Phát triển mô hình du lịch sinh tồn tiềm năng và giải pháp

Nghiên cứu dưới đây nhằm góp phần tạo ra một sản phẩm du lịch mới (du lịch sinh tồn) với mục

đích làm đa dạng hóa loại hình du lịch tại Việt Nam. Đề tài này giúp hiểu thêm về cái nhìn về loại

hình du lịch sinh tồn chưa từng xuất hiện tại Việt Nam thông qua 200 bảng hỏi được khảo sát thực

tế từ khách du lịch, qua đó nhóm tác giả đã đề ra một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du

lịch sinh tồn này tại Việt Nam.

Phát triển mô hình du lịch sinh tồn tiềm năng và giải pháp trang 1

Trang 1

Phát triển mô hình du lịch sinh tồn tiềm năng và giải pháp trang 2

Trang 2

Phát triển mô hình du lịch sinh tồn tiềm năng và giải pháp trang 3

Trang 3

Phát triển mô hình du lịch sinh tồn tiềm năng và giải pháp trang 4

Trang 4

Phát triển mô hình du lịch sinh tồn tiềm năng và giải pháp trang 5

Trang 5

Phát triển mô hình du lịch sinh tồn tiềm năng và giải pháp trang 6

Trang 6

Phát triển mô hình du lịch sinh tồn tiềm năng và giải pháp trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 8000
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển mô hình du lịch sinh tồn tiềm năng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển mô hình du lịch sinh tồn tiềm năng và giải pháp

Phát triển mô hình du lịch sinh tồn tiềm năng và giải pháp
ọp thứ 3 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2017: “Du lịch là các hoạt động có liên 
quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 
năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài 
nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”. 
Có thể hiểu du lịch là những hoạt động di chuyển ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của bản thân 
trong khoản thời gian phù hợp với luật pháp nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu được nghỉ ngơi, thư 
giãn, khám phá tài nguyên du lịch và nó có thể được kết hợp với những yếu tố khác. 
2.2 Khái niệm về kỹ năng sinh tồn 
Sinh tồn trong giới tự nhiên: 
Theo nhận định của Charles Darwin (1859): “Sau nhiều năm quan sát kỹ lưỡng sự sống các động 
vật, thực vật tôi đã thấu hiểu thế nào là quy luật đấu tranh sinh tồn ngự trị ở khắp mọi nơi. Do đó tôi 
nhận định rằng, các chủng loại sẽ tồn tại nếu gặp điều kiện thuận lợi, và nếu gặp nghịch cảnh sẽ 
có thể bị tuyệt chủng, và chính yếu tố hoàn cảnh đã khiến phát sinh ra những chủng loại mới”. 
Chính nhận định đó đã đưa Darwin khám phá ra quy luật “đào thải tự nhiên”, quy luật “đấu tranh 
sinh tồn”, “khôn sống mống chết”, nền tảng lý thuyết của cuốn Nguồn gốc các chủng loại. 
Sinh tồn là bản năng tự nhiên của giới sinh vật ở bất kể loài nào, tuy nhiên đối với con người là loài 
bậc cao và với việc xã hội loài người ngày càng phát triển nên việc mất dần khả năng sinh sống 
ngoài thiên nhiên là điều đã và đang xảy ra, điều đó có thể dẫn đến việc mất dần bản năng sinh 
tồn của con người. Một khi họ bị lạc trong rừng hay điều kiện chu cấp nhu vật phẩm thiết yếu, họ sẽ 
đối mặt với cái chết. 
Nhu cầu sinh tồn: 
Đối với các loài sinh vật kể cả loài người, những nhu cầu thiết yếu là yếu tố quan trọng trong việc 
duy trì sự sống. Theo thuyết nhu cầu của Maslow (1943) có đề ra năm mức nhu cầu từ thấp đến cao 
và được chia thành hai nhóm chính gồm: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu nâng cao (meta 
needs). Tuy nhiên quan điểm này khẳng định rằng khi những nhu cầu cơ bản được đáp ứng đầy đủ 
theo mong muốn của con người thì mới được chuyển đến những nhu cầu cao hơn. Có nghĩa là họ 
1764 
phải được đảm bảo những nhu cầu cơ bản trong việc đảm bảo sự sống và sau đó mong muốn 
của con người sẽ được thể hiện ở những nhóm nhu cầu trong việc mở rộng mối quan hệ, được tôn 
trọng và cuối cùng là nhu cầu được thể hiện bản thân. 
Những yếu tố hình thành nên nhu cầu cơ bản của loài người không nằm ngoài các hoạt động sinh 
tồn như việc có được môi trường sống phù hợp có đầy đủ các điều kiện tự nhiên như: Không khí, 
thực phẩm, nơi trú ẩn, không gian, Như vậy nhu cầu về sinh tồn là bản năng và là yếu tố đầu tiên 
để đảm bảo nỗi khát khao được sống, được tồn tại trong xã hội và là nên tảng cho việc phát sinh 
những nhóm nhu cầu bậc cao hơn. 
Qua đó ta có thể thấy tầm quan trọng của việc áp dụng mô hình du lịch sinh tồn vào hệ thống loại 
hình du lịch Việt Nam. Nhờ vậy, con người không bị mất dần đi khả năng tồn tại tự nhiên vốn là bản 
năng để duy trì sự sống trong môi trường tự nhiên. Ngoài việc giúp giải tỏa những áp lực từ công 
việc mà nó còn nâng cao ý thức của mỗi người về vấn đề bảo vệ môi trường thiên nhiên. 
2.3 Các loại hình áp dụng sinh tồn trên thế giới và tại Việt Nam 
Các loại hình sinh tồn được thiết kế không nằm ngoài mục đích giúp con người lấy lại được những 
khả năng sinh tồn ngoài thiên nhiên khi không có bất kì thiết bị hiện đại nào hay bất kì sự trợ giúp 
mà còn giúp có nhận thức hơn về kiến thức sinh tồn của loài người. Họ phải tự tải nghiệm, tự khám 
phá bản thân, giới hạn bản thân của mình thông qua việc áp dụng những kỹ năng tồn tại trong 
môi trường thiên nhiên thông qua những khóa đào tạo kỹ năng sinh tồn bài bản. 
Trên thế giới, mô hình du lịch trải nghiệm sáng tạo khả năng sinh tồn tại chủ yếu dưới dạng các 
chương trình, game show truyền hình: 
Man vs Wild là một show truyền hình thực tế được thể hiện và dẫn dắt bởi Bear Grylls trên sóng 
Discovery Channel. Thành viên đoàn sẽ đối diện với vùng đất thiên nhiên khắc nghiệt bậc nhất thế 
giới. Để hoàn thành nhiệm vụ họ phải bộc lộ hết những sở trường, kỹ năng sống để vượt qua 
những nghịch cảnh để tìm kiếm sự sống, 
Dual Survival: Khác với những chương trình khác, vì chuyến đi có hai người nên các chuyên gia 
không thể hoạt động độc lập một mình mà thiếu kế hoạch. Chương trình nhấn mạnh đến những kỹ 
năng hoạt động và phối hợp nhóm, yếu tố quan trọng để giúp sống sót giữa thiên nhiên. 
The Amazing Race (Cuộc Đua Kỳ Thú): The Amazing Race là một cuộc đua kỳ thú với nhiều 
đội khác nhau mà mỗi đội gồm hai thành viên. Qua những tình huống và nhiệm vụ trong Cuộc đua 
kỳ thú, người xem sẽ học được những kỹ năng sinh tồn cơ bản trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. 
Còn ở tại Việt Nam, gần đây các chương trình thực tế cũng dần xuất hiện tại Việt Nam thông qua 
những chương trình như: 
The Amazing Race Vietnam: Cuộc đua kỳ thú là một gameshow được lấy từ format The 
Amazing Race của Mỹ. Ngoài ra hiện nay Việt Nam có nhiều các show thực tế có format sinh tồn 
như “Cuộc Đua Kì Thú” hay “Sao Nhập Ngũ”, “Chiến Binh Thế Hệ Mới” mang tính trang bị kiến thức, 
kỹ năng, gần gũi và đánh trúng tâm lý thích thử thách của giới trẻ, đây là hành trình thách thức 
dành cho các bạn trẻ về cả thể lực, trí tuệ và kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. 
1765 
Được đầu tư xây dựng trên nguyên tắc bảo tồn và phát triển, khu du lịch sinh thái Bản Rõm đã trở 
thành điểm đến thú vị dành cho những hoạt động ngoại khóa, dã ngoại của học sinh nhiều trường 
học trên địa bàn Hà Nội cùng các tỉnh thành lân cận. Chuyên đào tạo nhiều kỹ năng với chủ đề 
“Trải nghiệm sinh tồn trong rừng sâu”, giúp các em khám phá, thám hiểm nhiều khu rừng nguyên 
sinh. Ngoài ra, nơi đây còn dạy cho các em những kỹ năng cơ bản nhất để tồn tại trong điều kiện 
thiếu thốn và nguy hiểm của rừng sâu như: dựng trại trú ẩn, săn bắn tìm thức ăn, lọc nước sạch... 
Cách nhóm lửa sưởi ấm, ngụy trang tránh thú dữ, kỹ năng leo núi, sơ cứu vết thương khi gặp nạn, 
làm cáng cứu thương Qua đó ta có thể thấy không chỉ trên thế giới mà ngay tại Việt Nam những 
chương trình mang tính chất trải nghiệm sinh tồn đang dần có mặt và ngày càng phát triển. 
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong bài là phương pháp thống kê mô tả mẫu. 
Số liệu được thu thập từ các phiếu khảo sát được đánh giá trực tiếp từ khách du lịch.Tác giả tiến 
hành khảo sát 250 bảng hỏi với nhiều đối tượng có giới tính, độ tuổi, trình độ khác nhau nhưng 
cùng chung mục đích khảo sát và đánh giá tín khả thi về việc phát triển loại hình du lịch sinh tồn 
đến với du khách tại Việt Nam. Tác giả đã thu về được 200 phiếu hợp lệ và tiến hành phân tích, 
xử lý số liệu trong 34 biến quan sát dựa trên 22 câu hỏi hợp lệ đó. Bảng hỏi còn sử dụng thang 
do Likert 5 mức độ để khảo sát các nhìn nhận của du khách về việc tiếp nhận một loại hình du 
lịch mới (du lịch sinh tồn). 
Phần dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ thông tin của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, các bài 
nghiên cứu đăng trên tạp chí Công thương, báo Nhân Dân, 
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
4.1 Thống kê mô tả 
Dữ liệu phân tích dựa vào số liệu thu thập được từ 200 bảng câu hỏi khảo sát hợp lệ. Kết quả 
nghiên cứu được mô tả sau đây: 
Bảng 1: Thống kê mô tả 
Độ tuổi Nghề nghiệp 
 Tần số Phần tră (%) Tần số Phần tră (%) 
Từ 18 đến 25 137 68.5 Học sinh, sinh viên 110 55 
Từ 25 đến 35 32 16 Nhân viên văn phòng 47 23.5 
Trên 35 31 15.5 Công nhân viên chức 33 16.5 
Tổng 200 100 Kinh doanh 10 5 
Giới tính Tổng 200 100 
 Tần số Phần tră 
Nam 70 35 
Nữ 130 65 
Tổng 200 100 
1766 
4.2 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 
Qua kết quả từ 200 mẫu khảo sát với 4 câu hỏi dựa trên thang đo Likert 5 mức độ, thông qua 3 câu 
hỏi về kỹ năng ở bản thân của du khách, mức độ quan tâm của du khách đối với các yếu tố trong 
chương trình du lịch sinh tồn và sự mong muốn của du khách trong việc cải thiện những kỹ năng 
mà bản thân họ còn thiếu. 
Đối với câu hỏi khảo sát về kỹ năng bản thân của du khách thì ở kỹ năng làm việc nhóm (Mean: 
3.57) và kỹ năng lắng nghe (Mean: 3.88) của họ nằm ở mức giá trị tốt . Điều này chứng tỏ trong môi 
trường làm việc họ đã được đào tạo những kỹ năng này rất tốt. Tuy nhiên, về kỹ năng sinh tồn của 
họ lại ở mức rất thấp (Mean: 3.34). Giá trị này chỉ ở mức trung bình cho thấy về khả năng sinh tồn ở 
thiên nhiên của họ rất thấp. 
Để cải thiện được kỹ năng sinh tồn trong môi trường thiên nhiên đối với du khách là thật sự cần thiết 
và ở câu hỏi sự mong đợi của du khách về việc tham gia một loại hình du lịch có tính chất sinh tồn 
trong thiên nhiên thì giá trị này đạt mở mức rất cao (Mean: 4.18). Điều này chứng tỏ nhu cầu của 
khách du lịch trong việc cải thiện kỹ năng sinh tồn là điều thiết yếu. 
Qua loại hình du lịch này khách có thể có những kỹ năng tự vệ, kỹ năng sơ cấp cứu căn bản, 
Những kỹ năng ấy được thể hiện trong câu hỏi khảo sát về sự mong muốn cái thiện những kỹ năng 
sinh tồn sau khi tham gia vào loại hình du lịch này. Kết quả cho thấy đối với khách du lịch thì kỹ 
năng tự vệ là rất cần thiết, giá trị này nằm ở mức rất cần thiết (Mean: 4.24). Tiếp theo đó là kỹ năng 
sử sơ cứu với giá trị cũng rất cao (Mean: 4.23). Đây là 2 yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo sự an 
toàn cho du khách. Điều này cũng thể hiện ở câu hỏi khảo sát về điều mà khách lưu tâm nhất thì 
mức giá trị cho khảo sát về sự an toàn trong quá trình tổ chức chương trình được khách đặc biệt 
quan tâm (Mean: 4.30). Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng trọng việc khẳng định sự 
thành công của một chương trình du lịch mang tính chất sinh tồn 
Bên cạnh những câu hỏi khảo sát về sự nhìn nhận của khách hàng về một chương trình du lịch mới, 
tác giả cũng muốn thăm dò về giới thiệu của khách du lịch sau khi tham gia chương trình du lịch 
này thì được sự huorng ứng rất tích cực từ du khách. Mức độ hưởng ứng của họ nằm trong mức giá 
trị rất sẵn sàng giới thiệu chương trình này đến với người khác (Mean: 4,25). Điều này cũng là một 
động lực lớn để đề tài tiếp tục được phát triển và sớm được áp dụng để phục vụ khách du lịch. 
4.3 Giải pháp 
Về nguồn nhân lực: 
Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều loại hình du lịch trong đó đặc biệt là loại hình du lịch mang 
tính chất trải nghiệm sinh tồn, đối với một số quốc gia như Việt Nam thì đây là một loại hình còn khá 
mới mẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức, chính vì thế yêu cầu về nhân lực có kinh 
nghiệm cao là một yếu tố rất quan trọng để phát triển loại hình này. Ở đây tác giả đề ra 2 phương 
án: Thuê chuyên gia có kinh nghiệm từ nước ngoài về hướng dẫn và đào tạo cho nguồn nhân lực 
hiện có, cho nhân viên đi học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đã phát triển loại hình này. 
1767 
Ngoài việc thuê cố vấn là các chuyên gia nước ngoài cũng như các hướng đạo sinh và các sĩ quan 
quân đội thì yêu cầu cho việc phát triển lâu dài là không ngừng thu hút nhân lực, mở các lớp đào 
tạo huấn luyện viên trẻ có thể là người dân địa phương hoặc các bạn có đam mê với loại hình du 
lịch trải nghiệm sinh tồn. Qua đó sẽ góp phần nâng cao sự đảm bảo an toàn đến với khách du lịch 
khi họ tham gia chương trình du lịch sinh tồn. 
Bên cạnh đó, sự tham gia của cộng đồng địa phương là rất cần thiết cho ngành du lịch. Người dân 
địa phương với nền văn hóa bản địa, môi trường, lối sống và truyền thống của họ là những nhân tố 
quan trọng thu hút khách du lịch đến với một điểm du lịch, đồng thời cũng hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu 
sống của người dân địa phương, bảo vệ môi trường thiên nhiên và văn hóa của họ và sự tham gia 
của cộng đồng địa phương cũng làm phong phú thêm các loại hình và sản phẩm du lịch. 
Về môi trường: 
Là một trong những quốc gia có sự đa dạng sinh học lớn nhất thế giới nên việc quản lý một cách 
bền vững các khu vực được ưu tiên bảo tồn và tăng cường tài chính để bảo tồn đa dạng sinh học là 
rất cần thiết cho tương lai của nền kinh tế. 
Với loại hình du lịch này, việc thiết kế một bản nội quy về việc bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết. 
Khi tham gia vào chương trình khách hàng phải thực hiện đúng với bảng nội quy ấy góp phần 
nâng cao ý thức của khách du lịch. Bênh cạnh đó việc áp dụng những chủ đề bảo vệ môi trường sẽ 
làm tăng sức hấp dẫn cho chương trình và giúp cho môi trường được duy trì một cách bền vững để 
những loại hình du lịch mang tính chất sinh tồn được du khách chú ý và tham gia nhiều hơn nữa. 
5 KẾT LUẬN 
Việc phát triển loại hình du lịch mới này nhằm đa dạng hóa loại hình du lịch tại Việt Nam. Tuy nhiên 
rất từ nghiên cứu thực tế, vẫn còn rất nhiều khó khăn và thách thức để phát triển loại hình du lịch 
này. Nếu đảm bảo được những rủ ro trong quá trình thực hiện thì loại hình du lịch sinh tồn này dự 
kiến sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho ngành du lịch Việt Nam. Hy vọng với những nỗ lực không 
ngừng trong việc phát triển loại hình này sẽ không ngừng tăng cao, ổn định, đóng góp tích tích cực 
vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và ngành Du lịch nói chung. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Minh Tuấn, Tống thị Thu Hòa, Đào Thị Thương, Nguyễn Thị Thanh Mai, Nguyễn Kiều 
Hoa (2019) ,“Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại Việt Nam”, Tạp chí Bảo vệ Rừng và 
Môi trường - Cơ quan ngôn luận Hội KHKT Lâm nghiệp Việt 
Nam, https://baovemoitruong.org.vn/phat-trien-du-lich-theo-huong-ben-vung-tai-viet-
nam/?fbclid=IwAR3My6xjbOq98M9NP51pLhzufE0JnsfsTV0tkdXIBERT4DpMdbe-8hHOu3Q 
[2] Lê Dung (2020), “Bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững của du lịch”, Tổng cục du 
lịch,  
[3] Abraham Maslow (1943), A Theory of Human Motivation. PSYCHOLOGICAL REVIEW 50: 96-
370. 
1768 
[4] Charles Darwin (1859), the origin of species by means of natura selection, or the preservation 
of favoured rases in the struggle for life, London: John murray, arbemarle street. 
[5] Cao Thị Vân Anh (2019), “Phát triển mô hình khởi nghiệp du lịch trải nghiệm khả năng sinh tồn 
tạo tác động xã hội ở Hải Phòng”. 
[6] Báo Nhân Dân (Thứ Năm, 14-04-2005, 09:22), “Khái quát vể điều kiện tự nhiên nước Việt 
Nam”, https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/Kh%c3%a1i-qu%c3%a1t-v%e1%bb%83-
%c4%91i%e1%bb%81u-ki%e1%bb%87n-t%e1%bb%b1-nhi%c3%aan-n%c6%b0%e1%bb%9bc-
Vi%e1%bb%87t-Nam-522067/ 
[7] Báo Nhân Dân, Thứ Hai (17-02-2020, 04:09), “Phấn đấu năm 2030, đưa du lịch trở thành 
ngành kinh tế mũi nhọn”, https://nhandan.com.vn/tin-tuc-kinh-te/phan-dau-nam-2030-dua-
du-lich-tro-thanh-nganh-kinh-te-mui-nhon-449702/ 
[8] Hiệp hội khách sạn Việt Nam (15/3/2012), Đất nước Việt Nam, 
[9] Thư viện pháp luật (19/6/2017), Luật du lịch, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/van-hoa-xa-
hoi/Luat-du-lich-2017-322936.aspx 
[10] Lumenlearning, “Survival Needs”, https://courses.lumenlearning.com/boundless-
ap/chapter/life/#:~:text=are%20quite%20basic.-
,Physiological%20needs%20include%20air,%20water,%20food,%20shelter,%20sanitation,a%
20basic%20human%20survival%20need. 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_mo_hinh_du_lich_sinh_ton_tiem_nang_va_giai_phap.pdf