông hiển thị trên HMI [2-4]. a) b) Hình 5. Chương trình PLC b) Chương trình giám sát và điều khiển trên HMI Màn hình HMI được thiết kế với giao diện ứng với một thí nghiệm ở mức cơ bản là điều chỉnh và giám sát tốc độ động cơ. Hình 6. Giao diện điều chỉnh và giám sát c) Thiết lập phần mềm giám sát trên PC thông qua phần mềm drive view-7 Hình 7. Thiết lập phần mềm trên drive view-7 Trên phần mềm drive view-7 nhóm thiết lập các tham số truyền thông để tạo giao diện điều chỉnh tốc độ giám sát các tham số về tốc độ, tần số, dòng điện và điện áp trên động cơ. ISSN 2354-0575 Khoa học & Công nghệ - Số 26/Tháng 6 - 2020 Journal of Science and Technology 55 2.2. Khảo sát, kiểm tra thiết bị Sản phẩm sau khi được chế tạo hoàn chỉnh, nhóm đã thực hiện kiểm tra khảo sát các thông số tại phòng thí nghiệm điện tử công suất và truyền động điện 403-B5 với hình ảnh minh họa sau: Hình 8. Hình ảnh khảo sát và kiểm tra thiết bị tại phòng thí nghiệm ĐTCS & TĐĐ Để kiểm chứng nguyên lý và các chế độ hoạt động của thiết bị, nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát thiết bị với các dải tốc độ khác nhau và đối chiếu với cơ sở lý thuyết và sai số kiểm tra trên các thiết bị của Đức tại phòng thí nghiệm. Kết quả đo khảo sát được trình bày bằng các hình ảnh minh họa, ví dụ hình số 9÷16. 2.2.1. Khảo sát kết quả đo với tần số f = 5,3 Hz Hình 9. Khảo sát kết quả đo với tần số f = 5,3 Hz 2.2.2. Khảo sát kết quả đo với tần số f = 12,1 Hz Hình 10. Khảo sát kết quả đo với tần số f = 12,1 Hz 2.2.3. Khảo sát kết quả đo với tần số f = 18,3 Hz Hình 11. Khảo sát kết quả đo với tần số f = 18,3 Hz ISSN 2354-0575 Journal of Science and Technology56 Khoa học & Công nghệ - Số 26/Tháng 6 - 2020 2.2.4. Khảo sát kết quả đo với tần số f = 29,8 Hz Hình 12. Khảo sát kết quả đo với tần số f = 29,8 Hz 2.2.5. Khảo sát kết quả đo với tần số f = 34,3 Hz Hình 13. Khảo sát kết quả đo với tần số f = 34,3 Hz 2.2.6. Khảo sát kết quả đo với tần số f = 41,3 Hz Hình 14. Khảo sát kết quả đo với tần số f = 41,3 Hz 2.2.7 Khảo sát kết quả đo với tần số f = 45,3 Hz Hình 15. Khảo sát kết quả đo với tần số f = 45,3 Hz ISSN 2354-0575 Khoa học & Công nghệ - Số 26/Tháng 6 - 2020 Journal of Science and Technology 57 2.2.8. Khảo sát kết quả đo với tần số f = 50 Hz Hình 16. Khảo sát kết quả đo với tần số f =50 Hz 3. Kết luận Sau quá trình nghiên cứu và khảo sát thiết bị điều chỉnh và giám sát tốc độ động cơ do nhóm chế tạo, chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét như sau: Bộ thí nghiệm hoạt động tốt với các dải tốc độ và phương pháp giám sát khác nhau. Các kết quả thí nghiệm thu được đảm bảo đúng theo cơ sở lý thuyết, tuy nhiên còn một vài sai số do các chế độ làm việc thực tế và lý thuyết được xét ở điều kiện lý tưởng. Thiết bị hoạt động ổn định ở các dải tốc độ đã kiểm chứng với động cơ không đồng bộ ba pha. Sản phẩm của đề tài có thể ứng dụng trong việc giảng dạy cho học phần thí nghiệm điện tử công suất và truyền động điện, lý thuyết điều khiển tự động, đo lường cảm biến, máy điện...vv tại khoa Điện - Điện tử, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên. Hiện nay sản phẩm đã được một số công ty thiết bị giáo dục đưa vào chế tạo thử nghiệm trong năm 2019. Tài liệu tham khảo [1]. Tài liệu hướng dẫn thiết bị RP3-5A4; HMI samkoon; PLC FX của hãng sản xuất. [2]. Đào Duy Khương, Lê Hoàng Vinh, Võ Thị Ánh Tuyết, Trần Thị Thu Thủy, Giáo trình PLC Mitshubishi, trường Đại Học Công Nghiệp TP HCM, NXB Khoa học và kĩ thuật, 2009. [3]. Nguyễn Thu Thiên, Mai Xuân Vũ, Sổ tay hướng dẫn lập trình PLC, NXB Trẻ, 2007. [4]. Lê Hoàng Vinh, Đào Duy Khương, Võ Thị Ánh Tuyết, Trần Thị Thu Thủy, Giáo trình môn học PLC MITSUBISHI PROGRAMMABLE CONTROLLES, 2006. DESIGN, MANUFACTURE OF ADJUSTABLE TEST EQUIPMENT AND MONITOR THREE-PHASE ASYNCHRONOUS MOTOR SPEED Abstract: Currently, the increase of equipment serving in the training and research of the Department of Electrical and Electronics Engineering, Hung Yen University of Technology and Education for implementing the training-oriented training objectives is a urgent need. Based on that need, the authors propose to implement the project “Design, mannufacture of adjustable test equipment and monitor theree-phase asychronons motor speed”. Through the process of testing and experimenting, experimental results show that the proposed method has a high accuracy, and ensures the requirements. Keywords: Monitoring control, speed, asynchronous three-phase motor.
File đính kèm:
- thiet_ke_che_tao_thiet_bi_thi_nghiem_dieu_chinh_va_giam_sat.pdf