Khả năng ức chế tăng trưởng của Vibrio spp. bởi một số dịch chiết có nguồn gốc thảo dược

TÓM TẮT

Hiện nay, nhóm vi khuẩn Vibrio spp. là tác nhân chính gây ra những bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi.

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng ức chế tăng trưởng của Vibrio spp. bởi

một số dịch chiết có nguồn gốc thảo dược. Kết quả thí nghiệm cho thấy cả 5 loại dịch chiết thảo

dược (gừng, tỏi, hành tây, hẹ, và diếp cá) trong dung môi ethanol đều cho kết quả đối kháng với 3

chủng Vibrio gây bệnh. Nồng độ thảo dược có tác dụng kháng khuẩn cao nhất là 90%. Đối với V.

parahaemolyticus, dịch chiết hẹ và dịch chiết tỏi cho đường kính vòng kháng khuẩn cao nhất (tương

ứng 4,33 mm và 4,0 mm), trong khi đối với V. alginolyticus, đường kính vòng kháng khuẩn bởi dịch

chiết diếp cá và dịch chiết gừng là cao nhất (tương ứng 3,17 mm và 2,75 mm). Kết quả khảo sát

khả năng ức chế tăng trưởng của ba chủng Vibrio gây bệnh bởi 5 loại kháng sinh, cho thấy chủng

V. parahaemolyticus hầu như kháng hoàn toàn với Ciprofloxacin và Norfloxacin, và kháng yếu với

Kanamycin, Tetracylin và Doxycycline. Kết quả của các thí nghiệm cũng cho thấy các dịch chiết

thảo dược (tỏi, hành tây, gừng và hẹ) có khả năng ức chế tăng trưởng của V. parahaemolyticus tốt

hơn so với các đĩa giấy tẩm kháng sinh. Kết quả thử nghiệm trên tôm thẻ chân trắng (khối lượng

trung bình 6,5 g/con) cho thấy dịch chiết hẹ (nồng độ 90% ethanol) trộn vào thức ăn không ảnh

hưởng đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm nuôi.

Khả năng ức chế tăng trưởng của Vibrio spp. bởi một số dịch chiết có nguồn gốc thảo dược trang 1

Trang 1

Khả năng ức chế tăng trưởng của Vibrio spp. bởi một số dịch chiết có nguồn gốc thảo dược trang 2

Trang 2

Khả năng ức chế tăng trưởng của Vibrio spp. bởi một số dịch chiết có nguồn gốc thảo dược trang 3

Trang 3

Khả năng ức chế tăng trưởng của Vibrio spp. bởi một số dịch chiết có nguồn gốc thảo dược trang 4

Trang 4

Khả năng ức chế tăng trưởng của Vibrio spp. bởi một số dịch chiết có nguồn gốc thảo dược trang 5

Trang 5

Khả năng ức chế tăng trưởng của Vibrio spp. bởi một số dịch chiết có nguồn gốc thảo dược trang 6

Trang 6

Khả năng ức chế tăng trưởng của Vibrio spp. bởi một số dịch chiết có nguồn gốc thảo dược trang 7

Trang 7

Khả năng ức chế tăng trưởng của Vibrio spp. bởi một số dịch chiết có nguồn gốc thảo dược trang 8

Trang 8

Khả năng ức chế tăng trưởng của Vibrio spp. bởi một số dịch chiết có nguồn gốc thảo dược trang 9

Trang 9

Khả năng ức chế tăng trưởng của Vibrio spp. bởi một số dịch chiết có nguồn gốc thảo dược trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 5080
Bạn đang xem tài liệu "Khả năng ức chế tăng trưởng của Vibrio spp. bởi một số dịch chiết có nguồn gốc thảo dược", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khả năng ức chế tăng trưởng của Vibrio spp. bởi một số dịch chiết có nguồn gốc thảo dược

Khả năng ức chế tăng trưởng của Vibrio spp. bởi một số dịch chiết có nguồn gốc thảo dược
SỐ 8 - THÁNG 9/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Hình 3. Khả nĕng ức chế sự phát triển vi khuẩn Vibrio của một số loại kháng sinh 
a) Đĩa giấy tẩm kháng sinh Tetracyclin; b) Đĩa giấy tẩm kháng sinh Doxycyline.
Kết quả ở bảng 3 cho thấy trong số 5 
loại kháng sinh được khảo sát, chỉ có duy 
nhất Doxycyline là nhạy đối với V. harveyi, 
với đường kính vòng kháng khuẩn là 11,08 
mm (theo tiêu chuẩn CLSI, 2014). Điều đáng 
lưu ý là chủng vi khuẩn V. parahaemolyticus 
có hiện tượng kháng với hai loại kháng sinh 
Ciprofloxacin và Norfloxacin (đường kính 
vòng kháng khuẩn bằng 0 mm), và kháng 
yếu với Kanamycin, Tetracylin, Doxycycline 
(đường kính vòng kháng khuẩn tương ứng là 
1,67 mm; 1,17 mm; và 2,12 mm). 
 Khi so sánh kết quả ở bảng 2 và bảng 3, 
cho thấy đối với V. harveyi và V. alginolyticus, 
đường kính vòng vô khuẩn đối với các dịch 
chiết thảo dược đều thấp hơn so với đường 
kính vòng vô khuẩn đối với các đĩa giấy tẩm 
kháng sinh, ngoại trừ trường hợp đường kính 
vòng vô khuẩn của V. alginolyticus đối với 
Tetracyclin (1,33 ± 1,51 mm), thấp hơn so với 
đường kính vòng vô khuẩn của chủng vi khuẩn 
này với dịch chiết gừng, diếp cá và hẹ. Đặc biệt 
đối với trường hợp của V. parahaemolyticus 
(chủng vi khuẩn này được phân lập bởi nhóm 
nghiên cứu từ tôm có biểu hiện bệnh AHPND 
ở Cà Mau nĕm 2015), trong khi có hiện tượng 
kháng hoàn toàn hoặc kháng yếu đối với cả 5 
loại kháng sinh, thì chủng vi khuẩn này lại khá 
nhạy với các loại dịch chiết tỏi, hành tây, gừng 
và hẹ (đường kính vòng kháng khuẩn từ 3,0 – 
4,33 mm). 
3.3. Khảo sát tính an toàn của thức ĕn 
trộn dịch chiết thảo dược lên khả nĕng tĕng 
trưởng của tôm
Kết quả về tĕng trưởng của tôm nuôi thí 
nghiệm được thể hiện trong bảng 4. Tĕng trọng 
tôm nuôi của bể thử nghiệm thức ĕn có trộn 
dịch chiết thảo dược (0,82 g/cá thể) và tôm nuôi 
ở bể đối chứng (0,27 g/cá thể) có sự khác biệt, 
tuy nhiên sự khác biệt này là không có ý nghĩa 
thống kê (P > 0,05). Tốc độ tĕng trưởng đặc 
hiệu của tôm nuôi ở bể thử nghiệm (0,62 %/
ngày) cao hơn so với tôm nuôi đối chứng (0,19 
%/ngày), nhưng sự khác biệt này cũng không 
có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Tương tự, tỷ lệ 
sống của tôm nuôi ở cả hai nghiệm thức đều 
cao, đạt 82,2% ở bể thử nghiệm, 77,8% ở bể 
đối chứng, tuy nhiên không có sự khác biệt về 
mặt thống kê giữa hai nghiệm thức (P > 0,05). 
Điều này chứng tỏ việc bổ sung dịch chiết hẹ 
trong thức ĕn cho tôm thẻ chân trắng không 
ảnh hưởng đến tĕng trưởng và tỉ lệ sống của 
tôm.
88 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
IV. THẢO LUẬN
Với những đặc điểm ưu việt của thảo dược 
như an toàn sinh học, có tính kháng khuẩn cao, 
không có hoặc ít có tác dụng phụ (Seyyednejad 
và Motamedi, 2010), chất chiết xuất từ thảo 
dược đã được một số nhóm tác giả nghiên cứu. 
Theo Gull và ctv., (2012), dịch chiết tỏi chiết 
xuất từ ethanol có vòng vô khuẩn dao động từ 
11 mm đến 14 mm và dịch chiết gừng có vòng 
kháng khuẩn dao động từ 11 mm đến 15 mm 
trên đối tượng nghiên cứu là Escherichia coli, 
Pseudomonas aeruginos, Bacillus subtilis, 
Staphylococcus aureus, Klebsiella pneumonia, 
Staphylococcus epidermidis, Salmonella typhi. 
Mặc dù kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả này 
cao hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng 
tôi nhưng khác trên đối tượng. Thêm vào đó, 
mật độ vi khuẩn mà nhóm tác giả sử dụng cho 
nghiên cứu chỉ có 107 cfu/ml thấp hơn so với 
nghiên cứu của chúng tôi (mật độ Vibrio là 109 
cfu/ml). Theo Đỗ Tất Lợi (2003), trong hẹ có 
chứa hoạt chất odonin có tác dụng kháng khuẩn 
ức chế mạnh vi khuẩn S. aureus và B. coli, nước 
ép của hẹ cũng có tính kháng khuẩn rất cao đối 
với nhiều chủng vi khuẩn: S. typhi (đường kính 
vòng vô khuẩn 1 cm), Staphylococcus (đường 
kính vòng vô khuẩn 1 cm), Shigella flexneri và 
B. subtilis (đường kính vòng vô khuẩn 0,8 cm), 
Coli bethesda và Coli pathogéne (đường kính 
vòng vô khuẩn 0,6 cm).
Các nhóm nghiên cứu khác nhau khi khảo 
sát ảnh hưởng của dịch chiết tỏi đã cho thấy dịch 
chiết này có khả nĕng ức chế tĕng trưởng của 
Vibrio spp. ở các mật độ vi khuẩn khác nhau. 
Trong một nghiên cứu của tác giả Vaseeharan 
và ctv., (2011), tỏi tươi được chiết xuất bởi dung 
dịch methanol cho đường kính vòng kháng 
khuẩn với V. harveyi (mật độ 104 cfu/ml) là 
14 mm. Một nghiên cứu tương tự bởi tác giả 
Vuddhakul và ctv., (2007) sử dụng chiết xuất 
từ tỏi tươi đối với V. parahaemolyticus (mật độ 
1,5 x 108 cfu/ml) tạo đường kính vòng vô khuẩn 
là 5,6 mm (không bao gồm đường kính giếng). 
Yano và ctv., (2006) cũng đã báo cáo hoạt động 
ức chế của tỏi đối với V. parahaemolyticus ở 
các mật độ 2 x 104 cfu/ml và 105 cfu/ml. Trong 
nghiên cứu của chúng tôi, dịch chiết tỏi 90% 
được chiết xuất bởi dung môi ethanol tạo đường 
kính vòng kháng khuẩn với V. harveyi (mật độ 
109 cfu/ml) là 3 mm, và đường kính vòng kháng 
khuẩn với V. parahaemolyticus (mật độ 109 cfu/
ml) là 4 mm. Có thể nói kết quả nghiên cứu của 
chúng tôi là tương đương với kết quả nghiên 
cứu của các nhóm tác giả khác.
Kết quả thử nghiệm khả nĕng ức chế tĕng 
trưởng của 3 chủng Vibrio bởi 5 loại kháng sinh 
thông dụng trong nuôi trồng thủy sản, cho thấy 
chủng vi khuẩn V. parahaemolyticus phân lập 
từ tôm có dấu hiệu bệnh AHPND đã có hiện 
tượng kháng thuốc đối với 2 loại kháng sinh 
Ciprofloxacin và Norfloxacin, và kháng yếu 
đối với Kanamycin, Tetracylin và Doxycycline. 
Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng 
khi sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy 
Bảng 4. Kết quả về tĕng trưởng của tôm ở các nghiệm thức (n=3)
Nghiệm thức Khối lượng tôm 
ban đầu (g/cá 
thể)
Khối lượng 
tôm sau thu 
hoạch (g/cá 
thể)
Tĕng trọng 
(g/cá thể)
Tốc độ tĕng 
trưởng đặc 
hiệu (%/ngày)
Tỷ lệ sống 
(%)
Đối chứng 6,87 ± 0,04a 7,12 ± 0,22a 0,27 ± 0,25a 0,19 ± 0,17a 77,78 ± 20,38a
Thử nghiệm 6,36 ± 0,53a 7,18 ± 0,31a 0,82 ± 0,79a 0,62 ± 0,60a 82,22 ± 16,77a
Ghi chú: Số liệu thể hiện giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn; trên cùng một cột, các chữ cái 
giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
89TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
sản, thì vi khuẩn có khuynh hướng đề kháng 
với kháng sinh (Đặng Thị Hoàng Oanh và ctv., 
2006; Chikwendu và ctv., 2014). Nghiên cứu 
của nhóm tác giả Melo và ctv., (2011) đã cho 
thấy Vibrio spp. phân lập từ các đối tượng thủy 
sản nuôi có hiện tượng kháng với Ciprofloxacin. 
Điều này cho thấy việc sử dụng kháng 
sinh để phòng và trị bệnh trong nuôi thủy sản 
cần được kiểm soát một cách chặt chẽ, đồng 
thời cần tìm ra giải pháp thay thế, điển hình là 
các hợp chất chiết xuất từ thảo dược. Kết quả 
nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các dịch 
chiết thảo dược có khả nĕng thay thế kháng 
sinh trong việc phòng bệnh cho tôm. Đặc biệt 
là đối với chủng V. parahaemolyticus gây bệnh 
AHPND, khi đường kính vòng kháng khuẩn tạo 
ra bởi các dịch chiết thảo dược là lớn hơn so với 
đường kính vòng kháng khuẩn tạo ra bởi các 
đĩa giấy tẩm kháng sinh. Bên cạnh đó, việc sử 
dụng hợp chất chiết xuất từ thảo dược có nhiều 
ưu điểm như thân thiện với môi trường, an toàn 
cho đối tượng nuôi và có tính bền vững cao. 
Một số nghiên cứu trước đây (Yu và ctv., 2009; 
Chang và ctv., 2012) và nghiên cứu của chúng 
tôi đã chứng tỏ rằng các dịch chiết thảo dược 
là an toàn cho tôm nuôi, không ảnh hưởng đến 
tĕng trưởng và tỷ lệ sống của tôm. Thêm vào 
đó, khi các dịch chiết thảo dược được trộn vào 
thức ĕn cho tôm thì khả nĕng cùng với các vi 
khuẩn probiotic sẽ tạo ra chế phẩm có tính an 
toàn sinh học, bền vững và cho hiệu quả phòng 
trị bệnh cao. 
V. KẾT LUẬN 
Kết quả thí nghiệm khảo sát tính đối kháng 
của các dịch chiết thảo dược với các chủng 
Vibrio cho thấy cả 5 loại dịch chiết thảo dược 
trong dung môi ethanol đều cho kết quả đối 
kháng với 3 chủng Vibrio gây bệnh, với các 
mức độ khác nhau. Nồng độ thảo dược có tác 
dụng kháng khuẩn cao nhất là 90%. Dịch chiết 
diếp cá 90% và dịch chiết gừng 90% cho kết 
quả kháng V. alginolyticus tốt nhất (đường kính 
vòng kháng khuẩn tương ứng là 3,17 mm và 
2,75 mm). Đối với V. parahaemolyticus, dịch 
chiết hẹ 90% và dịch chiết tỏi 90% cho kết quả 
kháng tốt nhất (đường kính vòng kháng khuẩn 
tương ứng là 4,33 mm và 4,0 mm).
Khi so sánh với kết quả đối kháng với cùng 
3 chủng Vibrio gây bệnh bởi 5 loại kháng sinh 
sử dụng phổ biến trong nuôi tôm, nhận thấy 4 
loại dịch chiết thảo dược (tỏi, hành tây, gừng và 
hẹ) có khả nĕng kháng V. parahaemolyticus tốt 
hơn so với các loại kháng sinh đã khảo sát.
Khi cho tôm ĕn thức ĕn có trộn dịch chiết 
hẹ 90%, tốc độ tĕng trưởng đặc hiệu, tĕng trọng 
và tỷ lệ sống của tôm nuôi là khác biệt không có 
ý nghĩa thống kê (P > 0,05) giữa nghiệm thức 
cho ĕn thức ĕn trộn dịch chiết hẹ so với nghiệm 
thức đối chứng.
90 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Đỗ Tất Lợi, 2003. Những cây thuốc và vị thuốc 
Việt Nam, Nhà xuất bản Y học.
Đặng Thị Hoàng Oanh, Đoàn Nhật Phương, 
Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Thanh 
Phương, 2006. Xác định vị trí phân loại và 
khả nĕng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn 
Vibrio phát sáng phân lập từ hậu ấu trùng tôm 
sú (Penaeus monodon), Tạp chí Nghiên cứu 
Khoa học 2006: 42-52.
Tài liệu tiếng Anh
Chang, Y. P., Liu, C. H., Wu, C. C., Chiang, C. 
M., Lian, J. L., & Hsieh, S. L., 2012. Dietary 
administration of zingerone to enhance growth, 
non-specific immune response, and resistance 
to Vibrio alginolyticus in Pacific white shrimp 
(Litopenaeus vannamei) juveniles. Fish & 
shellfish immunology, 32(2), 284-290.
Clinical and Laboratory Standards Institute (2014). 
Performance standards for antimicrobial 
susceptibility testing, 24th informational 
supplement. Approved standard M100-S24. 
Clinical and Laboratory Standards Institute, 
Wayne, PA, 226 pp.
Chikwendu, C. I., Ibe, S. N., & Okpokwasili, G. 
C., 2014. Multiple antimicrobial resistance in 
Vibrio spp. isolated from river and aquaculture 
water sources in Imo State, Nigeria. British 
Microbiology Research Journal, 4(5), 560.
Cos, P., Vlietinck, A.J., Berghe, D.V., & 
Maes, L., 2006. Anti-infective potential of 
natural products: how to develop a stronger 
in vitro ‘proof-of-concept’. Journal of 
Ethnopharmacology 106.3, 290-302. 
Gulahmadov, S.G., Abdullaeva, N.F., Guseinova, 
N.F., Kuliev, A.A., Ivanova, I.V., Dalgalarondo, 
M., Chobert, J.-M., Haertlee, T. (2009). 
Isolation and Characterization of Bacteriocin-
Like Inhibitory Substances from Lactic Acid 
Bacteria isolated from Azerbaijan cheeses. 
Applied Biochemistry and Microbiology 
45(3): 266-271.
Gull, I., Saeed, M., Shaukat, H., Aslam, S. M., 
Samra, Z. Q., & Athar, A. M., 2012. Inhibitory 
effect of Allium sativum and Zingiber officinale 
extracts on clinically important drug resistant 
pathogenic bacteria. Annals of clinical 
microbiology and antimicrobials, 11(1), 1.
Kirby-Bauer, A., 1996. Antimicrobial sensitivity 
testing by agar diffusion method. J Clin 
Pathol, 44, 493.
Mahesh, B., & Satish, S., 2008. Antimicrobial 
activity of some important medicinal plant 
against plant and human pathogens. World 
journal of agricultural sciences, 4(5), 839-843.
Melo, L. M. R. D., Almeida, D., Hofer, E., Reis, 
C. M. F. D., Theophilo, G. N. D., Santos, A. F. 
D. M., & Vieira, R. H. S. D. F., 2011. Antibiotic 
resistance of Vibrio parahaemolyticus isolated 
from pond-reared Litopenaeus vannamei 
marketed in Natal, Brazil. Brazilian Journal of 
Microbiology, 42(4), 1463-1469.
Seyyednejad, S. M., & Motamedi, H., 2010. A 
review on native medicinal plants in Khuzestan, 
Iran with antibacterial properties. International 
Journal of Pharmacology, 6(5), 551-560.
Solanki, R., 2010. Some medicinal plants with 
antibacterial activity. International Journal of 
Comprehensive pharmacy, 4, 10.
Vaseeharan, B., Prasad, G. S., Ramasamy, P., & 
Brennan, G., 2011. Antibacterial activity of 
Allium sativum against multidrug-resistant 
Vibrio harveyi isolated from black gill–
diseased Fenneropenaeus indicus. Aquaculture 
International, 19(3), 531-539.
Vuddhakul, V., Bhoopong, P., Hayeebilan, F., & 
Subhadhirasakul, S., 2007. Inhibitory activity 
of Thai condiments on pandemic strain of Vibrio 
parahaemolyticus. Food Microbiology, 24(4), 
413-418.
Yano, Y., Satomi, M., & Oikawa, H., 2006. 
Antimicrobial effect of spices and herbs on Vibrio 
parahaemolyticus. International Journal of Food 
Microbiology, 111(1), 6-11.
Yu, M. C., Li, Z. J., Lin, H. Z., Wen, G. L., 
& Ma, S., 2009. Effects of dietary medicinal 
herbs and Bacillus on survival, growth, body 
composition, and digestive enzyme activity of the 
white shrimp Litopenaeus vannamei. Aquaculture 
International, 17(4), 377-384.
91TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
INHIBITORY ACTIVITY OF SOME HERBAL 
EXTRACTS AGAINST Vibrio spp.
Nguyen Thi Thu Thuy1*, Tran Hoang Bich Ngoc1, Nguyen Le Hoai Nhan2, Nguyen Thi Ngoc Tinh1
ABSTRACT
Nowadays, Vibrio spp. have been one of the main pathogens causing important diseases in cultured 
shrimps. This study was conducted to assess the ability to inhibit growth of Vibrio spp. by several 
herbal extracts. The results showed that all five types of herbal extracts (ginger, garlic, onion, shal-
lot, and heartleaf) had antibacterial effects against all three strains of Vibrio pathogens. The herb 
concentration of 90% demonstrated highest antibacterial activity. In particular, the largest antibac-
terial halo’s diameter caused by shallot, onion and heartleaf extracts against V. parahaemolyticus, 
V. harveyi, and V. alginolyticus were 4.33 mm, 3.75 mm, and 3.17 mm, respectively. The results 
of antibiotic susceptibility test in the three Vibrio strains indicated that, V. parahaemolyticus was 
fully resistant to Ciprofloxacin and Norfloxacin and partly resistant to Kanamycin, Tetracycline, 
and Doxycycline. In addition, the results of the two experiments showed that V. parahaemolyticus 
was more susceptible to the four types of herbal extracts (ginger, garlic, onion, shallot) compared 
to antibiotics. Shallot extract at the concentration of 90% was used to evaluate the effect of herbs 
on growth and survival rate of shrimp. The result showed that growth and survival rate of white-leg 
shrimp (average body weight of 6.5 g) was not affected by the addition of herbal extract to the feed.
Keywords: herbal extracts, Vibrio spp., antibiotics, white-leg shrimp. 
Người phản biện: TS. Nguyễn Diễm Thư
Ngày nhận bài: 26/7/2016
Ngày thông qua phản biện: 10/8/2016
Ngày duyệt đĕng: 05/9/2016
1 Department of Experimental Biology, Research Institute for Aquaculture No.2
2 HCMC University of Food Industry.
*Email:thuthuyria2@yahoo.com

File đính kèm:

  • pdfkha_nang_uc_che_tang_truong_cua_vibrio_spp_boi_mot_so_dich_c.pdf