Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 09 - Tháng 2/2017

TÓM TẮT Sản xuất cá bảy màu toàn đực đã được ứng dụng cho mục đích thương mại, tuy nhiên hiện chưa có nghiên cứu Báo cáo về chất lượng màu sắc của cá bảy màu đực được chuyển đổi giới tính. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của 17α - Methyltestosteron (17α - MT) lên chất lượng màu sắc của cá bảy màu (Poecilia reticulata). Trong nghiên cứu này, cá bảy màu mẹ đang mang thai được cho ăn thức ăn có chứa 17α- MT với liều 300, 400 và 500 mg/kg thức ăn trong thời gian từ 5 – 9 ngày trước khi đẻ. Kết quả sản xuất được 94,9 - 98,8% cá bảy màu đực, trong đó có thể phân biệt được cá đực XX so với cá đực XY ở 90 ngày tuổi thông qua kích thước thân và hình dạng vây đuôi. Việc kiểm tra thêm cá đực XX được tiến hành qua giao phối với cá cái XX đã cho kết quả 96,5% cá cái ở 90 ngày tuổi. Kết quả cũng chỉ ra rằng 17α – MT đã không thể cải thiện thêm chất lượng màu sắc của cá đực XY so với cá XY đối chứng, trong khi chất lượng màu sắc của cá đực XX được cải thiện tương đương với cá XY đối chứng ở phần thân nhưng kém đẹp hơn cá XY đối chứng ở các vây lưng và đuôi.

I. GIỚI THIỆU Tại thành phố Hồ Chí Minh, cá cảnh được xem là một trong những đối tượng nuôi chủ lực và đã trở thành một ngành kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong 9 tháng đầu năm 2013, thành phố đã xuất khẩu hơn 7 triệu cá cảnh, lượng cá cảnh xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm tăng đột biến với mức hơn 32% so với cùng kỳ năm 2012 (Trung tâm tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, 2012). Trong các loài cá cảnh xuất khẩu, cá cảnh nước ngọt có 60 loài (chiếm 99%), trong đó sản lượng chủ yếu là cá Bảy màu (Poecilia reticulata), dĩa (Symphysodon spp), ông tiên (Pterophyllum spp.), hòa lan (Xiphophorus spp.), hồng kim (Xiphophorus hellerii Heckel, 1848), moly (Poecilia spp.) . Riêng về số lượng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, cá bảy màu hiện đang đứng hàng đầu, với lượng xuất khẩu hơn 2 triệu con/năm (Trung tâm tư vấn và hỗ trợ Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, 2012). Cá bảy màu là một trong những loài cá cảnh phổ biến nhất ở Việt Nam. So với cá cái, cá bảy màu đực luôn được ưa chuộng và có lợi thế kinh doanh vì có màu sắc vượt trội, cũng như có các dạng vây đuôi và lưng thật đa dạng, đẹp mắt. Nếu để cá sinh sản tự nhiên thì tỉ lệ cá đực và cá cái trung bình là 1:1, điều này không có lợi cho người nuôi và kinh doanh cá bảy màu vì để nhận diện và loại cá cái thì phải ương nuôi đến 90 ngày tuổi. Các nghiên cứu đực hóa cá Bảy màu đã được nghiên cứu từ nhiều năm nay (Pandian và Sheela, 1995; Dzwillo 1962; 1966) tuy nhiên hiện vẫn chưa có nghiên cứu đánh giá về chất lượng màu sắc của cá bảy màu sử dụng 17α - MT trong quá trình đực hóa. Việc nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của 17α - MT lên chất lượng màu sắc của cá bảy màu có thể là gợi ý về tính hiệu quả của giải pháp này

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 09 - Tháng 2/2017 trang 1

Trang 1

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 09 - Tháng 2/2017 trang 2

Trang 2

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 09 - Tháng 2/2017 trang 3

Trang 3

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 09 - Tháng 2/2017 trang 4

Trang 4

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 09 - Tháng 2/2017 trang 5

Trang 5

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 09 - Tháng 2/2017 trang 6

Trang 6

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 09 - Tháng 2/2017 trang 7

Trang 7

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 09 - Tháng 2/2017 trang 8

Trang 8

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 09 - Tháng 2/2017 trang 9

Trang 9

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 09 - Tháng 2/2017 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 136 trang xuanhieu 13300
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 09 - Tháng 2/2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 09 - Tháng 2/2017

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 09 - Tháng 2/2017
một lượng nhỏ NH3 trong môi trường 
nước. NH3 có thể khuyếch tán từ nơi có nồng 
độ cao đến nơi có nồng độ thấp. Nồng độ NH3 
mặc dù đã được theo dõi và điều chỉnh hằng 
ngày nhưng vẫn có sự biến động nhẹ trong suốt 
quá trình bố trí. 
Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của NH3 lên 
sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá tra được thể 
hiện cụ thể qua Bảng 3
132 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 9 - THÁNG 02/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Bảng 3: Ảnh hưởng của NH3 lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của thịt cá tra
NT NH3 Khối lượng tăng 
trưởng (g/60 ngày)
DWG (g/ngày) SGR (%/ngày) Tỷ lệ sống (%)
Đối chứng 30,55a±9,25 0,507a±0,153 0,47a ±0,125 96,67a ± 2,90
An toàn 27,39a±11,4 0,457a±0,187 0,397a ±0,136 96,67a ± 2,90
LC10 6,67
b±2,76 0,11b±0,043 0,112b ±0,05 86,67b ± 2,88
LC20 5,32
b±3,24 0,09b±0,053 0,088b ±0,05 71,67c ± 2,88
Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái (a hoặc b) thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê 
(p>0,05). Các giá trị trong cùng một cột có các chữ cái (a, b) khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê.
3.2.1. Kết quả về tốc độ tăng trưởng
Kết quả thí nghiệm cho thấy tốc độ tăng 
trưởng tuyệt đối và tương đối của cá ở nghiệm 
thức đối chứng là cao nhất và nghiệm thức LC20 là 
thấp nhất. Thể hiện cụ thể như sau ở nghiệm thức 
đối chứng và nghiệm thức nồng độ NH3 an toàn 
tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và tương đối của cá 
khác biệt không có ý nghĩa thống kê, lần lượt là 
(0,507a ± 0,153; 0,47a ± 0,125 và 0,457a ± 0,187; 
0,397a ± 0,136) trong khi nghiệm thức LC10 (0,11
b 
± 0,043; 0,112b ± 0,05) và LC20 (0,09
b ± 0,053; 
0,088b ± 0,05) thì tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và 
tương đối của cá khác biệt có ý nghĩa thống kê so 
với đối chứng. Kết quả này cũng phù hợp với với 
kết quả nghiên cứu của Siagian et al., (1989) trích 
dẫn Đỗ Thị Thanh Hương, (1999) chất độc có thể 
làm giảm khả năng tiêu hoá và hấp thu vật chất 
dinh dưỡng trong thức ăn. Theo nghiên cứu của 
Roberto et al., (2010) cũng chỉ ra rằng trong môi 
trường có hàm lượng ammonia cao, cá cần phải 
tốn năng lượng để bài tiết ammonia ra ngoài môi 
trường hoặc chuyễn đổi sang dạng khác không 
độc cho cá. Ngoài ra ammonia còn tác động xấu 
đến hệ thần kinh của cá, độc tính của ammonia 
thể là do NH4
+ thay thế cho K+ trong vận chuyển 
ion và các kênh (Binstock và Lecar, 1969) làm 
gián đoạn quá trình điện hóa trong các hệ thống 
thần kinh trung ương. Trong môi trường có hàm 
lượng ammonia cao, cá sẽ khó bài tiết ammonia 
ra ngoài môi trường (Roberto et al., 2010). NH3, 
O2 và CO2 là ba loại khí cần thiết trong quá trình 
hô hấp, nhất là cá, cá cần lấy O2 thải CO2 và NH3 
ra ngoài môi trường. Ammonia là khí được thải 
ra khi hô hấp, cơ thể không cho phép ammonia 
tồn tại với nồng độ cao (Lê Văn Cát và ctv., 
2006), vì thế cá bắt buộc phải loại thải ammonia 
ra môi trường ngoài hoặc chuyển đổi sang dạng 
khác không độc cho cá. Đây là nguyên nhân làm 
cá phải tiêu hao năng lượng cho quá trình chuyển 
hóa cũng như duy trì sự sống vì thế làm cá chậm 
lớn. Trong môi trường nuôi cá tra thì nồng độ 
NH3 càng cao, cá càng chậm lớn.
3.2.2. Kết quả về tỷ lệ sống
Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy rằng 
nghiệm thức đối chứng khác biệt có ý nghĩa 
(p<0,05) so với nghiệm thức LC10 và khác biệt 
rất có ý nghĩa so với nghiệm thức LC20 nhưng 
không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với 
nghiệm thức an toàn. Nhìn chung, tỷ lệ sống 
của cá có khuynh hướng giảm khi tăng nồng độ 
của NH3 trong mỗi nghiệm thức. Ở nghiệm thức 
đối chứng và nghiệm thức nồng độ NH3 an toàn 
thì cá có tỷ lệ sống cao nhất (96,67 ± 2,9%). Tỷ 
lệ sống giảm dần ở nghiệm thức LC10 (86,67 ± 
2,88) và thấp nhất là ở nghiệm thức LC20 (71,67 
± 2,88%). Điều này có thể giải thích như sau: 
phần lớn nguyên nhân gây bệnh đầu tiên là 
những biến đổi xấu về môi trường, gây sốc hay 
gây tổn thương đến cơ thể dẫn đến làm giảm khả 
năng kháng bệnh của vật nuôi. Đây là nguyên 
nhân lớn nhất ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá 
thí nghiệm vì khi bố trí NH3 cho các nghiệm 
thức cá thường bị sốc ở những nghiệm thức có 
nồng độ NH3 cao và sau đó cá bỏ ăn nhưng đến 
khi ăn lại thì cá ăn yếu và rất nhát. Thời gian gần 
về cuối thí nghiệm thì các nghiệm thức nồng 
độ cao có dấu hiệu cá bị bệnh. Có thể vào thời 
điểm này sức đề kháng của cá đã giảm nên dễ 
mắc bệnh ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống của 
133TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 9 - THÁNG 02/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
cá. Điều này cũng phù hợp với nhận định của 
Colt và Armstrong (1979) (trích dẫn bởi Boyd, 
1990) tác dụng độc hại của NH3 đối với cá là khi 
hàm lượng NH3 trong nước cao, cá khó được bài 
tiết NH3 từ máu ra môi trường ngoài. NH3 trong 
máu và các mô tăng làm pH máu tăng dẫn đến 
rối loạn những phản ứng xúc tác của enzyme và 
độ bền vững của màng tế bào, làm thay đổi độ 
thẩm thấu của màng tế bào đưa đến cá chết vì 
không điều khiển được quá trình trao đổi muối 
giữa cơ thể và môi trường ngoài. Khi cá tiếp xúc 
với ammonia trong thời gian dài có thể dẫn đến 
sự suy thoái một số chức năng sinh lý, hoặc dẫn 
đến chết. Tóm lại ở nồng độ NH3 càng cao thì tỉ 
lệ sống của cá càng giảm.
3.3. Ảnh hưởng của NH3 lên chất lượng 
thịt của cá tra
Kết quả thí nghiệm về ảnh hưởng của NH3 
lên chất lượng thịt cá tra được thể hiện cụ thể 
qua Bảng 4.
Kết quả về cấu trúc thịt cá fille giữa các 
nghiệm thức đều khác biệt có ý nghĩa thống kê 
(p<0,05) so với thức đối chứng. Trong khi đó, 
các nghiệm thức còn lại khác biệt nhau không 
có ý nghĩa thống kê. Khi môi trường có sự 
hiện diện của NH3 sẽ có khả năng ảnh hưởng 
đến cấu trúc thịt cá. Đối với màu sắt thịt cá tra 
fillet ở nghiệm thức đối chứng thì không khác 
biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức an toàn và 
LC10, nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê so 
với nghiệm thức LC20. Ở nghiệm thức an toàn 
và LC10 không khác biệt có ý nghĩa thống kê 
có thể là do cá tra còn nhỏ, cùng với thời gian 
thí nghiệm ngắn (60 ngày) nên sắc thịt chưa thể 
hiện mặc dù nồng độ NH3 cao ở nồng độ LC10. 
Trong khi đó, ở nghiệm thức LC20 đã có ảnh 
hưởng đến sắc thịt cá, làm thịt cá fille có màu 
hơi vàng (Hình 3). 
Hình 3: Hình cá tra fille ở các nghiệm thức thí nghiệm
Bảng 4: Ảnh hưởng của NH3 lên cấu trúc thịt cá tra
NT Cấu trúc Màu sắc Mùi Vị Độ trong
Đối chứng 4,96a±0,04 4,36a±0,04 4,95a±0,08 4,96a±0,04 4,93a±0,12
An toàn 4,62b±0,16 4,27a±0,08 4,93a±0,12 4,80b±0,00 4,91a±0,15
LC10 4,69
b±0,08 4,31a±0,12 4,73a±0,12 4,73b±0,12 4,93a±0,12
LC20 4,76
b±0,11 3,71b±0,27 4,80a±0,00 4,80b±0,00 4,80a±0,20
Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái (a hoặc b) thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê 
(p>0,05). Các giá trị trong cùng một cột có các chữ cái (a, b) khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê.
134 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 9 - THÁNG 02/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Kết quả cảm quan về mùi của thịt cá tra 
cũng cho thấy rằng mùi tanh đặc trưng của thịt 
cá không thay đổi khi tăng nồng độ NH
3. 
Mùi 
của thịt cá tra fille giữa các nghiệm thức thí 
nghiệm thì không khác biệt có ý nghĩa thống 
kê so với nghiệm thức đối chứng có thể do cá 
bố trí trong thời gian ngắn nên chưa ảnh hưởng 
đến mùi của thịt cá tra. Kết quả thí nghiệm về vị 
của thịt cá tra cho thấy rằng ở nghiệm thức đối 
chứng khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các 
nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức đối chứng 
(4,96a ± 0,04) cho vị đậm đà và đặc trưng nhất. 
Còn ở các nghiệm thức còn lại thì vị thịt kém 
đậm đà hơn. Chính mùi nồng, hơi khai của NH3 
khi hòa tan vào trong môi trường nước tích tụ 
vào thịt cá làm cho vị ngọt của thịt cá kém đặc 
trưng. NH3 có ảnh hưởng đến vị thịt cá tra. Kết 
quả về độ trong của nước luộc cá tra cho thấy 
độ trong của thịt cá khi luộc lên thì không có sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng 
do cấu trúc của thịt cá săn chắc, cơ thịt cá fillet 
cũng khá săn chắc nên khi luộc lên thì nước luộc 
không có lẫn cơ thịt cá vào trong nước nên màu 
nước rất trong và không có sự khác biệt giữa các 
nghiệm thức với nhau. 
Qua kết quả cho thấy chất lượng thịt cá có 
sự khác biệt giữa các nghiệm thức, ở nghiệm 
thức đối chứng cho thấy thịt cá rất đạt chất 
lượng với số điểm trung bình của các chỉ tiêu 
nhân với hệ số quan trọng đạt 19,11/20 điểm và 
được xếp loại tốt trong khi ở các nghiệm thức 
còn lại thì chất lượng thịt cá chỉ được xếp loại 
khá nguyên nhân là do trong các nghiệm thức 
còn lại cá sống trong môi trường có nồng độ 
NH3 làm cho cấu trúc thịt không được săn chắc 
và mịn màng, vị cá cũng không được đậm đà 
so với đối chứng, màu sắc thịt có sự thay đổi 
ở nghiệm thức LC
20,
 ở nghiệm thức này thịt cá 
ngả sang màu hơi vàng với số điểm trung bình 
chỉ bằng 3,86/5. Trong môi trường có hiện diện 
NH3 thì chất lượng thịt cá kém hơn so với trong 
môi trường nước sạch.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Kết luận
Nồng độ gây chết cá trong 96 giờ đối với cá 
tra của nghiệm thức NH3 ở pH = 8 và nhiệt độ 
là 28°C là: giá trị LC50: 3,98; LC20: 3,73; LC10: 
3,606 và nồng độ an toàn là 0,2 mg/L. Tỷ lệ 
sống và tốc độ tăng trưởng của cá càng giảm khi 
nồng độ NH3 trong môi trường càng tăng. Chất 
lượng thịt cá giảm khi trong môi trường tồn tại 
NH3 trong thời gian thí nghiệm 60 ngày và kích 
cỡ cá 90-130g/con.
Đề xuất
Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của NH3 
lên chất lượng thịt của cá tra với thời gian thí 
nghiệm dài hơn và trọng lượng cá lớn hơn (trên 
200g).
Mở rộng nghiên cứu này trên nhiều đối 
tượng cá khác.
Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên chất 
lượng thịt của các tra
Kiểm tra chất lượng thịt bằng máy đo màu 
sắc thịt thay gì bằng phương pháp cảm quan 
thông thường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Cao Văn Thích, 2008. Chất lượng nước và tích 
lũy vật chất dinh dưỡng trong ao nuôi cá tra 
(Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 
1878) thâm canh tại Ô Môn thành phố Cần 
Thơ. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành 
Nuôi trồng Thủy sản. Đại học Cần Thơ.
Dương Nhật Long và Lam Mỹ Lan, 2004. Nuôi 
thủy sản kết hợp. Nhà Xuất bản Đại học Cần 
Thơ.
Đỗ Thị Thanh Hương, 1999. Ảnh hưởng của 
Basudin 50EC lên sự thay đổi chỉ tiêu sinh 
lý và huyết học của cá chép, cá rô phi, cá mè 
vinh. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Nuôi 
trồng thủy sản, Đại học Cần Thơ, Việt Nam.
Lê Bảo Ngọc, 2004. Đánh giá chất lượng môi 
trường ao nuôi cá tra thâm canh ở xã Tân Lộc 
huyện Thốt Nốt thành phố Cần Thơ. Luận văn 
thạc sĩ năm 2004. Khoa Nông nghiệp và Sinh 
học ứng dụng. Trường Đại học Cần Thơ.
Lê Văn Cát, Đỗ Thị Hồng Nhung, Ngô Ngọc Cát, 
2006. Nước nuôi thủy sản – Chất lượng và giải 
pháp cải thiện chất lượng. Nhà xuất bản khoa 
học và Kỹ thuật Hà Nội. pp424. 
135TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 9 - THÁNG 02/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Nguyễn Thị Kim Hà, Đoàn Minh Hiếu, Lê Thị Trúc 
Mơ, Nguyễn Văn Toàn, Đỗ Thị Thanh Hương 
và Nguyễn Thanh Phương, 2012. Ảnh hưởng 
của oxy hòa tan lên tăng trưởng và tiêu hóa 
của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). 
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 
22a 154-164. 
Nguyễn Thanh Phương, Phạm Minh Đức, Vũ Nam 
Sơn, Trần Văn Bùi, Âu Thị Ánh Nguyệt, 2004. 
Ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao chất lượng 
và hạ giá thành sản phẩm thủy sản (tôm càng 
xanh, cá tra, basa và rô phi) ở tỉnh An Giang. 
Kỷ yếu hội thảo khoa học, ứng dụng tiến bộ 
khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng và 
hạ giá thành các mặt hàng Nông, Thủy sản An 
Giang. UBND tỉnh An Giang 6/2004.
Phạm Quốc Nguyên, Lê Hồng Y, Nguyễn Văn 
Công và Trương Quốc Phú, 2014. Diễn biến 
một số chỉ tiêu chất lượng nước trong ao nuôi 
cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm 
canh. Phần A: Khoa học Tự nhiên, Công nghệ 
và Môi trường: 34 (2014): 128-136
Tài liệu tiếng Anh
Apha, Awwa and Wef, 1995. Standar Methods 
for the Examination of water and Wastewater. 
American Public Health Association 1015 
Fifteenth Street, NW Washington. DC 2005.
Binstockand Lecar, 1969. Ammonium ion 
substitutions in the voltage clamped squid giant 
axon. Abstracts of the Biophysical Society 
11th Annual Meeting. Hoauston, Texas. WC4. 
19. Can Tho university, PP. 79.
Colt, J. E., Armstrong, D. A. , 1981. Nitrogen 
toxicity to crustaceans, fish and molluscs. In: 
Men, L. J, Kinney, E. C. (eds) Proceeding of the 
Bio-Engineering Symposium for Fish Culture. 
Fish Culture Sect~on, American Fisheries 
Society, Northeast Society of Conservation 
Engineers. Bethesda, p. 3447.
Muir, J. F., 1992. Economic aspects of water 
treatment in fish culture. In: Report of the 
EIFAC Technical paper 41. pp. 123-135.
Roberto M, Cruz M, Bajo M, Siggins GR, 
Parsons LH, Schweitzer P., 2010. The 
endocannabinoid system tonically regulates 
inhibitory transmission and depresses 
the effect of ethanol in central mygdala.
Neuropsychopharmacology 35: 1962–1972.
TCVN 3215 – 79. Food products sensorial 
analysis Method by frointingmark. Committee 
on Science and Technology of the State. Issued 
Decision No. 722 / QD December 31, 1979 .
136 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 9 - THÁNG 02/2017
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
THE EFFECTS OF AMMONIA (NH3) ON GROWTH, SURVIVAL, 
AND MEAT QUALITY OF STRIPED CATFISH 
(Pangasianodon hypophthalmus)
Nguyen Thi Truc Linh1*, Truong Quoc Phu2, Vo Le Gia Linh2, Tran Thi Ngoc Phuong2
ABSTRACT
The study “Effects of ammonia (NH3) on growth, survival, and meat quality of striped catfish (Pan-
gasianodon hypophthalmus)” was carried out at Tra Vinh University. This study comprised two 
experiments: determine the lethal concentrations (LC) of NH3 on striped catfish (Pangasianodon 
hypophthalmus) and determine the effects of NH3 on growth, survival, and meat quality of catfish. 
These experiments were set up following completely randomized design with triplicate in 500 liter 
tanks. The water temperature and pH were control at 28°C and 8 recpectively. The results showed 
that the concentration safety, LC
10, 
and LC20-96hof NH3 on striped catfish (Pangasianodon hypoph-
thalmus) was 0.2; 3.606, and 3.73 mg/L recpectively. Specific growth rate (SGR) of fish at safety 
concentration (0.18%/day), LC10 (0.12%/day) and LC20 (0.09%/day) was lower and significantly 
different to control (0.56%/day). Survival rate of fish at LC10 (86.7%) and LC20 (71.7%) of ammonia 
was lower and significantly different to control and safety (96.7%). Perceptible evaluation found 
that ammonia had affected on quality of fish meat. The control (19.11 /20 scores) were the best 
while other treatments were at moderately good levels (15.2 – 18.5/20 scores).
Keywords: Amonia (NH3), catfish, Pangasianodon hypophthalmus.
Người phản biện: ThS. Nguyễn Thị Hiền
Ngày nhận bài: 5/12/2016
Ngày thông qua phản biện: 12/12/2016
Ngày duyệt đăng: 05/01/2017
1 School of Agriculture - Aquaculture, Tra Vinh University.
2 College of Aquaculture and Fisheries, Can Tho University.
* Email: truclinh@tvu.edu.vn

File đính kèm:

  • pdftap_chi_nghe_ca_song_cuu_long_so_09_thang_022017.pdf