Tài liệu 7 quy luật tinh thần của thành công - Deepak Chopra

Quy luật tinh thần đầu tiên của thành công là Quy luật Tiềm năng Thuần khiết. Quy luật này dựa trên thực tế là chúng ta, về ban chất, đều là ý thức thuần khiết. Ý thức thuần khiết là tiềm năng thuần khiết; nó là trường của mọi kha năng và của tính sáng tạo bất tận. Ý thức thuần khiết là cốt tủy tinh thần của chúng ta. Bất tận và không ranh giới, nó cũng chính là niềm vui thuần khiết. Các thuộc tính khác của ý thức bao gồm kiến thức thuần khiết, im lặng vô hạn, cân bằng hoàn hao, ý chí không gục ngã, sự gian đơn và sự toàn phúc. Đó là ban chất cốt yếu của chúng ta. Và ban chất cốt yếu ấy là ban chất của tiềm năng thuần khiết.

Khi bạn khám phá ra ban chất cốt yếu của mình và biết rõ bạn thực sự là ai, trong sự tự nhận thức ấy là kha năng thực hiện được bất cứ ước mơ nào của bạn, bởi bạn cũng là kha năng vĩnh cửu, là tiềm năng vô hạn của tất ca những điều đã, đang và sẽ là. Quy luật Tiềm năng Thuần khiết cũng có thể gọi là Quy luật Đồng nhất bởi bên dưới sự đa dạng bất tận của cuộc sống này là sự thống nhất của một tinh thần lan tỏa khắp nơi. Không có sự cách biệt nào giữa bạn và trường năng lượng này. Trường tiềm năng thuần khiết là Cái Tôi của chính bạn. Và càng trai nghiệm ban chất đích thực của mình, bạn sẽ càng tiến gần hơn tới trường tiềm năng thuần khiết.

Việc trai nghiệm Cái Tôi, hay còn gọi là “hướng-tới-cái-tôi”, có nghĩa điểm tham chiếu nội tại của chúng ta chính là tinh thần chúng ta chứ không phai các đối tượng của sự trai nghiệm đó. Trái ngược với hướng-tới-cái-tôi là hướng-tới-khách-thể. Trong hướng-tới- khách-thể, chúng ta luôn bị tác động bới những yếu tố khách quan bên ngoài Cái Tôi, bao gồm các hoàn canh, tình huống, con người và sự vật. Trong hướng-tới-khách-thể, chúng ta không ngừng tìm kiếm sự ủng hộ từ những người khác. Suy nghĩ và hành vi của chúng ta luôn trong trạng thái lường trước một phan ứng nào đó. Do vậy mà nó thường dựa trên sợ hãi.

 

Tài liệu 7 quy luật tinh thần của thành công - Deepak Chopra trang 1

Trang 1

Tài liệu 7 quy luật tinh thần của thành công - Deepak Chopra trang 2

Trang 2

Tài liệu 7 quy luật tinh thần của thành công - Deepak Chopra trang 3

Trang 3

Tài liệu 7 quy luật tinh thần của thành công - Deepak Chopra trang 4

Trang 4

Tài liệu 7 quy luật tinh thần của thành công - Deepak Chopra trang 5

Trang 5

Tài liệu 7 quy luật tinh thần của thành công - Deepak Chopra trang 6

Trang 6

Tài liệu 7 quy luật tinh thần của thành công - Deepak Chopra trang 7

Trang 7

Tài liệu 7 quy luật tinh thần của thành công - Deepak Chopra trang 8

Trang 8

Tài liệu 7 quy luật tinh thần của thành công - Deepak Chopra trang 9

Trang 9

Tài liệu 7 quy luật tinh thần của thành công - Deepak Chopra trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 49 trang duykhanh 2800
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu 7 quy luật tinh thần của thành công - Deepak Chopra", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu 7 quy luật tinh thần của thành công - Deepak Chopra

Tài liệu 7 quy luật tinh thần của thành công - Deepak Chopra
ng bao giờ xay ra.
Có những người tìm kiếm cam giác an toàn, dành ca cuộc đời theo đuổi nó nhưng không bao giờ tìm thấy. Nó vẫn chỉ là ao vọng phù du, bởi an toàn không bao giờ chỉ đến từ riêng tiền bạc. Ham muốn tiền bạc sẽ luôn mang đến cam giác bất an bất kể bạn có bao nhiêu tiền trong ngân hàng. Thực tế, một số người có nhiều tiền nhất cũng chính là những người ít an toàn nhất.
Tìm kiếm cam giác an toàn chỉ là ao tưởng. Theo những truyền thống minh triết cổ xưa, giai pháp cho toàn bộ vướng mắc này nằm ở sự thông hiểu về những điều không an toàn, hay thông hiểu về sự bất định. Điều này có nghĩa kiếm tìm cam giác an toàn và bất định thực ra là một mối liên hệ với điều đã biết. Và điều đã biết là gì? Điều đã biết là quá khứ của chúng ta. Điều đã biết không gì khác chính là nơi giam giữ thân phận quá khứ. Trong nhà giam ấy không tồn tại thứ tiến hóa nào - hoàn toàn không một chút nào. Và khi không có sự tiến hóa, sẽ chỉ còn sự trì trệ, hỗn loạn, mất trật tự và hư hoại.
Mặt khác, bất định là manh đất màu mỡ cho Sự sáng tạo thuần khiết và tự do. Bất định có nghĩa bước vào thế giới của những điều chưa biết tại mỗi khoanh khắc tồn tại của chúng ta. Điều chưa biết là trường của mọi kha năng, luôn tươi mới, luôn mở ngỏ để tạo ra những hiện thân mới mẻ. Nếu không có những điều bất định và những điều chưa biết, cuộc sống chỉ là sự lặp đi lặp lại nhàm chán của những ký ức cũ mèm. Bạn trở thành nạn nhân của quá khứ, và kẻ hành hạ bạn ngày hôm nay chính là ban thân bạn sót lại từ ngày hôm qua.
Thôi tham đắm vào điều đã biết, bước vào thế giới của những điều chưa biết, rồi thì bạn sẽ bước vào trường của mọi kha năng. Khi sẵn sàng đến với những điều chưa biết, bạn sẽ có được kha năng thông hiểu sự bất định. Điều này có nghĩa, trong từng khoanh khắc cuộc sống, bạn sẽ thấy hào hứng, bất ngờ và bí ẩn. Bạn sẽ trai nghiệm những niềm vui trong cuộc sống - điều kỳ diệu, hạnh phúc và niềm hân hoan của chính tinh thần bạn.
Mỗi ngày bạn có thể tìm kiếm cam giác thích thú trong điều có thể xay ra trong trường của mọi kha năng. Khi bạn trai nghiệm cam giác bất định, thế nghĩa là bạn đang đi đúng hướng - do vậy đừng từ bỏ nó. Bạn không cần phai có một ý tưởng hoàn chỉnh và chính xác về điều bạn sẽ làm trong tuần tới hay trong năm tới, bởi nếu bạn có một ý tưởng rất rõ ràng về điều sẽ xay ra và bạn gắn chặt vào ý tưởng đó, bạn sẽ đóng sập toàn bộ mọi khả năng lại.
Một đặc điểm của trường mọi kha năng là mối tương quan vô hạn. Trường này có thể sắp đặt vô số sự việc trong không gian-thời gian để mang lại kết qua mong muốn. Nhưng khi bạn gắn chặt vào nó, mục đích của bạn sẽ bị đóng chốt vào một tâm thế cố hữu cứng nhắc và bạn sẽ mất đi tính linh động, óc sáng tạo và tính tự nhiên vốn có của trường này. Khi gắn chặt vào nó, bạn sẽ đóng băng khát vọng của mình, bắt nó tách khỏi sự linh động và linh hoạt vô hạn mà ép vào một khuôn khổ cứng nhắc can trở toàn bộ quá trình sáng tạo.
Quy luật Buông bỏ không can thiệp vào Quy luật Mục đích và Khát vọng - về cách đặt mục tiêu. Bạn vẫn có ý định đi theo một hướng nhất định, bạn vẫn có mục đích. Tuy nhiên, giữa điểm A và điểm B là những kha năng vô hạn. Khi đã thông hiểu sự bất định, bạn có thể chuyển hướng tại bất cứ thời điểm nào nếu bạn tìm thấy một lý tưởng cao ca hơn, hay nếu bạn tìm thấy điều gì đó thú vị hơn. Ít có kha năng bạn sẽ áp đặt giai pháp lên mỗi vấn đề, điều đó giúp bạn tỉnh giác và nhạy bén trước các cơ hội.
Quy luật Buông bỏ thúc đẩy toàn bộ quá trình tiến hóa. Khi hiểu được quy luật này, bạn sẽ không cam thấy bị hối thúc phai áp đặt giai pháp lên các vấn đề. Khi bạn áp đặt giai pháp lên các vấn đề, bạn chỉ tạo ra những khó khăn mới mà thôi. Nhưng khi bạn chú ý đến sự bất định, và quan sát sự bất định ấy trong khi mong mỏi chờ đợi giai pháp xuất hiện từ trong tình trạng hỗn loạn và lộn xộn này, thì điều xuất hiện sẽ rất tuyệt diệu và thú vị.
Trạng thái tỉnh giác này - sự sẵn sàng của bạn trong hiện tại, trong trường bất định - phù hợp với mục tiêu và mục đích của bạn, cho phép bạn nắm bắt cơ hội. Vậy thì cơ hội đó là gì? Nó nằm ngay trong từng khó khăn mà bạn gặp phai trong cuộc sống. Mỗi vấn đề mà bạn phai đối mặt trong cuộc sống đều chính là hạt giống cơ hội cho lợi ích nào đó lớn hơn. Một khi bạn nhận thức được điều đó, bạn sẽ mở mình ra cho vô số kha năng - và điều này giữ cho điều bí ẩn, kỳ diệu, thích thú và mạo hiểm luôn hiện hữu và sống động.
Bạn có thể nhìn nhận mỗi khó khăn mà bạn gặp phai trong cuộc sống như một cơ hội để có được lợi ích nào đó lớn hơn. Bạn có thể tỉnh giác và nhạy bén trước các cơ hội bởi bạn dựa chắc trên khả năng thông hiểu điều bất định. Khi sự chuẩn bị của bạn gặp cơ hội thì giai pháp sẽ tự đến.
Cái sinh ra từ đó thường được gọi là "may mắn”. May mắn chính là khi sự chuẩn bị và cơ hội xuất hiện cùng lúc. Khi hai yếu tố này đi liền với sự tỉnh giác phân định cái hỗn mang, thì giai pháp xuất hiện sẽ trở thành lợi ích mang tính tích cực đối với bạn và tất ca những người mà bạn tiếp xúc. Đây là công thức hoàn hao của thành công, và nó dựa trên Quy luật Buông bỏ.
ÁP DỤNG QUY LUẬT BUÔNG BỎ
Tôi sẽ thực hiện Quy luật Buông bỏ bằng cách cam kết tuân theo các bước sau:
Hôm nay tôi cam kết với chính mình sẽ thực hiện buông bỏ. Tôi sẽ cho phép mình và những người xung quanh được tự do là chính họ. Tôi sẽ không cứng nhắc áp đặt ý kiến của mình rằng mọi thứ nên như thế nào. Tôi sẽ không áp đặt giai pháp lên các vấn đề, bởi như thế sẽ tạo ra những vấn đề mới. Tôi sẽ tham gia vào mọi việc với thái độ khách
Ngày hôm nay tôi sẽ coi bất định như một phần tất yếu trong trai nghiệm của mình. Khi sẵn sàng chấp nhận bất định, giai pháp sẽ tự nay sinh từ các vấn đề, từ tình trạng bối rối, lộn xộn và hỗn loạn. Mọi thứ càng có vẻ bất định thì tôi sẽ càng cam thấy an toàn, bởi sự bất định là con đường dẫn tôi tới tự Thông qua hiểu biết về bất định, tôi sẽ tìm thấy sự an toàn cho mình.
Tôi sẽ bước vào trường của mọi kha năng và chờ đợi điều lý thú có thể đến trong khi mở lòng trước vô số sự lựa chọn. Khi bước vào trường của mọi kha năng, tôi sẽ được trai nghiệm tất thay mọi niềm vui, phiêu lưu, bí ẩn và điều huyền bí của cuộc sống.
Quy luật dharma (mục đích cuộc đời)
Mỗi người đều có mục đích cuộc đời... một quà tặng độc đáo hay một tài năng đặc biệt để trao cho những người khác.
Và khi dùng tài năng đặc biệt này phục vụ người khác, chúng ta trải nghiệm niềm hứng khởi và vui mừng trong chính tinh thần chúng ta, đây là mục tiêu tối hậu trong tất cả các mục tiêu.
Khi bạn làm việc, bạn là người thổi sáo mà thông qua tim bạn tiếng thì thầm của những giờ khắc chuyển thành tiếng nhạc. Và thế nào là làm việc với tình yêu? Nó sẽ kéo sợi từ trái tim bạn để dệt nên tấm vải như thể người thương yêu của bạn sẽ mặc trên mình mảnh áo ấy...
Kahlil Gibran, Nhà tiên tri
Quy luật tinh thần thứ bay của thành công là Quy luật Dharma. “Dharma” (Pháp) là từ tiếng Phạn, có nghĩa “mục đích cuộc đời”. Quy luật Dharma nói rằng chúng ta hiện thân ở dạng thức vật chất để thực hiện một mục đích. Trường tiềm năng thuần khiết trong ban chất của nó là sự thánh thiêng, và cái thánh thiêng biểu hiện dưới hình dạng con người là để thực hiện mục đích.
Theo quy luật này, bạn có một tài năng đặc biệt duy nhất và cách thức đặc biệt duy nhất để bộc lộ nó. Có những điều bạn có thể làm tốt hơn bất kỳ ai trên thế giới này - với mỗi tài năng đặc biệt duy nhất và sự bộc lộ đặc biệt duy nhất tài năng đó thì cũng có nhu cầu đặc biệt duy nhất. Khi những nhu cầu này được đáp ứng bởi sự thể hiện đầy sáng tạo của tài năng nơi bạn, đó chính là ngọn nguồn tạo ra sự giàu có. Thể hiện tài năng của bạn để đáp ứng nhu cầu sẽ tạo ra sự giàu có và phồn thịnh không giới hạn.
Nếu bạn có thể bắt đầu dạy đứa trẻ ngay từ nhỏ với lối tư duy này, bạn sẽ thấy anh hưởng của nó đối với cuộc sống của chúng. Thực tế, tôi đã áp dụng điều này với chính những đứa con mình. Tôi đã nói với chúng nhiều lần rằng chúng có mặt trên cõi đời này là có lý do, và chúng phai tự tìm ra lý do đó cho chính mình. Ngay từ năm lên bốn chúng đã được nghe điều này. Trong khoang thời gian đó tôi còn dạy chúng cách thiền, và tôi bao chúng rằng, “Cha không bao giờ, chưa bao giờ muốn các con lo lắng về việc phai kiếm sống. Nếu các con không thể tự nuôi sống ban thân khi các con khôn lớn, cha sẽ chu cấp cho các con, do vậy đừng lo lắng về điều đó. Cha không muốn các con chú trọng vào việc học tốt ở trường. Cha không muốn các con tập trung vào việc phai đạt điểm cao nhất hay học ở những trường danh tiếng nhất. Điều cha thực sự muốn các con chú tâm vào là hãy tự hỏi mình làm thế nào để phục vụ được loài người, và hãy tự vấn xem đâu là tài năng đặc biệt của các con. Bởi các con có một tài năng đặc biệt duy nhất mà không ai có được, và các con có cách đặc biệt duy nhất để bộc lộ tài năng của mình, không giống bất kỳ ai.” Và cuối cùng chúng lại vào học ở những trường danh tiếng nhất, đạt những điểm số cao nhất và thậm chí, ngay ca khi học đại học, chúng cũng đặc biệt trong cách độc lập về tài chính, vì chúng chú tâm vào việc chúng có mặt trên cõi đời này là để cho đi thứ gì. Như vậy, điều này chính là Quy luật Dharma.
Có ba yếu tố cấu thành Quy luật Dharma. Yếu tố đầu tiên cho thấy mỗi người trong chúng ta tồn tại trên cõi đời này để khám phá Cái Tôi đích thực của mình, để tự mình phát hiện ra rằng Cái Tôi đích thực của chúng ta thuộc về tinh thần, rằng về ban chất chúng ta là những cá thể tinh thần, được hiện thân trong dạng thức vật chất. Chúng ta không phai là những con người chỉ đôi lúc mới có những trai nghiệm tinh thần - ngược lại mới đúng, chúng ta là những cá thể tinh thần đôi khi có những trai nghiệm của con người.
Mỗi người trong chúng ta đều có mặt trên thế gian này để khám phá cái tôi cao quý hơn, tức là cái tôi tinh thần của chúng ta. Đó là bước đầu tiên thực hiện Quy luật Dharma. Chúng ta phai tự khám phá ra rằng bên trong chúng ta là một vị thần thánh trong hình hài phôi thai muốn được sinh ra để chúng ta có thể thể hiện được sự thần thánh của mình.
Yếu tố thứ hai của Quy luật Dharma là bộc lộ tài năng đặc biệt duy nhất của chúng ta. Quy luật Dharma nói rằng mỗi con người đều có một tài năng đặc biệt duy nhất. Bạn có một tài năng đặc biệt duy nhất, đặc biệt trong cách nó bộc lộ ra, đặc biệt đến nỗi không ai trên hành tinh này có được tài năng như vậy, hay cách bộc lộ tài năng như vậy.
Điều này nghĩa là có một điều bạn có thể làm, và một cách để làm điều đó, đó là trở nên tốt hơn bất kỳ ai khác trên khắp hành tinh này. Khi bạn làm điều đó, bạn không còn biết thời gian. Khi bộc lộ tài năng đặc biệt duy nhất mà bạn có - hay trong nhiều trường hợp là nhiều tài năng đặc biệt nổi trội - thì việc thể hiện tài năng đó đưa bạn vào trạng thái nhận thức không còn giới hạn thời gian.
Yếu tố thứ ba của Quy luật Dharma là phục vụ loài người - phục vụ đồng loại và hãy tự hỏi mình những câu hỏi như “Làm thế nào tôi có thể giúp được? Làm thế nào tôi có thể giúp được tất ca những người tôi tiếp xúc?” Khi kết hợp kha năng bộc lộ tài năng đặc biệt của mình với sự phục vụ loài người thì bạn đã vận dụng tốt Quy luật Dharma. Và cùng với việc trai nghiệm ban chất tinh thần của chính bạn, trường tiềm năng thuần khiết, thì không thể nào có chuyện bạn sẽ không tiếp cận được sự giàu có vô hạn, bởi đó là cách đúng đắn để bạn có được sự giàu có.
Đây không phai là sự giàu có nhất thời; nó là thường hằng, bởi tài năng đặc biệt duy nhất của bạn, cách bạn thể hiện tài năng đó, sự phục vụ và cống hiến của bạn đối với con người, vốn là điều mà bạn ngộ ra khi tự hỏi “Làm thế nào tôi có thể giúp được?” thay vì “Trong đó có gì cho tôi?”
Câu hỏi “Trong đó có gì cho tôi?” là đối thoại nội tâm của ban ngã. Khi hỏi “Làm sao tôi có thể giúp được?” là đối thoại nội tâm của tinh thần. Tinh thần ấy chính là miền nhận thức nơi bạn trai nghiệm tính phổ quát. Chỉ cần chuyển từ đối thoại nội tâm “Trong đó có gì cho tôi?” sang “Làm thế nào tôi có thể giúp được?” là bạn đã vượt ra ngoài ban ngã để đi tới miền tinh thần ấy của mình. Trong khi tham thiền là cách hữu hiệu nhất để đi vào miền tinh thần ấy, chỉ cần chuyển đối thoại nội tâm bạn thành “Làm thế nào tôi có thể giúp được?” là - bạn cũng có thể tiếp cận tinh thần ấy, miền nhận thức ấy nơi bạn trai nghiệm tính phổ quát.
Nếu bạn muốn vận dụng tối đa Quy luật Dharma, bạn phai thực hiện một vài cam kết.
Cam kết đầu tiên: Tôi sẽ tìm kiếm cái tôi cao quý hơn, vượt ra ngoài ban ngã của tôi, thông qua thực hành tâm linh.
Cam kết thứ hai: Tôi sẽ khám phá tài năng đặc biệt duy nhất của mình, và khi tìm ra những tài năng đặc biệt đó, tôi sẽ tận hưởng chính mình, bởi quá trình tận hưởng xay đến khi tôi bước vào trạng thái nhận thức không có giới hạn thời gian. Đó là khi tôi ở trong trạng thái toàn phúc.
Cam kết thứ ba: Tôi sẽ tự hỏi mình làm sao tôi có thể phù hợp nhất để phục vụ loài người. Tôi sẽ tra lời câu hỏi đó và thực hiện nó. Tôi sẽ sử dụng tài năng đặc biệt của mình để phục vụ nhu cầu của con người - tôi sẽ gắn những nhu cầu đó với khát vọng được giúp đỡ và phục vụ người khác của tôi.
Hãy ngồi xuống lập danh sách những câu tra lời cho hai câu hỏi này: Hãy tự hỏi mình, nếu tiền bạc không thành vấn đề và bạn có đủ thời gian cũng như tiền bạc, thì bạn sẽ làm gì? Nếu bạn vẫn sẽ làm công việc bạn đang làm, bạn đang thực hiện “pháp”, vì bạn có đam mê đối với công việc bạn làm - bạn đang thể hiện tài năng đặc biệt duy nhất của mình. Sau đó hãy tự hỏi: Làm thế nào tôi có thể phù hợp nhất để phục vụ loài người? Hãy trả lời câu hỏi đó, và thực hiện nó.
Khám phá sự thần thánh của bạn, tìm ra tài năng đặc biệt duy nhất của bạn, phục vụ loài người bằng tài năng đó, rồi thì bạn có thể tạo ra sự giàu có như bạn muốn. Khi những thể hiện mang tính sáng tạo của bạn phù hợp với nhu cầu của con người, thì sự giàu có sẽ tự chay, từ chỗ không hiển lộ tới chỗ hiển lộ, từ miền tinh thần đến thế giới vật chất. Bạn sẽ bắt đầu trai nghiệm cuộc sống của mình như sự thể hiện kỳ diệu của cái thần thánh - không chỉ thỉnh thoang, mà luôn luôn. Và bạn sẽ biết niềm vui và ý nghĩa đích thực của thành công - niềm hân hoan và hạnh phúc trong tinh thần của bạn.
ÁP DỤNG LUẬT “DHARMA” HAY MỤC ĐÍCH CUỘC SỐNG
Tôi sẽ thực hiện Quy luật Dharma bằng cách cam kết tuân theo các bước sau:
Ngày hôm nay tôi sẽ nuôi dưỡng vị thần thánh đang phôi thai nằm sâu trong tâm hồn tôi. Tôi sẽ chú ý đến tinh thần trong tôi vốn đang tạo ra sức sống cho thân thể và tâm trí tôi. Tôi sẽ tự thức tỉnh mình để nhìn thấu sự tĩnh lặng sâu thẳm bên trong trái tim tôi. Tôi sẽ mang ý thức về Tồn Tại vĩnh hằng phi thời gian trong lòng trai nghiệm có giới hạn về thời
Tôi sẽ lập ra danh sách những tài năng đặc biệt duy nhất của mình. Sau đó tôi sẽ liệt kê những điều mình muốn làm khi bộc lộ tài năng. Khi tôi thể hiện những tài năng đặc biệt của mình và dùng chúng phục vụ loài người, tôi không còn biết đến thời gian, và tạo ra sự giàu có trong cuộc sống tôi cũng như cuộc sống những người khác.
Hàng ngày, tôi sẽ tự hỏi mình, “Tôi có thể phục vụ như thế nào?” và “Tôi có thể giúp đỡ bằng cách nào?” Câu tra lời cho những câu hỏi này sẽ cho phép tôi giúp đỡ và phục vụ con người bằng tình yêu thương.

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_7_quy_luat_tinh_than_cua_thanh_cong_deepak_chopra.docx