Phát triển homestay tín ngưỡng tại Việt Nam

Ngày nay, con người chúng ta đang sinh sống trong một xã hội hiện đại và văn minh

mà ở đó dịch vụ du lịch đã vô cùng phát triển. Du lịch giúp con người giảm stress trong

công việc và cuộc sống, là một hình thức mà con người tự thưởng cho bản thân sau những

thành quả đạt được. Không chỉ là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa, du lịch giúp chúng

ta tìm hiểu thêm về văn hóa cũng như phong tục tập quán, tín ngưỡng của các vùng miền

trong nước và trên thế giới. Nói về du lịch, chúng ta có thể thấy có rất nhiều loại hình du

lịch từ nghĩ dưỡng trong các resort, khách sạn sang trọng đến những motel hay bungalow

nhỏ xinh tiện nghi và hiện nay có một loại hình du lịch thu hút rất lớn những bộ phận du

khách tham gia, đó chính là du lịch homestay

Phát triển homestay tín ngưỡng tại Việt Nam trang 1

Trang 1

Phát triển homestay tín ngưỡng tại Việt Nam trang 2

Trang 2

Phát triển homestay tín ngưỡng tại Việt Nam trang 3

Trang 3

Phát triển homestay tín ngưỡng tại Việt Nam trang 4

Trang 4

Phát triển homestay tín ngưỡng tại Việt Nam trang 5

Trang 5

Phát triển homestay tín ngưỡng tại Việt Nam trang 6

Trang 6

Phát triển homestay tín ngưỡng tại Việt Nam trang 7

Trang 7

Phát triển homestay tín ngưỡng tại Việt Nam trang 8

Trang 8

Phát triển homestay tín ngưỡng tại Việt Nam trang 9

Trang 9

Phát triển homestay tín ngưỡng tại Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 15 trang xuanhieu 5400
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Phát triển homestay tín ngưỡng tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển homestay tín ngưỡng tại Việt Nam

Phát triển homestay tín ngưỡng tại Việt Nam
. Nếu các tour homestay tín ngưỡng phát triển thì đây là cơ 
hội lớn cho họ. Kết quả chúng tôi khảo sát cũng thể hiện rõ: 
Biểu đồ 5: Lợi ích của nhiều bên khi tổ chức du lịch homestay tín ngưỡng 
Họ hiểu được các giá trị mà loại hình này mang lại cho nhiều bên (bao gồm nhà 
chùa, cộng đồng địa phương và người tham gia) và 87% trong số họ đồng ý với quan điểm 
này. 
Góp phần quảng bá hình ảnh nơi tổ chức loại hình và mang hình ảnh của họ đến gần 
với mọi người hơn. 
Khi chúng ta có nhiều nơi tổ chức loại hình này thì chúng ta sẽ giúp cho khu vực đó 
đến gần với nhiều người hơn. Cụ thể, hình ảnh của chùa Hoằng Pháp sẽ được quảng bá 
rộng rãi hơn thông qua loại hình này. 
Biểu đồ 6: Homestay tín ngưỡng giúp hình ảnh của chùa được nhiều người biết đến 
87%
13%
Khi chùa tổ chức loại hình này sẽ 
mang lại lợi ích cho nhiều bên
Đồng ý 
Không 
đồng ý
Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 
Trường Đại học Văn Hiến 141 
Tương tự như cách mọi người biết đến Chùa Bái Đính vậy, du lịch là phương tiện 
quảng bá hình ảnh tốt nhất và nhanh chóng nhất. 
Giúp du khách hiểu hơn về tín ngưỡng, đồng thời cũng là thời gian nghỉ ngơi tịnh 
tâm sau thời gian làm việc căng thẳng mệt mỏi. 
Có thêm nhiều kiến thức về tôn giáo hiểu hơn về đạo lý quy luật cuộc sống, văn hóa, 
kiến trúc. Tham gia loại hình này du khách sẽ có thể tiếp cận và học hỏi nhiều hơn về Phật 
pháp, đạo lí ở đời. Chùa Hoằng Pháp có nhiều khu vực mà du khách có thể ở lại và ghé 
thăm, cụ thể là khu triển lãm tranh của chùa, khu vực thư viện và phòng phát hành kinh 
sách với hàng trăm đầu sách về Phật pháp và triết lý cuộc sống. Tham gia loại hình này du 
khách sẽ: 
- Biết nhiều về các hoạt động ở nơi tín ngưỡng tâm linh. 
- Góp phần phát triển và nâng cao loại hình homestay tại nước nhà. 
- Giúp du khách hiểu hơn về tín ngưỡng, đồng thời cũng là thời gian nghỉ ngơi tịnh 
tâm sau thời gian làm việc căng thẳng mệt mỏi. 
Homestay tín ngưỡng không chỉ mang lợi ích về kinh tế mà hơn bao giờ hết là những 
giá trị tinh thần cho đời sống xã hội. Xét về nội dung và tính chất hoạt động, homestay tín 
ngưỡng là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm cơ sở vừa làm 
mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng của con người trong đời sống tinh thần dựa 
vào những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với lịch sử hình thành nhận thức của 
con người về thế giới, những giá trị về đức tin, tôn giáo, tín ngưỡng và những giá trị tinh 
thần đặc biệt khác. Theo đó, homestay tín ngưỡng mang lại những cảm xúc và trải nghiệm 
thiêng liêng về tinh thần của con người trong khi đi du lịch. 
90%
8% 2%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Đồng ý Không 
đồng ý
Ý kiến 
khác
Loại hình này giúp hình ảnh của 
chùa được biết đến nhiều hơn
Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 
Trường Đại học Văn Hiến 142 
3.4. Những hạn chế và khó khăn 
3.4.1. Vấn đề mâu thuẫn giữa những người tham gia vào hoạt động du lịch tại điểm tôn 
giáo, tín ngưỡng 
Thứ nhất, mâu thuẫn giữa du khách và người dân địa phương không chỉ ở các điểm 
tôn giáo, tín ngưỡng mà ở bất cứ địa điểm du lịch nào mới nổi cũng sẽ gặp trường hợp này. 
Sự xuất hiện ồ ạt của nhiều người từ nơi khác đến vào một thời điểm sẽ làm thay đổi bầu 
không khí và nhịp sống của người dân hằng ngày. Không chỉ vậy mà còn ảnh hưởng đến 
môi trường sống của người dân địa phương như ô nhiễm môi trường khi xuất hiện một 
lượng khách nhiều như vậy mà không có tổ chức thì sẽ để lại rác thải, biến đổi tập quán và 
các giá trị văn hoá từ hành vi... 
Thứ hai, mâu thuẫn chỉ nảy sinh ở các điểm tôn giáo tín ngưỡng là giữa các tín đồ 
và du khách phi tôn giáo. 
3.4.2.Vấn đề đáp ứng dịch vụ du lịch tại các điểm tôn giáo 
Ngày nay du khách đến các điểm du lịch tâm linh tín ngưỡng không chỉ để thờ cúng 
hay tìm hiểu kiến trúc mà họ còn muốn trải nghiệm những hoạt động tại điểm đến tâm linh 
tín ngưỡng. Vì vậy, để đáp ứng được thì cần phải có các dịch vụ bổ sung như: Đường xá 
phải thuận tiện, bãi đỗ xe rộng rãi, khu nghỉ dưỡng cho khách và cần nhiều hoạt động hấp 
dẫn hơn nữa, 
Ngoài ra, ngày nay tại các điểm du lịch tâm linh còn trang bị các hội trường nhà 
nghỉ, nhà ăn cho du khách có nơi thoải mái tham gia vào các hoạt động tìm hiểu tín ngưỡng 
cùng các tín đồ hoặc hoạt động thuộc tâm linh tín ngưỡng, và trang bị nơi cho du khách 
nghỉ ngơi thưởng thức các món ăn chay đặc sắc. 
Các hoạt động này đã trở thành các hoạt động chính tại các điểm đến tâm linh tín 
ngưỡng. Phát sinh từ nhu cầu của du khách, không chỉ khám phá các giá trị môi trường tự 
nhiên và văn hóa nhân văn mà còn mong muốn sự cảm hoá của đức tin thông qua các khóa 
tu, các bài thiền, các hoạt động từ thiện với trẻ mồ côi tàn tật,... Từ đó mà một số chương 
trình du lịch đặc trưng ra đời như khoá tu mùa hè dành cho thanh thiếu niên hiện nay đã 
được phát triển ở một số nơi mà tiêu biểu là chùa Hoằng Pháp mà nhóm nghiên cứu hướng 
tới. 
3.4.3. Vấn đề công tác quản lý tại điểm đến tâm linh, tín ngưỡng 
Khi hoạt động, du lịch sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề phát sinh như xuống cấp di sản, 
ô nhiễm môi trường bởi sự xả thải và tiếng ồn do du khách gây ra, sự phá hoại của một số 
Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 
Trường Đại học Văn Hiến 143 
du khách không có ý thức gây ra. Thậm chí việc ăn mặc, ứng xử không đúng phép tắc trong 
không gian linh thiêng của công trình tâm linh cũng coi là ảnh hưởng đến điểm đến. 
Tuy nhiên, những hoạt động quản lý cần một chi phí không nhỏ. Thông thường thì 
lợi nhuận thu được từ kinh doanh du lịch tại các điểm đến tâm linh tín ngưỡng họ chỉ chi 
một phần nhỏ cho việc quản lý. Vì vậy vấn đề đặt ra là cần xây dựng mối quan hệ giữa các 
bên đối tác với nhà cung ứng dịch vụ cho mình theo hình thức đấu thầu mà đơn vị có kế 
hoạch đóng góp lợi ích cho việc bảo tồn được ưu tiên. Tất cả được vận hành theo quy trình 
và nguyên tắc do bộ máy quản lý du lịch tại điểm đến đề ra để cho ra đời các điểm đến du 
lịch hoàn hảo. 
3.4.4. Thiếu sự liên kết với các công ty du lịch cũng như chính sách quảng bá của du lịch 
nước nhà 
Thực tế hiện nay, các tour du lịch tín ngưỡng mới chỉ tập trung vào việc hành hương, 
chiêm bái hay thăm quan, chưa thực sự làm thỏa mãn về mặt tinh thần cho du khách. Theo 
ý kiến của nhiều chuyên gia, tình trạng này là do chính địa phương quản lý chưa thực sự 
quan tâm mà mới chỉ giới hạn việc thỏa mãn cho cư dân địa phương trong việc thờ cúng. 
Ngoài ra, việc quảng bá thông tin cũng như chất lượng dịch vụ du lịch còn là vấn đề chưa 
được giải quyết thỏa đáng. Bản thân các công ty lữ hành cũng thiếu thông tin để chào mời 
du khách. 
Do đó cần có sự phối hợp và quan tâm chặt chẽ, thiết nghĩ các công ty du lịch nên 
chủ động hơn với loại hình homestay tín ngưỡng này và cần tổ chức bài bản hơn chứ không 
phải là hành động tự phát từ một hoặc một vài nhóm người. 
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đối với nền du lịch nước nhà 
Giúp cho nền du lịch phát triển hơn về một loại hình du lịch mới. 
Để những điểm tôn giáo, tín ngưỡng không chỉ ngủ yên trong những giá trị mà lịch 
sử mang lại cho nó, không chỉ là nơi cho các tín đồ đến thờ cúng mà cần phải trao cho 
những điểm đến đó sức sống đương đại mà chỉ hoạt động du lịch mới làm được điều đó. 
Và kết quả nghiên cứu cũng giúp cho người kinh doanh loại hình du lịch này nhận 
thức rõ được cần phải đảm bảo được việc hoạt động có hiệu quả. Quan trọng hơn nữa là 
phải bảo tồn các giá trị văn hoá cũng như lịch sử mà quá khứ để lại, không làm tổn hại đến 
những giá trị đó, không khơi nguồn cho những mâu thuẫn xã hội, cần có một tầm nhìn 
trong công tác quản lý. 
Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 
Trường Đại học Văn Hiến 144 
Bài nghiên cứu cũng sẽ chỉ ra đây đang là xu hướng du lịch hiện đại trên thế giới và 
nếu được quản lý đúng đắn ở Việt Nam nó sẽ mang lại nhiều lợi ích và giá trị cho nền du 
lịch nước nhà. 
5. Các giải pháp nhằm phát triển homestay tín ngưỡng 
5.1. Giải pháp 
Homestay tín ngưỡng đang trở thành xu hướng ngày càng phổ biến tại Việt Nam. 
Tuy vậy, nhận thức về homestay tín ngưỡng vẫn chưa thực sự đầy đủ và thống nhất. 
Việt Nam có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển homestay tín ngưỡng thể 
hiện ở bề dày văn hóa gắn với truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng. Sự đa dạng và phong 
phú của các thắng tích tôn giáo và với số lượng lớn các tín ngưỡng, lễ hội dân gian được 
tổ chức quanh năm trên phạm vi cả nước. 
Homestay tín ngưỡng ngày càng đa dạng không chỉ giới hạn trong khuôn khổ hoạt 
động gắn với tôn giáo mà ngày càng mở rộng tới các hoạt động, sinh hoạt tinh thần, tín 
ngưỡng cổ truyền của dân tộc và những yếu tố thiêng liêng khác. Homestay tín ngưỡng 
ngày càng chủ động, có chiều sâu và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh 
thần của khách du lịch. 
Dù đã có những bước phát triển tích cực, song loại hình du lịch homestay tín ngưỡng 
tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có. Các 
hệ thống dịch vụ du lịch, cơ sở lưu trú phục vụ riêng cho nhu cầu homestay vẫn còn những 
hạn chế nhất định, việc tuyên truyền quảng bá về sản phẩm du lịch homestay tín ngưỡng 
của Việt Nam chưa có hiệu quả cao, chủ yếu vẫn diễn ra theo mùa vụ. Giữa các địa điểm 
du lịch homestay tín ngưỡng giữa các chùa còn thiếu sự gắn kết nên chưa tạo ra những 
tour, tuyến đặc sắc thu hút khách du lịch. Rõ ràng, đây là những vấn đề cần sớm tháo gỡ 
và khắc phục nhằm đẩy mạnh việc phát triển loại hình du lịch này tại Việt Nam trong thời 
gian tới. 
Để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả khai thác các tiềm năng về loại hình du 
lịch homesaty hiện nay. 
Trước hết, cần có sự thay đổi, nâng cao về mặt nhận thức, tư duy trong việc khai 
thác các tiềm năng về homestay tín ngưỡng tại Việt Nam hiện nay. Trong đó, cần chú trọng 
đến việc khai thác toàn diện các tiềm năng hiện có, không đơn thuần dừng lại ở việc khai 
thác những mặt nổi. Đồng thời không chỉ tập trung khai thác vào một thời điểm hay mùa 
vụ nhất định mà có thể nghiên cứu khai thác quanh năm. 
Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 
Trường Đại học Văn Hiến 145 
Thứ hai, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo tồn các di tích 
văn hóa Phật giáo nhất là tại các cơ sở gắn với các điểm tham quan, du lịch. Tiếp tục bảo 
vệ và phát huy các giá trị văn hóa tâm linh Phật giáo hiện đang có của Phật giáo tại thành 
phố. 
Thứ ba, chú trọng vào việc khai thác các hoạt động du lịch homestay tín ngưỡng 
mang tính cộng đồng trong Phật giáo như mời du khách tham gia các khóa tu, nghe thuyết 
giảng Phật giáo, tham gia các hoạt động từ thiện xã hội trong Phật giáo, thực hành các nghi 
thức, lễ nghi, khám phá ẩm thực chay của Phật giáoTừ đó giúp du khách có những trải 
nghiệm mới, nhất là trong việc khám phá nội tâm tinh thần của bản thân mỗi du khách. 
Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh việc hợp tác với các địa phương lân cận. Nên có sự liên 
kết, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở Phật giáo có giá trị về mặt du lịch, Từ đó hình 
thành các tour du lịch Phật giáo nội thành liên hoàn, hấp dẫn mang tính chất của loại hình 
du lịch homestay tín ngưỡng. 
Biểu đồ 7. Các công ty Du lịch nên có các chương trình liên kết với nhà chùa 
Đối với chùa Hoằng Pháp nói riêng: 
Chùa cần đẩy mạnh các hoạt động đi kèm nhằm thu hút và hấp dẫn khách du lịch. 
Các công ty du lịch và lữ hành cần đẩy mạnh các chương trình liên kết với chùa, họ 
cần chủ động tìm hiểu nhiều hơn về loại hình này tại chùa cũng như các hoạt động tại chùa 
thật rõ ràng nhằm lên chương trình cho phù hợp, theo khảo sát có đến 86% du khách đồng 
ý với quan điểm này. 
Loại hình này tại chùa Hoằng Pháp cần được các cơ quan quản lý chú trọng hơn nữa 
và có các biện pháp nhằm đẩy mạnh các hoạt động đồng thời không làm ảnh hưởng và mất 
đi các giá trị tôn nghiêm vốn có tại chùa. 
86%
14%
Các công ty du lịch nên có các chương trình 
liên kết với chùa nhằm thu hút khách
Đồng ý
Không 
đồng ý
Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 
Trường Đại học Văn Hiến 146 
Các chương trình du lịch cần được xây dựng thật bài bản và phải liên hệ trực tiếp 
với nhà chùa để chuẩn bị một cách tốt nhất có thể. 
Chúng ta có thể liên hệ với các đoàn du khách phía Bắc và người nước ngoài vì 
khoảng cách địa lý sẽ rất khó khăn với họ dù họ muốn tham gia loại hình này và các công 
ty du lịch chính là cầu nối hữu hiệu nhất. Sau này còn có thể mở rộng đưa du khách và các 
phật tử sang các nước Phật giáo khác để nâng cao homestay tín ngưỡng Việt Nam. 
Cần có thêm sự hỗ trợ cho chùa Hoằng Pháp nhằm giúp du khách có được trải 
nghiệm tốt nhất và hoàn thiện nhất về một tour homestay tín ngưỡng thật sự. 
5.2. Kết luận và kiến nghị 
5.2.1. Kết luận 
Homestay tín ngưỡng là một loại hình mới lạ, thu hút và hấp dẫn. Nghiên cứu của 
nhóm chúng tôi chỉ mới là tiền đề cho các nghiên cứu sau này. 
Đây là một loại hình sẽ làm đổi mới xu hướng du lịch tại Việt Nam. Chúng tôi cũng 
mong muốn chùa Hoằng Pháp trong thời gian tới sẽ là một điểm du lịch homestay tín 
ngưỡng thu hút du khách đặc biệt là du khách nước ngoài và ngày càng phát triển ở các địa 
đểm khác nhằm phát triển và nâng cao về loại hình du lịch tâm linh, tín ngưỡng. 
5.2.2. Kiến nghị 
Loại hình này cần được các cơ quan nhà nước chú trọng, phát triển nhất là các công 
ty du lịch, lữ hành. 
Cần có chính sách cụ thể nhằm phát triển homestay tín ngưỡng không chỉ tại chùa 
Hoằng Pháp mà còn các địa điểm tín ngưỡng khác nói chung, vì hiện nay chưa có chính 
sách cụ thể nào cho loại hình này . 
Các tổ chức du lịch nước nhà cần có thêm các hội thảo chuyên đề du lịch về 
homestay tín ngưỡng. Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, các chiến dịch quảng cáo về loại hình 
này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ban Biên Tập website chùa Hoằng Pháp, 03.04.2015, Phương pháp tập thiền của 
Steve Jobs [Online], website chùa Hoằng Pháp theo trang Phật giáo và Xã hội nước 
ngoài, Nguồn:
cua-steve-jobs-2555/. [Truy cập: 14.3.2016] 
Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 
Trường Đại học Văn Hiến 147 
2. Ban Biên Tập thư Viện Hoa Sen, 27.08.2010, Cách Ngồi Thiền Đúng Phương Pháp 
[Online], Nguồn  
[Truy cập: 10.3.2016] 
3. HDT, “Không ngày tháng”, Giới trẻ háo hức với “Khóa tu mùa hè” tại các chùa 
[Online], Website Ban Tôn Giáo Chính Phủ, Nguồn: 
mua_he_tai_cac_chua. [Truy cập: 12.4.2016]. 
4. “Không ngày tháng”, Tôn giáo và tín ngưỡng [Online], website của Tổng cục du 
lịch Việt Nam, Nguồn : 
[Truy cập: 17.3.2016] 
5. Lan Hương và Như Quỳnh, 07.02.2009, Du lịch “Homestay” hút giới trẻ [Online], 
Nguồn:  [Truy Cập: 13.05.2016] 
6. Mỹ Bình, 22.11.2013, Để du lịch tâm linh phát triển bền vững [Online],Nguồn: 
20131122141523987.htm. [Truy cập: 11.5.2016]. 
7. Quốc Minh, 01.03.2016, Nâng cao chất lượng loại hình du lịch tâm linh [Online], 
Nguồn:
linh/60620.htv. [Truy cập: 21.4.2016] 
8. Văn hóa tâm linh, 15.10.2015, Tín ngưỡng là gì? So sánh tín ngưỡng và tôn giáo 
[Online], website Hành trình Tâm Linh. [Truy cập: 10.3.2016] 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_homestay_tin_nguong_tai_viet_nam.pdf