Phân tích đặc điểm thành ngữ liên quan đến giáo dục trong tiếng Hán

Thành ngữ tiếng Hán vẫn là nguồn dữ liệu hết sức phong phú và đã được rất

nhiều học giả chuyên tâm nghiên cứu. Dù vậy, thành ngữ liên quan đến phạm vi giáo dục

hiện nay vẫn chưa có công trình khoa học nào đề cập và tách thành một mảng riêng để

nghiên cứu. Nhằm giúp người đọc có thể hiểu thêm đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa về

phương pháp đào tạo, dạy dỗ của người Trung Quốc được thể hiện qua thành ngữ, chúng tôi

tiến hành thống kê phân loại và phân tích 192 thành ngữ liên quan đến phạm vi giáo dục

trong tiếng Hán (được thu thập từ “Đại từ điển thành ngữ tiếng Hán”), từ đó đưa ra những

kết luận hữu ích trong việc tìm hiểu ngôn ngữ và văn hóa liên quan đến lĩnh vực giáo dục,

đồng thời đề xuất các kiến nghị trong việc vận dụng thành ngữ liên quan đến giáo dục trong

tiếng Hán.

Phân tích đặc điểm thành ngữ liên quan đến giáo dục trong tiếng Hán trang 1

Trang 1

Phân tích đặc điểm thành ngữ liên quan đến giáo dục trong tiếng Hán trang 2

Trang 2

Phân tích đặc điểm thành ngữ liên quan đến giáo dục trong tiếng Hán trang 3

Trang 3

Phân tích đặc điểm thành ngữ liên quan đến giáo dục trong tiếng Hán trang 4

Trang 4

Phân tích đặc điểm thành ngữ liên quan đến giáo dục trong tiếng Hán trang 5

Trang 5

Phân tích đặc điểm thành ngữ liên quan đến giáo dục trong tiếng Hán trang 6

Trang 6

Phân tích đặc điểm thành ngữ liên quan đến giáo dục trong tiếng Hán trang 7

Trang 7

Phân tích đặc điểm thành ngữ liên quan đến giáo dục trong tiếng Hán trang 8

Trang 8

Phân tích đặc điểm thành ngữ liên quan đến giáo dục trong tiếng Hán trang 9

Trang 9

Phân tích đặc điểm thành ngữ liên quan đến giáo dục trong tiếng Hán trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 4320
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích đặc điểm thành ngữ liên quan đến giáo dục trong tiếng Hán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích đặc điểm thành ngữ liên quan đến giáo dục trong tiếng Hán

Phân tích đặc điểm thành ngữ liên quan đến giáo dục trong tiếng Hán
ng chỉ 
tồn tại nhờ truyền dạy, nhưng còn tồn tại chính trong quá trình truyền dạy ấy. Như vậy, theo 
quan điểm của ông John Dewey, ông đã đề cập đến việc truyền đạt, nhưng mục tiêu cuối cùng 
của việc giáo dục là dạy dỗ [4] . 
 Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 5, Số 1, 2021 
33 
Vậy có thể nói rằng, “Giáo dục” là sự hoàn thiện của mỗi cá nhân, đây cũng là mục tiêu 
sâu xa của giáo dục; người giáo dục, hay có thể gọi là thế hệ trước, có nghĩa vụ phải dẫn dắt, chỉ 
hướng, phải truyền tải lại cho thế hệ sau tất cả những gì có thể để làm cho thế hệ sau trở nên 
phát triển hơn, hoàn thiện hơn. Giáo dục là một quá trình bao gồm các hoạt động đào tạo, bồi 
dưỡng, khuyên răn chỉ bảo, nhắc nhở với mục đích phát triển con người và phát triển xã hội. 
2.4. Thành ngữ liên quan đến giáo dục 
Trong “Từ điển Hán ngữ hiện đại” (2002) đã giải thích nghĩa của giáo dục bao gồm: Là 
cả quá trình một quá trình dạy dỗ cho cả một thế hệ mới chuẩn bị tham gia công tác xã hội, cuộc 
sống, chủ yếu là chỉ quá trình dạy dỗ của nhà trường đối với trẻ em, thiếu niên, thanh niên; Là 
việc dùng lời hay lẽ phải để thuyết phục người khác khiến họ làm theo [12]. 
Vì vậy, thành ngữ liên quan đến giáo dục tiếng Hán là những thành ngữ có nội dung 
liên quan đến hoạt động đào tạo bồi dưỡng, các phương pháp, cách thức đào đạo và những 
thành ngữ mang tính khuyên nhủ, chỉ bảo, răn đe, nhắc nhở, thể hiện thể hiện được phương 
thức, mục đích giáo dục của dân tộc đó. 
 Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành thống kê các thành ngữ có nội dung liên 
quan đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, khuyên răn chỉ bảo, nhắc nhở thể hiện thể hiện được 
phương thức, mục đích giáo dục trong “Đại từ điển thành tiếng Hán” và làm nguồn ngữ liệu để 
tiến hành nghiên cứu đặc điểm thành ngữ liên quan đến Giáo dục trong tiếng Hán. 
3. Phương pháp nghiên cứu 
Để kết quả nghiên cứu có tính khoa học, đề tài sẽ tiến hành tổng hợp các lí luận có liên 
quan đến vấn đề cần nghiên cứu, cụ thể như các khái niệm về thành ngữ, cách phân loại thành 
ngữ. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu bằng những phương pháp cụ thể như sau: 
3.1. Phương pháp thống kê, phân loại 
Phương pháp thống kê được sử dụng để thống kê số lượng thành ngữ có liên quan đến 
giáo dục. Trước tiên, chúng tôi thống kê những thành ngữ tiếng Hán có nội dung liên quan đến 
giáo dục trong “Đại từ điển thành ngữ”, sau đó dựa vào các tiêu chí phân loại thành ngữ trong 
“Từ điển phân loại thành ngữ” (《分类成语词典》,吉林教育出版社) [9] để phân loại theo 
các mảng nội dung của thành ngữ, làm cơ sở phân tích đặc điểm ngôn ngữ từ góc độ ngôn ngữ, 
văn hóa của các thành ngữ này. 
3.2. Phương pháp so sánh 
Phương pháp so sánh chủ yếu dùng để tiến hành so sánh các loại thành ngữ liên quan 
đến Giáo dục trong tiếng Hán, giúp người học thấy rõ hơn sự chênh lệch về số lượng của mỗi 
loại thành ngữ, qua đó tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến quan niệm của người Trung Quốc 
về giáo dục. 
3.3. Phương pháp phân tích 
Chủ yếu với phương pháp nghiên cứu định lượng, đề tài dựa trên số liệu đã thống kê phân 
loại tiến hành phân tích các đặc điểm của thành ngữ liên quan đến giáo dục trong tiếng Hán. 
Trước hết, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích đặc điểm ngôn ngữ của thành ngữ, sau đó sẽ phân tích 
 Journal of Inquiry into Languages and Cultures ISSN 2525-2674 Vol 5, No 1, 2021 
34 
đặc điểm về ngữ nghĩa, nội dung nhằm tìm hiểu thêm nội hàm văn hóa được thể hiện trong các 
loại thành ngữ tiếng Hán đã được thống kê, phân loại. 
 Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 5, Số 1, 2021 
35 
4. Kết quả nghiên cứu 
4.1. Đặc điểm cấu tạo của thành ngữ tiếng Hán có nội dung liên quan đến giáo dục 
Thành ngữ được cấu tạo bởi các âm tiết. Trong số 192 thành ngữ liên quan đến giáo 
dục thì có 7 loại thành ngữ mang âm tiết dài ngắn khác nhau với số lượng cụ thể như sau: 
 Bảng 1. Phân loại số lượng thành ngữ tiếng Hán liên quan đến giáo dục theo âm tiết 
STT Số lượng âm tiết thành ngữ liên quan 
đến Giáo dục 
Số lượng 
(192) 
Tỉ lệ 
% 
1 Thành ngữ 4 âm tiết 135 70,31 % 
2 Thành ngữ 5 âm tiết 5 2,6 % 
3 Thành ngữ 6 âm tiết 6 3,12 % 
4 Thành ngữ 7 âm tiết 13 6,77 % 
5 Thành ngữ 8 âm tiết 25 13,0% 
6 Thành ngữ 9 âm tiết 1 0,52 % 
7 Thành ngữ 10 âm tiết 4 2, 08% 
 Với kết quả thống kê trên cho chúng ta thấy rằng, nét nổi bật đáng chú ý là những thành 
ngữ có 4 âm tiết, 8 âm tiết chiếm ưu thế về số lượng, trong đó thành ngữ liên quan đến giáo dục 
có cấu tạo 4 âm tiết chiếm tỉ lệ cao nhất, 70,31 %. Tiếp theo là thành ngữ có 8 âm tiết, chiếm tỉ 
lệ 13,0%. Những thành ngữ khác có số lượng ít, tuy nhiên vẫn có thể nhìn thấy được thành ngữ 
có 6 và 10 âm tiết vẫn chiếm số nhiều so với tỉ lệ các thành ngữ có 5, 7, 9 âm tiết. Điều này 
cũng cho thấy người Trung Quốc rất thích dùng lối nói cân đối nhịp nhàng và hài hòa về âm 
điệu. Vì vậy, xét về lượng âm tiết trong cấu trúc, thành ngữ có số âm tiết chẵn chiếm một tỉ lệ 
khá lớn. Thông qua biểu đồ sau đây sẽ nhìn thấy rõ hơn tỉ lệ khác biệt giữa thành ngữ có âm tiết 
chẵn và lẻ. 
 Biểu đồ 1. Tỉ lệ phân loại các loại thành ngữ tiếng Hán liên quan đến Giáo dục theo âm tiết 
135
5 6
13
25
1 4
0
20
40
60
80
100
120
140
160
4 âm tiết 5 âm tiết 6 âm tiết 7 âm tiết 8 âm tiết 9 âm tiết 10 âm tiết
 Journal of Inquiry into Languages and Cultures ISSN 2525-2674 Vol 5, No 1, 2021 
36 
4.2. Đặc điểm nội dung của thành ngữ tiếng Hán có nội dung liên quan đến giáo dục 
 Nội dung của thành ngữ rất phong phú và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Trung Hoa. 
Chỉ riêng 192 thành ngữ liên quan đến giáo dục cho thấy, nội dung thành ngữ mang nhiều ý 
nghĩa và nội hàm văn hóa giáo dục trong đó. Căn cứ vào định nghĩa, khái niệm về giáo dục, 
chúng tôi đã phân loại 192 thành ngữ liên quan đến giáo dục trong tiếng Hán thành năm loại với 
các dung và số lượng cụ thể như sau: 
Bảng 2. Phân loại thành ngữ tiếng Hán liên quan đến Giáo dục 
STT Nội dung thành ngữ liên quan đến Giáo dục Số lượng (192) Tỉ lệ % 
1 Thành ngữ liên quan đến Bồi dưỡng, đào tạo 26 13,54% 
2 Thành ngữ liên quan đến cách thức giáo dục 40 20,83% 
3 Thành ngữ liên quan đến khuyến khích, khuyên răn 41 21,35% 
4 Thành ngữ liên quan đến chỉ bảo 30 15,62% 
5 Thành ngữ liên quan đến nhắc nhở cảnh báo 55 26,46% 
 Từ bảng phân loại trên cho thấy, thành ngữ có nội dung liên quan đến nhắc nhở, cảnh báo 
trong quá trình giáo dục có 55/192 câu, chiếm tỉ lệ cao nhất (26,46%). Thành ngữ có nội dung 
liên quan đến khuyến khích, khuyên răn và cách thức giáo dục chiểm tỉ lệ đương đương nhau, 
trên 20%. Thấp nhất là số lượng thành ngữ có nội dung liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng nói 
chung, chỉ có 26/192 câu, chiếm tỉ lệ 13,54%. Thành ngữ liên quan đến chỉ bảo có 30/192 câu, 
chiếm tỉ lệ 15,62%. Sự chênh lệch nhau về mặt số lượng giữa các loại thành ngữ có nội dung 
nói trên được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ sau: 
 Biểu đồ 2. Tỉ lệ số lượng các loại thành ngữ tiếng Hán liên quan đến Giáo dục 
5. Thảo luận và kiến nghị 
 Từ số liệu được thống kê, phân loại trên cho thấy thành ngữ có nội dung liên quan đến 
giáo dục trong tiếng Hán cũng có nét riêng, thể hiện được tư tưởng giáo dục cũng như các vấn 
đề văn hóa dân tốc khác của Trung Quốc. Vì vậy, thông qua việc phân tích đặc điểm của thành 
ngữ liên quan đến Giáo dục trong tiếng Hán sẽ giúp người đọc nắm được phương thức giáo dục 
cơ bản của Trung Quốc, đồng thời vận dụng thành ngữ này vào trong giao tiếp, dịch thuật và 
các vấn đề liên quan khác, cụ thể như sau: 
26
40 41
30
55
0
10
20
30
40
50
60
Bồi dưỡng, 
đào tạo
Cách thức 
giáo dục
Khuyến khích, 
khuyên răn
Chỉ bảo Nhắc nhở 
cảnh báo
 Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 5, Số 1, 2021 
37 
5.1. Tìm hiểu tư tưởng giáo dục của Trung Quốc qua thành ngữ liên quan đến giáo dục 
trong tiếng Hán 
 Có thể nói, ở cấp độ từ vựng, thành ngữ là đơn vị mang nhiều nét nghĩa văn hóa nhất. 
Bởi vì không một thành ngữ nào lại có thể vượt ra khỏi không gian và thời gian mà lại không 
gắn với những điều kiện lịch sử văn hóa của một xã hội, một cộng đồng người nhất định. Nét 
nghĩa văn hóa trong thành ngữ biểu hiện ở nhiều khía cạnh. Trước hết là hiện tượng một ý niệm 
được diễn đạt bằng những hình tượng khác nhau trong mỗi thành ngữ của các nước khác nhau. 
Tư tưởng “师道尊严” (tôn sư trọng đạo) vẫn được quán triệt trong các phương châm giáo 
dục của Trung Quốc. Trong “Lễ Ký – Học Ký” có viết: “Sư nghiêm, nhiên hậu đạo tôn; đạo 
tôn, nhiên hậu dân tri kính học” (《礼记·学记》:“师严然后道尊,道尊然后民知敬学。
”). Nghĩa là: “Kính thầy thì sẽ trọng đạo; trọng đạo thì sẽ biết nỗ lực học tập”. Để có thể 
duy trì sự tôn nghiêm của thầy giáo, không chỉ yêu cầu sự tôn kính và lễ nghĩa trong ngôn 
hành cử chỉ của học sinh với thầy, mà còn là sự tôn trọng từ nội tâm, cần cù học tập, hiểu 
được đạo lý và uốn nắn bản thân. Tuy nhiên, “教学相长”/“教学助长”(Dạy học tương 
trưởng/dạy học trợ trưởng) là vấn đề được thể hiện trong các phương thức giáo dục. Việc dạy và 
học cùng hỗ trợ nhau, dạy hỗ trợ cho việc học phát triển thì việc học cũng hỗ trợ cho việc dạy 
phát triển. Như vậy cũng có nghĩa hoạt động thầy trò luôn đi đôi với nhau, bổ trợ cho nhau cùng 
phát triển chính là một trong những cách thức đào tạo, bồi dưỡng trong giáo dục Trung Quốc. 
 Ngoài việc đào tạo, giáo dục của người thầy, tư tưởng giáo dục được thể hiện trong gia 
đình, đặc biệt là của cha mẹ vẫn luôn được chú trọng. Thành ngữ“孟母三迁”(Mạnh mẫu tam 
thiên), “杀彘教子” (giết lợn dạy con) là những câu thành ngữ từ những câu chuyện có thật và 
được đúc kết lại thành tư tưởng, phương châm dạy dỗ, giáo dục con cái.“孟母三迁”(Mạnh 
mẫu tam thiên, mẹ của Mạnh Tử ba lần chuyển nhà) tức nói đến Mẹ của Mạnh Tử vì muốn tìm 
được một môi trường dạy con tốt mà phải dọn nhà nhiều lần, chấp nhận khổ cực để con mình có 
được một môi trường sống tốt. “杀彘教子” (giết lợn dạy con) là câu thành ngữ có nguồn gốc từ 
câu chuyện thời Xuân Thu, vợ của Tăng Tử đi chợ, đứa con trai khóc đòi đi theo. Vợ Tăng Tử 
bảo con ở nhà ngoan rồi mẹ đi chợ về sẽ mổ lợn cho con ăn. Lúc người vợ đi chợ về, Tăng Tử 
lập tức bắt lợn giết thịt, vợ Tăng Tử bảo chỉ nói vậy để lừa con ở nhà thôi. Tăng Tử nói: “Hành 
động cử chỉ của cha mẹ ảnh hưởng đến con cái cả một đời, vì vậy nói được phải làm cho được.” 
 Thông qua số lượng các loại thành ngữ được phân loại theo nội dung cho thấy, số lượng 
thành ngữ có nội dung nhắc nhở cảnh báo có số lượng nhiều nhất, sau đó là khuyên bảo Điều 
này cho thấy, để có sự thành công trong giáo dục, vấn đề nhắc nhở, cảnh báo, răn đe vẫn luôn 
được chú trọng. Những câu thành ngữ như “功到自然成”(có chí thì nên) “良药苦口, 忠言
逆耳”(thuốc đắng dã tật, lời thật mất lòng) hoặc“少壮不努力,老大徒伤悲”(Thời trẻ 
không cố gắng, tuổi già buồn cay đắng ), “世上无难事,只怕有心人” (Không có việc gì khó, 
chỉ sợ lòng không bền) vẫn luôn là tư tưởng giáo dục, nhắc nhở mỗi người luôn cố gắng vượt 
qua khó khăn để nhận được thành quả xứng đáng. 
 Journal of Inquiry into Languages and Cultures ISSN 2525-2674 Vol 5, No 1, 2021 
38 
5.2. Vận dụng thành ngữ tiếng Hán liên quan đến giáo dục vào trong giao tiếp và dịch 
thuật 
Hiểu được những nội dung thành ngữ có liên quan đến giáo dục trong tiếng Hán, người học 
có thể vận dụng tốt hơn trong giao tiếp và trong dịch thuật các văn bản có nội dung liên quan. 
Có khá nhiều thành ngữ liên quan đến giáo dục trong tiếng Hán có thể tìm ra được những 
câu thành ngữ tương ứng trong tiếng Việt như “不经一事,不长一智” (đi một ngày đàng, 
học một sàng khôn), “近朱者赤,近墨者黑” (gần mực thì đen, gần đèn thì sáng), có thể giúp 
người dịch dễ dàng vận dụng trong giao tiếp và dịch thuật mang tính chính xác cao. Tuy nhiên, 
nhiều thành ngữ gắn liền với các điển tích điển cố thì người học cần tìm hiểu các câu chuyện 
liên quan đến thành ngữ, vì vậy cần phải nắm bắt được nghĩa đen nghĩa bóng của thành ngữ để 
có thể vận dụng đúng trong ngữ cảnh. 
 Ngoài ra, với xu thế phát triển các mô hình hợp tác, đào tạo liên kết giữa Việt Nam và 
Trung Quốc, các văn bản quảng bá, quảng cáo trong giáo dục cũng ngày càng được chú trọng. 
Những văn bản này thường hay sử dụng những thành ngữ có nội dung liên quan đến giáo dục. 
Chính vì vậy, nắm được số lượng thành ngữ liên quan đến giáo dục tiếng Hán với các mảng nội 
dung khác nhau sẽ giúp người thực hiện công việc quảng bá đưa ra các thông tin ngắn gọn, súc 
tích, phù hợp với văn phong của tiếng Hán. 
6. Kết luận 
 Thành ngữ là một đơn vị từ vựng, là một chất liệu ngôn ngữ quen thuộc dùng để miêu tả, 
để nói về bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống bởi nội dung của thành ngữ biểu hiện một cách vừa 
cụ thể, vừa khái quát, sinh động một hình ảnh, một trạng thái, một tâm lý, một hiện tượng hoặc 
một tính cách của thiên nhiên, xã hội và con người. 
 Thành ngữ liên quan đến giáo dục trong tiếng Hán dù chiếm số lượng không nhiều như 
thành ngữ khác, nhưng lại thể hiện được rõ nét tư tưởng giáo dục và mang đậm bản sắc dân tộc 
Trung Hoa. 
 Thông qua đặc điểm về âm tiết, nội dung của thành ngữ liên quan đến giáo dục trong 
tiếng Hán có thể giúp người đọc nắm được những phương pháp giáo dục, cách thức giáo dục, 
những yêu cầu về răn dạy, chỉ bảo và các chuẩn mực đạo đức giáo dục, từ đó có thể vận dụng 
tốt hơn những thành ngữ này trong giao tiếp, trong dịch thuật và trong các công việc liên quan. 
 Với những ngữ liệu đã thu thập được, hy vọng sẽ là dữ liệu cho các nghiên cứu so sánh 
đối chiếu các thành ngữ Hán, Việt sau này và là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu liên 
quan. 
Tài liệu tham khảo 
Bianweihui-编委会(2015).成语大词典.北京:商务印书馆。 
Ge Benyi-葛本仪 (2001).现代汉语词汇学.东山:人民出版社。 
Jin Zhibao-金志宝(2004).中华成语故事.天津:古籍出版社。 
John Dewey- Phạm Anh Tuấn dịch (2009). Dân chủ và giáo dục - Một dẫn nhập vào triết lý 
giáo dục. Hà Nội: Nxb Tri thức. 
Fang Shenghui-方绳辉 (1943). 成语与成语的运用.国文杂志, (第 3卷第 2期)。 
 Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 5, Số 1, 2021 
39 
Fu Huaiqing-符淮青 (2003).现代汉语词汇.北京:大学出版社。 
Hà Thị Đức (2019). Giáo trình giáo dục học đại cương. Nxb Đại học Sư phạm. 
Li Danong-李大农 (1994). 成语与中国文化. 南开:南开学报。 
Li Jinlin- 李晋林主编(2007). 分类成语词典. 吉林:教育出版社。 
Mo Pengling 莫彭龄 (2001). 汉语成语与汉文化. 江苏:教育出版社。 
Zhao Yu-赵羽、成功(2000).现代汉语成语全功能实用词典.延边人民出版社。 
Zhongguo shehui kexue yuan-中国社会科学院语言研究所编(2002).现代汉语词典.北京:
商务印书馆。 
AN ANALYSIS OF LANGUAGE CHARACTERISTICS OF EDUCATION-RELATED 
IDIOMS IN CHINESE 
Abstract: Chinese idioms are still a very rich source of data and have been studied by 
many dedicated scholars. However, idioms related to the current educational scope are still 
not mentioned by any research and separated into an independent area to learn. In order to 
help readers understand more about the linguistic and cultural characteristics of the Chinese 
teaching and training methods expressed through idioms, we classified and analyzed 192 
idioms related to the practice of micro-education, accordingly drawing useful conclusions 
in understanding the language and culture relevant to this field. 
Keywords: Idioms, education, Chinese 

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_dac_diem_thanh_ngu_lien_quan_den_giao_duc_trong_ti.pdf