Những điểm mới trong cách tính lãi suất của hụi, họ, biêu, phường theo pháp luật hiện hành

Hụi, họ, biêu, phường trước đây được xem như một hình thức tiết kiệm, huy động vốn nhanh, không

cần thế chấp, cầm cố tài sản, thủ tục phức tạp như vay vốn ở ngân hàng hay các tổ chức tín dụng.

Đây được xem như là một hình thức giao dịch tập quán đã có từ lâu trong đời sống của mỗi gia

đình ở nước ta. Nhưng vấn đề kinh tế đổi mới cũng ít nhiều làm ảnh hưởng đến họ, hụi, biêu,

phường. Từ việc chơi hụi nhằm mục đích tiết kiệm, hỗ trợ vấn đề huy động vốn thì ngày càng trở

nên phức tạp giống như một hình thức vay lãi suất hơn, nhiều vấn đề tranh chấp liên quan đến vấn

đề này ngày càng nhiều hơn. Do đó pháp luật cũng đã đề ra những hành lang pháp lý nhằm hạn

chế sự lạm dụng tập quán này gây ảnh hưởng xấu đến không chỉ kinh tế mà còn cả an ninh – trật

tự xã hội. Trong phạm vi bài viết này tác giả nêu những điểm mới trong cách thức tính lãi xuất trong

pháp luật hiện hành đối với hụi, họ, biêu, phường.

Những điểm mới trong cách tính lãi suất của hụi, họ, biêu, phường theo pháp luật hiện hành trang 1

Trang 1

Những điểm mới trong cách tính lãi suất của hụi, họ, biêu, phường theo pháp luật hiện hành trang 2

Trang 2

Những điểm mới trong cách tính lãi suất của hụi, họ, biêu, phường theo pháp luật hiện hành trang 3

Trang 3

Những điểm mới trong cách tính lãi suất của hụi, họ, biêu, phường theo pháp luật hiện hành trang 4

Trang 4

Những điểm mới trong cách tính lãi suất của hụi, họ, biêu, phường theo pháp luật hiện hành trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 3240
Bạn đang xem tài liệu "Những điểm mới trong cách tính lãi suất của hụi, họ, biêu, phường theo pháp luật hiện hành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những điểm mới trong cách tính lãi suất của hụi, họ, biêu, phường theo pháp luật hiện hành

Những điểm mới trong cách tính lãi suất của hụi, họ, biêu, phường theo pháp luật hiện hành
ất. 
1 KHÁI QUÁT CHUNG 
1.1 Hụi, họ, biêu, phường 
Theo Điều 471, BLDS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì hụi, họ, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) 
được hiểu là ‚Hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm 
người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh 
họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên‛. Từ quy định có thể thấy hoạt động này dựa trên cơ sở tự 
nguyện giữa một nhóm người, tự do về mức tiền hay tài sản, tự do về số người tham gia, về thời 
gian của một họ, việc lĩnh họ. Đây cũng chính là một trong những bất cập dẫn đến việc lãi suất 
trong họ trước đó không được cụ thể hóa dẫn đến việc bị lợi dụng và coi như là một hình thức vay 
lãi suất trá hình mà mức lãi suất không được khống chế. Khoản 4 Điều 471 BLDS 2015 có đề cập 
vấn đề nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi, nhưng thực tế vấn đề lãi cao 
xảy ra rất nhiều và ngày càng khó kiếm soát vì nó hoạt động dựa trên hình thức tự nguyện tham 
gia, không ép buộc. Nếu không có những sự việc như quyền, lợi ích bản thân bị xâm hại nghiêm 
trọng sau đó phải nhờ đến pháp luật xử lý thì không ai biết được mức tính lãi trong cách chơi họ là 
như thế nào và không phải họ nào cũng như họ nào vì mỗi họ đều do các thành viên tự quyết định 
cách thức chơi trên cơ chế tự nguyện. 
Họ, hụi, biêu, phường lần đầu được cụ thể hóa trong luật định là Bộ luật Dân sự 2005 nhằm điều 
chỉnh các quan hệ phát sinh xung quanh vấn đề về Hụi, họ, biêu, phường vì vấn đề này diễn ra 
1549 
xung quanh cuộc sống của mỗi gia đình trên hầu hết khắp cả nước nên cần cụ thể hóa để dễ quản 
lí cũng như tạo hành lang pháp lý nhằm đảm bảo những quyền và lợi ích của mỗi ngườ tham gia 
vào hụi, họ biêu, phường. Sau khi được cụ thể hóa trong BLDS 2005 thì Chính phủ cũng ban hành 
Nghị định 144/2006/NĐ-CP ngày 27/11/2006 quy định cụ thể về Hụi, họ, biêu, phường; trách nhiệm 
cũng như nghĩa vụ của những người tham gia họ. Sau khi BLDS 2015 ban hành 24/11/2015 có hiệu 
lực từ ngày 01/01/2017 thì Nghị định 144/2006/NĐ-CP không còn phù hợp với BLDS 2015 nên đến 
ngày 19/02/2019 Chính phủ ban hành Nghị định quy định về hụi, họ, biêu, phường để điều chỉnh 
các vấn đề liên quan đến họ sao cho phù hợp hơn với BLDS 2015. 
1.2 Lãi suất 
Lãi suất là tỷ lệ phần trăm nhất định sinh ra từ giao dịch cho vay giữa các bên. Cụ thể, lãi suất sẽ 
được tính theo tỷ lệ phần trăm nhân với số tiền gốc theo một thời gian cụ thể được quy ước giữa 2 
bên (thường được tính theo tháng hoặc theo năm) [3]. 
Vì hụi, họ, biêu, phường được quy định tại Mục 4 của Chương XVI BLDS 2015 quy định về Hợp đồng 
vay tài sản dó đó có thể hiểu Hụi, họ, biêu, phường như một hình thức khác của hợp đồng vay tài 
sản và sẽ được tính mức lãi suất theo lãi suất của hợp đồng vay tài sản trong trường hợp không có 
văn bản cụ thể nào quy định về mức lãi suất của hụi, họ, biêu, phường. Lãi suất ở đây được quy 
định tại Điều 468 BLDS 2015 như sau: 
Thứ nhất, lãi suất do các thành viên trong họ tự thỏa thuận với nhau thì lãi suất theo thỏa thuận 
không được vượt quá 20%/năm của tổng khoản tiền dây họ, trừ trường hợp luật khác có liên quan 
quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội 
quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi 
suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định thì mức lãi suất vượt quá không có 
hiệu lực. 
Thứ hai, các thành viên trong họ có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc 
không thỏa thuận về việc trả lãi mà nếu có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 
50% mức lãi suất giới hạn quy định tại hoản 1 Điều 468 BLDS 2015, tức là lãi suất lúc này là 
10%/năm và cũng có thể thay đổi theo đề nghị của Chính phủ. 
Theo như Điều 467 BLDS 2005 quy định về Lãi suất thì lãi suất trong trường hợp các bên có thỏa 
thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất lúc 
này được áp dụng theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm trả nợ. Như 
vậy có thể thấy so với BLDS 2015 quy định về Lãi suất thì mức lãi suất của BLDS 2015 có lợi hơn đối 
với những người tham gia họ và mang tính chất công bằng hơn, khiến phần nào hoàn thiện Bộ 
Luật hơn, hướng tới lợi ích của những ai tham gia trong các vấn đề dân sự. 
1.3 Cách tính lãi suất 
1.3.1 Lãi suất trong trường hợp chậm đóng góp phần họ trong quan hệ họ không có lãi 
‚Họ không có lãi là họ mà theo sự thoả thuận giữa những người tham gia họ, thành viên được lĩnh 
họ nhận các phần họ khi đến kỳ mở họ và không phải trả lãi cho các thành viên khác. Thành viên 
1550 
đã lĩnh họ có nghĩa vụ tiếp tục góp họ để các thành viên khác được lĩnh cho đến khi thành viên cuối 
cùng lĩnh họ‛. Đây là định nghĩa về họ không có lãi được quy định trong Điều 11 của Nghị định 
144/2006/NĐ-CP ban hành ngày 27/11/2006 đã hết hiệu lực thi hành nhưng phần nào cho ta hiểu 
thêm về họ không có lãi, nó có thể được hiểu như là họ mà theo sự thoả thuận giữa những thành 
viên tham gia họ thì thành viên được lĩnh họ sẽ nhận các phần họ khi đến kỳ mở họ và không phải 
trả lãi cho các thành viên khác. Sau đó những thành viên đã lĩnh họ có nghĩa vụ phải tiếp tục góp 
họ để các thành viên khác được lĩnh cho đến khi thành viên cuối cùng lĩnh họ. Trong hiện tại cũng 
không có văn bản nào quy định về họ không có lãi vì hầu như hình thức chơi họ bây giờ đều có tính 
lãi và họ không có lãi khó xảy ra tranh chấp hơn nên nó không còn được quy định trong các văn 
bản quy phạm pháp luật. Đó là trong trường hợp thành viên tham gia họ hay chủ họ không bị 
chậm đóng góp hoặc góp đầy đủ phần họ của mình khi đến kỳ họ thì sẽ không cần tính lãi như đã 
thỏa thuận còn nếu thành viên tham gia họ hay chủ họ bị chậm đóng góp, góp không đầy đủ hoặc 
không góp phần họ của mình khi đến kỳ họ thì các thành viên còn lại trong họ có quyền yêu cầu 
tính lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. 
Về cách thức tính lãi chậm trả sẽ dựa theo cách thức tính lãi suất được quy định tại 
Điểm a Khoản 2 Điều 22 Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định về họ, hụi, biêu, phường 
cụ thể như sau: Trong trường hợp không có thỏa thuận về lãi suất giữa các thành viên tham gia 
họ thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại hoản 1 Điều 468 BLDS 
2015 tại thời điểm trả nợ, tức mức lãi suất lúc này là 10%/năm. Khi đó số tiền chậm trả được tính 
bằng số tiền chậm thực hiện nghĩa vụ nhân với thời gian chậm trả và lãi suất 10%/năm (có thể quy 
đổi thành 0.83% một tháng). Đây là điểm mới trong pháp luật hiện hành quy định về lãi chậm trả 
đối với họ không tính lãi, trước đó khi Nghị định 144/2006/NĐ-CP ban hành ngày 27/11/2006 quy 
định về hụi, họ, biêu, phường không có đề cập đến vấn đề tính lãi suất chậm trả đối với thời gian 
chậm trả của thành viên chơi họ khiến việc xác định mức bồi thường để giải quyết tranh chấp của 
các thành viên tham gia họ gặp vấn đề khó khăn hơn. Cũng chính từ những lỗ hổng nhỏ đó mà 
nhiều người đã lợi dụng để giựt hụi, trốn hụi gây tổn thất cho những người tham gia hụi, cũng như 
sự mất trật tự an ninh, vấn đề niềm tin của người dân vào pháp luật Việt Nam không có, kéo theo 
nhiều hệ lụy về kinh tế. 
1.3.2 Lãi suất trong họ có lãi 
Theo như Điều 21 của Mục 2 Chương III của Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định về hụi, họ, biêu, 
phường thì lãi suất trong họ có lãi được hiểu là do các thành viên của dây họ tự thỏa thuận với nhau 
hoặc do từng thành viên đưa ra để được lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ. Nhưng mức lãi suất không được 
vượt quá 20%/năm của tổng giá trị các phần họ phải góp trừ đi giá trị các phần họ đã góp trên thời 
gian còn lại của dây họ. Giả sử dây họ là 12 tháng thì tổng giá trị các phần họ phải đóng sẽ bằng 
số tiền của mỗi người phải đóng trong dây họ nhân với 12 tháng; còn giá trị các phần họ đã góp 
trên thời gian còn lại có thể hiểu là tổng các phần họ đã góp tính từ lúc khui họ lần đầu đến thời 
điểm tính giá trị phần họ đã góp, nếu đã góp họ được 5 tháng thì giá trị các phần họ đã góp sẽ 
bằng tổng số họ đã góp được trong 5 tháng. Trường hợp mức lãi suất giới hạn nói trên được điều 
chỉnh bởi cơ quan có thẩm quyền như Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì áp dụng mức lãi 
suất giới hạn được điều chỉnh đó và nếu lãi suất theo thỏa thuận hoặc do từng thành viên đưa ra 
1551 
để được lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ vượt quá lãi suất giới hạn quy định tại Khoản 1 Điều này (vượt quá 
20%/năm) thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. 
Đây là điểm mới so với Nghị định 144/2006/NĐ-CP ban hành ngày 27/11/2006 quy định về Họ, hụi, 
biêu, phường. Việc quy định phần lãi suất trong họ có lãi của Nghị định 19/2019/NĐ-CP giúp các cơ 
quan chức năng như Thi hành án, Tòa án dễ dàng hơn trong việc xác định mức lãi suất để tính 
mức tổn thất cũng như mức bồi thường thiệt hại đối với những người có liên quan đến vấn đề xảy ra 
tranh chấp về Họ, hụi, biêu, phường. Bởi vì hiện nay chơi họ rất phổ biến, hầu như trải khắp trên 
toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, đây được xem như là một mô hình xoay vốn quy mô nhỏ để các hộ gia 
đình trang trải cuộc sống một cách tốt hơn, nhưng chính vì như thế nên rất nhiều hộ gia đình bị lợi 
dụng làm thất thoát tài sản cá nhân của mình. Chính vì vậy việc cụ thể hóa vấn đề này vào Luật 
định một cách cụ thể phần nào đó đảm bảo được các quyền cũng như nghĩa vụ mà mỗi công dân 
Việt Nam được hưởng. 
1.3.3 Lãi suất trong trường hợp chậm đóng góp phần họ trong quan hệ họ có lãi 
Đối với chủ họ, thành viên chơi họ 
Lãi suất phát sinh do chậm góp, giao không đầy đủ hoặc không giao phần họ được xác định theo 
thỏa thuận giữa các thành viên tham gia họ nhưng không được vượt quá mức lãi suất giới hạn 
20%/năm của số tiền chậm trả trên thời gian chậm trả. Tức là số tiền chậm trả lúc này được hiểu là 
bằng số tiền chậm thực hiện nghĩa vụ nhân với thời gian chậm trả và lãi suất chậm trả (mức lãi suất 
chậm trả này có thể quy đổi thành tháng, với mức lãi suất không được quá 1,67% một tháng - nếu 
tính theo tháng; còn nếu tính theo năm thì vẫn giữ mức không quá 20%/năm). 
Nếu không có thỏa thuận thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn của số tiền 
chậm trả trên thời gian chậm trả được quy định tại Khoản 1 Điều 21 của Nghị định 19/2019/NĐ-CP. 
Tức là số tiền chậm trả lúc này được hiểu là bằng số tiền chậm thực hiện nghĩa vụ nhân với thời 
gian chậm trả và lãi suất chậm trả lúc này là 10%. 
Đối với thành viên đã lĩnh họ 
Lãi suất phát sinh do chậm góp, giao không đầy đủ hoặc không giao phần họ được xác định như 
sau: 
Thứ nhất, nếu ban đầu đã thỏa thuân về mức lãi suất đối với trường hợp chậm trả này thì phần lãi 
suất này được tính bằng số tiền chậm thực hiện nghĩa vụ nhân với thời gian chậm trả và lãi suất 
chậm trả lúc này là 10%. 
Thứ hai, lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời 
gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác[1]. 
2 KẾT LUẬN 
Theo Nghị định 144/2006/NĐ-CP ban hành ngày 27/11/2006 quy định về hụi, họ, biêu, phường thì 
các phân mục về họ không có lãi, họ có lãi được lần lượt được liệt kê theo Chương 2, Chương 3 một 
cách cụ thể các quyền và nghĩa vụ của thành viên tham gia họ, chủ họ nhưng về vấn đề mức lãi 
suất được tính trong họ hay lãi suất chậm trả đối với họ không tính lãi thì lại không được quy định 
hay quy định một cách không rõ ràng cụ thể khiến nhiều vấn đề bất cập xảy ra khi giải quyết tranh 
1552 
chấp về họ, hụi, biêu, phường. ‚Tại địa bàn huyện Gò Quao tỉnh Kiên Giang chỉ tính riêng trong 
năm 2016, Tòa án nhân dân huyện đã thụ lý tổng số là 41 vụ án dân sự tranh chấp nợ hụi (tăng 17 
vụ so với năm 2015). Tính cuối năm 2016 đã giải quyết được 34 vụ. Qua số liệu trên cho thấy tranh 
chấp về hụi, họ, biêu, phường ngày càng gia tăng và trở nên phức tạp hơn. Tuy có văn bản (Nghị 
định 144/2006/NĐ-CP) quy định về việc giải quyết tranh chấp liên quan đến hụi, họ, biêu, phường 
nhưng do đây là loại tranh chấp phức tạp, liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau nên dẫn đến áp 
dụng pháp luật còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc‛ [2]. Với mức lãi suất được quy định tại Điều 
10 Nghị định 144/2006/NĐ-CP sẽ gây bất lợi đối với thành viên tham gia chơi họ vì thực tế mức lãi 
suất chơi họ cao hơn nhiều so với mức lãi suất đã được quy định trong văn bản luật nên nhiều 
thành viên tham gia họ sẽ bị thiệt nếu có vấn đề tranh chấp xảy ra liên quan đến họ, hụi, biêu, 
phường. Để khắc phục một phần cho khó khăn của Nghị định 144/2006/NĐ-CP thì trong Nghị định 
19/2019/NĐ-CP ban hành ngày 19/02/2019 cũng quy định về hụi, họ, biêu, phường đã có thêm quy 
định về mức lãi suất đối với họ có lãi cũng như mức lãi suất trong trường hợp chậm đóng góp, đóng 
góp không đầy đủ phần họ của mình như tác giả đã phân tích ở phần cách tính lãi suất trên. Việc 
này phần nào giúp các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ có thể dễ xác định hơn mức tính lãi 
của họ cũng như vẫn đảm bảo được quyền và lợi ích của các thành viên tham gia họ khi xảy ra 
tranh chấp. 
Mỗi gia đình là mỗi tế bào của xã hội, mọi người dân yên ổn làm việc thì xã hội cũng từ đó mà phát 
triển theo. Do đó việc ban hành Nghị định mới điều chỉnh về hụi, họ, biêu, phường thay thế cho 
Nghị định cũ không chỉ để phù hợp với nội dung của Bộ Luật mới mà còn thể hiện sức ảnh hưởng 
của vấn đề này đến lợi ích chung của xã hội. Cách thức tính lãi suất, mức lãi suất trong hụi, họ, 
biêu, phường được cụ thể hóa trong Luật định cũng chứng mình được sức ảnh hưởng của vấn đề 
đến các mối quan hệ xã hội không chỉ về mặt Dân sự mà còn có cả Hình sự. Hiện nay những vụ 
việc liên quan đến hụi, họ, biêu, phường ngày càng nhiều và phổ biến hơn thế nên việc đưa những 
vấn đề này vào trong quy định pháp luật nhằm để đảm bảo những lợi ích của những người tham 
gia từ đó cho thấy được sự quan tâm của Nhà nước về vấn đề xã hội đời sống an sinh của người 
dân. Tuy là được ban hành sau Nghị định 144/2006/NĐ-CP và cũng quy định về họ, hụi, biêu, 
phường nhưng Nghị định 19/2019/NĐ-CP vẫn lấy việc bảo vệ quyền và lợi ích của các thành viên 
tham gia họ làm mục đích chính, tiếp đó là giải quyết những bất cập còn tồn đọng trong Nghị định 
144/2006/NĐ-CP gây khó khăn cho các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết các vụ việc 
liên quan đến hụi, họ, biêu, phường một cách nhanh chóng hơn, đảm bảo tính công bằng hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nghị định 19/2019/NĐ-CP, Điều 22, Khoản 2, Điểm b; BLDS 2015 sửa đổi bổ sung 2017, Điều 
466, Khoản 5 và Điều 468, Khoản 2. 
[2] Nguyễn Thị Cúc – Phan Hoài Vinh, 28-09-2016, VKSND huyện Gò Quào, tỉnh Kiên Giang, Thực 
trạng áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết các tranh chấp trong hoạt động tín 
dụng phi chính thức trên địa bàn huyện Gò Quao, Mã TL:7, Mã tin: 1130, 
https://vks.kiengiang.gov.vn/ 
[3] Xem tại Taichinh.online tổng hợp/ Lãi suất là gì? 

File đính kèm:

  • pdfnhung_diem_moi_trong_cach_tinh_lai_suat_cua_hui_ho_bieu_phuo.pdf