Tập bài giảng Bảo vệ thực vật đại cương

Côn trùng là loài động vật không xương sống và là lớp tiến hoá nhất trong ngành chân

khớp (Arthropora). Cơ thể côn trùng được bao bọc bởi một lớp da cứng chắc có cấu tạo phức

tạp và được phân cắt thành nhiều vòng đốt ngay từ lúc phôi thai. Sau khi trưởng thành, cơ thể

chia làm 3 phần rõ ràng: Đầu , ngực, bụng rõ ràng, mỗi phần có cấu tạo và chức năng nhất định

đảm bảo cho cơ thể phát triển và tồn tại (hình 1.1)

1.1. BỘ PHẬN ĐẦU CÔN TRÙNG

1.1.1. Cấu tạo chung của đầu côn trùng

Đầu là phần trước nhất của cơ thể côn trùng, có cấu tạo là một vỏ cứng hình hộp tròn, trên

đó mang một đôi râu đầu, một đôi mắt kép, 2 - 3 mắt đơn và bộ phận miệng (hình 1.1). Do đó

đầu được xem là trung tâm của cảm giác, xác định phương hướng và cơ quan thu nhận thức ăn.

Khi quan sát bề mặt đầu côn trùng, có thế thấy một số ngấn trên đó. Đây không phải là dấu

vết các đốt cơ thể côn trùng nguyên thuỷ mà chỉ là những rãnh lõm sâu vào bên trong làm tăng

độ cứng chắc và tạo các mấu cho cơ thịt phía trong bám vào. Các đường ngấn này đã chia vỏ

đầu côn trùng thành một số khu, mảnh, đặc trưng cho từng loài nên thường được dùng như một

đặc điểm để phân loại côn trùng (hình 1.1).

- Khu trán - chân môi: Đây là mặt trước vỏ đầu côn trùng được chia làm 2 phần, phía trên

là trán, phía dưới là chân môi bởi ngấn trán - chân môi. Trên khu trán có một số mắt đơn,

thường là 3 chiếc, xếp theo hình tam giác đảo ngược.

- Môi trên: Đây là một phiến hình nắp cử động được để đậy kín mặt trước miệng côn

trùng, phiến này được đính vào mặt dưới khu chân môi.

- Khu cạnh - đỉnh đầu: Khu này bao gồm phần đỉnh đầu và phần tiếp nối 2 bên đỉnh đầu.

Hình 1.1. Cấu tạo chung cơ thể côn trùng (theo D. F. Waterhouse)7

Giới hạn phía sau của khu này là ngấn ót. Đôi mắt kép của côn trùng nằm ở khu này, ở 2 bên

đỉnh đầu, còn phía dưới chúng là phần má.

- Khu gáy - gáy sau: Khu này là mặt sau của đầu gồm 2 phiến hẹp hình vòng cung bao

quanh lỗ sọ, chỗ nối thông giữa đầu và ngực côn trùng.

- Khu má dưới: Đây là phần tiếp theo về phía dưới 2 má được phân định bởi ngấn dưới

má. Đầu côn trùng là một khối rắn chắc nhưng được nối với ngực bằng một vòng da mỏng gọi

là cổ, nhờ đó đầu có thể cử động linh hoạt.

1.1.2. Các kiểu đầu ở côn trùng

Để thích nghi với những phương thức sinh sống khác nhau, cụ thể là cách lấy thức ăn, vị

trí của bộ phận miệng có sự thay đổi thành 3 kiểu chính sau đây.

- Đầu miệng dưới: Là kiểu đầu phổ biến nhất với miệng nằm ở mặt dưới của đầu. Thường

thấy ở côn trùng có kiểu miệng gặm nhai ăn thực vật như châu chấu, dế, xén tóc v.v. ở kiểu

đầu này trục mắt - miệng gần như vuông góc với trục dọc cơ thể.

- Đầu miệng trước: ở đây miệng nhô hẳn ra phía trước đầu nên trục mắt - miệng gần như

song song với trục cơ thể. Nhờ miệng nằm ở phía trước nên rất thuận lợi cho các loài mọt, bọ

vòi vòi đục sâu vào thân cây, hạt, quả (hình 1.3). Một số nhóm côn trùng bắt mồi như bọ chân

chạy, sâu cánh mạch cũng có kiểu đầu miệng trước giúp chúng săn bắt mồi dễ dàng.

- Đầu miệng sau: Phần lớn côn trùng chích hút nhựa cây như ve, rầy, rệp, bọ xít có kiểu

đầu mà trục mắt - miệng với trục dọc cơ thể là một góc nhọn do miệng biến thành ngòi châm

kéo dài về phía sau đầu. Nhờ cách sắp xếp này miệng luôn được cơ thể che chở đồng thời dễ

dàng tiếp xúc với thức ăn khi côn trùng đậu trên cây.

Tập bài giảng Bảo vệ thực vật đại cương trang 1

Trang 1

Tập bài giảng Bảo vệ thực vật đại cương trang 2

Trang 2

Tập bài giảng Bảo vệ thực vật đại cương trang 3

Trang 3

Tập bài giảng Bảo vệ thực vật đại cương trang 4

Trang 4

Tập bài giảng Bảo vệ thực vật đại cương trang 5

Trang 5

Tập bài giảng Bảo vệ thực vật đại cương trang 6

Trang 6

Tập bài giảng Bảo vệ thực vật đại cương trang 7

Trang 7

Tập bài giảng Bảo vệ thực vật đại cương trang 8

Trang 8

Tập bài giảng Bảo vệ thực vật đại cương trang 9

Trang 9

Tập bài giảng Bảo vệ thực vật đại cương trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 115 trang xuanhieu 3160
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tập bài giảng Bảo vệ thực vật đại cương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tập bài giảng Bảo vệ thực vật đại cương

Tập bài giảng Bảo vệ thực vật đại cương
hớm bị bệnh trên lá, tỷ lệ diện tích lá bệnh < 5%. 
 Cấp 2: Tỷ lệ diện tích lá bệnh < 15%, cuống lá, cành chính có 1 – 2 đốm bệnh. 
 Cấp 3: Tỷ lệ diện tích lá bệnh < 30%, dưới 1/3 cuống lá, cành lá đốm bệnh. 
 Cấp 4: Tỷ lệ diện tích lá bệnh < 50%, dưới 1/2 cuống lá, thân có 1 - 2 đốm bệnh 
 Cấp 5: Tỷ lệ diện tích lá bệnh > 50%, cành, thân có nhiều đốm bệnh. 
c. Sâu bệnh hại cam, quýt 
- Sâu vẽ bùa 
+ Phương pháp điều tra: Tiến hành điều tra theo các đọt lá non mới ra. 
Ở vườn ươm lấy 0,5 ha, vườn thu quả 1 – 1,5 ha. Mỗi diện tích lấy 5 điểm chéo góc, mỗi 
điểm điều tra 4 hướng, mỗi hướng 2 cành (lá, hoa, quả)/cây/điểm/ 
+ Chỉ tiêu điều tra: Tỷ lệ lá bị sâu hại. 
- Bệnh sẹo, bệnh loét cam quýt 
 108 
+ Phương pháp điều tra: Chọn diện tích điều tra. Vườn ươn 0,5 ha, vườn thu quả cứ 3 – 
5 ha lấy 1 ha đại diện để điều tra. Lấy 5 điểm chéo góc, mỗi góc, mỗi điểm chọn 1 – 2 cây. 
Trên mỗi cây quan sát 4 phía, mỗi phía 10 quả. 
+ Phân cấp bệnh như sau: 
 Cấp 0: Lá, quả không có bệnh 
 Cấp 1: 5% diện tích lá, quả có vết bệnh. 
 Cấp 2: 6 - 10% diện tích lá, quả có vết bệnh. 
 Cấp 3: 11 - 15% diện tích lá, quả có vết bệnh. 
 Cấp 4: 16 - 20% diện tích lá, quả có vết bệnh. 
 Cấp 5: > 21% diện tích lá, quả có vết bệnh. 
 109 
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP DỰ TÍNH DỰ BÁO SÂU BỆNH HẠI 
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 
Dự tính là sự phán đoán, ước lượng có cơ sở khoa học về thời gian phát sinh, sự phát 
triển của dịch hại và mức độ gây hại của nó trong một phạm vi nhất định về thời gian và không 
gian nào đó. 
 Căn cứ vào thời gian dự tính ngắn hay dài người ta chia thành 2 loại dự tính: dự tính 
ngắn hạn và dự tính dài hạn. 
 - Dự tính ngắn hạn: Là dự tính sự phát sinh phát triển của dịch hại cây trồng trong từng 
tháng (vòng đời, lứa sâu) và từng vụ sản xuất. Nó có ý nghĩa chủ yếu quyết định thời điểm các 
biện pháp phòng chống đúng lúc, kịp thời. 
 - Dự tính dài hạn: Là dự tính sự phát sinh phát triển của dịch trong từng năm hoặc nhiều 
năm, nó có ý nghĩa chủ yếu trong việc lập kế hoạch và xây dựng cơ sở vật chất cho công tác 
bảo vệ thực vật. 
2.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA DỰ TÍNH, DỰ BÁO DỊCH HẠI CÂY TRỒNG 
 - Mục đích: Theo dõi tích lũy số liệu về sâu bệnh hại qua nhiều năm, từ đó rút ra quy 
luật phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại, kết hợp với số liệu điều tra ngoài đồng ruộng và tình 
hình thời tiết để dự tính những sâu bệnh hại chính và sâu bệnh khó phòng chống. 
 - Yêu cầu: Dự tính sâu bệnh hại tập trung 4 yêu cầu sau: 
 + Dự tính được thời gian phát sinh của sâu bệnh hại. 
 + Dự tính mật độ sâu, mức độ bệnh và đánh giá được tác hại của chúng. 
 + Dự tính được khả năng phân bố của sâu bệnh. 
 + Dự tính được tình hình hoạt động của sâu bệnh thời kỳ cây hại. 
2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ TÍNH DỊCH HẠI CÂY TRỒNG 
 Căn cứ vào sự xuất hiện của sâu trên đồng ruộng, trong dự tính dự báo sâu hại quy định 
như sau: 
 < 5% gọi là bắt đầu xuất hiện 
 Từ 5 - 10% là xuất hiện nhiều 
 Từ 16 - 25% xuất hiện rộ 
 Từ 41- 100% xuất hiện rất rộ 
 Từ 30 - 20% vãn rộ 
 Từ 19 - 5% vãn của rộ 
 Dưới 5% còn lẻ tẻ 
Ví dụ: Ngày 10/10 điều tra sâu vẽ bùa hại cây cam, quýt có số liệu như sau: 
 Tuổi 1 chiếm 10% 
 Tuổi 2 chiếm 25% 
 Tuổi 3 chiếm 28% 
 Tuổi 4 chiếm 35% 
 Tuổi 5 chiếm 2% 
 110 
Ta nói: Ngày 10/10 sâu vẽ bùa bắt đầu xuất hiện, sâu non 3 - 4 tuổi rộ, sâu non 2 tuổi 
vãn rộ, sâu non 1 tuổi vãn của nứa. 
2.3.1. Dự tính mật độ sâu cho lứa sau 
 Trong dự tính sâu hại, qua tìm hiểu và tính toán người ta đã đưa ra công thức dự tính 
mật độ cho sâu lứa sau: 
 F 
 P2 = P1 x R x x (1 – M) 
 M + f 
 Trong đó: P2 là mật độ sâu dự tính cho lứa sau. 
 P1 là mật độ sâu có của lứa trước 
 R là khả năng sinh sản của một con trưởng thành cái. 
 F là số lượng sâu cái trưởng thành của lứa trước. 
 m là số lượng sâu đực trưởng thành của lứa trước 
 M là tỷ lệ sâu chết tính bằng % 
Trong công thức trên, M là tổng tỷ lệ sâu chết ở các giai đoạn phát dục. Vì vậy, M có thể 
được tính cụ thể như sau: 
 M = 1 – (1 – t) x (1 – s) x (1 – n) 
 t: Tỷ lệ chết của trứng tính bằng % 
 s: Tỷ lệ chết của sâu non tính bằng % 
 n- Tỷ lệ chết tính bằng % 
Ví dụ: Điều tra sâu đục thân lúa ngài 2 chấm có số liệu sau: 
Mật độ: 0,05 con/m2 
Tỷ lệ trưởng thành cái 60%. 
Khả năng sinh sản của một sâu cái trưởng thành là 200 quả trứng. 
Tỷ lệ quả trứng bị ký sinh 30% 
Sâu non mới nở chết 15% 
 F 
 P2 = P1 x R x x (1 – M) 
 M + f 
 60 30 15 
 = 0,05 x 200 x x (1– ) x (1- ) = 3,6 com/m2 
 100 100 100 
Nếu diện tích lúa bị lứa sâu hại vẫn bằng khi điều tra thì P2 = 3.6 com/m2. Nhưng nếu 
diện tích lứa sâu sau giảm đi so với lứa trước bao nhiêu lần thì mật độ thực của sâu lứa sau sẽ 
tăng lên bấy nhiêu lần. 
Ví dụ: Diện tích lúa khi điều tra là 100 ha. Sâu lứa sau chỉ hại trên lúa xuân muộn có 
diện tích là 25 ha. 
 111 
 100 
 Diện tích giảm đi = 4 lần 
 25 
 Mật độ sâu sẽ tăng 4 lần = 3,6 x 4 = 14,4 con/m2 
3.2.3. Dự tính khả năng gây hại 
Ví dụ: Có số liệu điều tra sâu đục thân lúa ngài hai chấm: 
Mật độ: 16 con/m2. 
Biết rằng một con sâu hại một dảnh 
1 m2 cấy 40 khóm 
1 khóm có 7 dảnh hữu hiệu 
Tỷ lệ thiệt hại được tính như sau: 
 Mật độ sâu (con/m2) x Số dảnh sâu hại 
 Tỷ lệ thiệt hại = x 100 
 Số khóm/m2 x Số dảnh 1 khóm 
 16 x 1 16 
 = x 100 = x 100 = 6,4% 
 40 x 7 100 
3.2.3. Dự tính thời gian xuất hiện 
3.2.3.1. Phương pháp tiến độ phát dục 
 Căn cứ vào vào kết quả tỷ lệ tuổi sâu điều tra, đối chiếu với bảng phân thời gian phát sinh 
để dự tính thời gian phát sinh của sâu hại theo công thức sau: 
 Thời gian phát sinh của biến thái sau = ½ thời gian phát dục của biến thái trước + ngày 
điều tra. 
 Trong quá trình tính toán số liệu về tuổi sâu (tiến độ phát dục) và mật độ sâu phải nắm 
vững tỷ lệ diện tích các trà, dùng phương pháp tính toán trung gian thì kết quả dự tính mới đại 
diện cho từng vùng. 
 Ví dụ: Ngày 5/3 điều tra sâu đục thân lúa ngài hai chấm có kết quả như sau: 
Thời vụ Tỷ lệ tuổi sâu Tỷ lệ diện tích 
% 
Mật độ sâu 
(Con/m2 Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 
Sớm 20 30 40 10 30 10 
Đại trà 30 50 15 5 50 5 
Muồn 60 20 15 5 20 2 
 Hãy dự tính: 
 - Thời gian sâu trưởng thành xuất hiện. 
 - Dự tính ngày sâu trưởng thành rộ. 
 - Dự tính ngày sâu non tuổi 1 lứa sau xuất hiện. 
 112 
 Biết rằng tuổi 3 = 6 ngày, tuổi 4 = 6 ngày, tuổi 5 = 6 ngày, nhộng = 8 ngày, trưởng thành - 
2 ngày. 
 Bước 1: Tính tỷ lệ diện tích trung gian thông qua mật độ sâu ít. 
 Để tương đương với mật độ sâu ít nhất trên đồng ruộng là 2 con/m2 thì diện tích tương 
đương của các trà là: 
 Thời vụ sớm diện tích tăng 5 lần: 30 x 5 = 150 
 Thời vụ đại trà diện tích tăng 2,5 lần: 50 x 2,5 = 125 
 Thời vụ muộn diện tích là: 20 
 Vậy tổng diện tích trung gian thông qua mật độ sâu ít sẽ là: 150 + 125 + 20 = 295 
 Tỷ lệ diện tích ở các thời vụ thông qua mật độ sâu thấp sẽ được tính như sau: 
 150 
 Thời vụ sớm = x 100 = 50% 
 295 
 125 
 Thời vụ sớm = x 100 = 42% 
 295 
 20 
 Thời vụ sớm = x 100 = 8% 
 295 
Bước 2: Từ tỷ lệ diện tích trung gian tính tỷ lệ tuổi sâu chung trên toàn cánh đồng 
 (20 x 50) + (30 x 42) + (60 x 8) 
 Tỷ lệ tuổi 1 = = 27,4% 
 100 
 (20 x 50) + (30 x 42) + (60 x 8) 
 Tỷ lệ tuổi 2 = = 37,6% 
 100 
 (20 x 50) + (30 x 42) + (60 x 8) 
 Tỷ lệ tuổi 3 = = 27,5% 
 100 
 (20 x 50) + (30 x 42) + (60 x 8) 
 Tỷ lệ tuổi 4 = = 7,5% 
 100 
 Bước 3: Dự tính thời gian phát sinh. 
 113 
 Dựa vào tỷ lệ sâu chung trên toàn bộ cánh đồng vừa được tính ở trên, đối với bảng phân 
chia thời gian phát sinh để dự tính. 
- Thời gian trường thành xuất hiện: 
 Ngày 5/3 + 1/2 thời gian tuổi 4 + Thời gian tuổi 5 + Thời gian nhộng = 5/3 + 3 + 6 + 8 = 
22/3. 
 Vậy ngày 22/3 là ngày sâu trưởng thành bắt đầu xuất hiện 
- Dự tính ngày sâu nôn tuổi 1 xuất hiện: 
 Ngày sâu non tuổi 1 xuất hiện = Ngày sâu trưởng thành xuất hiện + Thời gian sâu 
trưởng thành đến đẻ + Thời gian trứng = 22/3 + 2 + 6 = 30/3. 
 Ngày 30/3 là ngày sâu non tuổi 1 lứa sau thời gian. 
 CÂU HỎI ÔN TẬP 
 1. Điều tra sâu, bệnh là gì? Các phương pháp điều tra sâu bệnh thường áp dụng hiện nay? 
 2. Nêu phương pháp điều tra sâu đục thân lúa? 
 3. Nêu phương pháp điều tra bệnh loét, sẹo cam quýt 
 4. Dự tính dự báo sâu bệnh là gì? Ý nghĩa? 
 5. Trình bày các phương pháp dự tính, dự báo sâu bệnh hại? 
 114 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hà Quang Hùng (2008), Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, Giáo trình dịch học Bảo 
vệ thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 
2. Vũ Triệu Mân & Lê Lương Tề (2007), Giáo trình bệnh cây đại cương và chuyên 
khoa, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, NXB Nông nghiệp. 
3. Nguyễn Thế Nhã (2009), Trường ĐH Lâm Nghiệp, Giáo trình côn trùng học tập I và 
tập II. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 
4. Nguyễn Trần Oánh, Nguyễn Văn viên (1996), Giáo trình hoá bảo vệ thực vật. Nhà 
xuất bản Nông nghiệp. 
5. Phạm Quang Thu (2009), Giáo trinh bệnh cậy, Trường Đại học Lâm nghiệp, NXB 
Nông nghiệp. 
6. Lê Lương Tề (2005), Giáo trình Bảo vệ thực vật đại cương, Sơ Giáo dục Hà Nội, 
Nhà xuất bản Hà Nội. 
7. Nguyễn Viết Tùng và Bộ môn Côn trùng (2006) - Trường ĐH Nông Nghiệp, Giáo 
trình côn trùng đại cương và chuyên khoa. Nhà xuát bản Nông nghiệp. 
 115 
MỤC LỤC 
Trang 
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................................................... 3 
BÀI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 4 
1. ĐỊNH NGHĨA MÔN HỌC .............................................................................................................. 4 
2. TÁC HẠI CỦA DỊCH HẠI CÂY TRỒNG TRONG SẢN XUẤT .................................................. 4 
3. VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ............. 4 
Phần 1: CÔN TRÙNG ĐẠI CƯƠNG ....................................................................................................... 6 
Chương 1. HÌNH THÁI HỌC CÔNG TRÙNG ........................................................................................ 6 
1.1. BỘ PHẬN ĐẦU CÔN TRÙNG .................................................................................................... 6 
1.2. BỘ PHẬN NGỰC CÔN TRÙNG ............................................................................................... 12 
1.3. BỘ PHẬN BỤNG CÔN TRÙNG ............................................................................................... 15 
Chương 2. PHÂN LOẠI CÔN TRÙNG ................................................................................................. 18 
2.1. HỆ THỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI CÔN TRÙNG .............................................. 18 
2.2. KHÁI QUÁT CÁC BỘ, HỌ CÔN TRÙNG CHỦ YẾU TRONG NÔNG NGHIỆP .................. 19 
Chương 3. GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ CÔN TRÙNG ........................................................................... 24 
3.1. DA CÔN TRÙNG ....................................................................................................................... 24 
3.2. HÊ CƠ Ở CÔN TRÙNG ............................................................................................................. 25 
3.3. THỂ XOANG VÀ VỊ TRÍ CÁC BỘ MÁY BÊN TRONG CƠ THỂ CÔN TRÙNG ................. 25 
3.4. CẤU TẠO VÀ SỰ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BỘ MÁY BÊN TRONG CƠ THỂ CÔN TRÙNG.............. 26 
Chương 4. SINH VẬT HỌC VÀ SINH THÁI HỌC CỦA CÔN TRÙNG ............................................ 38 
4.1. ĐĂC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÔN TRÙNG ............................................................................ 38 
4.2. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI HỌC CỦA CÔN TRÙNG.................................................................. 49 
Phần 2: BỆNH CÂY ĐẠI CƯƠNG ........................................................................................................ 58 
Chương 1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BỆNH CÂY .............................................................................. 58 
1.1. BỆNH CÂY VÀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ......................................................................... 58 
1.2. NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA CÂY SAU KHI BỊ BỆNH ............................................................... 60 
1.3. CÁC TRIỆU CHỨNG BỆNH CỦA CÂY .................................................................................. 61 
1.4. ĐẶC TÍNH CỦA KÝ CHỦ VÀ KÝ SINH GÂY BỆNH CÂY .................................................. 62 
1.5. CHẨN ĐOÁN BỆNH CÂY ........................................................................................................ 63 
Chương 2. SINH THÁI BỆNH CÂY ...................................................................................................... 68 
2.1. DẠNG TỒN TẠI VÀ VỊ TRÍ CỦA NGUỒN BỆNH ................................................................. 68 
2.2. QUÁ TRÌNH XÂM NHIỄM CỦA VI SINH VẬT GÂY BỆNH CÂY ...................................... 70 
 116 
2.3. CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH BỆNH CÂY VÀ DỊCH BỆNH CÂY ...................................... 71 
2.4. BỆNH CÂY VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ............................. 72 
Chương 3. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH ............................................................................................ 74 
3.1. NGUYÊN NHÂN PHI SINH VẬT GÂY BỆNH KHÔNG TRUYỀN NHIỄM ........................ 74 
3.2. NGUYÊN NHÂN SINH VẬT GÂY BỆNH TRUYỀN NHIỄM ............................................... 77 
Chương 4. TÍNH MIỄN DỊCH VÀ CHỐNG BỆNH CỦA CÂY TRỒNG ............................................ 95 
4.1. KHÁI NIỆM CHUNG ................................................................................................................. 95 
4.2. CÁC LOẠI MIỄN DỊCH ............................................................................................................ 95 
Phần 3: PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN VÀ DỰ TÍNH DỰ BÁO 
SÂU BỆNH HẠI CÂY TRỒNG ............................................................................................................. 98 
Chương 1. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN SÂU BỆNH HẠI CÂY TRỒNG .................... 98 
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG ................................................................................................. 98 
1.2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN DỊCH HẠI CÂY TRỒNG .................................... 99 
1.3. CÁC CHỈ TÍNH TOÁN ............................................................................................................ 103 
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP DỰ TÍNH DỰ BÁO SÂU BỆNH HẠI.. 109 
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM .............................................................................................................. 109 
2.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA DỰ TÍNH, DỰ BÁO DỊCH HẠI CÂY TRỒNG .................... 109 
2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ TÍNH DỊCH HẠI CÂY TRỒNG ................................................. 109 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................................... 114 

File đính kèm:

  • pdftap_bai_giang_bao_ve_thuc_vat_dai_cuong.pdf