Sử dụng tảo cô đặc Nannochloropsis oculata làm thức ăn cho luân trùng Brachionus plicatilis
TÓM TẮT
Tảo cô đặc Nannochloropsis oculata ở dạng nhão và lỏng đậm đặc được nghiên cứu làm thức ăn,
thay thế vi tảo tươi tương ứng cho luân trùng Brachionus plicatilis. Luân trùng được nuôi bán liên
tục trong các bể composite hình trụ, dung tích 500 lít. Thức ăn duy nhất là vi tảo N. oculata ở dạng
nhão cô đặc hoặc lỏng đậm đặc (thí nghiệm) so với dạng tươi hoặc dạng nhão-sản phẩm thương mại
làm đối chứng. Các thông số mật độ cực đại, tốc độ sinh sản, tỷ lệ mang trứng, sản lượng thu hoạch
hàng ngày và tổng sản lượng thu hoạch trong một đợt nuôi được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của
thức ăn lên quần thể luân trùng. Quần thể sử dụng tảo cô đặc dạng nhão-thí nghiệm có các chỉ tiêu
đánh giá thấp hơn quần thể sử dụng vi tảo tươi tương ứng, cụ thể là mật độ cực đại đạt 89%, tốc độ
tăng trưởng đạt 92%, tỷ lệ mang trứng đạt 82%, tổng sản lượng thu hoạch đạt 80%; không khác biệt
so với quần thể sử dụng tảo cô đặc dạng nhão-đối chứng. Quần thể sử dụng tảo cô đặc dạng lỏng-thí
nghiệm có các chỉ tiêu đánh giá không khác biệt so với vi tảo tươi tương ứng và tảo cô đặc dạng
nhão-đối chứng. Tảo cô đặc N. oculata, sản phẩm khoa học của đề tài, làm thức ăn thay thế vi tảo
tươi tương ứng trong nuôi sinh khối luân trùng, dạng lỏng cho kết quả không khác biệt, dạng nhão
cho kết quả ít nhất 80% so với tảo tươi.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sử dụng tảo cô đặc Nannochloropsis oculata làm thức ăn cho luân trùng Brachionus plicatilis
ủa luân trùng “nhão TN” (47,62%) và “lỏng TN” (44,60%) cao hơn “tảo tươi” (43,79%). Hàm lượng lipid của luân trùng “tảo tươi” (10,34%), “nhão TN” (9,16%) và “lỏng TN” (10,07%). IV. THẢO LUẬN NH3 dao động ở mức 0-0,06 mg.l -1, TAN ở mức 15-35 mg.l-1 nhờ vào việc sử dụng Sodium hydroxymethasulfonate. Đây là một formaldehydebisulfite có thể kết hợp với ammonia tạo thành muối aminomethanesulfonate, làm giảm TAN. Bentley và ctv., (2008) đã thành công khi sử dụng hóa chất trung hòa ammonia này để nuôi B. rotundiformis đạt mật độ cao (3000 ct.ml-1) trong hệ thống tuần hoàn, nuôi liên tục, sử dụng thức ăn là Nannochloropsis cô đặc. pH giảm dần theo thời gian nuôi, nhờ sử dụng sodium bicarbonate để đệm môi trường nước nuôi, tránh pH giảm quá thấp do ion hydrogen phóng thích từ phản ứng trung hòa ammonia của Sodium hydroxymethasulfonate. Yoshimura và ctv., (1996) có thể nuôi luân trùng đạt mật độ cao nhờ duy trì pH 7 bởi HCl và NaOH. Nghiên cứu đã sử dụng Vitamin B12 bổ sung vào môi trường nước nuôi, luân trùng cần Vitamin B12 cho sự phát triển của quần thể, tăng TĐTT, giúp ổn định việc nuôi (Hirayama, 1990). Môi trường nước nuôi được cải thiện nhờ vào miếng bọt biển hấp thụ chất dơ, đưa ra khỏi bể nuôi hàng ngày. TĐTT của B. plicatilis bị ảnh hưởng chủ yếu bởi thức ăn, loại tảo và kích cỡ tế bào tảo. Nannochloropsis từ lâu đã được chứng minh là nguồn thức ăn cho TĐTT cao (Ahmad, 1991). Trong nghiên cứu này, N. oculata được sử dụng làm nguồn thức ăn duy nhất cho luân trùng B. plicatilis, từ mật độ ban đầu 200 ct.ml-1, sau 6 ngày nuôi, quần thể “tảo tươi” đạt mật độ 891±31 ct.ml-1, TĐTT 0,25±0,01 .ngày-1; quần thể “nhão ĐC” đạt mật độ 826±42 ct.ml-1, TĐTT 0,24±0,01 .ngày-1; quần thể “lỏng TN” đạt mật độ 897±49 ct.ml-1, TĐTT 0,25±0,01 .ngày-1. Kết quả này có thể so sánh với tác giả Fu và ctv., (1997), khi nuôi B. plicatilis ở dung tích 0,5m3, sử dụng Chlorella cô đặc, cho TĐTT 0,25 .ngày-1. Hay tác giả Pfeiffer và Ludwig (2007), khi nuôi B. plicatilis trong bể nhựa 60 lít, thức ăn là tảo cô đặc Nannochloropsis (Reed Mariculture, Campbell, California), mật độ ban đầu 500 ct.ml-1, đạt cực đại 1.500 ct.ml-1, TĐTT từ 0,28±0,17 .ngày-1 đến 0,33±0,26. ngày-1. Cũng như kết quả của Trung tâm khảo cứu Artemia, nuôi B. plicatilis bằng ProvifeedTM Nannochloropsis (www.proviron.com) từ mật độ ban đầu 350 ct.ml-1, sau 4 ngày nuôi, đạt 897±51 ct.ml-1. Mật độ cực đại và TĐTT của 69TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 quần thể “lỏng TN” có thể so sánh với “tảo tươi” và “nhão ĐC”. Trong khi đó, mật độ cực đại và TĐTT của quần thể “nhão TN” thấp hơn “tảo tươi” và “nhão ĐC”. Có sự khác biệt về mật độ và TĐTT giữa hai quần thể “nhão TN” và “lỏng TN”, giải thích điều này có thể là do chất lượng tế bào N. oculata khác nhau ở hai dạng sản phẩm. Dạng lỏng có mật độ 6x109 tb.ml-1, trong khi đó dạng nhão có mật độ cao hơn gấp 10 lần, 60x109 tb.ml-1. Vào thời điểm bắt đầu thí nghiệm, sản phẩm đã có thời gian bảo quản 5 tuần, tỷ lệ tế bào chết ở dạng nhão cao hơn dạng lỏng. Theo Mauchline (1998) và Stottrup (2000), các loài ăn lọc có chọn lọc có thể thích lọc tế bào tảo còn sống làm thức ăn và tránh lọc các tế bào đã chết. Tuy nhiên luân trùng là loài ăn lọc không chọn lọc, nhưng có thể các tế bào tảo chết không lơ lửng trong cột nước. Hơn nữa, có thể có sự khác biệt về các hóa chất độc hại về sinh học giữa tảo sống và đã chết. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của tảo tươi và cô đặc N. oculata lên mật độ và TĐSS của B. plicatilis trong nghiên cứu này đồng nhất với của Lubzens và ctv., (1995), rằng sản phẩm cô đặc dạng nhão Nannochloropsis thu hoạch bằng ly tâm, bảo quản ở -20 và -70ºC không cho TĐSS của B. plicatilis như tảo tươi tương ứng. Tỷ lệ mang trứng của quần thể là thông số để dự đoán điều kiện của bể nuôi sau 24 giờ, tỷ lệ này bị giảm ở nồng độ ammonia cao hay khi quần thể bị thiếu ăn (Snell và ctv., 1987). Tỷ lệ mang trứng của các quần thể B. plicatilis trong nghiên cứu này vào ngày nuôi 1 từ 32- 39%, giảm dần theo thời gian nuôi, đến ngày 20 chỉ còn 8-17%. Từ ngày 21-24 trở đi, quần thể không có khả năng tăng mật độ. Điều này phù hợp với kết luận của Snell và ctv., (1987), khi quần thể có tỷ lệ mang trứng giảm xuống dưới 13%, sẽ bị tàn. Quần thể B. plicatilis nuôi bằng Chlorella cô đặc có tỷ lệ mang trứng 26% (Jabeur và ctv., 2013), nuôi bằng ProvifeedTM Nannochloropsis (www.proviron.com, 2013) có tỷ lệ mang trứng 21±3%. Trong nghiên cứu này, quần thể sử dụng tảo tươi có tỷ lệ mang trứng cao hơn 3 quần thể còn lại (ngoại trừ ngày 10 và 16), cho thấy có sự ảnh hưởng của chất lượng tảo tươi và tảo cô đặc lên tỷ lệ mang trứng của luân trùng sử dụng. Tuy nhiên, dạng nhão và lỏng TN có thể so sánh với dạng nhão ĐC khi so sánh ở khía cạnh ảnh hưởng của chất lượng tảo lên tỷ lệ mang trứng của quần thể luân trùng sử dụng. Sản lượng thu hoạch hàng ngày giữa 4 quần thể không có sự khác biệt, nhưng tổng sản lượng thu hoạch của quần thể “nhão TN” thấp hơn các quần thể còn lại, do khác nhau ở số ngày thu hoạch. Giải thích điều này là do chất lượng của tảo dạng nhão và lỏng TN có khác nhau, tỷ lệ tế bào chết ở dạng nhão cao hơn dạng lỏng. Tế bào tảo chết tuy chưa gây ảnh hưởng đến ammonia và pH (không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức) nước nuôi, có thể có các ảnh hưởng mà trong khuôn khổ của nghiên cứu này chưa tìm thấy được, chẳng hạn các hóa chất độc hại về sinh học mà Mauchline (1998) và Stottrup (2000) đã đề cập. Hoặc tảo chết bám vào thành và đáy bể gây ảnh hưởng xấu đến quần thể luân trùng. Tuy nhiên, khả năng nâng cao tổng sản lượng của quần thể sử dụng nhão TN để có thể so sánh bằng 3 quần thể còn lại là có thể. Kéo dài thời gian thu hoạch bằng cách vệ sinh bể 1-2 lần nhiều hơn các quần thể còn lại, có khả năng giúp quần thể tăng TĐTT trở lại, như trong trường hợp ngày 10. Theo phân tích của Caric và ctv., (1993) luân trùng cho ăn bằng tảo tươi Nannochlo- ropsis sp. có hàm lượng protein 34,3-35,3%, lipid 11,1-17,2% và tro 5,0-8,3% TLK. Trong nghiên cứu này, luân trùng sử dụng N. ocu- 70 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 lata có hàm lượng protein 44,60-47,62%, lipid 8,28-10,34%, carbohydrate 16,48-30,22 và tro 15,11-28,40% TLK. Hàm lượng pro- tein của luân trùng “nhão TN” và “lỏng TN” không những so sánh được mà còn cao hơn “tảo tươi”. Hàm lượng lipid của luân trùng “tảo tươi” (10,34%), “nhão TN” (9,16%) và “lỏng TN” (10,07%) tuy không khác nhau nhiều, nhưng không kết luận một cách chính xác sự khác biệt có ý nghĩa hay không do số liệu là tuyệt đối, không có trung bình. Lubzens và ctv., (1995) không tìm thấy sự khác biệt ở hàm lượng lipid giữa luân trùng sử dụng Nan- nochloropsis sp. tươi (15,5µg/106 luân trùng) và cô đặc (12,0µg/106 luân trùng), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu cho thấy sản phẩm tảo N. oculata cô đặc của đề tài có thể sử dụng để nuôi sinh khối luân trùng. Kết quả có thể so sánh với vi tảo tươi tương ứng trong trường hợp dạng lỏng hay chỉ đạt khoảng 80% trong trường hợp dạng nhão. Sử dụng sản phẩm tảo cô đặc này giúp cho người SXG có thể giải quyết được nhiều vấn đề: (1) Tảo cô đặc dễ dàng vận chuyển, lưu giữ/bảo quản trong một khoảng thời gian tương đối dài, giúp người sản xuất giống không còn phụ thuộc trực tiếp vào việc sản xuất sinh khối tảo tươi. Đặc biệt ở những cơ sở sản xuất giống không đủ điều kiện cơ sở vật chất và kỹ thuật để nuôi sinh khối tảo, việc nuôi phụ thuộc vào thời tiết/mùa vụ. Bởi vì nuôi sinh khối luân trùng bằng men bánh mì không ổn định và luân trùng thiếu hàm lượng của DHA và EPA. Tảo cô đặc có thể nuôi luân trùng đạt mật độ cao, điều này hiếm khi đạt được khi nuôi bằng tảo tươi do tảo có mật độ thấp khi nuôi ở bể hở và raceway. (2) Việc nuôi tảo không nhất thiết phải ở ngay nơi sản xuất giống, có thể nuôi ở nơi có điều kiện đảm bảo cho chất lượng tảo tốt nhất. (3) Giá trị dinh dưỡng của tảo được xác định trước khi làm thức ăn cho luân trùng, vì vậy chất lượng luân trùng được đảm bảo. (4) Có thể phát triển sản xuất trứng nghỉ, do kiểu sinh sản này bị ảnh hưởng bởi số lượng lớn sinh khối tảo làm thức ăn cho luân trùng (Hamada và Hagiwara, 1993). Sản xuất trứng nghỉ đòi hỏi mật độ tảo cao, cao hơn việc nuôi sinh khối đơn thuần. Điều này chỉ có thể khi có sản phẩm tảo cô đặc. Sản phẩm khi sử dụng có thể đặt hàng trước và đảm bảo đủ lượng để sử dụng trong thời gian cần thiết tạo trứng nghỉ, khoảng 15-20 ngày. V. KẾT LUẬN 1. Sản phẩm tảo cô đặc dạng nhão thí nghiệm khi sử dụng làm thức ăn cho luân trùng B. plicatilis so với tảo tươi cho mật độ thấp hơn, đạt 89%; TĐTT thấp hơn, đạt 92%; tỷ lệ mang trứng thấp hơn, đạt 82%; sản lượng thu hoạch hàng ngày không khác biệt; tổng sản lượng thu hoạch thấp hơn, đạt 80%. 2. Sản phẩm tảo cô đặc dạng nhão thí nghiệm khi sử dụng làm thức ăn cho luân trùng B. plicatilis có thể so sánh được với tảo cô đặc sản phẩm thương mại ở mật độ, TĐTT, tỷ lệ mang trứng, sản lượng thu hoạch hàng ngày và tổng sản lượng. 3. Sản phẩm tảo cô đặc dạng lỏng thí nghiệm khi sử dụng làm thức ăn cho luân trùng B. plicatilis có thể so sánh được với tảo tươi và tảo cô đặc sản phẩm thương mại ở mật độ, TĐTT, tỷ lệ mang trứng, sản lượng thu hoạch hàng ngày và tổng sản lượng. 71TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 4. Sản phẩm tảo cô đặc N. oculata thí nghiệm là thức ăn thích hợp cho việc nuôi sinh khối luân trùng B. plicatilis. Dạng lỏng có thể thay thế hoàn toàn tảo tươi, dạng nhão khi thay thế cho kết quả khoảng 80% so với tảo tươi. LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu được thực hiện từ kinh phí đề tài “Nghiên cứu công nghệ nuôi, thu sinh khối vi tảo I. galbana, N. oculata phục vụ sản xuất giống hải sản”, thuộc chương trình Công nghệ sinh học Nông nghiệp, Thủy sản của Bộ NN & PTNT. Tác giả chân thành cảm ơn cộng tác viên, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu thành công. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ahmad, A.T., 1991. Optimum feeding rate of the rotifer Brachionus plicatilis on the marine alga Nannochloropsis sp. J. World Aquacult. Sot. 22, 230-234. Bentley, C.D., Carroll, P.M., Watanabe, W.O., 2008. Intensive Rotifer Production in a Pilot-scale Continuous Culture Recirculating System Using Nonviable Microalgae and an Ammonia Neutralizer. J. World Aquacult. Sot. 39 (5), 625-635. Caric, M.J., Sanko-Njire, Skaramuca, B., 1993. Dietary effects of different feeds on the biochemicals composition of rotifer (Brachionus plicatilis Muler). Aquaculture 110, 141-150. Fu, Y., Hada, A., Yamashita, T., Yoshida, Y., Hino, A., 1997. Development of a continuous culture system for stable mass production of the marine rotifer Brachionus. Hydrobiologia 358, 145-151. Gatesoupe, F.J., Liquet, P., 1981. Practical diet for mass culture of the rotifer Brachionus plicatilis: application to larval rearing of sea bass, Dicentrarchus labrax. Aquaculture 22, 149-163. Hirayama, K., 1990. A physiological approach to problems of mass culture of the rotifer. NOAA Technical report No. NMFS 85. U.S. Dept. Commerce, U.S.A., 73-79. Jabeur, C., Merghni, A., Kamoun, F., 2013. Feeding Rotifers Brachionus plicatilis with microalgae cultivated in Tunisia. J. Environ. Sci. Toxicol. Food Tech. 4 (5), 105-112. James, C.M., Abu-Rezeq, T.S., 1988. Effect of different cell densities of Chlorella capsulate and a marine Chlorella sp. for feeding the rotifer Brachionus plicatilis. Aquaculture 69, 43-56. Jones, D.A., Kamarudin, M.S., Le Vay, L., 1993. The potential for replacement of live feeds in larval culture. J. World Aquacult. Sot. 24, 199-210. Lubzens, E., Gibson, O., Zmora, O., Sukenik, A., 1995. Potential advantages of frozen algae (Nannochloropsis sp.) for rotifer (Brachionus plicatilis) culture. Aquaculture 133, 295- 309. Pfeiffer, T.J., Ludwig, G.M., 2007. Small-Scale System for the Mass Production of Rotifers Using Algal Paste. N. Am. J. Aquacult. 69, 239-243. Rezeq, T.A., James, C.M., 1987. Production and nutritional quality of the rotifer Brachionus plicatilis fed marine Chlorella sp. at different cell densities. Hydrobiologia 147, 257-261. Snell, T.W., Childress, M.J., Boyer, E.M., Hoff, F.H., 1987. Assessing the status of rotifer mass cultures. J. World Aquacult. Soc. 18, 270-277. Yoshimura, K., Hagiwara, A., Yoshimatsu, T., Kitajima., C., 1996. Culture technology of marine rotifers and the implication for intensive culture of marine fish in Japan. Mar. Freshwater Res. 47, 217-222. Yu, J.P., Hirayama, K., 1986. The effect of un-ionized ammonia on the population growth of the rotifer in mass culture. B. Japan. Soc. Sci. Fish. 52, 1509-1513. 72 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 CONDENSED MICROALGAE Nannochloropsis oculata AS FEED FOR ROTIFER Brachionus plicatilis Dang To Van Cam1*, Dang Thi Nguyen Nhan1 ABSTRACT Condensed microalgae Nannochloropsis oculata in paste and concentrated forms were studied as feed for rotifer Brachionus plicatilis, replaced to fresh one. Rotifers are cultured in composite cyl- inder tanks, volume of 500 litres. Microalgae N. oculata is used as the sole feed at different forms such as paste or concentrated-experimental product, comparing with fresh or paste-commercial product as control. Parametters such as maximal density, specific growth rate, egg ratio, daily yield and total yield are used to evaluate the effect of feed on population. Population was used N. oculata in paste form-experiment as feed had parametters lower than those from fresh one, for instance maximal density at 89%, specific growth rate at 92%, egg ratio at 82%, total yield at 80%; no dif- ference compared to those from N. oculata in paste form-control. Population was used N. oculata in concentrated form-experiment as feed had parametters equal to those from fresh one and paste form-control. In conclusion, condensed microalgae N. oculata-experimental product are able to replaced to fresh one as feed for rotifer. The products are in paste and concentrated forms leading to 80% and equal results obtaining from fresh one, respectively. Keywords: Brachionus plicatilis, concentrated microgalgae, Nannochloropsis oculata, paste microalgae, Người phản biện: TS. Nguyễn Văn Sáng Ngày nhận bài: 10/8/2014 Ngày thông qua phản biện: 26/8/2014 Ngày duyệt đăng: 05/9/2014 1 National Breeding Center for Southern Marine Aquaculture - Research Institute for Aquaculture No.2. * Email: camdtv.ria2@mard.gov.vn
File đính kèm:
- su_dung_tao_co_dac_nannochloropsis_oculata_lam_thuc_an_cho_l.pdf