Phân tích kết quả bài thi nghe tiếng Trung Quốc
Trong dạy-học nói chung và dạy-học ngoại ngữ nói riêng, bài kiểm tra, bài thi là một trong
những hình thức quan trọng để đánh giá kết quả học tập của người học trong quá trình học tập. Kết quả thi
hay điểm thi thể hiện trình độ và năng lực của người học, đồng thời phản ánh hiệu quả dạy và học. Một bài
thi chất lượng có thể cung cấp những thông tin phản hồi giúp người dạy và người học kịp thời đưa ranhững
điều chỉnh cần thiết nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả dạy-học. Bài viết này tiến hành thống kê, phân tích
kết quả các bài thi Nghe tiếng Trung Quốc giai đoạn sơ cấp, từ đó đưa ra nhận xét về tình hình kết quả học
tập, hiệu quả dạy-học, và đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng đề thi.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích kết quả bài thi nghe tiếng Trung Quốc
có sẵn. Trong hình thức này các phương án lựa chọn (trừ đáp án) đều có tác dụng gây nhiễu. Theo lý thuyết, một phương án có độ nhiễu cao là phương án khiến nhiều thí sinh lầm tưởng đó là đáp án. Theo một số số liệu thống kê trước đây (tài liệu TOCFL, 2016), độ nhiễu của các phương án lựa chọn có ảnh hưởng nhất định đến độ phân loại của bài thi. Phần mềm SPSS cho phép thống kê được số lượt chọn đáp án và các phương án lựa chọn, giúp chúng ta có thể tìm hiểu về độ nhiễu của các phương án lựa chọn và kiểm định mối tương quan với chỉ số độ phân loại. Bảng 17 dưới đây thống kê số lần chọn đáp án và các phương án lựa chọn của từng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong 04 bài thi khảo sát lần này. Chữ và số in đậm thể hiện đáp án đúng. Bảng 17. Thống kê lượt chọn các phương án lựa chọn của phần Nghe chọn đáp án đúng STT Nghe SC1 K1 Nghe SC1 K2 Nghe SC2 K1 Nghe SC2 K2 Ghi chúPhương án lựa chọn Số lần chọn Phương án lựa chọn Số lần chọn Phương án lựa chọn Số lần chọn Phương án lựa chọn Số lần chọn 1 A 95 A 11 A 11 A 9 B 3 B 94 B 2 B 1 C 35 C 5 C 126 C 9 D 29 D 5 D 33 D 107 2 B 7 B 2 B 3 B 6 C 45 C 110 C 6 C 106 A 84 A 0 A 159 A 4 D 25 D 3 D 3 D 2 3 A 19 A 5 A 2 A 0 B 15 B 105 B 105 B 0 C 124 C 3 C 3 C 1 D 5 D 2 D 61 D 117 4 A 4 A 0 A 2 A 0 B 15 B 112 B 5 B 33 D 124 D 0 D 157 D 74 C 20 C 3 C 6 C 11 25Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 36, Số 2 (2020) 13-29 Bảng 17 cho thấy có 13 câu (ô bôi đậm) trên tổng số 56 câu hỏi trắc nghiệm khách quan của 04 đề thi được khảo sát lần này chứa một số phương án lựa chọn không được bất kỳ thí 5 A 15 A 89 A 5 A 7 B 9 B 19 B 3 B 98 C 110 C 1 C 162 C 4 D 29 D 4 D 1 D 9 6 B 37 B 0 B 2 B 0 C 11 C 1 C 155 C 0 A 97 A 1 A 8 A 114 D 18 D 112 D 5 D 4 7 B 48 B 23 B 6 B 97 C 34 C 81 C 8 C 12 A 48 A 6 A 36 A 5 D 33 D 4 D 118 D 4 8 A 4 A 12 A 20 A 24 C 12 C 10 C 16 C 25 B 137 B 85 B 44 B 68 D 10 D 6 D 90 D 1 9 A 5 A 12 A 3 A 15 B 7 B 3 B 1 B 11 D 124 D 92 D 9 D 59 C 26 C 8 C 157 C 33 10 A 13 A 7 A 4 A 9 C 27 C 102 C 23 C 30 B 102 B 6 B 45 B 8 D 20 D 0 D 97 D 71 11 A 2 B 1 C 108 D 7 12 B 114 C 0 A 2 D 2 13 A 8 B 5 C 97 D 8 14 A 0 B 2 D 115 C 1 15 A 1 B 112 C 0 D 4 16 B 1 C 109 A 3 D 3 26 Đ.T.H. Thu / Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 36, Số 2 (2020) 13-29 sinh nào (dù thuộc nhóm giỏi hoặc kém) lựa chọn. Đây trước hết có thể là những phương án không có tác dụng gây nhiễu hoặc có độ gây nhiễu = 0 (đọc là loại bỏ được luôn vì hoàn toàn không liên quan đến câu hỏi / nội dung được nghe...), cũng có thể là những phương án thí sinh chọn một cách ngẫu nhiên (do không có cơ sở, chọn bừa), cũng có thể là nhìn bài rồi khoanh ... nhưng lại vô tình trùng hợp cùng một phương án. Tuy vậy đối chiếu với kết quả thống kê chỉ số độ khó dễ của các câu thuộc nhóm 13 câu thì ngoại trừ câu 4 trong bài thi Nghe SC2 K2 có chỉ số độ khó dễ là 0,63 (bên cạnh phương án lựa chọn A không có tác dụng gây nhiễu thì phương án B và C đều phát huy được tác dụng nhiễu, dẫn đến chỉ số độ khó dễ của câu này ở mức thấp hơn), tất cả các câu còn lại đều có chỉ số độ khó dễ 0,88. 5. Nhận xét và trao đổi Thông qua việc thống kê phân tích điểm của 278 bài thi Nghe SC1 và 289 bài thi Nghe SC2 trong lần khảo sát này, chúng tôi đưa ra một số nhận xét và ý kiến trao đổi dưới đây: - Nhìn trên phương diện cấu trúc bài thi, nội dung thi, hình thức tổ chức thi và các dạng câu hỏi trong các bài thi, chúng tôi cho rằng 04 đề thi được khảo sát lần này là phù hợp để đánh giá năng lực Nghe của người học trong giai đoạn sơ cấp sau mỗi kỳ học, đánh giá được mức độ hiểu các nội dung và nắm vững các kỹ năng đã được dạy-học trên lớp của người học. - Các bài thi đều có chỉ số độ phân loại cao, có khả năng phân loại được trình độ cao thấp của người học. - Nghe trả lời câu hỏi là nội dung đa phần người học đạt điểm thấp nhất trong các nội dung thi. - Tỷ lệ giữa các câu khó dễ trong các bài thi chưa thật sự cân đối, các câu dễ và rất dễ có tỷ lệ cao hơn các câu khó và rất khó từ 3-5 lần. Bài thi Nghe SC1 K1 có 17,17% người học đạt điểm dưới 4/10, các bài thi còn lại SC1 K2, SC2 K1 và SC2 K2 tỷ lệ này đều là rất nhỏ, dưới 5,5%. Tỷ lệ đạt trên điểm 6/10 của tất cả các bài thi là đều trên 50%, tỷ lệ này ở các bài thi Nghe SC1K2, Nghe SC2K1 và Nghe SC2K2 đều trên 73%. - Mức độ gây nhiễu của các phương án lựa chọn trong các câu hỏi trắc nghiệm khách quan của bài thi tỷ lệ thuận với chỉ số độ khó dễ và ít nhiều ảnh hưởng đến mức độ khó dễ của bài thi. Kết quả khảo sát thống kê lần này cũng cho thấy đa số người học của 02 khóa K1 và K2 đều đạt yêu cầu về kỹ năng Nghe SC1 và SC2, riêng có bài thi Nghe SC1 K1 thì tỷ lệ trên điểm 4/10 là 17,17%, ít hơn so với các bài thi còn lại (khoảng 83%). Điều này về cơ bản là phù hợp với mục tiêu của một bài thi hết học phần, yêu cầu người học nắm và có được những nội dung, kỹ năng cơ bản đã được dạy trên lớp. Kết quả thi cũng thể hiện hiệu quả dạy-học kỹ năng Nghe giai đoạn sơ cấp của cơ sở được điều tra. Kết quả khảo sát lần này cũng xác minh thêm mức độ phù hợp của các giáo trình, tính hiệu quả của phương pháp dạy-học hiện đang được áp dụng trên lớp. Thực tế cho thấy kiểm tra đánh giá là một vấn đề mang tính thực hành cao, soạn đề kiểm tra, ra đề thi trong quá trình dạy-học cũng là một hoạt động rất quen thuộc của thày cô giáo. Tuy nhiên, Nghe là một kỹ năng có nhiều đặc thù, soạn ra một đề thi Nghe chất lượng (kiểm tra được những kỹ năng cần kiểm tra, phân loại được trình độ của người học, đảm bảo được tính khả thi cho công tác trông thi và chấm thi) người/ nhóm biên soạn có thể lưu ý thêm một số điểm sau: Xác định rõ mục đích yêu cầu của bài thi này rất quan trọng (“Nghe hiểu đúng ngữ điệu các câu đơn, đoạn hội thoại hoặc đoạn văn; Biết cách nghe và ghi lại thông tin về các chủ 27Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 36, Số 2 (2020) 13-29 đề liên quan đến nội dung học một cách chuẩn xác; Biết phán đoán, nắm bắt thông tin nghe được và phản ứng nhanh nhạy trong những tình huống giao tiếp xã hội thường gặp” (Đề cương môn học SC2)), trên cơ sở đó lựa chọn những dạng thức câu hỏi phù hợp. Qua lần khảo sát này chúng tôi nhận thấy các bài thi Nghe giai đoạn sơ cấp chủ yếu sử dụng một số dạng câu hỏi thông dụng để đánh giá năng lực nghe hiểu nội dung một câu đơn, nắm được thông tin chính của một đoạn hội thoại đơn giản (1-2 lần hỏi đáp) hoặc đại ý một đoạn văn như Nghe chọn đáp án đúng, Nghe phán đoán đúng sai, Nghe trả lời câu hỏi (dựa vào những thông tin đã nghe được trả lời câu hỏi thông qua hình thức diễn đạt viết) và Nghe điền chỗ trống (dùng chữ Hán điền từ nghe được vào chỗ trống). Nghe trả lời câu hỏi cũng là phần người học thường được điểm thấp nhất, vì ngoài việc nghe hiểu, nhớ các thông tin ra thì còn phải viết (nếu có thể dùng từ ngữ có sẵn trong nội dung nghe) hoặc diễn đạt (khi cần phải tóm lược hoặc suy luận các thông tin nghe được) nên độ khó càng cao. Trong quá trình khảo sát các bài thi, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều trường hợp người học dùng chữ phiên âm để trả lời câu hỏi hoặc điền chỗ trống. Điều này rất dễ hiểu vì chữ Hán, chữ tượng hình, không có sự tương quan trực tiếp giữa âm (cách đọc) và hình (chữ viết) là một trong những trở ngại đối với người học, đặc biệt trong giai đoạn đầu mới tiếp xúc, cùng một lúc phải nhớ mặt chữ, âm đọc, nghĩa và cả cách viết. Chính vì vậy, theo quan điểm của chúng tôi, trong giai đoạn sơ cấp, với trọng tâm kiểm tra kỹ năng nghe hiểu, hình thức Nghe trả lời câu hỏi phù hợp để luyện tập trên lớp hơn (có thể kết hợp nghe – nói để luyện ngữ âm, khả năng biểu đạt khẩu ngữ hoặc nghe – viết để kết hợp luyện chữ...). So với Nghe trả lời câu hỏi thì Nghe điền chỗ trống có yêu cầu thấp hơn, chỉ cần điền từ nghe được vào chỗ trống. Để có thể “giảm thiểu” áp lực Viết trong quá trình làm bài Nghe của người học, hình thức điền chỗ trống cũng có thể trình bày dưới dạng chọn đáp án đúng như trong ví dụ sau đây: Ví dụ 1: Người học sẽ được nghe một câu/ đoạn văn: “我家附近有个小公园,我在周末时 都会跟着爷爷到公园去散步,一大早在那 儿的人有_______(许多, đây là từ cần chọn để điền vào ô trống, khoanh vào phương án lựa chọn B)是中年人或老年人。” A. 多半 B.许多 C.大多 D.多少 Trong trường hợp cần kiểm tra khả năng nghe hiểu, nắm thông tin chính kết hợp với chữ viết có thể sử dụng hình thức nghe một đoạn văn ngắn, hoặc một đoạn hội thoại ngắn và điền từ cần điền vào chỗ trống trong một câu mang tính kết luận hoặc tổng kết lại nội dung đã nghe, yêu cầu người học phải biết chọn lọc, suy luận các thông tin nghe được (hình thức này dễ hơn Nghe trả lời câu hỏi, và khó hơn Nghe điền trống). Ví dụ 2: Người học sẽ được nghe một đoạn đối thoại sau: 女: 你女儿到底想学上什么兴趣班? 男:羽毛球。 女:不错啊,能锻炼身体。 男:我不喜欢,我打算让她学习弹钢琴。 女:孩子的兴趣最重要吧,愿意学,才能 学得好。 Yêu cầu điền chỗ trống: 女的认为他的 女儿该学__________(羽毛球)。 - Nắm vững tình hình học tập thực tế của người học, tìm nguồn ngữ liệu tương ứng với nội dung các chủ đề đã học, yêu cầu phù hợp về cấp độ từ vựng, tốc độ nói, yêu cầu về ngữ điệu, ngữ khí... với trình độ thực tế của người học. Trên cơ sở đó xác định độ khó dễ và cân đối tỷ lệ các câu khó dễ, lên thang điểm phù hợp với trình độ thực tế của người học. Theo 28 Đ.T.H. Thu / Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 36, Số 2 (2020) 13-29 lý thuyết tỷ lệ các câu khó dễ trong một bài thi đánh giá kết quả học tập sẽ là rất khó (5%); khó (15%); trung bình (60%); dễ (15%); rất dễ (5%) (Zhang Kai, 2002). - Cân nhắc đến độ gây nhiễu của các phương án lựa chọn trong hình thức trắc nghiệm khách quan sao cho phù hợp với mục đích và yêu cầu kiểm tra, tránh trường hợp có quá nhiều phương án lựa chọn không nhiễu (quá dễ), hoặc độ nhiễu đều lớn (quá khó) có thể sẽ ảnh hưởng đến tính phân loại của bài thi, không phân loại được trình độ của thí sinh. - Chú ý thiết kế tờ giấy thi hợp lý. Trên bài thi cần ghi đủ các thông tin, môn thi, thời gian làm bài, yêu cầu và biểu điểm của từng phần. Các nội dung trong bài thi nên sắp xếp theo hướng từ dễ đến khó. Chỉ số độ khó dễ như trong bài viết này chỉ có được sau khi thi, vậy, nếu là trước khi thi thì độ khó dễ sẽ thường được quyết định bởi kinh nghiệm và mức độ nắm vững tình hình dạy-học thực tế của người ra đề. Bài thì Nghe SC2K2 được thiết kế theo hình thức Phiếu trả lời, rất thuận tiện cho người làm và người chấm. - Không nên bỏ qua khâu soát xét lại đề thi (do nhóm biên soạn hoặc người phụ trách chuyên môn phụ trách) để hoàn thiện đề cùng đáp án chuẩn chính thức. - Ngoài ra cũng cần giám sát việc bảo mật trong quá trình in ấn và bảo quản đề thi; nghiêm khắc khi trông thi và chấm thi nghiêm túc, cộng điểm, vào điểm chính xác đều là những yếu tố góp phần đảm bảo độ tin cậy của kết quả thi. Liên quan đến vấn đề quản lý, bảo mật bài thi, thời gian và công sức khảo sát thống kê, kết quả thống kê trong bài viết này của chúng tôi còn hạn chế về số lượng. Tuy vậy chúng tôi hy vọng kết quả có được trong lần khảo sát này sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích với công tác dạy-học và ra đề thi. Rất mong nhận được ý kiến phê bình đóng góp của các chuyên gia và các bạn đồng nghiệp. Tài liệu tham khảo Tiếng Việt Sái Công Hồng, Lê Thái Hưng, Lê Thị Hoàng Hà, & Lê Đức Ngọc (2017). Giáo trình kiểm tra đánh giá trong dạy học. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Tô Thị Thu Hương (2010). Cơ sở giáo học pháp của kiểm tra, đánh giá ngoại ngữ ở trung học phổ thông Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Ngoại ngữ, 26(4), 262-278. Tiếng Trung Quốc 方绪军Fang Xujun (2013). 汉语测试与评估,复旦大 学出版社. (Phương Tự Quân. Kiểm tra và đánh giá tiếng Trung Quốc. NXB ĐH Phúc Đán.) 高旭峰 Gao Xufeng (2012). HSK(六级)考试信度和 效度的评析,湖北经济学院学报01期. (Cao Húc Phong. Phân tích độ tin cậy và độ giá trị kỳ thi trình độ tiếng Trung Quốc HSK 6. Tập san kỳ 1 Học viện Kinh tế Hồ Bắc.) 葛福东 Ge Fudong (2006). 语言测试的信度、效度与 题型关系的研究,内蒙古农业大学学报 04期. (Cát Phúc Đông. Mối quan hệ giữa các dạng câu hỏi và độ tin cậy, độ giá trị trong một đề thi. Tập san kỳ 4 Đại học Nông nghiệp Nội Mông Cổ.) 何勇斌 He Yongbin (2005) 听力测试的构想效度及其 实现, 外语教学03期. (Hà Dũng Bân. Quan niệm về độ giá trị của một đề thi nghe và cách thực hiện nó. Tạp chí Dạy học Ngoại ngữ kỳ 4.) 刘润清 Liu Runqing (2000) 语言测试和它的方法,外 语教学与研究出版社. (Lưu Nhuận Thanh. Kiểm tra ngôn ngữ và phương pháp kiểm tra ngôn ngữ, NXB Dạy học và nghiên cứu ngoại ngữ.) 刘忠见 Liu Zhongjian (2002) 语言测试的信度与效度, 高等教育01期. (Lưu Trung Kiến. Độ tin cậy và độ giá trị trong kiểm tra ngôn ngữ. Tạp chí Giáo dục Đại học, kỳ 1.) 屠煜 Tu Yu (2014) 浅析汉语成绩的信度与效度,课 程教育研究2月. (Đồ Dục. Phân tích độ tin cậy và độ giá trị của đề thi đánh giá thành tích học tập tiếng Trung Quốc. Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục tháng 2.) 王佶旻 Wang Jimin (2010) 语言测试概论,北京语言 大学出版社. (Vương Cát Mân. Khát quát về kiểm tra ngôn ngữ. NXB ĐH Ngôn ngữ Bắc Kinh.) 杨惠中、桂诗春 Yang Huizhong , Gui Shichun (2007) 语言测试的社会学思考, 现代外语第4期. 29Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 36, Số 2 (2020) 13-29 (Dương Huệ Trung, Quế Thi Xuân. Suy ngẫm về tính xã hội học trong kiểm tra ngôn ngữ. Tạp chí Ngoại ngữ hiện đại, kỳ 4.) 张凯 Zhang Kai (2002) 语言测试理论与实践, 北京 语言文化大学出版社. (Trương Khải. Lý luận và thực tiễn kiểm tra ngôn ngữ. NXB ĐH Văn hóa Bắc Kinh.) 张凯 Zhang Kai (2006) 汉语水平考试(HSK)研究,北 京商务印书馆. (Trương Khải. Nghiên cứu kỳ thi trình độ tiếng Trung Quốc (HSK). NXB Thương mại Bắc Kinh.) 邹申 Zhou Shen (2011) 简明英语测试教程,高等教 育出版社. (Trâu Thân. Giáo trình Kiểm tra tiếng Anh. NXB Giáo dục Đại học.) Trang mạng 北京语言大学 HSK 汉语水平考试中心 www.hsk.org.cn 国家汉办/孔子学院总部 www.hanban.org 国家汉办汉语考试服务网 www.chinesetesting.cn 國家華語測驗推動工作委員會 www.sc-top.org.tw/ chinese/materials.php AN INVESTIGATION OF THE TEST SCORES IN THE CHINESE LISTENING TEST Dinh Thi Hong Thu VNU University of Languages and International Studies, Pham Van Dong, Cau Giay, Hanoi, Vietnam Abstract: In teaching-learning in general, and teaching-learning foreign languages in particular, tests and exams are among important forms to assess students’ learning results in the learning process. A quality test can provide feedback for teaching and learning, help teachers and learners to promptly make necessary adjustments to improve the effectiveness of their teaching and learning. This research would preliminarily evaluate the quality of the test in Chinese listening for students at elementary level of proficiency based on the analysis of test papers and test scores of SC1, SC2. The research consists of 2 main parts: 1. Description and analysis of the tests; 2. Analysis of students’ test scores, and determination of the validity, reliability and difficulty of the tests using SPSS and Excel. The research results provide more feedback for subsequent test development and improvement. Keywords: assessment, Chinese listening test, test scores
File đính kèm:
- phan_tich_ket_qua_bai_thi_nghe_tieng_trung_quoc.pdf