Phân định quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với nguồn nước và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Pháp luật tài nguyên nước chưa có

những quy định nhằm phân định rõ ràng về

quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với

nguồn nước sau khi các tổ chức, cá nhân

được phép khai thác, sử dụng tài nguyên

nước. Từ đó có thể là nguyên nhân dẫn đến

việc khó xác định chủ thể có quyền cho

phép những tổ chức, cá nhân khác tiếp tục

khai thác, sử dụng nguồn nước với những

mục đích khác nhau. Bài viết xác định cách

thức phân định quyền sở hữu và quyền sử

dụng đối với nguồn nước được hình thành

sau khi tổ chức, cá nhân được phép và thực

hiện hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên

nước và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện

pháp luật về vấn đề này.

Phân định quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với nguồn nước và kiến nghị hoàn thiện pháp luật trang 1

Trang 1

Phân định quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với nguồn nước và kiến nghị hoàn thiện pháp luật trang 2

Trang 2

Phân định quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với nguồn nước và kiến nghị hoàn thiện pháp luật trang 3

Trang 3

Phân định quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với nguồn nước và kiến nghị hoàn thiện pháp luật trang 4

Trang 4

Phân định quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với nguồn nước và kiến nghị hoàn thiện pháp luật trang 5

Trang 5

Phân định quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với nguồn nước và kiến nghị hoàn thiện pháp luật trang 6

Trang 6

Phân định quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với nguồn nước và kiến nghị hoàn thiện pháp luật trang 7

Trang 7

Phân định quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với nguồn nước và kiến nghị hoàn thiện pháp luật trang 8

Trang 8

Phân định quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với nguồn nước và kiến nghị hoàn thiện pháp luật trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 2320
Bạn đang xem tài liệu "Phân định quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với nguồn nước và kiến nghị hoàn thiện pháp luật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân định quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với nguồn nước và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Phân định quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với nguồn nước và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
như hút nước từ nguồn nước mặt tự nhiên, nước dưới đất 
để phục vụ cho những mục đích khác nhau) thì có thể hiểu hoạt động này là “hoạt động sản 
xuất, kinh doanh hợp pháp” để chuyển trạng thái tồn tại của nguồn nước tự nhiên và tạo thành 
nguồn nước mới. Theo quan điểm của tác giả thì nguồn nước mới được hình thành thuộc sở 
TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 46/2021 
76 
hữu của chủ thể tiến hành hoạt động này. Đây là trường hợp như công ty thủy nông được cấp 
phép để hút nước lên dự trữ trong hồ thủy lợi thì công ty thủy nông là chủ sở hữu đối với 
nguồn nước trong hồ thủy lợi và hệ quả pháp lý là tổ chức, cá nhân khác muốn khai thác, sử 
dụng nguồn nước này phải xin phép công ty thủy nông. 
Thứ hai, trường hợp làm thay đổi sự tồn tại tự nhiên của nguồn nước mà không tách 
nguồn nước này khỏi nguồn nước tự nhiên như hoạt động chặn dòng chảy của sông, suối để 
làm thủy lợi, thủy điện, thuê mặt nước để nuôi trồng thủy sản, thì không thỏa mãn điều kiện 
là “do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp” tạo thành nguồn nước mới. Có thể thấy rằng, 
hành vi chặn dòng chảy của sông, suối để làm thủy lợi, thủy điện theo quy định của giấy phép 
khai thác, sử dụng tài nguyên nước đã tạo ra hồ nhân tạo nhưng nước chảy vào hồ là nước tự 
nhiên và do đó phải coi nguồn nước này là nguồn nước tự nhiên. Do đó, theo quan điểm của 
tác giả, chủ thể thực hiện hoạt động này chỉ là có quyền sử dụng đối với nguồn nước với mục 
đích được xác định cụ thể trong giấy phép. 
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, thông qua hành vi cấp giấy phép khai thác, sử dụng 
tài nguyên nước, cho phép chủ thể được cấp phép thực hiện hành vi khai thác, sử dụng nguồn 
nước tự nhiên cụ thể (sông, suối cụ thể, tại vị trí cụ thể) với mục đích được xác định. 
Như vậy, về nguyên tắc, khi Nhà nước đã trao quyền khai thác, sử dụng nguồn nước tự 
nhiên với mục đích cụ thể, tại một vị trí cụ thể cho một chủ thể thì sẽ không có quyền tiếp tục 
trao quyền này cho chủ thể khác. Với hành vi khai thác, sử dụng nguồn nước tự nhiên với 
những mục đích khác không được quy định trong giấy phép đã cấp thì Nhà nước vẫn có quyền 
trao cho các chủ thể khác khai thác, sử dụng. 
Tuy nhiên, nếu các chủ thể khác có nhu cầu khai thác, sử dụng nguồn nước với mục 
đích trùng với mục đích giấy phép đã được cấp thì phải được phép chủ thể có giấy phép khai 
thác, sử dụng tài nguyên nước. 
Ví dụ như cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác, sử dụng nguồn 
nước của con sông tại một địa điểm cụ thể cho nhà đầu tư A để chỉ với một mục đích là phát 
điện. Sau khi được cấp giấy phép, A xây dựng đập nước, là một công trình tạo nên hồ thủy 
điện. Như vậy, hồ thủy điện này là hồ nhân tạo nhưng nước trong hồ là do tự nhiên chảy vào 
nên nguồn nước này là nước tự nhiên. Trong trường hợp B, là nông dân muốn hút nước hồ lên 
để trồng trọt thì mục đích này không trùng với mục đích sử dụng nguồn nước để phát điện 
của A. Nếu hành vi hút nước của B phải xin phép thì phải xin phép cơ quan Nhà nước có 
thẩm quyền. Trong trường hợp C muốn trích nước từ hồ thủy điện để phát điện phục vụ nhu 
cầu của gia đình thì hành vi này của C phải được phép của A vì mục đích này trùng với mục 
đích sử dụng nguồn nước được xác định trong giấy phép do cơ quan Nhà nước cấp cho A. Sự 
cho phép này của A có thể được thực hiện thông qua thỏa thuận theo quy định của pháp luật 
dân sự. Bởi trong trường hợp này, có thể coi A là “chủ sở hữu” đối với mục đích sử dụng 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ 
77 
nguồn nước hồ thủy điện để phát điện. Trong trường hợp khác, nếu A được cấp giấy phép 
khai thác, sử dụng tài nguyên nước có cả mục đích phát điện và nuôi trồng thủy sản thì cả B 
và C đều phải được phép của A. 
Bên cạnh việc pháp luật tài nguyên nước hiện hành chưa phân định rõ ràng giữa sở hữu 
toàn dân đối với tài nguyên nước (nguồn nước tự nhiên), sở hữu của tổ chức, cá nhân đối với 
nguồn nước “được tạo ra” do hoạt động sản xuất, kinh doanh và quyền sử dụng nguồn nước 
thì việc pháp luật hiện hành chỉ quan niệm tài nguyên nước thuộc sở hữu toàn dân do Nhà 
nước là đại diện chủ sở hữu mà không nhìn nhận tài nguyên nước là tài sản công cộng cũng là 
nguyên nhân dẫn đến những xung đột về lợi ích giữa các chủ thể tham gia khai thác, sử dụng 
tài nguyên nước. 
Các ví dụ điển hình là việc cho phép xây dựng các nhà máy thủy điện nhưng không 
hoặc không xem xét một cách thỏa đáng tới lợi ích của các chủ thể có liên quan, đặc biệt là 
các chủ thể sinh sống, sản xuất tại hạ du các con sông. Bên cạnh đó, do quy hoạch phát triển 
thuỷ điện thiếu phối hợp, gắn kết giữa các ngành cùng khai thác trên một lưu vực sông nên 
hiệu quả quản lý tổng hợp của công trình thuỷ điện hạn chế, thậm chí gây tranh chấp, xung 
đột giữa các ngành sử dụng nước, giữa thượng lưu và hạ lưu1. 
Thời gian qua, nhiều tranh chấp về sử dụng nguồn nước đã xảy ra ở nước ta và càng 
ngày càng trở nên gay ngắt2, chẳng hạn như vụ tranh chấp liên quan đến việc sử dụng nguồn 
nước giữa các địa phương ở hạ du với các nhà máy thuỷ điện nằm trên thượng nguồn như 
trường hợp thành phố Đà Nẵng và thủy điện Đắk Mi 4 vào năm 2012. Nguyên nhân là do 
thủy điện Đắk Mi 4 chuyển nước từ sông Vu Gia sang sông Thu Bồn. Tại thời điểm đó, hơn 
1,7 triệu người dân thuộc hai tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng thiếu nước sinh hoạt, ngoài liên quan 
đến việc hạn chế xả nước của thủy điện Đắk Mi 4 còn là do tình hình xả nước của các thủy 
điện khác trên lưu vực sông và khô hạn đang diễn ra nghiêm trọng, nguồn nước đến các hồ bị 
hạn chế đáng kể3. Thậm chí, tranh chấp nguồn nước còn căng thẳng đến mức thành phố Đà 
1
 “Đánh giá các mâu thuẫn trong việc khai thác sử dụng nước ở Tây Nguyên”, 
tuc/danh-gia-cac-mau-thuan-trong-viec-khai-thac-su-dung-nuoc-o-tay-nguyen-218.html, truy cập ngày 21/10/2020. 
2
 Xem thêm: Minh Hùng, “Tranh chấp nguồn nước mùa khô sẽ rất căng thẳng”, 
 tranh-chap-nguon-nuoc-mua-kho-se-rat-cang-thang/252542.vnp; Nam Trân, 
“Tranh chấp nguồn nước giữa Đà Nẵng và Quảng Nam: Cần có quyết sách”, 
nam/tin-quang-nam-da-nang/3617-tranh-chap-nguon-nuoc-giua-da-nang-va-quang-nam-can-co-quyet-
sach.html; Lê Anh Tuấn, “Xung đột nguồn nước từ vận hành thủy điện: Do đâu và cần gì?”; 
dien-do-dau-va-can-gi/541517.html#; Hồng Quyêt, “An ninh nguồn nước đang bị đe dọa nghiêm trọng”, 
trong-25353.aspx#, truy cập ngày 21/10/2020. 
3
 Xem thêm: Nam Trân, “Tranh chấp nguồn nước giữa Đà Nẵng và Quảng Nam: Cần có quyết sách”, 
quang-nam-can-co-quyet-sach.html; “Xử lý tranh chấp nguồn nước: Có thể kiện ra tòa”, 
TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 46/2021 
78 
Nẵng từng tuyên bố sẽ kiện Bộ Tài nguyên và Môi trường - cơ quan quản lý Nhà nước cao 
nhất về nguồn nước - do quy trình vận hành liên hồ chứa được Bộ Tài nguyên và Môi trường 
ban hành thể hiện sự bất cập, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân4. 
Năm 2015, các tranh chấp xảy ra giữa các nhà máy thủy điện Bắc Hà ở Lào Cai5 và 
thủy điện Hương Điền, Thừa Thiên Huế6 khi xả lũ gây thiệt hại nặng nề cho nhiều hộ nông 
dân. Tranh chấp cũng xảy ra giữa hai nhà máy thủy điện trên cùng một dòng sông như trường 
hợp tranh chấp nguồn nước giữa Công ty cổ phần Thủy điện Thuận Hòa - chủ đầu tư Nhà 
máy thủy điện Thuận Hòa và Công ty cổ phần Thủy điện Sông Miện 5 - chủ sở hữu Nhà máy 
thủy điện Sông Miện 5 liên quan đến xác định mực nước dâng bình thường của hồ chứa của 
Nhà máy thủy điện Thuận Hòa7. 
Các tranh chấp này phát sinh có nguyên nhân là do pháp luật chưa coi tài nguyên nước 
là tài sản công cộng và do đó, hoạt động quản l tài nguyên nước chỉ dựa vào cơ quan quản lý 
Nhà nước mà ít có sự tham gia của cộng đồng, với cách thức quản lý không bảo đảm tính 
thống nhất, đồng bộ và quản lý tổng hợp đối với tài nguyên nước. Từ đó, các lợi ích chính 
đáng và hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động khai thác, sử dụng tài 
nguyên nước không được xem xét một cách thấu đáo trong các quyết định phát triển. 
3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật 
Để bảo đảm việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước bền vững và bảo đảm cân đối lợi 
ích của các bên, các chủ thể tham gia vào quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, việc 
hoàn thiện các quy định về quyền sở hữu và quyền sử dụng nguồn nước cần tuân theo những 
định hướng và giải pháp hoàn thiện sau đây: 
Thứ nhất, bên cạnh việc xác định tài nguyên nước thuộc sở hữu toàn dân thì pháp luật 
cần coi tài nguyên nước là tài sản công cộng và từ đó xác định rõ, cụ thể hơn đối với quyền 
quản l tài nguyên nước của Nhà nước và cộng đồng. 
Theo đó, mọi hoạt động khai thác, sự dụng tài nguyên nước phải được kiểm soát và chịu 
sự quản lý của Nhà nước và cộng đồng. 
tranh-chap-nguon-nuoc-Co-the-kien-ra-toa-2730, truy cập ngày 21/10/2020. 
4 
Hoàng Việt, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, “Cơ chế giải quyết tranh chấp nguồn nước còn thiếu 
toàn diện”, Bản tin Chính sách số 18/2015, Trung tâm Con người và Thiên nhiên. 
5
 Hương Thu, “Người dân được đền bù sau xả lũ ẩu ở Hà Giang”, https://baotintuc.vn/van-de-quan-
tam/nguoi-dan-duoc-den-bu-sau-viec-xa-lu-au-o-bac-ha-20150707183348239.htm 
6
 Anh Khoa, “Bảo vệ quyền lợi của nông dân bị thủy điện xả lũ”, 
quyen-loi-cua-nong-dan-bi-thuy-dien-xa-lu-346235/, truy cập ngày 21/10/2020. 
7
 Xem thêm, Bảo Yên, “Thủy điện ở Hà Giang: Căng thẳng tranh chấp nguồn nước”,  
.laodong.com.vn/xa-hoi/thuy-dien-o-ha-giang-cang-thang-tranh-chap-nguon-nuoc-314544.bld 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ 
79 
Việc quản lý Nhà nước đối với tài nguyên nước đã được quy định là theo phương thức 
tổng hợp, thống nhất và việc quản lý, bảo vệ tài nguyên nước phải bảo đảm tính hệ thống của 
lưu vực sông và được triển khai đồng bộ ở các cấp, các ngành, các địa phương8. Tuy nhiên, 
hiệu quả áp dụng các quy định này chưa cao do các cơ quan quản lý Nhà nước bị chi phối bởi 
các lợi ích kinh tế thu được của một nhóm chủ thể mà chưa xem xét thỏa đáng tới lợi ích của 
những nhóm chủ thể khác khi quyết định cho phép thực hiện các hoạt động phát triển có hoạt 
động khai thác, sử dụng tài nguyên nước. 
Bên cạnh đó, do pháp luật chưa coi tài nguyên nước là tài sản công cộng và từ đó chưa 
quy định về quyền quản lý của cộng đồng đối với tài nguyên nước. Các quy định về quyền 
của cộng đồng trong lĩnh vực quản l tài nguyên nước còn tương đối mờ nhạt. Các quy định 
này chỉ dừng lại ở vấn đề lấy ý kiến của cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trên 
địa bàn trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Nội dung này được quy định tại Điều 6 
Luật Tài nguyên nước năm 2012. 
Việc coi tài nguyên nước là tài sản công cộng làm phát sinh nguyên tắc “mọi trường 
hợp khai khác, sử dụng nguồn nước tự nhiên phải phù hợp với lợi ích công cộng”. Theo đó, 
Nhà nước cần xây dựng và tuân thủ các quy định về lấy ý kiến một cách thực chất các chủ thể 
có liên quan trong việc quyết định cho phép tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nguồn nước 
phải dựa trên quá trình xem xét cẩn trọng lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp, chính 
đáng của các chủ thể khác. 
Pháp luật tài nguyên nước phải làm rõ hơn “những người dân có thể bị ảnh hưởng lớn 
đến sản xuất, đời sống do hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước gây ra” bắt buộc phải 
lấy ý kiến theo quy định tại Điều 6 Luật Tài nguyên nước năm 2012. Những người dân phải 
lấy ý kiến không chỉ là những người dân sinh sống trên địa bàn dự án khai thác, sử dụng 
nguồn nước hoạt động mà phải bao gồm cả những người dân chịu tác động của hành vi khai 
thác, sử dụng tài nguyên nước, đặc biệt là người dân sinh sống và trực tiếp sử dụng nguồn 
nước ở hạ lưu các con sông. 
Theo đó, cần bổ sung đối tượng cần lấy ý kiến được quy định tại các Khoản 2 và khoản 
3 Điều 6 Luật Tài nguyên nước là “Lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân 
bị ảnh hưởng về những nội dung liên quan đến phương án khai thác, sử dụng tài nguyên nước, 
xả nước thải vào nguồn nước của dự án” 
Thứ hai, cần xây dựng quy định rõ ràng nhằm xác định những trường hợp tổ chức, cá nhân 
có quyền sở hữu đối nguồn nước “nhân tạo”, có quyền sử dụng đối với nguồn nước tự nhiên. 
Theo quan điểm của tác giả đã được trình bày ở mục 1 bài viết, phụ thuộc vào tính chất, 
hình thức khai thác, sử dụng tài nguyên nước, chủ thể tiến hành hành vi này sẽ là người chủ 
sở hữu hoặc người sử dụng hợp pháp đối với nguồn nước mới hình thành. 
8
 Điều 3 Nguyên tắc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu 
quả tác hại do nước gây ra; Điều 54 Điều hòa, phân phối tài nguyên nước Luật Tài nguyên nước năm 2012. 
TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 46/2021 
80 
Theo đó, cần bổ sung 01 quy định về quyền sở hữu của chủ thể khai thác tài nguyên 
nước mà tách nguồn nước này khỏi nguồn nước tự nhiên và tạo ra nguồn nước mới thì nguồn 
nước mới này thuộc sở hữu của chủ thể tiến hành hoạt động khai thác tài nguyên nước vào 
Luật Tài nguyên nước. 
Bên cạnh đó, cần bổ sung quyền của tổ chức, cá nhân có quyền khai thác, sử dụng tài 
nguyên nước với nội dung: Có quyền cho phép tổ chức, cá nhân khác khai thác, sử dụng 
nguồn nước với cùng mục đích ghi trong giấy phép do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp. 
Các nội dung cần bổ sung này có thể được quy định vào khoản 1 Điều 43 Luật Tài nguyên 
nước, quy định về quyền của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước. 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Minh Hùng, “Tranh chấp nguồn nước mùa khô sẽ rất căng thẳng”,  
vietnamplus.vn/tranh-chap-nguon-nuoc-mua-kho-se-rat-cang-thang/252542.vnp, truy cập ngày 
21/10/2020. 
2. Hồng Quyêt, “An ninh nguồn nước đang bị đe dọa nghiêm trọng”,  
chinhvietnam.vn/pages/xa-hoi/2015-10-19/an-ninh-nguon-nuoc-dang-bi-de-doa-nghiem-trong-
25353.aspx#, truy cập ngày 21/10/2020. 
3. Anh Khoa, “Bảo vệ quyền lợi của nông dân bị thủy điện xả lũ”,  
/doi-song/Bao-ve-quyen-loi-cua-nong-dan-bi-thuy-dien-xa-lu-346235/, truy cập ngày 21/10/2020. 
4. Hương Thu, “Người dân được đền bù sau xả lũ ẩu ở Hà Giang”, https://baotintuc.vn 
/van-de-quan-tam/nguoi-dan-duoc-den-bu-sau-viec-xa-lu-au-o-bac-ha-20150707183348239. htm, 
truy cập ngày 21/10/2020. 
5. Nam Trân, “Tranh chấp nguồn nước giữa Đà Nẵng và Quảng Nam: Cần có quyết 
sách”, 
da-nang-va-quang-nam-can-co-quyet-sach.html, truy cập ngày 21/10/2020. 
6. Lê Anh Tuấn, “Xung đột nguồn nước từ vận hành thủy điện: Do đâu và cần gì?”; 
hanh-thuy-dien-do-dau-va-can-gi/541517.html#, truy cập ngày 21/10/2020. 
7. Bảo Yên, “Thủy điện ở Hà Giang: Căng thẳng tranh chấp nguồn nước”, 
314544.bld, truy cập ngày 21/10/2020. 
8. Hoàng Việt, “Cơ chế giải quyết tranh chấp nguồn nước còn thiếu toàn diện”, Bản tin 
Chính sách số 18/2015, Trung tâm Con người và Thiên nhiên. 
9. “Đánh giá các mâu thuẫn trong việc khai thác sử dụng nước ở Tây Nguyên”, 
tay-nguyen-218.html, truy cập ngày 21/10/2020. 
10. “Xử lý tranh chấp nguồn nước: Có thể kiện ra tòa”,  
php?language=vi&nv=news&op=Hoat-dong-cua-Cuc-Tin-lien-quan/Xu-ly-tranh-chap-nguon-
nuoc-Co-the-kien-ra-toa-2730, truy cập ngày 21/10/2020. 

File đính kèm:

  • pdfphan_dinh_quyen_so_huu_quyen_su_dung_doi_voi_nguon_nuoc_va_k.pdf