Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến ngành Du lịch, phương hướng khắc phục và bình ổn trong tương lai

Ngày nay để tiếp bước truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước, Việt Nam của chúng ta đang

từng bước phát triển về mọi mặt như là kinh tế, khoa học, kỹ thuật và đặt biệt hơn là sự phát triển về

ngành du lịch. Năm 2019 là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam giữ vững danh hiệu "Điểm đến hàng

đầu châu Á" do Giải thưởng Du lịch Thế giới (WTA) 2019 bình chọn. Nhưng do sự bùng nổ của dịch

bệnh Covid-19 đã làm ảnh hưởng nặng nề đến ngành này.

Chính vì những ảnh hưởng ấy, chúng ta nên có những giải pháp để khắc phục và phát triển ngành

du lịch Việt Nam ở giai đoạn hậu dịch bệnh Covid-19 và điều đó cũng có ý nghĩa cùng chung tay để

giúp cho nền kinh tế Việt Nam trở nên phát triển hơn.

Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến ngành Du lịch, phương hướng khắc phục và bình ổn trong tương lai trang 1

Trang 1

Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến ngành Du lịch, phương hướng khắc phục và bình ổn trong tương lai trang 2

Trang 2

Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến ngành Du lịch, phương hướng khắc phục và bình ổn trong tương lai trang 3

Trang 3

Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến ngành Du lịch, phương hướng khắc phục và bình ổn trong tương lai trang 4

Trang 4

Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến ngành Du lịch, phương hướng khắc phục và bình ổn trong tương lai trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 2840
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến ngành Du lịch, phương hướng khắc phục và bình ổn trong tương lai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến ngành Du lịch, phương hướng khắc phục và bình ổn trong tương lai

Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến ngành Du lịch, phương hướng khắc phục và bình ổn trong tương lai
2079 
TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH BỆNH COVID-19 ĐẾN NGÀNH 
DU LỊCH, PHƯƠNG HƯỚNG KHẮC PHỤC VÀ BÌNH ỔN 
TRONG TƯƠNG LAI 
Phạm Đăng Khoa, Nguyễn Quốc Hưng, Nguyễn Thiên Trường 
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: ThS. Diệp Thị P ươ Thảo 
TÓM TẮT 
Ngày nay để tiếp bước truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước, Việt Nam của chúng ta đang 
từng bước phát triển về mọi mặt như là kinh tế, khoa học, kỹ thuật và đặt biệt hơn là sự phát triển về 
ngành du lịch. Năm 2019 là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam giữ vững danh hiệu "Điểm đến hàng 
đầu châu Á" do Giải thưởng Du lịch Thế giới (WTA) 2019 bình chọn. Nhưng do sự bùng nổ của dịch 
bệnh Covid-19 đã làm ảnh hưởng nặng nề đến ngành này. 
Chính vì những ảnh hưởng ấy, chúng ta nên có những giải pháp để khắc phục và phát triển ngành 
du lịch Việt Nam ở giai đoạn hậu dịch bệnh Covid-19 và điều đó cũng có ý nghĩa cùng chung tay để 
giúp cho nền kinh tế Việt Nam trở nên phát triển hơn. 
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Việt Nam là một quốc gia có tìm năng du lịch đa dạng và phong phú. Với khí hậu gió mùa và nhiều 
điểm du lịch độc đáo, Việt Nam được thế giới biết đến như là một trong những điểm đến du lịch 
hàng đầu châu Á, với lượng du khách đến tham quan du lịch rất lớn và tăng đều theo từng năm. 
Ngoài ra, phát triển du lịch sẽ góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mang lại nguồn thu ngân 
sách quốc gia, thu hút vốn đầu tư và xuất khẩu hàng hóa tại chỗ, tác động tích cực đối với phát 
triển các ngành kinh tế có liên quan, đặc biệt là ngành thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, cơn đại dịch 
Covid-19 bùng phát là một cú sốc lớn đối với ngành du lịch của nước nhà. Từ đó gây ra những thiệt 
hại nặng nề lên tới đời sống và kinh tế người dân. Vậy thực trạng hiện tại của ngành du lịch như thế 
nào? Phương án khắc phục và bình ổn trong tương lại ( sau mùa dịch Covid -19) như thế nào? Chính 
phủ có biện pháp gì để hỗ trợ ngành du lịch? 
2 NỘI DUNG 
2.1 Thực trạng ngành du lịch trên thế giới 
Cuối tháng 3/2020, Tổ chức Du lịch Thế giới trực thuộc Liên hợp quốc cho biết, việc bùng phát đại 
dịch COVID-19 sẽ khiến ngành du lịch toàn cầu bị thiệt hại nặng nề do chính phủ các nước phải 
áp dụng các biện pháp chưa từng có để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, bao gồm đóng cửa 
biên giới, dừng các hoạt động vận tải đường không quốc tế và nội địa. Lượng khách du lịch quốc 
tế sẽ giảm 20-30%. Điều này dẫn đến tổn thất ước tính 300-450 tỷ USD đối với hoạt động du lịch 
2080 
quốc tế trong năm 2020, tương đương gần 1/3 trong số 1.500 tỷ USD mà ngành này thu được vào 
năm 2019. 
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các ‚cường quốc‛ về du lịch cũng như các điểm du lịch nổi tiếng 
trên thế giới như: Pháp, Italia, Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia đang phải trải qua cơn khủng 
hoảng chưa từng thấy. Du lịch Italia vốn mang lại gần 100 tỷ USD mỗi năm và giải quyết việc làm 
cho khoảng 6% số lao động của nước này. Tuy nhiên, trước ‚cơn lốc‛ của đại dịch COVID-19, Hiệp 
hội Du lịch Italia đánh giá dịch COVID-19 đang gây ra một cuộc khủng hoảng chưa từng có đối với 
ngành du lịch Italia. Trên phạm vi toàn quốc, số phòng khách sạn được đặt trước ở Italia đã liên tục 
bị hủy. Không chỉ các khu vực có dịch mà cả những khu vực được cho là không có nguy cơ lây 
nhiễm dịch bệnh cũng bị tác động. Các bảo tàng, rạp chiếu phim, nhà hát ở những khu vực dịch 
bệnh bùng phát buộc phải đóng cửa. Hiệp hội Du lịch Italia kêu gọi Chính phủ cần có các giải pháp 
cấp bách nhằm đưa hoạt động du lịch trở lại bình thường sau khi dịch bệnh chấm dứt. 
2.2 Thực trạng ngành du lịch ở Việt Nam hiện nay 
Theo tổng kết năm 2019 do tổng cục thống kê công bố, khách quốc tế đến nước ta ước tính 
đạt 18.008,6 nghìn lượt người, tăng 16,2% so với năm trước, trong đó khách đến bằng 
đường hàng không đạt 14.377,5 nghìn lượt người, chiếm 79,8% lượng khách quốc tế đến Việt Nam, 
tăng 15,2%; bằng đường bộ đạt 3.367 nghìn lượt người, chiếm 18,7% và tăng 20,4%; bằng đường 
biển đạt 264,1 nghìn lượt người, chiếm 1,5% và tăng 22,7%. Khách quốc tế đến nước ta từ châu Á 
đạt 14.386,3 nghìn lượt người, chiếm 79,9% tổng số khách quốc tế, tăng 19,1% so với năm trước; 
khách đến từ châu Âu đạt 2.168,2 nghìn lượt người, tăng 6,4%; khách đến từ châu Mỹ đạt 973,8 
nghìn lượt người, tăng 7,7%; khách đến từ châu Úc đạt 432,4 nghìn lượt người, giảm 1,2%; khách 
đến từ châu Phi đạt 48 nghìn lượt người, tăng 12,2%. 
Theo Hiệp hội Du lịch Việt Nam, từ đầu năm đến nay, do tác động của dịch Covid-19, hoạt động 
kinh doanh tại cơ sở lưu trú giảm từ 20% đến 50% so với cùng kỳ năm 2019. Lượng khách tới các 
điểm đến quan trọng như Hà Nội, Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh giảm khoảng 20%-50%. Dự kiến, 
lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3-2020 giảm hơn 60%, số khách du lịch nội địa 
giảm đến 80%. 
Từ những số liệu trên, ta có thể nhìn thấy được mức độ mà dịch bệch Covid-19 đã gây ra cho ngành 
du lịch Việt Nam trầm trọng đến thế nào. Nếu thực trạng này vẫn còn tiếp diễn mà không có những 
biện pháp, những kế hoạch kịp thời rõ ràng thì sẽ rất có thể ngành du lịch sẽ bị trì trệ trong một 
khoảng thời gian rất dài. 
3 SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH DU LỊCH ĐÃ DẪN ĐẾN HẬU QUẢ 
3.1 Đối với ngành du lịch trên thế giới 
Không chỉ ở Việt Nam, mà ngay cả các nước khác trên thế giới ngành du lịch cũng bị ảnh hưởng rất 
nghiêm trọng. Điển hình như các địa điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới ngày thường vốn đông đúc 
nay trở nên không bóng người qua lại. Khải Hoàn Môn ở Paris, Pháp; Kim tự tháp Giza ở ngoại ô 
phía Tây Nam thủ đô Cairo, Ai Cập; Quảng trường Bolivar ở Bogota, thủ đô Colombia; Quảng 
2081 
trường Thời đại ở New York, Mỹ; Đấu trường Colosseum ở Rome, Italia... không khác gì những kỳ 
quan bị nhân loại "lãng quên" trong các bộ phim về ngày tận thế. 
Và trong báo cáo nghiên cứu ra mắt ngày 10.3 vừa qua, Hiệp hội Công tác Du lịch toàn cầu ước 
tính doanh thu ngành du lịch thu được từ các chuyến công tác của doanh nghiệp sẽ bị thổi bay 
820,7 tỉ USD, tương đương 54% doanh thu kỳ vọng năm 2020. Cơ quan này ghi nhận 95% các 
chuyến công tác tới Trung Quốc, 77% chuyến công tác đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương và 
51% chuyến bay của doanh nghiệp tới châu Âu đã bị huỷ bỏ. Từ báo cáo nghiên cứu này, ta có thể 
nhìn thấy rằng dịch Covid-19 đã gây ra hậu quả nghiêm trọng như thế nào đối với ngành du lịch 
thế giới. 
Ngoài ra, Hiệp hội Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) dự báo rằng: Dịch Covid-19 có thể khiến 50 
triệu người lao động ngành du lịch mất việc. Con số này tương đương với 12-14% tổng lực lượng lao 
động của lĩnh vực này trên toàn thế giới. 
3.2 Đối với ngành du lịch Việt Nam 
Dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã gây ảnh hưởng đến tâm lý, sự an toàn của khách du lịch, nhiều 
du khách phải hủy đi những chuyến du lịch đã đặc trước và cùng với đó những chính sách nhằm 
đối phó, ngăn chặn với đại dịch của nhà nước như là đưa ra biện pháp tự cách ly, đóng cửa và 
ngừng hoặc hạn chế các chiến bay quốc tế. Điều này đã tác động tiêu cực đến các ngành du lịch 
như: khách sạn, nhà hàng, các cửa hàng, công ty và chủ sở hữu nhà riêng cung cấp chỗ ở chung 
thông, hàng không. 
Theo thông tin của một số báo điện tử như: Transoceanservice, Brandsvietnam, Baoquocte. Cụ thể, 
các công ty du lịch và lữ hành cũng không thể tránh khỏi khi nhiều tour trong và ngoài nước phải bị 
hủy bỏ dẫn đến sự sụt giảm doanh thu đáng kể. Các hãng hàng không Việt Nam cũng đã gặp khó 
khăn với hàng loạt chuyến bay bị hủy bỏ hoặc bị hạn chế đáng kể đến Trung Quốc, Hồng Kông và 
Đài Loan với tỷ lệ giảm khoảng 50% lượng đặt vé máy bay. Những chủ tiệm và chủ các gian hàng 
trong trung tâm thương mại cũng ghi nhân sự sụt giảm 50% doanh thu, khi không có bất kỳ khách 
Trung Quốc nào và một số ít khách Hàn Quốc, Nhật Bản. 
Chia sẻ tại buổi làm việc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các tập đoàn kinh tế tư nhân vào 
sáng 12/3, đại diện Sun Group cho biết, dịch vụ vui chơi giải trí chiếm 70% doanh thu nhưng 2 
tháng đầu năm nay giảm tới 2 triệu lượt khách và có thể sau nửa đầu năm, số khách giảm lên tới 7 
triệu. Tính riêng mảng này, Sun Group dự kiến giảm doanh thu 2.000 tỷ đồng. Ngoài ra theo ông 
Trần Đức Hải, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, cho biết dịch Covid-19 khiến lượng khách du lịch tới các 
điểm tham quan giảm khoảng 60%, hệ thống cơ sở lưu trú giảm khoảng 50%, có những ngày thấp 
điểm chỉ đạt công suất 30%. 
Đại diện Công ty Lữ hành Saigontourist cho biết, trong tháng 2/2020, lượng khách mua tour đơn vị 
này giảm 80%, tháng 3 giảm 90% tổng lượng khách, doanh thu sụt giảm 500 tỷ đồng/tháng; Công 
ty TNHH Tiếp thị và Giao thông vận tải (Viettravel) tháng 2/2020 giảm 40%, tháng 3 giảm 80%, 
tháng 4 giảm 90% tổng lượng khách; Hanoitourist giảm 70-80% lượng khách. Du lịch Việt Nam sẽ 
bị thiệt hại nặng nề, và chắc chắn sẽ không đạt mục tiêu đón 20,5 triệu lượt khách quốc tế trong 
2082 
năm 2020. Theo Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), trong tháng 2/2020, du lịch Việt 
Nam đã đón 1,2 triệu lượt khách, giảm 37,7% so với cùng kỳ năm 2019. Tính tổng trong 2 tháng đầu 
năm 2020, du lịch Việt Nam đã đón 3,2 triệu lượt khách, chỉ tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2019. 
Đây là mức tăng thấp so với mục tiêu tăng trưởng chung 13,8% để đạt được 20,5 triệu lượt khách 
quốc tế trong năm 2020... Có thể nói, chưa bao giờ, ngành du lịch gặp phải khó khăn như thời 
điểm này. 
Ngoài ra, do lượng khách du lịch giảm mạnh nên các công ty du lịch, các khách sạn, các khu vui 
chơi giải trí ở những địa điểm du lịch đã thực hiện các biện pháp nhằm cắt giảm lỗ nhằm cân bằng 
tài chính trong công ty như là tạm ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian, giảm lương công 
nhân viên hay là cắt giảm nhân sự, điều này đã dẫn đến cho rất nhiều người phải rơi vào hoàn 
cảnh thất nghiệp, đời sống cuộc những người công nhân viên đó trở nên khó khăn hơn. 
4 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ BÌNH ỔN SAU DỊCH COVID-19 
Nhằm để vượt qua sự khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra, ngoài những chính sách phòng 
chống- ngăn ngừa dịch bệnh thì Nhà nước và chính chúng ta cần có những kế hoạch, biện pháp và 
phướng hướng rỏ ràng để giúp cho ngành du lịch không bị trì trệ và được cải thiện phục hồi tối đa. 
Chúng ta nên hiểu rằng vì thời gian cách ly xã hội diễn ra dài tâm lý của hầu hết mọi người rất 
muốn được ra khỏi nhà, đi chơi hoặc du lịch sau dịch. Vì vậy chúng ta cần nắm bắt tâm lý để có 
hướng giải pháp giúp cho ngành dịch vụ khắc phục được khó khăn và vượt qua khó khăn của dịch 
bệnh Covid-19 gây ra. Đặc biệt nhất đó là chúng ta sẽ thông qua mạng xã hội - nơi có tầm ảnh 
hưởng nhất trong thời đại 4.0 để quảng bá các ngành du lịch. 
Người ta luôn thích chia sẻ hình ảnh và những video mà họ chụp khi đi du lịch. Vậy kênh nào họ 
đang sử dụng để chia sẻ hình ảnh và trải nghiệm du lịch của họ? Và mức ảnh hưởng của những 
chia sẻ đến những người khách như thế nào? Theo thống kê, hơn 97% khách du lịch biết đến điểm 
đến và lựa chọn để đến là do những bức hình, video từ bạn bè và những người quen của họ trên 
mạng xã hội. Lợi dụng mạng xã hội, nhiều công ty du lịch và khách sạn nhà hàng đã chạy những 
chương trình qua mạng xã hội, để thu hút nhiều khách hơn. Ví dụ như, khách sạn sử dụng hình ảnh 
của khách để quảng bá, thay vì dùng hình ảnh của người nổi tiếng. Những khách có hình trên 
website của khách sạn sẽ chia sẻ hình ảnh này cho bạn bè và người quen của họ. 
Vì thế chúng ta cần đẩy mạnh vào việc quảng bá bằng mạng xã hội và dùng tin tức lan tỏa khắp 
nơi: 
Thứ nhất là chúng ta nên đăng tin nước Việt Nam trong công tác phòng và chống dịch một cách an 
toàn, là một trong những nước có số ca nhiễm thấp so với thế với và chưa có ca tử vong nào đáng 
tiếc phải xảy ra, điều nay sẽ giúp cho các du khách trong và ngoài nước an tâm hơn, và một phần 
nào đó họ sẽ chọn Việt Nam là nơi để du lịch an toàn. 
Thứ hai, các công ty du lịch sau dịch nên đẩy mạnh việc cập nhật thông tin tour tuyến, chương trình 
ưu đãi, hoạt động của doanh nghiệp lên website; ứng dụng công nghệ mới để tăng trải nghiệm 
của khách hàng; nâng cấp phần mềm điều hành tour; triển khai cổng thanh toán điện tử; thiết lập 
2083 
kênh tương tác trực tiếp với khách... Ngoài ra các công ty nên đẩy mạnh việc quảng bá lên các 
trang mạng xã hội nổi tiếng ngày nay như tiktok, facebook, instagram, youtube 
Thứ ba là chúng ta- những công dân Việt Nam cần phải đồng lòng giúp cho ngành du lịch vượt khó 
để phát triển như là thể hiện lòng mến khách với những khách du lịch nước ngoài, tạo cho họ thấy 
được sự yêu quý và chào đón của chúng ta rất ấm áp và nồng nhiệt. Cần Phát động các phong 
trào cuộc thi như là ‚cảnh đẹp quê tôi‛ hoặc ‚Việt Nam tôi đẹp‛ rộng khắp các trang mạng xã hội, 
nhằm để lựa chọn ra những cảnh đẹp của các tỉnh, thành. Từ đó có thể khai thác thêm những điểm 
du lịch mới, còn ít người biết tại các khu vực ít bị ảnh hưởng của dịch, thúc đẩy quảng bá tăng 
cường khai thác tiềm năng du lịch. 
Thứ tư là chúng ta cần, các bạn trẻ thường dùng các trang mạng xã hội như tiktok, instagram, khi 
đi du lịch hay là có cảnh đẹp nào đó của đất nước mình thì cùng nhau đăng lên trên các trang 
mạng xã hội đó để cùng khoe là ‚ Việt Nam là một nước có nhiều nơi du lịch đẹp, độc đáo và an 
toàn‛. Để làm được điều này thì cần có sự chung tay, góp sức của tất cả chúng ta, những người con 
của dãy đất hình chữ S. 
5 KẾT LUẬN 
Hiện nay tình hình dịch vẫn đang còn diễn biến phức tạp, chúng ta cần phải đưa ra những biện 
pháp, kế hoạch và phương án kĩ lưỡng để những phương án đó được áp dụng đúng thời điểm 
nhằm giảm thiểu những tổn thất và có khôi phục nhanh hơn đối với ngành du lịch Việt Nam. Để 
làm được điều này cần phải có sự phối hợp sáng suốt của nhiều ban ngành cũng như toàn thể 
chúng ta. Vì một tương lai ngành du lịch Việt Nam được phát triển mạnh mẽ, vì một đất nước vững 
mạnh. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Ngày 27/12/219, thông cáo báo cáo tài chính kinh tế - xã hội quý IV và năm 2019, Tổng cục 
Thống kê, https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=19453 
[2] Ngày 01/03/2020, Hoàng Lân, Du lịch Việt Nam trước ảnh hưởng của dịch Covid-19: Biến 
thách thức thành cơ hội phát triển, Báo Hà Nội mới, 
lich/959798/du-lich-viet-nam-truoc-anh-huong-cua-dich-Covid-19-bien-thach-
thuc%C2%A0thanh-co-hoi-phat-trien 
[3] Ngày 06/04/2020, H.Thảo, Ngành du lịch thế giới thiệt hại nặng nề bởi dịch Covid-19, báo 
điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, 
gioi-thiet-hai-nang-ne-boi-dich-Covid-19-552150.html 
[4] Ngày 18/03/2020, VTC, Kinh tế Việt Nam và thế giới dưới bóng ma Covid-19, TTWTO VCCI, 
[5] Ngày 24/03/2020, Huy Lê, Du lịch Việt Nam phục hồi thế nào sau dịch Covid-19, báo điện tử 
Đảng Cộng Sản Việt Nam, 
nao-sau-dich-Covid-19-551107.html 

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_dich_benh_covid_19_den_nganh_du_lich_phuong_huo.pdf