Tài liệu học tập Quản trị marketing
NỘI DUNG CHƯƠNG
1.1. BẢN CHẤT CỦA MARKETING VÀ QUẢN TRỊ MARKETING
1.1.1. Bản chất của marketing
Trong thực tế, rất nhiều người bao gồm cả nhà quản trị kinh doanh thường cho
rằng marketing là bán hàng, quảng cáo hoặc nghiên cứu thị trường. Đó thực sự là các
công việc cụ thể của marketing nhưng hoàn toàn chưa đầy đủ với phạm vi và bản chất
của marketing. Marketing là khái niệm có nội hàm rộng lớn hơn rất nhiều. Trong thực tế
kinh doanh, có một chuỗi những hoạt động không phải là sản xuất nhưng thực sự góp
phần tạo ra giá trị cho hàng hóa và dịch vụ. Những hoạt động này được tiến hành trước
khi sản xuất, song song trong quá trình sản xuất, trong khâu tiêu thụ và giai đoạn sau khi
bán. Đó chính là các hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường - hoạt động marketing.
Trước khi đầu tư sản xuất một loại sản phẩm nào đó, doanh nghiệp phải nghiên cứu thị
trường nhằm xác định nhu cầu và quy mô của thị trường cũng như các thông tin cần thiết
để quyết định sẽ sản xuất sản phẩm như thế nào? Quy mô sản xuất bao nhiêu?.Tiếp
theo, họ phải nghiên cứu hành vi mua của khách hàng để thiết kế sản phẩm và bao gói
phù hợp, đưa ra mức giá bán sản phẩm, tổ chức lực lượng bán hàng, thông tin về sản
phẩm tới khách hàng, chăm sóc khách hàng sau khi họ đã mua Tập hợp các hoạt động
này chính là hoạt động marketing.
Trong lĩnh vực kinh doanh, marketing là tất cả các hoạt động của doanh nghiệp
trên thị trường. Marketing là tập hợp các hoạt động của doanh nghiệp nhằm thỏa mãn
nhu cầu của thị trường mục tiêu thông qua quá trình trao đổi, giúp doanh nghiệp đạt mục
tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Nói cách khác, marketing là quá trình ảnh hưởng đến các trao
đổi tự nguyện giữa doanh nghiệp với khách hàng và các đối tác nhằm đạt các mục tiêu
kinh doanh. Theo Philip Kotler- cha đẻ của học thuyết marketing hiện đại, marketing là
tất cả các hoạt động của con người hướng tới sự thỏa mãn về nhu cầu và mong muốn
thông qua quá trình trao đổi.4
Hiệp hội Marketing Mỹ định nghĩa “Marketing là quá trình kế hoạch hóa và thực
hiện các quyết định về sản phẩm, định giá, xúc tiến và phân phối cho hàng hóa, dịch vụ
và các ý tưởng để tạo ra sự trao đổi nhằm thỏa mãn các mục tiêu của cá nhân và tổ
chức” (1985). Các khái niệm marketing luôn được cập nhật phù hợp cho các điều kiện
kinh doanh mới. Vì vậy, hiệp hội marketing Mỹ đã đưa ra nhiều định nghĩa mới
“Marketing là chức năng quản trị của doanh nghiệp, là quá trình tạo ra, truyền thông và
phân phối giá trị cho khách hàng và là quá trình quản lý quan hệ khách hàng theo cách
đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp và các cổ đông” (2004). “Marketing là tập hợp các
hoạt động, cấu trúc cơ chế và quy trình nhằm tạo ra, truyền thông và phân phối những
thứ có giá trị cho người tiêu dùng, khách hàng, đối tác và xã hội nói chung” (2007).
Các khái niệm trên đã chỉ ra hai nhóm hoạt động cơ bản của marketing đó là: (1)
Nghiên cứu phát hiện, phân tích, đánh giá, lựa chọn nhu cầu và mong muốn của khách
hàng và các đối tác liên quan; (2)Thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó bằng sản phẩm/
dịch vụ và các công cụ hỗn hợp trong marketing (marketing-mix) của doanh nghiệp.
Để phục vụ cả người mua lẫn người bán, marketing tập trung tìm kiếm nhu cầu và
mong muốn của khách hàng tiềm năng và tìm cách thỏa mãn những nhu cầu này. Các
khách hàng tiềm năng bao gồm cả khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức. Chìa khóa
đạt được mục tiêu của cả hai bên là tư tưởng trao đổi những thứ có giá trị giữa hai bên
(doanh nghiệp và khách hàng) sao cho mỗi bên đều nhận được lợi ích cao hơn sau khi
trao đổi. Khái niệm mới về marketing đã nhấn mạnh về cấu trúc và cơ chế thực hiện các
hoạt động thị trường, đó là để thực hiện hoạt động marketing cần có mô hình tổ chức và
cơ chế hiệu quả. Đặc biệt là các hoạt động marketing phải đảm bảo thực hiện theo quy
trình hợp lý mới đạt hiệu quả cao. Khái niệm mới này cũng nhấn mạnh đến yêu cầu phải
đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng, các khách hàng, các đối tác và xã hội nói chung.
Trong giáo trình này, chúng ta chủ yếu nghiên cứu hoạt động marketing của các doanh
nghiệp với tư cách là người bán trên thị trường. Các doanh nghiệp khi mua, đương nhiên
cũng làm marketing theo hướng ngược lại.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu học tập Quản trị marketing
có thể sử dụng các ma trận danh mục đầu tư như một cách thức hữu hiệu để tóm tắt các cơ hội đầu tư kinh doanh mở ra cơ hội với một doanh nghiệp có nhiều sản phẩm và cho việc lựa chọn giữa các thị trường và các phân đoạn. Các yếu tố được gắn với trọng số tuỳ thuộc vào tầm quan trọng nhận thức được. Việc lựa chọn chủ quan và trọng số của các yếu tố được sử dụng trong phân tích đảm bảo mô hình được điều chỉnh linh hoạt theo nhu cầu của một doanh nghiệp cụ thể. 96 Các số liệu trong bảng và vị trí của các SBU trong Bảng (a) được xác định như thế nào? Các nhà quản trị sẽ đánh giá mỗi yếu tố từ 1 (Rất không hấp dẫn) đến 5 (Rất hấp dẫn). Đơn vị kinh doanh máy bơm nước được tính là 4 trong đối với yếu tố quy mô thị trường, hàm ý rằng qui mô thị trường là khá lớn (5: là rất lớn). Rõ ràng, việc đánh giá những yếu tố này đòi hỏi phải có các dữ liệu được xử lý từ bộ phận marketing và những bộ phận khác của công ty. Việc cân nhắc trọng số đánh giá cho từng yếu tố thể hiện tầm quan trọng tương đối của nó trong toàn bộ các yếu tố xác định mức độ hấp dẫn của thị trường cũng như đối với sức mạnh cạnh tranh. Trong ví dụ trên về đánh giá đơn vị kinh doanh máy bơm nước nó đạt được giá trị 3.7 (sau khi điều chỉnh trọng số) về sức hấp dẫn thị trường và 3.4 về sức mạnh cạnh tranh. Như vậy đây là một đơn vị kinh doanh chiến lược khá hấp dẫn, có vị thế mạnh và do vậy cần được cân nhắc để đầu tư mạnh hơn. Hình 5.2: Đo lường sức hấp dẫn của thị trường, sức mạnh cạnh tranh Ma trận danh mục đầu tư được phân định trong 9 ô, theo 3 khu vực (Hình b). Ba ô ở góc trên bên trái phản ánh những đơn vị kinh doanh chiến lược mạnh mà công ty có thể cân nhắc đầu tư để tăng trưởng. Những ô nằm trên đường chéo từ bên dưới góc trái đến những ô góc phải bên trên phản ánh những đơn vị kinh doanh chiến lược trung bình về tính hấp dẫn và cả sức mạnh cạnh tranh. Công ty nên theo đuổi có chọn lọc và kiểm soát lợi nhuận những đơn vị kinh doanh này. Ba ô ở góc phải bên dưới phản ánh những đơn vị kinh doanh chiến lược kém về tính hấp dẫn, và vì thế công ty cần cân nhắc chiến lược thu hoạch hay loại bỏ những đơn vị kinh doanh này. Nhà quản trị cũng cần dự báo vị trí kỳ vọng của từng đơn vị kinh doanh trong tương lai khoản từ 3 đến 5 năm. Việc dự báo này sẽ giúp định hướng đầu tư tương lai đối với từng đơn vị kinh doanh để đạt các vị trí mong đợi. 97 5.2.2.5 Quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu và phân bổ nguồn lực Trên thực tế có tất cả 4 khả năng có thể thay thế nhau mà doanh nghiệp có thể lựa chọn thị trường mục tiêu. Thứ nhất, công ty có thể quyết định không xâm nhập vào thị trường hoặc rút lui khỏi thị trường. Thứ hai, công ty có thể quyết định không phân đoạn nhưng trở thành công ty làm marketing sản phẩm hàng loạt có nghĩa là áp dụng phương thức marketing không phân biệt. Có ít nhất 3 tình huống để việc lựa chọn chiến lược marketing không phân biệt trở thành 1 quyết định thích hợp đối với công ty. - Thị trường nhỏ tới mức mà doanh nghiệp làm marketing sản phẩm theo một tỷ lệ nào đó của thị trường sẽ không mang lại lợi nhuận. - Những người tiêu dùng sản phẩm với số lượng nhiều đã chiếm một tỷ trọng lớn trong doanh số bán hàng đến mức họ trở thành một thị trường mục tiêu duy nhất. - Thương hiệu là thương hiệu độc tôn trên thị trường và việc tập trung vào một số đoạn thị trường nhỏ sẽ không thu được lợi nhuận. Thứ ba là doanh nghiệp có thể quyết định tập trung nỗ lực marketing vào một đoạn thị trường mục tiêu duy nhất. đây là phương thức marketing tập trung với các chính sách và biện pháp marketing phục vụ riêng một nhóm khách hàng. Thứ tư là doanh nghiệp có thể quyết định marketing nhằm khai thác một số đoạn thị trường và hoạch định chính sách Marketing - mix riêng cho mỗi đoạn. Các đoạn thị trường được chọn có thể theo 3 cách: - Chuyên môn hoá sản phẩm. Nghĩa là doanh nghiệp phát triển và chào bán ra thị trường một loại sản phẩm và bán cho nhiều đối tượng khách hàng. Ví dụ, một cửa hàng bán comple có thể may nhiều loại comple từ cao cấp đến bình dân bán cho từ khách hàng nhiều tiền đến khách hàng ít tiền. - Chuyên hoá thị trường. Nghĩa là doanh nghiệp phát triển và chào bán nhiều chủng loại sản phẩm cho cùng một đối tượng khách hàng. Ví dụ, một cửa hàng may đo có thể may quần áo phục vụ nhóm khách hàng thu nhập cao với tất cả các loại quần áo cao cấp từ comple đến áo dài. - Chuyên môn hoá tuyển chọn: Doanh nghiệp có thể chọn một số đoạn thị trường khác nhau về cả sản phẩm và khách hàng. Ví dụ, một cửa hàng may đo vừa may comple cao cấp bán cho nhóm khách hàng nhiều tiền, vừa may áo dài bình dân bán cho người có thu nhập thấp. 98 Hình 5.3: Các phương án lựa chọn thị trường mục tiêu 5.2.3. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu 5.2.3.1. Phương thức marketing không phân biệt Có nghĩa là doanh nghiệp xây dựng và thực hiện một chiến lược marketing chung với những biện pháp giống nhau trên toàn bộ thị trường. Cung cấp cho thị trường một sản phẩm đồng nhất với các hoạt động marketing giống nhau như bán sản phẩm với cùng một mức giá, cùng hình thức quảng cáo rộng khắp, cùng phương thức khuyến mại... Nội dung của chiến lược khai thác những đặc điểm, chung đồng nhất của thị trường nhằm thu hút số đông khách hàng. Sản phẩm được sản xuất và bán ra thị trường với tiêu chuẩn thống nhất và khối lượng lớn nên đạt hiệu quả kinh tế theo quy mô, chi phí sản xuất thấp, các chi phí marketing khác cũng tiết kiệm được nên có giá thấp. Chiến lược này cũng đơn giản dễ quản lý. Những hạn chế của chiến lược này là khai thác thị trường kém hiệu quả do có nhiều người tiêu dùng có nhu cầu khác biệt đã không chấp nhận mua sản phẩm đại trà này. Mức độ cạnh tranh trên thị trường trở nên gay gắt khi các công ty đều phát triển các chiến lược không phân biệt nhằm vào số đông khách hàng trên thị trường mà bỏ qua những đoạn có quy mô nhỏ. Công ty cũng dễ gặp rủi do khi hoàn cảnh thị trường thay đổi. 5.2.3.2. Phương thức marketing phân biệt Phương thức này được thực hiện với tư tưởng chính là việc doanh nghiệp phát triển và thực hiện nhiều chiến lược marketing hỗn hợp nhằm vào nhiều đoạn thị trường khác nhau. Mỗi nhóm khách hàng bây giờ được đáp ứng bằng một chiến lược marketing 99 riêng với sản phẩm khác nhau, phân phối qua những kênh khác nhau, bán với những mức giá khác nhau và với nhiều hình thức xúc tiến hỗn hợp khác nhau. Ưu điểm của chiến lược này là đáp ứng được nhu cầu và mong muốn đa dạng của khách hàng nên đạt hiệu quả khai thác thị trường cao, doanh số và lợi nhuận cao. Mức độ rủi do trong kinh doanh được giảm bớt do doanh nghiệp đồng thời khai thác nhiều đoạn thị trường. Hạn chế của chiến lược là chi phí thực hiện chiến lược cao, quản lý phức tạp nếu trình độ quản lý kém dễ gây nên xung đột nội bộ giữa các chiến lược marketing của doanh nghiệp. Khi áp dụng chiến lược này doanh nghiệp phải chọn số đoạn thị trường thích hợp để khai thác. Doanh nghiệp có thể đưa ra chào bán sản phẩm/dịch vụ linh hoạt gồm 2 phần: Các yếu tố của sản phẩm/dịch vụ có giá trị đối với tất cả các khách hàng của các đoạn thị trường; và các yếu tố mang lại giá trị riêng biệt cho từng đoạn thị trường. Ví dụ, hãng hàng không cung ứng cho tất cả hành khách ghế đồng hạng, nước uống nhưng yêu cầu hành khách trả tiền cho các bữa ăn, bia rượu. 5.2.3.3. Phương thức marketing tập trung Đây là phương thức mà doanh nghiệp tập trung tất cả nguồn lực của mình để phát triển một chiến lược marketing nhằm khai thác một đoạn thị trường mục tiêu duy nhất đã chọn. Ưu điểm của chiến lược này là doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh và vì vậy có thể trở thành người độc quyền khai thác đoạn thị trường đó. Doanh nghiệp cũng đạt được lợi thế về chuyên môn hoá sản xuất, phân phối và các hoạt động marketing khác. Hiệu quả khai thác đoạn thị trường cao với tỷ suất lợi nhuận lớn. Hạn chế của chiến lược này là rủi do cao vì công ty đầu tư tập trung vào một đoạn thị trường, nêu nhu cầu của đoạn thị trường thay đổi công ty sẽ khó có thể đối phó. Marketing nhằm vào các thị trường ngách (đoạn thị trường nhỏ) dựa trên sự phân đoạn chi tiết thành các đoạn thị trường nhỏ. Các biện pháp marketing phải thích ứng tối đa với những đặc điểm đặc thù của đoạn thị trường ngách. Một số công ty lớn bây giờ cũng quay lại quan tâm đến khai thác các thị trường ngách, vì tính hiệu quả của chúng. Marketing theo các khu vực địa lý thị trường. Do khách hàng ở các khu vực thị trường địa lý khác nhau thường có nhu cầu và mong muốn khác nhau nên các doanh nghiệp nên phát triển các chiến lược và biện pháp marketing riêng cho từng khu vực thị trường địa lý. Khi đó, vai trò của các chi nhánh phụ trách các khu vực thị trường trở nên quan trọng. Chi nhánh sẽ chịu trách nhiệm phát triển và thực hiện toàn bộ các hoạt động marketing trên khu vực thị trường đó. Cực điểm của phương thức marketing theo đoạn thị trường mục tiêu là phục vụ từng khách hàng. Với công nghệ thông tin hiện đại, các doanh nghiệp có thể phát triển sản phảm dịch vụ với biện pháp marketing phục vụ riêng từng khách hàng cho tất cả các khách hàng của họ trên thị trường. Tất nhiên, chi phí phục vụ từng khách hàng sẽ cao hơn so với phục vụ nhóm khách hàng và vì vậy không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện được. 100 Bảng 5.5: Các phương thức marketing 5.2.4. Hoạch định chiến lược marketing và marketing-mix cho từng đoạn thị trường Trước hết, doanh nghiệp phải xác định chiến lược marketing cho từng đoạn thị trường. Trong đó, tập trung vào xác định chiến lược định vị thương hiệu của doanh nghiệp. Thứ hai, doanh nghiệp phải xác định các biện pháp marketing cụ thể sẽ sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu. Cụ thể, nhà quản trị phải xác định nội dung của 4P trong marketing - mix. Các nhóm biện pháp được phối hợp với nhau trong một chương trình marketing trong đó xác định rõ ngân sách đầu tư cho từng biện pháp, thời gian thực hiện và con người chịu trách nhiệm thực hiện của từng biện pháp. Trong thực tế, việc lựa chọn thị trường mục tiêu và hoạch định Marketing - mix có liên quan mật thiết với nhau và do đó nhiều quyết định marketing - mix đã cần phải được cân nhắc cẩn thận từ trước. Chẳng hạn, nếu thị trường mục tiêu nhạy cảm với giá thì người ta phải cân nhắc về yếu tố giá cả từ trước, hoặc việc định vị sản phẩm sẽ có ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định xúc tiến và phân phối. Do vậy, mặc dù ta đặt việc hoạch định marketing - mix ở cuối Nhân tố chiến lược Marketing không phân biệt (đại trà) Marketing tập trung Marketing phân biệt Xác định thị trường Một bộ phận lớn khách hàng Một nhóm khách hàng tiềm năng Hai hoặc vài nhóm khách hàng tiềm năng Chính sách sản phẩm Một số lượng hạn chế sản phẩm dưới một thương hiệu cho nhiều đối tượng khách hàng Một loại sản phẩm cho một nhóm khách hàng Mỗi loại sản phẩm cho mỗi nhóm khách hàng Chính sách giá Một mức giá phổ biến Một mức giá trong một nhóm khách hàng Nhiều mức giá khác nhau cho những nhóm khách hàng khác nhau Chính sách phân phối Sử dụng mọi kênh phân phối Sử dụng mọi kênh phù hợp Mỗi nhóm khách hàng có một kênh phân phối phù hợp Trọng tâm của chiến lược Hướng đến nhiều loại người mua thông qua một chương trình Marketing rộng rãi và đồng nhất Hướng tới một nhóm người mua cụ thể thông qua một chương trình Marketing đồng nhất và tập trung Tập trung vào hai hoặc một số đoạn thị trường thông qua nhiều chương trình Marketing khác nhau. 101 cùng nhưng trong thực tế nhiều quyết định trong số đó đã được thông qua ngay từ khi lựa chọn thị trường mục tiêu. CÂU HỎI THẢO LUẬN Câu 1: Nội dung các bước của quá trình phân đoạn thị trường? Vận dụng cá bước này vào quá trình lập kế hoạch marketing cho một sản phẩm/ thị trường cụ thể? Câu 2: Phân tích các tiêu chuẩn cần xem xét và quy trình đánh giá lựa chọn thị trường mục tiêu? Câu 3: Phân tích các phương thức marketing theo đoạn thị trường mục tiêu và căn cứ lựa chọn phương thức phù hợp cho doanh nghiệp? Câu 4. Phân tích những khó khăn trở ngại trong thực tiễn thực hiện việc phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu của các doanh nghiệp Việt Nam? Câu 5. Trình bày một ví dụ về mối quan hệ giữa lựa chọn thị trường mục tiêu với chiến lược và biện pháp marketing BÀI TẬP ỨNG DỤNG Câu 1. Hãy chọn một thị trường sản phẩm của một doanh nghiệp cụ thể để vận dụng các bước trong quy trình phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu? Câu 2: Tình huống TH1: Micro Bionics sản xuất thiết bị trợ thính dạng số. Không giống như các thiết bị trợ thính dạng analog, thiết bị dạng số có thể giảm thiểu tiếng ồn từ môi trường. Công ty cho rằng loại sản phẩm này chính là điểm mạnh của công ty, trong khi điểm yếu của công ty là chi phí sản xuất ra sản phẩm nói trên. Các điểm mạnh bao gồm dung lượng thị trường lớn thời bùng nổ dân số, thế hệ đó đã trở nên già và cần đến sản phẩm này, họ là những người dành tiền mua những sản phẩm hạn chế quá trình lão hoá, và việc nguyên tổng thống Mỹ Bill Clinton cũng mua một sản phẩm trợ thính tương tự gần đây cho thấy điều này. Một trong những điểm yếu chính là sự tái tổ chức lại thiết bị trợ thính thế hệ cũ và thế hệ mới. Câu hỏi: 1. Đối với quy trình phân đoạn thị trường, MicroBionics đã hoàn thành được những bước nào? 2. Có thể đưa ra những ý tưởng định vị nào từ những thông tin kể trên? TH2: Nghiên cứu chỉ ra cho Procter & Gambles rằng cà phê đựng trong túi chân không được tiêu thụ mạnh hơn cà phê đóng hộp tại miền Đông Nam. Do đó, Procter & Gambles đóng gói lại Cà phê Folgers của mình cho miền Đông Nam và phát triển một chiến dịch quảng cáo cho cà phê Folger đóng gói trong khu vực này. Doanh thu của cà phê Folger trong khu vực sau đó đã tăng thêm 32%. 102 Câu hỏi 1. Trong ví dụ này, Procter & Gamble đã sử dụng phân đoạn thị trường như thế nào cho cà phê của hãng? 2. Phân tích quan điểm lựa chọn bao gói của người tiêu dùng ở đây? TH 3: Hãng L’Oreal giới thiệu một loại sản phẩm chăm sóc tóc mới cho trẻ em gọi là loại dầu gội nhanh khô. Sản phẩm này được quảng cáo là khô trong tích tắc. Bất cứ cha mẹ nào – những người đã từng cho con đi ngủ với mái tóc còn ướt và sáng hôm sau tỉnh dậy nhận thấy tóc rối bù, hoặc có em đi học muộn do không chịu ra khỏi nhà khi đầu còn ướt sẽ là những khách hàng mục tiêu cho sản phẩm này. Câu hỏi: Hãy phân tích cách L’Oreal phân đoạn thị trường? TH 4:Giả định bạn muốn xây một trung tâm Bowling ở Canada, nghiên cứu thị trường chỉ ra rằng người Canada sống ở phía tây thích bowling và có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn so với người ở phía đông Canada. Sau khi tiến hành phân đoạn, ban quyết định xây dựng trung tâm Bowling ở tỉnh phía Tây Alberta. Câu hỏi: Bạn đã sử dụng chiến lược phân đoạn thị trường theo tiêu thức nào?
File đính kèm:
- tai_lieu_hoc_tap_quan_tri_marketing.pdf