Sơ lược về ẩn dụ tri nhận bản thể trong thành ngữ ẩn dụ Trung - Việt

Sự giao lưu, va chạm và dung hoà của hai nền văn hóa Trung - Việt trở thành nền tảng

đóng góp vào sự hình thành thành ngữ tiếng Việt, tác động không nhỏ đến sự ra đời, phát

triển và hình thức cấu trúc của kho tàng thành ngữ Việt Nam. Trong quá trình giao lưu

giữa tiếng Hán và tiếng Việt, người Việt Nam đã chắt lọc và tiếp thu nhận thức của người

Trung Quốc đối với thế giới xung quanh thông qua ngôn ngữ. Tuy nhiên, mỗi dân tộc đều

có cho mình các giá trị quan, phương thức tư duy và đặc trưng văn hóa độc đáo riêng,

cùng một sự kiện, sự vât khách quan khi ánh xạ vào trong thành ngữ, ý nghĩa hoàn toàn

không giống nhau. Vì vậy, bài viết dựa trên cơ sở tri nhận ẩn dụ bản thể của nhà ngôn

ngữ học Lakoff và Johnson (1980) tiến hành đối chiếu, phân tích và giải thích những

điểm giống, khác nhau và nguyên nhân của thành ngữ ẩn dụ trong tiếng Việt và tiếng

Trung.

Sơ lược về ẩn dụ tri nhận bản thể trong thành ngữ ẩn dụ Trung - Việt trang 1

Trang 1

Sơ lược về ẩn dụ tri nhận bản thể trong thành ngữ ẩn dụ Trung - Việt trang 2

Trang 2

Sơ lược về ẩn dụ tri nhận bản thể trong thành ngữ ẩn dụ Trung - Việt trang 3

Trang 3

Sơ lược về ẩn dụ tri nhận bản thể trong thành ngữ ẩn dụ Trung - Việt trang 4

Trang 4

Sơ lược về ẩn dụ tri nhận bản thể trong thành ngữ ẩn dụ Trung - Việt trang 5

Trang 5

Sơ lược về ẩn dụ tri nhận bản thể trong thành ngữ ẩn dụ Trung - Việt trang 6

Trang 6

Sơ lược về ẩn dụ tri nhận bản thể trong thành ngữ ẩn dụ Trung - Việt trang 7

Trang 7

Sơ lược về ẩn dụ tri nhận bản thể trong thành ngữ ẩn dụ Trung - Việt trang 8

Trang 8

Sơ lược về ẩn dụ tri nhận bản thể trong thành ngữ ẩn dụ Trung - Việt trang 9

Trang 9

Sơ lược về ẩn dụ tri nhận bản thể trong thành ngữ ẩn dụ Trung - Việt trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 03/01/2022 4060
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sơ lược về ẩn dụ tri nhận bản thể trong thành ngữ ẩn dụ Trung - Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sơ lược về ẩn dụ tri nhận bản thể trong thành ngữ ẩn dụ Trung - Việt

Sơ lược về ẩn dụ tri nhận bản thể trong thành ngữ ẩn dụ Trung - Việt
ười Việt cũng 
quy nạp nó vào trong ẩn dụ để chỉ những người chân chất, sợ hãi và hèn nhát. 
3.1.2.2. Hung ác, giảo hoạt 
Người Việt Nam sử dụng “lòng lang dạ dạ sói”, “hổ đội lốt thầy tu”, và “mèo già hóa cáo” 
làm ẩn dụ cho những kẻ xấu xa và bội bạc, người Trung Quốc ta cũng dùng “狼心狗肺” (tâm 
địa xấu xa như sói và chó) và “蛇蝎心肠” (tâm địa ác độc như rắn và bò cạp) để mô tả những 
kẻ nham hiểm và độc ác. Rõ ràng, kinh nghiệm của hai dân tộc đều giống nhau, ngoại trừ loài 
chó, họ đều tin rằng hổ, sói, bọ cạp và các loài động vật khác đều xấu xa, độc ác và quỷ kế đa 
đoan, mà con người cũng có những phẩm chất như vậy, nghĩa là ở cả hai đối tượng cùng có 
những điểm giống nhau nên mới xuất hiện những ẩn dụ tương tự như trên. Bên cạnh những 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 633 
lời khen ngợi như trung thành, trung thực, dũng cảm, trong tiếng Hán “chó” còn có những ý 
nghĩa xúc phạm, như: thể hiện nhân cách thấp kém và hành vi cực kỳ xấu như “猪狗不如” 
(không bằng cả lợn và chó), “猪卑狗脸” (mặt chó lợn nham hiểm); con người xấu xa, tham 
lam của cải và vô ơn như “狼心狗肺”; cho thấy địa vị xã hội thấp như “阿猫阿狗” (a mao a 
cẩu, để gọi người thấp hèn). Tuy nhiên, tại sao trong lòng dân tộc Việt Nam, loài chó lại 
không hung ác và xảo quyệt? “chó” không mang ý nghĩa ác độc, xấu xa, vô ơn trong tiếng 
Việt. Người Việt Nam cắt nghĩa từ quan hệ chủ tớ, chó vẫn là chó, dù có phẩm chất xuất sắc 
đến đâu, chúng cũng là nô lệ trong gia đình, ăn thức ăn thừa của người, ngủ dưới đất hoặc 
trong ổ cỏ, vì vậy Việt Nam có liên quan đến “chó”. Trong thành ngữ, nó là hình ảnh ẩn dụ để 
chỉ những người có địa vị thấp, ở dưới đáy xã hội. Tóm lại, tiếng Trung Quốc cũng có một 
thành ngữ biểu đạt ý nghĩa như vậy, nhưng không được phổ biến. 
3.1.2.3. Ngu dốt 
“猪头猪脑” (đầu lợn óc heo) trong tiếng Trung dùng để chỉ những người đần độn, ngu 
ngốc, nhưng trong thành ngữ Việt Nam, “ngu như bò” được dùng để diễn đạt ý nghĩa này. 
Mặc dù lợn lười biếng, háu ăn, bẩn thỉu và ngu ngốc trong văn hóa Hán Việt, nhưng thành 
ngữ Việt Nam lại sử dụng con bò để diễn tả sự ngu ngốc. Thành ngữ này có nguồn gốc từ một 
câu chuyện về sự đần độn của con bò và sau đó mô tả sự đần độn và ngu ngốc của con người. 
Tóm lại, chúng ta có thể thấy rằng ẩn dụ có liên quan mật thiết đến phong cách tư duy và môi 
trường sống của mỗi quốc gia. Các nhóm người khác nhau có cấu trúc nhận thức khác nhau vì 
nhận thức của họ bị giới hạn bởi môi trường sống và kinh nghiệm sống. Mặc dù sự giao lưu 
giữa Trung Quốc và Việt Nam diễn ra liên tục từ xa xưa và đã hình thành sự cộng hưởng nhất 
định về mặt tư tưởng, nhưng môi trường địa lý, phong tục tập quán rất khác nhau của hai 
nước đã tạo ra thế giới quan đặc biệt của họ. Nguyên nhân là do Việt Nam nằm trong khu vực 
nhiệt đới, có nhiều sông, hồ, hồ chứa. Người dân sống bằng nước, và nông nghiệp là phương 
thức lao động chính của người dân Việt Nam. Việt Nam cũng có những thành ngữ liên quan 
đến các động vật khác như cua, ốc sên, ốc, lươn, ếch, v.v. Người Việt kết nối đặc điểm của 
những con vật này với đặc điểm của những thứ họ muốn mô tả, tạo thành một nghĩa mới. 
Những con vật này rất hiếm trong thành ngữ tiếng Hán. Mặt khác, các con vật như sếu, lừa và 
phượng hoàng ngược lại rất hiếm gặp trong thành ngữ tiếng Việt. 
3.2. Các thành ngữ có chứa bộ phận cơ thể ngƣời 
Trong thành ngữ Trung Quốc, các bộ phận cơ thể người sau đây thường không thể thiếu 
để mô tả cảm xúc của con người, chẳng hạn như: tim (心脏), phổi (肺), túi mật (胆), mặt (脸), 
mắt (眼), v.v. Ví dụ ẩn dụ về những cảm xúc lo lắng và hỗn loạn: “心焦如焚” (tim như bị 
đốt), “心神不宁” (tâm tình bất ổn), “心急火燎” (tim như bị lửa đốt), “心忙意急” (tâm tình 
bối rối), “火烧眉毛” (lửa cháy tới lông mày, tình thế cấp bách), “迫在眉睫” (tình hình gấp 
gáp, cấp bách) v.v; ẩn dụ về tâm trạng đau thương, buồn bã: “心如刀割” (tim đau như dao 
cắt), “肝心若裂” (gan tim như đứt ra), “愁眉苦脸” (mặt ủ mày ê), “灰心丧气” (tim đau 
buồn), “面如死灰” (mặt như chết rồi), v.v; ẩn dụ về niềm vui: “眉开眼笑” (mắt cười và lông 
mày mở ra), “嘻皮笑脸” (mặt cười tươi), “心花怒放” (vui mừng hết cỡ). Có thể thấy, trong 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 634 
số các thành ngữ kể trên, rõ ràng có nhiều thành ngữ có trái tim hơn các bộ phận khác của con 
người, bởi vì tim là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể con người và liên 
quan mật thiết đến nguồn gốc của cảm xúc nên tỷ lệ dùng để so sánh cảm xúc của con người 
là khá cao. 
Người Việt dùng cơ quan cơ thể người để miêu tả tình cảm cũng hết sức phong phú như: 
“đứt ruột đứt gan”, “đau lòng xót ruột”, “đau như rứt thịt”, “buồn nẫu ruột”; diễn tả cảm xúc 
lo lắng, bồn chồn: “cháy ruột cháy gan”, “nóng gan nóng ruột”; để diễn tả niềm vui hoặc sự 
hài lòng: “hởi lòng hởi dạ”, “nở ruột nở gan” v.v. 
Từ ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rằng mặc dù cả người Trung Quốc và Việt Nam đều 
sử dụng cơ quan nội tạng để mô tả cảm xúc của mình, nhưng người Trung Quốc có xu hướng 
thể hiện cảm xúc của họ bằng trái tim, thay vào đó, người Việt Nam sử dụng không gian trừu 
tượng của bụng thay vì chỉ rõ cụ thể bộ phận nào, chẳng hạn như “lòng” để mô tả. Theo người 
Trung Quốc, trái tim là nơi sinh ra tình cảm của con người, trong khi trong văn hóa Việt Nam, 
gan và ruột là nơi chứa đựng cảm xúc của con người, nên người ta diễn dịch “đau lòng” mang 
ý nghĩa “buồn”. Có nghĩa là, nhưng trong tiếng Trung chỉ có cách duy nhất là “伤心” (thương 
tâm, đau tim), không có các biểu đạt như “伤胃” (đau ruột), “伤腹部” (đau lòng). Trong quá 
trình ẩn dụ hoá cảm xúc, cả dân tộc Hán và Việt đều cụ thể hoá cảm xúc của mình vào những 
vật thể có thể nhìn thấy và động chạm được, chẳng hạn như "nỗi đau" (心如刀割, “đau lòng 
xót ruột”), “bồn chồn, không yên” (火烧眉毛, “cháy ruột cháy gan”). 
Được thể hiện như một vật có thật, cảm xúc của con người đôi khi có thể được chứa 
đựng trong một vật chứa, chẳng hạn như “心满意足” (vừa ý vừa lòng), “怒气填脑” (cơn giận 
đầy não), “sống để bụng chết mang theo”. Sự khác biệt trong hệ thống nhận thức của hai dân 
tộc là quá rõ ràng. Người Trung Quốc tin rằng trái tim và bộ não là hai bộ phận có thể điều 
khiển hạnh phúc, tức giận, phiền muộn, và hạnh phúc của con người. Do đó, “心满” (đầy tim) 
và “填脑” (đầy não) được sử dụng trong ví dụ trên chỉ ra rằng “trái tim” và “bộ não” được 
dùng làm vật chứa cảm xúc. Trong thành ngữ Việt Nam, “bụng” được dùng để chứa đựng hỉ, 
nộ, ái, ố của con người. Người Việt quan niệm mọi tình cảm, mọi vật đều có thể để vào bụng. 
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường nghe người Việt nói với nhau “Chuyện đó đừng 
để bụng làm gì!”. Điều này cho thấy đối với người Việt, cái bụng là vật chứa duy nhất có thể 
chứa đựng những cảm xúc, những suy nghĩ, những bí mật, v.v. Chúng tôi nghĩ rằng không 
gian trong bất kỳ một sự vật có ranh giới nào cũng có thể được coi là vật chứa, và thậm chí 
một số thứ trừu tượng vô hình cũng có thể được coi là vật chứa. Thất tình lục dục là trải 
nghiệm của trái tim con người, nếu coi bộ phận cơ thể người như một vật chứa đựng thì cảm 
xúc được ẩn dụ “gói ghém” trong những trong vật chứa có thật này. 
3.3. Các thành ngữ chứa yếu tố màu sắc 
Ẩn dụ màu sắc là một loại ẩn dụ tình cảm cơ bản, có tính ví von. Ẩn dụ màu sắc trong 
thành ngữ của hai quốc gia có một số đặc trƣng giống nhau. Ví dụ, trong tiếng Hán và tiếng 
Việt đều sử dụng màu đỏ để miêu tả cảm giác phấn khích hoặc tức giận của con người “脸红
耳赤”, “红头长脸” “đỏ mặt tía tai” v.v. Khi mô tả sự phấn khích và tức giận của con người, 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 635 
cả tiếng Hán và tiếng Việt đều có ẩn dụ màu đỏ. Khi mọi người phấn khích hoặc tức giận, cơ 
thể của họ gần như nóng lên. Màu đỏ là một loại hệ thống màu ấm. Sự tương đồng giữa màu 
đỏ và cảm xúc của con người khi họ phấn khích đều cho cảm giác ấm nóng. Về phương diện 
này, phép ẩn dụ của hai dân tộc này có sự cộng hưởng với nhau. Điểm khác biệt là người Việt 
ngoài sử dụng màu đỏ, còn dùng màu tím hoặc màu đỏ tía để mô tả cơn giận, chẳng hạn như 
“tím ruột tím gan”. Khi mô tả sự lo sợ, ngƣời Trung Quốc sử dụng “màu đất” để diễn tả nó, 
chẳng hạn như “面如土色” (mặt như màu đất). “Màu đất” ở đây được hiểu là màu vàng xám. 
Trong thành ngữ Việt Nam, màu xanh lá cây, màu xám và màu vàng thể hiện cảm xúc sợ hãi. 
Màu phổ biến nhất là màu xanh lá cây. Chẳng hạn như “mặt xanh mày xám”, “mặt vàng nhƣ 
nghệ‖, ―mặt xanh nhƣ tàu lá‖. Có thể nhận thấy, ngƣời Trung Quốc có xu hƣớng sử dụng màu 
vàng để thể hiện sự sợ hãi, mà trong khi tần suất sử dụng màu xanh lá cây và xám để thể hiện 
ý nghĩa này trong tiếng Việt tƣơng đối cao hơn so với màu vàng. Ngoài việc dùng màu xanh 
để biểu thị vẻ hoảng sợ ra, ngƣời Việt Nam còn dùng nó để chỉ những ngƣời bệnh tình nặng 
và thiếu dinh dƣỡng, chẳng hạn nhƣ ―mặt mày xanh xao‖, ―gầy guộc xanh xao‖. Trong tiếng 
Hán, màu xám thƣờng đƣợc dùng để phản ánh những cảm xúc tiêu cực của sự chán nản, phiền 
muộn và thất vọng, chẳng hạn như “心灰意冷”(tâm đã thành màu xám và ý nguyện đã nguội 
lạnh, ngã chí nản lòng), “心如死灰” (không còn tình cảm gì, lạnh nhạt), “万念俱灰” (thất 
vọng cùng cực) v.v. 
4. Đề xuất/Kiến nghị 
Qua quá trình so sánh, phân tích sơ lược cho thấy sự giống và khác nhau giữa hai ngôn 
ngữ. Nguồn gốc chính của những khác biệt là văn hóa và loại hình ngôn ngữ. Quá trình phân 
tích, so sánh ẩn dụ bản thể cũng cho thấy các đơn vị cấu thành của thành ngữ có đóng góp tích 
cực vào quá trình cấu tạo nghĩa. Khi đã xác định được ẩn dụ bản thể tham gia vào quá trình 
xây dựng nghĩa từ những tri thức thường quy thì khả năng suy ra nghĩa của thành ngữ là rất 
cao. So với quan điểm của các thành ngữ truyền thống, đây là một quan điểm hoàn toàn mới. 
Tuy nhiên, dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận, kết quả nghiên cứu được đưa ra qua phân tích 
thành ngữ không phủ nhận quan điểm truyền thống mà chỉ giúp hiểu nghĩa ẩn dụ của thành 
ngữ một cách toàn diện hơn. 
Từ việc phát hiện vai trò của ẩn dụ trong việc xây dựng nghĩa thành ngữ, chúng tôi đã 
tìm hiểu thực trạng dạy và học thành ngữ ở Việt Nam, đặc biệt là đối với việc giảng dạy thành 
ngữ chứa ẩn dụ này. Hiện nay, nhiều giáo viên dạy tiếng Hán và người biên soạn giáo trình 
coi thành ngữ và các cụm từ cố định khác là các đơn vị ngôn ngữ yêu cầu thực hành lặp đi lặp 
lại và ghi nhớ thuộc lòng. Tuy nhiên, việc này là không hiệu quả trong thời gian dài. Nhưng 
nếu cơ sở lý thuyết về ẩn dụ bản thể được phổ biến kịp thời, học sinh sẽ có khả năng tự suy 
luận chính xác nghĩa của một thành ngữ hơn và sẽ nhớ thành ngữ lâu hơn. Do đó, chúng tôi đề 
xuất việc ứng dụng giảng giải về ẩn dụ tri nhận cho học sinh trong quá trình giảng dạy thành 
ngữ, giải thích ẩn dụ tri nhận còn có thể giúp học sinh dễ dàng đọc hiểu các bài khóa trong 
giáo trình và tất cả các văn bản bằng tiếng Hán hiệu quả hơn. 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 636 
5. Kết luận 
Tóm lại, phép ẩn dụ của thành ngữ Tiếng Hán và tiếng Việt có nhiều điểm giống và khác 
nhau. Khác nhau về dân tộc thì có sự chú ý khác nhau khi nhìn vào cùng một thế giới vật chất 
và hình thành những ý tƣởng và nhận thức khác nhau, chuyện này đã phản ánh đƣợc loại khác 
biệt này. Nói cách khác, việc ẩn dụ khác nhau có thể cho rằng cùng một đối tƣợng nhận biết 
mà xây dựng nguồn gốc khác nhau. Cũng có thể nói rằng cùng một khu vực mục tiêu có thể 
xây dựng các khu vực nguồn gốc khác nhau. Trong quá trình trải nghiệm cuộc sống và trƣởng 
thành, mọi ngƣời đã có đƣợc nhận thức, kinh nghiệm và nhận biết thế giới không hoàn toàn 
giống với những ngƣời khác, dẫn đến sự chênh lệch nhận biết giữa hai dân tộc. 
Bài viết này đi sâu tìm hiểu những điểm giống và khác nhau giữa thành ngữ ẩn dụ trong 
tiếng Hán và tiếng Việt dưới góc độ tri nhận. Do sự khác biệt về địa lý, lối sống và phong tục 
tập quán, dẫn đến sự khác biệt rất lớn về tri nhận. Do đó, dựa trên một kiểu tri nhận ẩn dụ do 
Lakoff và Johanson đề xuất -thực thể ẩn dụ làm cơ sở tiến hành phân tích các thành ngữ ẩn dụ 
liên quan đến động vật, cơ thể người và màu sắc trong tiếng Hán và tiếng Việt, từ đây tìm 
hiểu sự giống nhau và khác nhau về tri nhận của hai dân tộc. Thông qua phân tích sơ lược, 
chúng tôi cho rằng nếu người học Việt Nam muốn học tốt thành ngữ tiếng Hán, họ không chỉ 
cần hiểu nghĩa từng mặt chữ mà còn phải hiểu sâu về nội hàm, đồng thời, người học Việt 
Nam phải trau dồi khả năng đối lập và tri nhận của mình, như vậy không chỉ có thể hiểu rõ 
ràng văn hóa Trung Quốc và tiếng Hán, mà còn có thể nắm bắt rõ đặc trưng văn hóa của dân 
tộc mình, và càng thêm yêu thích tiếng mẹ đẻ của mình. 
Tài liệu tham khảo 
Lakoff, G., & Johnson, M. (1980). Metaphors we live by. Chicago: University of Chicago Press. 
Lý Toàn Thắng (2002). Mấy vấn đề Việt ngữ học và ngôn ngữ học đại cương. Hà Nội: NXB Khoa học Xã 
hội. 
Lý Toàn Thắng (2004). Ngôn ngữ học tri nhận, Từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt. Hà Nội: 
NXB Khoa học Xã hội. 
Nguyễn Như Ý (2014). Từ Điển Giải Thích Thành Ngữ Gốc Hán. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục. 
Trần Văn Cơ (2007). Ngôn ngữ học tri nhận. Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội. 
中国社会科学院语言研究所词典编辑室 (2019). 现代汉语词典 (第 7 版). 北京: 商务印书馆出版社. 
微莉, 周谦 (2016). 中华成语大词典 (第 2 版). 北京: 商务印书馆国际有限公司出版社. 
陈忠 (2006). 认知语言学研究. 山东: 山东教育出版社. 
王寅 (2011). 什么是认知语言学. 上海: 上海外语教育出版社. 
王寅 (2006). 认知语言学. 上海: 上海外语教育出版社. 
赵艳芳 (2001). 认知语言学概论. 上海: 上海外语教育出版社. 
赵英玲 (1998). 论同本体多喻体与多本体同喻提隐喻现象. 东北师大学报. 第 5 期. 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 637 
程文文 (2017). 汉语的隐喻认知机制研究. 滨州职业学院学报. 第 3 期. 
宋云 (2010). 从关联理论解读隐喻含义.内蒙古农业大学学报 (社会科学版). 12(3). 
陈氏映月(Trần Thị Ánh Nguyệt)(2016). 汉越语四字格成语的对比研究. 湖北:华中师范大学. 
阮明秋(Nguyễn Minh Thu)(2011). 越南汉语成语教学与学习. 广西:广西大学. 
A SUMMARY OF THE ONTOLOGICAL METAPHOR IN THE 
CHINESE AND VIETNAMESE METAPHORICAL IDIOMS 
Abstract 
The exchange, collision and reconciliation of Chinese and Vietnamese cultures became 
the foundation contributing to the formation of Vietnamese idioms, significantly affecting 
the birth, development and structural form of Vietnamese idioms. During the exchange 
process between Chinese and Vietnamese, Vietnamese filtered and absorbed the Chinese 
people's awareness of the surrounding world through language. However, each ethnic 
group has its own unique cultural values, modes of thinking and cultural characteristics, 
and an objective fact when mapped into idioms, the meaning is completely different. 
Therefore, based on the perception of ontological metaphor by Lakoff and Johnson 
(1980), the article collates, analyzes and explains the similarities, differences and causes 
of metaphorical idioms in Vietnamese and Chinese. 
Keywords 
Chinese and Vietnamese metaphorical idioms, ontological metaphors, similarities and 
differences 

File đính kèm:

  • pdfso_luoc_ve_an_du_tri_nhan_ban_the_trong_thanh_ngu_an_du_trun.pdf