Quy trình nuôi thương phẩm cá rô phi lai xa dòng Israel tại Nghệ An

Cá rô phi là một trong những đối tượng nuôi chính, có giá trị kinh tế cao của tỉnh Nghệ

An, với nhiều vùng nuôi cá rô phi tập trung quy mô lớn, hiệu quả cao. Chính vì thế, nhu

cầu về nguồn cá giống rất lớn, hàng năm cần khoảng 10-15 triệu con. Mặc dù nhu cầu

lớn như vậy nhưng khả năng đáp ứng của các cơ sở sản xuất giống cá rô phi trên địa bàn

tỉnh lại rất thấp, chỉ đáp ứng được 25-30% nhu cầu con giống hàng năm của địa phương.

Người nuôi cá phải mua con giống từ nhiều nguồn khác nhau, khó quản lý về chất lượng

giống và kiểm dịch. Trước thực trạng đó, năm 2019, triển khai dự án: “Ứng dụng tiến bộ

khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất cá rô phi lai

xa dòng Israel quy mô hàng hóa tại Nghệ An”, Trung tâm Giống Thủy sản Nghệ An đã

tiếp nhận chuyển giao quy trình kỹ thuật từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I và sản

xuất thành công giống cá rô phi đơn tính bằng phương pháp lai xa dòng Israel, triển khai

mô hình nuôi thương phẩm cá rô phi lai xa tại Nghệ An đạt hiệu quả cao. Bài viết này

giới thiệu quy trình nuôi thương phẩm cá rô phi lai xa dòng Israel.

Quy trình nuôi thương phẩm cá rô phi lai xa dòng Israel tại Nghệ An trang 1

Trang 1

Quy trình nuôi thương phẩm cá rô phi lai xa dòng Israel tại Nghệ An trang 2

Trang 2

Quy trình nuôi thương phẩm cá rô phi lai xa dòng Israel tại Nghệ An trang 3

Trang 3

Quy trình nuôi thương phẩm cá rô phi lai xa dòng Israel tại Nghệ An trang 4

Trang 4

Quy trình nuôi thương phẩm cá rô phi lai xa dòng Israel tại Nghệ An trang 5

Trang 5

Quy trình nuôi thương phẩm cá rô phi lai xa dòng Israel tại Nghệ An trang 6

Trang 6

Quy trình nuôi thương phẩm cá rô phi lai xa dòng Israel tại Nghệ An trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 9860
Bạn đang xem tài liệu "Quy trình nuôi thương phẩm cá rô phi lai xa dòng Israel tại Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy trình nuôi thương phẩm cá rô phi lai xa dòng Israel tại Nghệ An

Quy trình nuôi thương phẩm cá rô phi lai xa dòng Israel tại Nghệ An
 đủ oxy
cho cá sinh trưởng và phát triển tốt, đặc biệt là giai
đoạn cá lớn. Định kỳ bổ sung nước vào ao, luôn duy
trì mức nước cao hơn 2m. Đặc biệt, vào những ngày
nắng nóng hoặc giá lạnh, cần nâng mực nước lên 2,5m
để giảm ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của
cá. Định kỳ kiểm tra sinh trưởng của cá và theo dõi
việc sử dụng thức ăn của cá để điều chỉnh cho phù
hợp. Để duy trì màu nước và pH nước ao, cần bổ sung
vôi (1-2kg/100m2) và chế phẩm sinh học (hướng dẫn
sử dụng của nhà sản xuất) định kỳ 15 ngày/lần, đây
cũng là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả.
5. Thu hoạch và bảo quản sản phẩm
Sau khoảng 5 tháng nuôi, dùng chài bắt cá lên kiểm
tra, khi cá đạt cỡ trung bình 500g/con trở lên thì tiến
hành thu hoạch. Có thể thu tỉa hoặc thu toàn bộ bằng
lưới kéo theo nhu cầu thị trường. Nên thu hoạch giữ
sống vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Nếu vận chuyển đến
xí nghiệp đông lạnh thì bảo quản bằng đá xay và lựa
chọn vào thời điểm được giá để thu hoạch nhằm đem
lại hiệu quả cao cho vụ nuôi./.
Phan Tiến Chương
Trung tâm Giống Thủy sản Nghệ An
Tạp chí
Kh-cn nghệ anSỐ 6/2020 [64]
TIN KH&CN
tin Kh&cn trong nước
TS. Hoàng Phương Hà và các cộng sự ở
Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm
KH&CN Việt Nam đã xây dựng một quy trình
sản xuất chế phẩm sinh học dùng đề xử lý
nước bị nhiễm amoni, dựa trên nguyên lý
hoạt động của nhóm vi khuẩn nitrat hóa. 
Việc sử dụng tro trấu là cơ chất cho bước
lên men xốp của quy trình sản xuất là một
điểm hoàn toàn mới so với các chế phẩm xử lý nước
nhiễm amoni khác trên thị trường, vừa phù hợp cho sự
phát triển của vi khuẩn, vừa tận dụng được nguyên liệu
sẵn có ở Việt Nam. Khi bổ sung chế phẩm vào môi
trường nước bị ô nhiễm amoni, đặc biệt là nước nuôi
trồng thủy sản, các vi khuẩn này sẽ bám dính trên chất
mang của hệ thống hoặc trôi nổi theo dòng nước, sử dụng
các hợp chất nitơ vô cơ gây ô nhiễm làm nguồn thức ăn,
nhờ đó giúp nguồn nước luôn luôn được làm sạch. 
Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm chế phẩm sinh học
để xử lý 1000 lít nước bị ô nhiễm amoni, với hàm lượng
5-50g chế phẩm nitrat hóa rắc đều trên 1000 lít nước. Kết
quả cho thấy, chỉ sau 48 giờ cả hai thành phần amoni và
nitrit trong mẫu nước bị ô nhiễm amoni đã được chuyển
hóa gần như hoàn toàn, hàm lượng amoni chỉ còn 0,05
mgN/L, đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với cơ sở
nuôi trồng thủy sản thương phẩm./.
chế phẩm sinh học xử lý nước bị nhiễm amoni
trạm Quan trắc môi trường biển dựa trên công nghệ iot
Nhóm nghiên cứu thuộc khoa Khoa học và kỹ thuật
máy tính, Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh và
Trường Đại học Công nghệ Sydney (UTS), Trường Đại
học Công nghệ Hà Nội đã triển khai trạm quan trắc môi
trường biển dựa trên công nghệ IoT đầu tiên tại vịnh
Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
Trạm quan trắc sử dụng những công nghệ và thiết
kế tiên tiến nhất trong lĩnh vực robot, kết nối vạn vật
(IoT), phân tích dữ liệu lớn và cơ điện tử. Trạm cung
cấp số liệu quan trắc trực tiếp từ môi trường biển với
tần suất 5 phút/lần, độ trễ xử lý là 0,5 giây. Các chỉ
số quan trắc gồm nhiệt độ, độ pH, hàm lượng oxy hòa
tan, độ mặn và độ trong của nước. Hệ thống được
thiết kế để có thể chịu được các cơn bão nhiệt đới và
các điều kiện khắc nghiệt của môi trường nước biển.
Các bộ phận cơ khí tự động tiên tiến được áp dụng
cho quá trình bảo trì để làm gia tăng tuổi thọ của các
bộ cảm biến. Đối với những vị trí có kết nối 3/4G
không ổn định, hệ thống sẽ sử dụng
phương thức kết nối “multi-hop IoT” để
truyền dữ liệu. Đây là một trong những hệ
thống quan trắc môi trường biển đầu tiên
ở Việt Nam và cũng thuộc số ít hệ thống
trên thế giới có thể theo dõi các chỉ số về
môi trường biển theo thời gian thực, trong
những điều kiện khắc nghiệt của môi
trường, và thường xuyên bị bão biển./.
Tạp chí
Kh-cn nghệ anSỐ 6/2020 [65]
TIN KH&CN
chế tạo thành công máy tự động sản xuất túi dán bằng công nghệ dán siêu âm
Sau hai năm nghiên cứu, TS Ngô Mạnh Dũng
(Trường Đại học Nguyễn Tất Thành) và các cộng sự đã
thiết kế, chế tạo thành công máy tự động sản xuất túi
vải không dệt dán bằng công nghệ siêu âm.
Vải không dệt có cấu tạo từ hạt nhựa tổng hợp,
với các thành phần bổ sung tùy vào nhu cầu sử dụng.
Với các đặc tính như nhẹ, chịu tải, dẻo dai, chống
thấm nước, thông khí, đàn hồi, giá thành rẻ, thân
thiện với môi trường và không gây dị ứng khi tiếp
xúc trực tiếp, vải không dệt được dùng phổ biến
trong may túi xách, túi môi trường, túi thời trang, túi
quảng cáo của doanh nghiệp, tấm lót trong chăn màn,
nệm, giày dép, ứng dụng trong ngành y tế như mặt
nạ thẩm mĩ, khẩu trang y tế, trang phục bác sĩ phòng
mổ, phòng sạch Ngoài ra, vải không dệt sử dụng
công nghệ ép nhiệt để hàn - dán thay cho đường chỉ
may nên thời gian sản xuất nhanh, không tốn nhiều
nhân công. Nếu sản xuất túi vải thủ công
bằng công nghệ dán siêu âm, đầu tiên phải
đo cắt vải theo kích cỡ, sau đó dán túi, cho
năng suất thấp (nhanh nhất 1 phút/túi). Đó
là chưa kể, sản phẩm dán bằng tay không
đồng nhất, có nhiều lỗi. Nếu sản xuất bằng
máy tự động, có thể cho ra 30-120 túi/phút
tùy kích cỡ. Một máy có thể thay thế cho
60 máy thủ công./.
Nhóm nghiên cứu của Công ty Thoát nước đô
thị thành phố TP. Hồ Chí Minh đã chế tạo thành
công thiết bị tách dầu mỡ tự động. 
Thiết bị được chế tạo phải dựa trên các cơ sở
khoa học lý thuyết về thủy lực, động học dòng chảy,
có xét đến các điều kiện thực tế khi áp dụng cũng
như phân tích hành vi, thói quen của cộng đồng
nhằm khắc phục các bất cập của tình trạng nước
thải chứa nhiều dầu mỡ và bảo vệ hệ thống thoát
nước. Dựa trên nguyên lý tuyển nổi, nước thải tại
khu vực chế biến thực phẩm (nhà bếp, bồn rửa
chén bát) sau khi chảy vào các thiết bị, qua các
vách ngăn được thiết kế đặc biệt làm giảm các
xáo trộn thủy lực của dòng chảy, tạo môi trường
ổn định để lớp dầu mỡ có trọng lượng riêng nhỏ
hơn nước nổi lên bên trên bề mặt, lớp dầu mỡ này
sẽ được gia nhiệt để tránh đông đặc và được thu
gom vào hộp chứa qua hệ thống con lăn tự động.
Nước thải sau khi xử lý qua thiết bị đạt các tiêu
chuẩn quy định về lượng dầu mỡ cho phép. Dầu
mỡ sau khi tách sẽ được thu gom và vận chuyển
đến nơi tập kết để xử lý theo quy định. Thiết bị
tích hợp cùng bộ phận điều khiển và cảm biến
lưu lượng, vận hành tự động thông qua kết nối
wifi hoặc 3G/4G, dữ liệu về lượng dầu mỡ thu
gom hàng ngày sẽ được gởi đến trung tâm dữ liệu
để giúp các cơ quan quản lý kiểm soát lưu lượng
xả thải của các cơ sở kinh doanh, dịch vị ăn uống.
Ưu điểm của hệ thống là do được làm bằng vật
liệu chống ăn mòn nên mang tính thẩm mỹ và
tuổi thọ cao; khá đa dạng về chủng loại, kích
thước, phù hợp với các không gian nhà bếp hộ
gia đình và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có
quy mô nhỏ./.
thiết bị tách dầu mỡ tự động
Tạp chí
Kh-cn nghệ anSỐ 6/2020 [66]
TIN KH&CN
Hai bộ kit chẩn đoán này được kế thừa
từ đề tài nghiên cứu chế tạo kit chẩn đoán
SARS-CoV-2 của hai nhóm các nhà khoa
học tại Việt Nam đến từ Viện Kiểm định
Quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế và Đại
học Bách khoa Hà Nội. Công ty cổ phần
Sao Thái Dương là doanh nghiệp tập trung
vào việc nghiên cứu phát triển, sản xuất và
đưa ra thị trường các sản phẩm có nguồn
gốc dược liệu.
Bộ kit chẩn đoán phát hiện virus SARS-CoV-2 mang
tên One-step RT-PCR COVID-19 kit THAI DUONG
do nhóm Nghiên cứu và phát triển của Viện Kiểm định
Quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế chế tạo, thử nghiệm
thành công vào tháng 2/2020. Bộ kit này phát hiện virus
SARS-Cov-2 từ bệnh phẩm lâm sàng. Bộ sinh phẩm này
cho kết quả sau 4h tính từ khi lấy sinh phẩm. Giá thành
của xét nghiệm 480.000 đồng/test. Độ đặc hiệu phân tích
100%, không có nhiễm chéo (Cross contamination) khi
thử nghiệm trên panel mẫu dương nồng độ cao và mẫu
âm; bộ sinh phẩm ổn định trong điều kiện vận chuyển
đá gel 2-80C trong 72h...
Ưu điểm nổi bật của bộ kit RT-LAMP COID-19
THAI DUONG là có thê ̉đươc̣ áp duṇg ngay tại y tế
tuyến cơ sở hay các bệnh viện dã chiến khi dịch COVID-
19 bùng phát; chỉ yêu cầu thiết bị ổn nhiệt ở 640C; mẫu
dương tính đươc̣ phát hiện trực tiếp bằng mắt thường
dựa vào sư ̣đổi màu của phản ứng, ngưỡng phát hiện 10
phiên bản/phản ứng, tương đương với real-time PCR;
không có phản ứng cheó với cać virus gây bệnh đường
hô hâṕ khác./.
nghiên cứu và sản xuất hai bộ Kit chẩn đoán virus sars-cov-2
máy “hai trong một”: cắt và băm gốc rạ
TS. Nguyễn Xuân Thiết và các cộng sự tại Khoa
Cơ điện, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã chế
tạo thành công máy cắt băm gốc rạ. Đây là máy
“hai trong một”, có khả năng đồng thời thực hiện
được cả hai chức năng cắt và băm gốc rạ.
Phần quan trọng nhất của chiếc máy là động
cơ thủy lực nhận truyền động quay và momen
cho hai trống băm. Khi vận hành, hàng dao di
động chuyển động quay cùng trống băm, kết
hợp với tấm kê cắt những gốc rạ di chuyển vào
trong mũi rẽ. Sau khi gốc rạ bị cắt đứt, phần
gốc sẽ bị các cánh gạt lắp trên trống băm và
đưa vào trong vùng cắt. Tại đây, các gốc rạ bị
cánh gạt có tác dụng ép và đẩy vào các gốc rạ
trượt trên cạnh sắc của các dao cố định. Do đó,
gốc rạ được cắt thành nhiều đoạn ngắn. Rạ sau
khi được cắt ngắn sẽ được cánh gạt đẩy về phía
sau máy và dưới tác dụng của máy ly tâm được
tung rải trên mặt đồng. Máy có năng suất 0,2-
0,5 ha/giờ. Với thiết bị này, việc làm gọn, giải
phóng mặt đồng có thể chỉ mất vài giờ, tạo thuận
lợi cho máy làm đất thực hiện công đoạn tiếp
theo như làm tơi nhỏ và lên luống. Bên cạnh đó,
cây rạ sau khi được cắt băm cũng dễ phân hủy
hơn, bởi nếu để cả thân dài, máy phay đất dù có
đi vài lần cũng khó làm đất tơi, các ổ nấm bệnh
cũng bị tiêu diệt dưới ánh nắng, cắt đứt nguồn
lây bệnh từ vụ trước sang vụ sau./.
Tạp chí
Kh-cn nghệ anSỐ 6/2020 [67]
TIN KH&CN
Avantium, một công ty sinh - hóa học tại
Hà Lan đang khởi động đầu tư vào dự án
sản xuất nhựa từ đường chiết xuất từ thực vật
thay cho các nhiên liệu hóa thạch. Dự án
được hai ông lớn trong ngành sản xuất đồ
uống đóng chai là Carlsberg và Coca-Cola
lên tiếng ủng hộ nhằm tạo ra các chai đựng nước “hoàn
toàn từ thực vật”. 
Loại nhựa mới có gốc từ thực vật này không chỉ
không sử dụng nhiên liệu hóa thạch, có thể tái chế mà
còn có khả năng phân hủy trong tự nhiên nhanh hơn rất
nhiều so với nhựa thông thường. Đặc biệt, loại nhựa
này được thiết kế với khả năng chứa được các thức
uống có ga. Thử nghiệm cho thấy nhựa thực vật có thể
phân hủy chỉ trong một năm trong thùng ủ và một vài
năm ở môi trường ngoài trời thông thường. Tuy nhiên,
giải pháp lý tưởng nhất vẫn là tái chế và tái sử dụng
chúng. Trong quá trình sản xuất, các loại đường chiết
xuất thực vật sẽ được phân giải thành các cấu trúc hóa
học đơn giản và được sắp xếp lại trình tự để hình thành
cấu trúc nhựa mới. Công ty dự kiến loại nhựa này có
thể lên kệ các chuỗi siêu thị vào năm 2023./.
chai nhựa gốc thực vật phân hủy chỉ trong một năm
giàn nổi thu năng lượng sóng, gió và mặt trời
Hãng Sinn Power của Đức vừa đề xuất một giải
pháp giàn phát điện hỗn hợp nổi ngoài khơi, kết hợp
các tuabin gió với những tấm panel mặt trời và thiết
bị thu năng lượng từ sóng, để tạo ra nguồn điện
năng ngoài lưới (off-grid) cho nhu cầu của các cộng
đồng dân cư ven biển.
Hệ thống được thiết kế theo dạng mô-đun, tức
có thể tùy biến triển khai một hoặc cả ba chức năng
thu/phát năng lượng, tùy thuộc vào địa điểm lắp
đặt và nhu cầu của người sử dụng. Sinn Power cho
biết: nó có thể đương đầu với những con sóng cao
tới 6m, và thu năng lượng hiệu quả từ các sóng cao
khoảng 2m mà không cần di chuyển nhiều, nhờ
dao động [lên/xuống] liên tục trong phạm vi 3 m
của một loạt những phao nổi do ảnh hưởng bởi
sóng. Trong điều kiện lý tưởng, mỗi phao nổi như
vậy được lắp đặt ở góc của cụm thiết bị nổi kích
thước 12x12m sẽ cho công suất phát điện lên tới
24kW. Ở những mối nối bên trên, người ta có
thể bố trí các tuabin gió công suất 6kWp, và
phủ toàn bộ bề mặt trên cùng bằng những
tấm panel năng lượng mặt trời đóng góp
thêm 20kW vào sản lượng điện sau cùng. Khi
muốn mở rộng quy mô, đơn giản là chỉ cần
ghép nhiều cụm lại với nhau./.
tin Kh&cn thế giới
Tạp chí
Kh-cn nghệ anSỐ 6/2020 [68]
TIN KH&CN
chế tạo thành công mắt nhân tạo như mắt thật
Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học
Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, Đại học
California Berkeley và Phòng thí nghiệm Quốc
gia Lawrence Berkeley đã chế tạo thành công
mắt nhân tạo với chức năng gần giống mắt
người.
Con mắt nhân tạo được làm bằng một vỏ
vonfram lót nhôm, có mống mắt và ống kính ở
phía trước và võng mạc ở phía sau. Vỏ vonfram
còn chứa một chất lỏng ion bên trong. Song
yếu tố đột phá nhất nằm ở phần võng mạc.
Phần võng mạc có nền là nhôm oxit với các lỗ
chân lông nằm rải rác, bên trong mỗi lỗ chứa
một bộ cảm quang. Ở mặt sau của võng mạc là
những sợi dây mềm được làm bằng hợp kim
eutectic gallium indium (EuGaIn) bọc bằng
ống cao su mềm. Võng mạc được giữ cố định
bởi một ổ cắm polymer cho phép tiếp xúc điện
giữa các dây nano perovskite và dây kim loại
lỏng ở phía sau. Các dây nano được liên kết và
kết nối với bộ phận xử lý thông tin ánh sáng đến
từ võng mạc. Mắt nhân tạo có thể phát hiện
phạm vi các cường độ ánh sáng khác nhau và có
độ nhạy sáng gần giống như mắt người. Thậm
chí, tốc độ phản ứng của nó trước những thay
đổi về cường độ ánh sáng còn nhanh hơn mắt
người. Nghiên cứu là bước đột phá trong chế tạo
mắt sinh học nhân tạo và mang đến hi vọng mới
cho những người bị khiếm thị./.
phát minh loại gel đặc biệt có thể chữa lành mọi vết thương
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại
học Y khoa Johns Hopkins, Hoa Kỳ đã phát
triển một loại gel tiêm đặc biệt được gia cố
bằng sợi nano. Nó có thể giúp mọi vết
thương hở lành lại hoàn toàn mà không để
lại sẹo.
Kỹ thuật tiên tiến nhất để tái tạo các
vùng mô tổn thương là chất độn gellike.
Khi một bệnh nhân có các vết thương cỡ
nhỏ, khoảng chừng một ngón tay, bác sĩ
phẫu thuật thường tiêm vào đó một loại
gel làm từ axit hyaluronic (HA). Đầu
tiên, họ tạo ra các sợi nano có đường kính chỉ bằng
1% sợi tóc người. Đây là một loại polymer phân hủy
sinh học đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ để làm
chỉ khâu tự tiêu. Sau đó, họ xử lý các sợi này để
chúng có thể liên kết với gel HA, tạo ra một loại gel
có khả năng đàn hồi như mô mềm. Các sợi này
giống với phần cốt thép trong bê tông, hình thành
nên một giàn giáo cho phép các mô khỏe mạnh bám
được vào đó và bắt đầu quá trình hồi phục vết
thương. Để kiểm tra vật liệu của mình, các bác sĩ đã
tiêm nó vào chuột và thỏ. Những con vật này trước
đó đã bị phẫu thuật để cắt bỏ một phần mô mỡ trong
cơ thể. Mọi thứ không ngoài dự đoán, những con vật
chỉ được tiêm gel HA đã không thể hồi phục vết
thương có kích thước lớn hơn một cm. Tuy nhiên,
khi được tiêm hỗn hợp gel nano, các tế bào đã hình
thành lại mạch máu và mô mỡ cho những con chuột
và thỏ này. Gel cũng có thể giúp sửa chữa các mô
mềm bên trong nội tạng, chẳng hạn như tế bào cơ
tim. Nếu thành công, loại gel của họ còn có thể giúp
sửa chữa những tổn thương mô sau cơn đau tim cho
người bệnh./.

File đính kèm:

  • pdfquy_trinh_nuoi_thuong_pham_ca_ro_phi_lai_xa_dong_israel_tai.pdf