Tác động của hoạt động du lịch đến các làng người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa

Tóm tắt: Ngày nay phát triển kinh tế du lịch đang là một trong những lựa chọn

của nhiều địa phương có tiềm năng và thế mạnh về du lịch. Tuy nhiên, bài toán cho sự

phát triển bền vững là vấn đề đáng để quan tâm. Bài viết chia sẻ suy nghĩ của tác giả về

những tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động du lịch đến các làng người Mường

tại xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa và đề xuất một số giải pháp góp

phần vào việc hạn chế những tác động tiêu cực để hoạt động kinh tế du lịch thực sự trở

thành thế mạnh của địa phương

Tác động của hoạt động du lịch đến các làng người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa trang 1

Trang 1

Tác động của hoạt động du lịch đến các làng người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa trang 2

Trang 2

Tác động của hoạt động du lịch đến các làng người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa trang 3

Trang 3

Tác động của hoạt động du lịch đến các làng người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa trang 4

Trang 4

Tác động của hoạt động du lịch đến các làng người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa trang 5

Trang 5

Tác động của hoạt động du lịch đến các làng người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa trang 6

Trang 6

Tác động của hoạt động du lịch đến các làng người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 2840
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của hoạt động du lịch đến các làng người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của hoạt động du lịch đến các làng người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa

Tác động của hoạt động du lịch đến các làng người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
cây 
thảo dược...) và chăn nuôi. Ngoài ra, ở xã còn phát triển một số nghề phụ khác như đan 
lát và dệt thổ cẩm.
1 Trung tâm GD thường xuyên & Liên kết, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
2 Phòng Công tác CT - HSSV, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
3 Đảng bộ xã Cẩm Lương (2014), Lịch sử Đảng bộ xã Cẩm Lương, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
17
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
Hiện nay, hệ thống giao thông được đầu tư và nâng cấp nên việc giao lưu giữa 
nhân dân trong xã với các vùng miền diễn ra thuận lợi, đặc biệt là các ngành nghề dịch 
vụ phục vụ khách du lịch ở xã đang hoạt động có hiệu quả và tạo được công ăn việc làm 
cho nhiều lao động có thu nhập ổn định.
2. Hoạt động du lịch tại xã Cẩm Lương
Nằm ẩn mình dưới chân núi Trường Sinh, từ bao đời nay, người dân xã Cẩm Lương 
luôn tự hào khi được thiên nhiên ban tặng cho một vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí với suối cá thần 
thấm đẫm huyền thoại và những bí ẩn của tự nhiên còn ẩn dấu chưa được khám phá. 
Cùng với đó, người dân nơi đây còn lưu giữ rất nhiều những bản sắc văn hóa, phong tục 
tập quán riêng của người Mường bên cạnh những đặc điểm chung mang tính phổ biến tiêu 
biểu cho cộng đồng các dân tộc ở miền núi phía tây tỉnh Thanh Hóa.
Từ khi suối cá thần ở làng Lương Ngọc được khách du lịch biết đến thì Cẩm 
Lương đã trở thành điểm đến hấp dẫn, đặc biệt là trong những năm gần đây lượng khách 
du lịch hàng năm đến với suối cá thần ngày một tăng. Theo thống kê của Sở Văn hóa, 
Thể thao và Du lịch Thanh Hóa năm 2010 lượng khách đến với Cẩm Lương là 150.000 
lượt khách, đến năm 2014 đã tăng lên 225.000 lượt khách, năm 2015 là 240.000 lượt 
khách. Có thể thấy, trong những năm gần đây hoạt động du lịch tại xã Cẩm Lương, 
huyện Cẩm Thủy rất phát triển, đã làm thay đổi đáng kể diện mạo làng quê và người 
dân nơi đây.
3. Những tác động của hoạt động du lịch đến các làng người Mường
3.1. Những tác động tích cực
3.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Là xã miền núi thuộc vùng sâu của huyện Cẩm Thủy, cơ cấu kinh tế của xã Cẩm 
Lương chủ yếu là nông nghiệp chiếm 80%, tiểu thủ công nghiệp chiếm 10% và dịch vụ 
chiếm 10% (giai đoạn 2000 - 2005). Nhưng từ khi hoạt động du lịch phát triển và được 
xác định là một trong những ngành kinh tế của địa phương thì cơ cấu kinh tế ở đây đã 
có những chuyển dịch đáng kể. Cơ cấu kinh tế của xã giai đoạn 2010 - 2015: nông lâm 
nghiệp chiếm 50%, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản chiếm 20%, dịch vụ, thương 
mại và du lịch chiếm 30%4 Theo điều tra sơ bộ từ UBND xã Cẩm Lương hiện nay có 
80% số hộ nông dân trên địa bàn xã có việc làm từ ngành nghề dịch vụ (cả trực tiếp và 
gián tiếp), khoảng 70 hộ dịch vụ tại suối cá, 60 hộ dệt thổ cẩm, 100 hộ làm các mặt 
hàng lưu niệm khác. Trong khu vực hiện có 33 hộ gia đình bán hàng cố định quanh năm 
tại các quầy hàng ở bên suối Ngọc. Như vậy, từ một xã thuần nông với sự xuất hiện của
4 Đảng bộ xã Cẩm Lương (2014), Lịch sử Đảng bộ xã Cẩm Lương, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
18
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
kinh tế du lịch, cơ cấu kinh tế của xã Cẩm Lương đã có những chuyển dịch nhất định, 
tạo nên bộ mặt mới cho kinh tế của xã.
3.1.2. Khôi phục nghề truyền thống địa phương
Cùng với nông nghiệp và chăn nuôi, từ bao đời nay người Mường ở xã Cẩm 
Lương còn làm thêm nghề đan lát và dệt thổ cẩm. Những nghề này trước kia chủ yếu 
nhằm giải quyết các nhu cầu thiết yếu trong gia đình, sản phẩm thường ít dùng để trao 
đổi hàng hóa. Ngày nay do sự phát triển kinh tế, các sản phẩm này không còn được sử 
dụng nhiều, người dân chuyển sang sử dụng các loại sản phẩm mang tính công nghiệp 
với giá thành rẻ, mẫu mã đẹp và lạ. Điều này đã làm cho những nghề trên ngày càng 
mai một và đang dần mất đi. Nhưng từ khi hoạt động du lịch phát triển, khách du lịch 
đến Cẩm Lương bị hấp dẫn bởi những sản phẩm thủ công tinh xảo và lạ mắt này. Để 
đáp ứng nhu cầu của khách du lịch những người phụ nữ Mường đã dựng lại khung cửi 
để dệt nên những mặt hàng thổ cẩm truyền thống. Nghề đan lát được khôi phục với 
những sản phẩm giản đơn nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Việc khôi phục 
nghề thủ công truyền thống tại đây đóng vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ mang 
lại nguồn thu cho người dân mà điều quan trọng là những giá trị văn hóa truyền thống 
của địa phương không bị mất đi mà còn được bảo tồn và phát triển, làm cho bức tranh 
văn hóa của cộng đồng cư dân nơi đây vẫn đa sắc màu và mang những nét riêng.
3.1.3. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
Cẩm Lương là xã miền núi thuộc vùng sâu của huyện Cẩm Thủy và được xếp là 
một trong những xã khó khăn của huyện. Kinh tế phụ thuộc chính vào nông nghiệp nên 
cuộc sống người dân gặp rất nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân đầu người năm 2004 
chỉ 2,12 triệu đồng/người/năm.
Từ khi hoạt động du lịch phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng ở Cẩm Lương đã được 
chú trọng hơn nhằm đảm bảo cho du lịch phát triển. Hệ thống giao thông nông thôn 
được nâng cấp; trường học, trạm y tế được xây dựng; các công trình dân dụng khác 
được sửa chữa, cải thiện. Đặc biệt, năm 2005 xã đã được nhà nước đầu tư và hoàn thành 
cây cầu treo bắc qua sông Mã giúp cho việc đi lại của người dân dễ dàng hơn. Diện mạo 
làng quê Cẩm Lương thực sự đổi mới, thu nhập bình quân đầu người tăng năm 2015 đạt 
12 triệu đồng/người/năm.
Cùng với đó, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch khi đến Cẩm Lương, nhiều 
dịch vụ du lịch đã xuất hiện. Một số lượng người dân đã tham gia và cung cấp các dịch 
vụ du lịch như bán hàng lưu niệm, các mặt hàng là đặc sản địa phương, hoạt động vận 
chuyển, hoạt động lưu trú, dịch vụ chụp ảnh, hướng dẫn viên, nghề truyền thống... 
Chính những hoạt động này đã làm tăng thu nhập cho người dân nơi đây, tạo cho cuộc
19
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
sống của họ có nhiều biến chuyển tích cực. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 43 hộ gia 
đình ở 2 làng Kim Mẫn 1 và làng Lương Ngọc tham gia vào hoạt động du lịch cho thấy 
những hộ gia đình này có nguồn thu từ hoạt động du lịch là đáng kể (xem bảng 1).
Bảng 1: Nguồn thu nhập từ hoạt động du lịch của các hộ gia đình
Đơn vị tính: đồng
Mức thu nhập Số hộ Tỷ lệ %
Dưới 3 triệu đồng 03 07
Từ 3 triệu đến 5 triệu đồng 07 16
Từ 5 triệu đến 10 triệu đồng 23 54
Từ 10 triệu đến 50 triệu đồng 10 23
Tổng 43 100
Nguồn: Số liệu điều tra điền dã 4/2016
3.2. Những tác động tiêu cực
3.2.1. Du lịch làm biến dạng các giá trị văn hóa truyền thống
Du lịch phát triển đã tạo ra sinh kế mới góp phần làm thay đổi cuộc sống của 
người Mường nơi đây. Một bộ phận dân cư trở nên khá giả hơn, được tiếp cận với nhiều 
tiện ích của cuộc sống. Nhưng đi cùng với đó là những xáo trộn và tác động mạnh mẽ 
vào lối sống và bản sắc văn hóa cộng đồng.
Người Mường có nghề thổ cẩm tinh xảo. Một tấm thổ cẩm được sản xuất phải qua 
nhiều công đoạn dệt, nhuộm, tạo hoa văn công phu. Nhưng hiện nay, do nhu cầu cần 
“nhanh, nhiều, rẻ” nên họ thường dùng máy khâu thêu hoa văn và nhập các hàng thổ 
cẩm công nghiệp từ nơi khác về. Các mô típ hoa văn đơn giản đã thay thế các mô típ 
hoa văn truyền thống. Vì vậy, giá trị nghệ thuật, kho tàng hoa văn thổ cẩm Mường tại 
Cẩm Lương đang dần bị mai một, đứt đoạn với truyền thống.
3.2.2. Tình trạng bỏ học của trẻ em tăng cao
Trẻ em các làng người Mường ở điểm du lịch bỏ học nhiều hơn các làng không 
nằm trong tuyến du lịch. Phỏng vấn giáo viên P.T.T cho biết “Từ khi hoạt động du lịch 
phát triển, tỷ lệ trẻ em bỏ học chiếm 15,8%. Trong đó, học sinh cấp II bỏ học chiếm tỷ 
lệ khá cao. Nguyên nhân chủ yếu là các em học sinh cấp II thường nghỉ học để làm dịch 
vụ cho khách thuê đèn pin, nhất là học sinh nữ - lực lượng chủ lực tham gia đội quân 
bán hàng. Nguồn thu từ việc phục vụ du khách khá hấp dẫn dẫn đến việc các em bỏ học, 
đặc biệt tỉ lệ bỏ học càng cao đối với những lớp lớn”.
Như vậy qua quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy, tỷ lệ học sinh đi học rất thấp, 
trung bình trong tuần chỉ đạt 84,2%. Đặc biệt thứ 6, thứ 7 và chủ nhật là những ngày 
cuối tuần lượng khách đến thăm quan rất đông. Tình trạng học sinh bỏ học, lang thang
20
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
trên khu du lịch suối cá xuất hiện từ những năm 2000, chính quyền các cấp ở xã Cẩm 
Lương đã cố gắng giải quyết tuy nhiên hiện tượng này vẫn tồn tại khá phổ biến. Số phụ 
nữ bán hàng rong, đeo bám khách cũng diễn ra thường xuyên ở mọi địa điểm thăm 
quan. Hiện tượng chèo kéo mua đồ lưu niệm, đồ thuốc nam ,... thường xuyên xảy ra, 
đặc biệt là vào dịp cuối tuần gây ảnh hưởng tiêu cực đến vấn đề phát triển du lịch và đời 
sống văn hóa các làng người Mường.
4. Một số giải pháp phát triển du lịch tại xã Cẩm Lương
Để giảm thiểu những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đối với cộng đồng 
người Mường tại xã Cẩm Lương, trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin đề xuất một 
số giải pháp sau:
Thứ nhất: Đa dạng các mô hình du lịch tại xã Cẩm Lương
Như đã nêu ở bài viết, xã Cẩm Lương có rất nhiều tiềm năng và điều kiện để phát 
triển du lịch. Để hoạt động du lịch phát triển bền vững và đảm bảo an sinh xã hội tại đây 
chúng ta có thể xây dựng một số mô hình phục vụ du lịch:
- Mô hình làng nghề truyền thống: nhằm bảo tồn, phát huy những nghề thủ công 
truyền thống tại địa phương, việc xây dựng mô hình du lịch làng nghề truyền thống sẽ là 
cơ sở quan trọng để bảo tồn cũng như phát triển nghề. Với việc xây dựng mô hình này 
người dân ở đây vừa có thể bảo tồn được nghề, đồng thời có được thu nhập từ nghề 
thông qua việc bán sản phẩm cho khách cũng như việc cho khách thăm quan, trải 
nghiệm các quy trình sản xuất của làng nghề.
- M ô hình nhà vườn: ở mô hình này chúng ta có thể xây dựng mô hình vườn cây 
ăn quả, vườn trồng rau sạch, trong đó chú trọng vào những cây mang tính đặc sản địa 
phương như: rau sắng, rau dương x ỉ . Với mô hình này, ngoài việc thúc đẩy phát triển 
kinh tế địa phương, còn tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đồng 
thời đây sẽ là nguồn cung cấp sản phẩm cho các nhà hàng, các hộ gia đình làm nhà nghỉ, 
người dân sống trong khu vực.
- M ô hình trang trại chăn nuôi: mô hình này rất phù hợp với địa phương, khi 
triển khai chúng ta có thể áp dụng phương thức chăn nuôi theo truyền thống của đồng 
bào dân tộc nơi đây hoặc áp dụng quy trình chăn nuôi sạch (như theo mô hình của 
V ie tG A P .), sản phẩm sẽ là nguồn cung cấp thực phẩm đặc sản phục vụ nhu cầu khách 
du lịch.
Các mô hình đề xuất sẽ giúp đa dạng hóa các hình thức tham gia của cộng đồng 
vào du lịch, đồng thời giảm bớt được sự phân hóa xã hội trong cộng đồng người Mường 
khi có hoạt động du lịch.
Thứ hai: Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch
21
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
Để tăng sức hấp dẫn của điểm đến với khách du lịch, thông qua đó tăng thêm 
doanh thu từ hoạt động du lịch góp phần đảm bảo cho an sinh xã hội, đa dạng hóa các 
loại hình sản phẩm du lịch là một trong những giải pháp hiệu quả cho xã Cẩm Lương.
Với tiềm năng sẵn có, xã Cẩm Lương có thể phát triển các loại hình sản phẩm du 
lịch như: sản phẩm du lịch hành hóa - tặng phẩm từ các nghề thủ công truyền thống và 
các đặc sản địa phương. Sản phẩm dịch vụ khám phá nông nghiệp - nông thôn thông 
qua việc cho khách du lịch tham gia vào các hoạt động sản xuất, lao động để trải 
nghiệm đời sống của người dân địa phương. Sản phẩm du lịch lễ hội với các lễ hội 
truyền thống của người dân nơi đây như lễ khai hạ ... Sản phẩm du lịch tâm linh gắn với 
truyền thuyết như truyền thuyết về chàng rắn gắn với suối cá th ầ n . Sản phẩm du lịch 
ẩm thực với việc khám phá những đặc sản ẩm thực địa phương.
Thứ ba: Nâng cao nhận thức của người dân
Việc nâng cao nhận thức của người dân là một giải pháp có ý nghĩa hết sức quan 
trọng trong việc phát triển du lịch. Điều này không chỉ giúp người dân địa phương tham 
gia hoạt động du lịch một cách tự nguyện mà còn giúp hoạt động du lịch phát triển một 
cách bền vững hơn. Để làm được điều này, trước tiên phải chỉ ra cho cộng đồng địa 
phương thấy được những lợi ích mà hoạt động du lịch mang lại, đồng thời cũng cảnh 
báo những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 
địa phương. Qua đó, nhấn mạnh vai trò của cộng đồng địa phương có ảnh hưởng rất 
quan trọng trong việc khắc phục những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đối với 
nền kinh tế - văn hóa - xã hội, tầm quan trọng của người dân địa phương trong phát triển 
du lịch và bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống.
Mặt khác, đa phần người dân nơi đây có trình độ dân trí thấp, hiểu biết hạn chế 
về nghiệp vụ có liên quan đến du lịch, nên cần thực hiện các biện pháp nâng cao trình 
độ văn hóa cho người dân, giúp họ ngày càng hòa nhập sự phát triển về kinh tế - xã hội, 
chung tay làm giảm bớt sự khác biệt trong mức sống giữa các dân tộc khác nhau. Bên 
cạnh đó, cần nâng cao nhận thức của cộng đồng về chất lượng sản phảm cung cấp cho 
khách du lịch. Các sản phẩm cung cấp cho khách du lịch phải hợp lý về chất lượng và 
giá cả, đặc biệt cần mang tính đặc thù của địa phương.
Việc người dân tự ý thức được nguồn lợi từ du lịch đem lại việc giữ nếp sống 
hàng ngày, giữ bản sắc văn hóa và giữ chữ tín với du khách là một yếu tố quan trọng tạo 
nên sự thành công của du lịch.
5. Kết luận
Như vậy, có thể thấy, du lịch đã tác động mạnh mẽ đến các làng người Mường ở 
Cẩm Lương. Du lịch có ảnh hưởng tích cực, tăng nguồn thu cho người dân, góp phần
22
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
xoá đói giảm nghèo, đề cao ý thức tự hào bản sắc văn hoá tộc người... Nhưng du lịch 
cũng gây nên sự bất bình đẳng giữa các vùng,... Đồng thời, hàng loạt các vấn đề xã hội 
như trẻ em bỏ học lang thang, phụ nữ bán hàng rong chèo kéo khách ... cũng xảy ra khá 
phổ biến. Trước thực trạng đó, cần xây dựng định hướng và giải pháp phát triển du lịch 
bền vững ở Cẩm Lương. Người Mường (cũng như các cộng đồng dân cư địa phương 
khác) phải là chủ nhân thực sự của du lịch nơi đây.
Tài liệu tham khảo
[1] . Đảng bộ xã Cẩm Lương (2014), Lịch sử Đảng bộ xã Cẩm Lương - Nxb Văn 
hóa thông tin, Hà Nội.
[2] . Nguyễn Đình Hòa - Vũ Văn Hiến (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học 
Quốc gia - Hà Nội.
[3] . Nguồn tư liệu khảo sát thực tế của tác giả.
IMPACTS OF TOURISM ACTIVITIES ON MUONG VILLAGES 
IN CAM LUONG COMMUNE, CAM THUY DISTRICT, 
THANH HOA PROVINCE
Nguyen The Anh, Ph.D student 
Le Xuan Son, M.A
Abstract: Today, the development o f tourism economy is one o f many choices 
done by localities fu ll o f potentials and advantages o f tourism. However, finding 
solutions to the development is the most concerned issue. The paper presents the 
author’s ideas about positive and negative impacts o f tourism activities on Muong 
villages in Cam Luong commune, Cam Thuy district, Thanh Hoa province and proposes 
some solutions to the existing limitations so that negative impacts can be reduced and 
activities o f tourism economy actually become the strengths o f Thanh Hoa province.
Key words: tourism activities, economic development, M uong village, holly fish 
stream, Cam Thuy district...
23

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_hoat_dong_du_lich_den_cac_lang_nguoi_muong_o_xa.pdf