Nguồn gốc áo dài Việt Nam
1. Khái quát về kiểu dáng áo dài việt Nam trong lịch sử
Việt Nam tọa lạc giữa hai nền văn hóa đồ sộ của thế giới là Trung Hoa và Ấn
Độ. Từ văn hóa, tín ngưỡng, nghệ thuật, chúng ta ít nhiều cũng bị ảnh hưởng
của hai nền văn hóa này.
Khi nói đến trang phục Việt Nam, đương nhiên chúng ta phải đề cập đến
chiếc áo dài Việt. Và áo dài Việt Nam được biết đến dưới 2 dạng, Bốn thân (vẫn
được quen gọi theo tiếng Hán Việt là áo Tứ thân) và Năm thân, hay còn gọi là Năm
tà. Áo Tứ thân không có khuy cài, và mở dọc ở giữa 2 vạt trước. Áo Năm thân với
vạt cài nút sang một bên, từ vài thập niên nay được cải tiến thành 2 thân, nhưng
vẫn mang dạng 5 thân.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nguồn gốc áo dài Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nguồn gốc áo dài Việt Nam
t rõ ràng và dễ hiểu trong bài “Đời sống mới” trong đó vận động người dân bỏ thói quen mặc áo dài để thay bằng áo vắn vì mặc áo dài đi đứng, làm việc bất tiện, lượt thượt, luộm thuộm. Áo dài tốn vải, khoảng hai cái áo dài may được ba cái áo vắn... Cuộc vận động này dần dần đã được người dân hưởng ứng và áo dài không còn là trang phục thông dụng của phụ nữ Việt Nam trong một thời gian dài ở miền Bắc. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 7 (161) . 2020 19 3.2. Đến năm 1961 áo dài phụ nữ Việt lại có thêm một sự cải cách khá quan trọng. Đấy là việc một nhà thiết kế thời trang nữ người Mỹ gốc Nhật đang công tác trong chương trình Peace Corps của Mỹ ở Sài Gòn lúc bấy giờ, bà Michiko Uyemura, đã tạo ra một thiết kế mới cho áo dài nữ Việt Nam. Bà đã lấy kiểu cổ cắt ngang, và tay cắt hơi ngắn mà người phương Tây gọi là three-quarters tức là 3/4 (mà người mình gọi là “troa ca”, tức Trois-quatres theo tiếng Pháp), được biết đến nhiều ở phương Tây lúc ấy qua trang phục Ấn Độ-Pakistan, đối với áo dài mới của bà. Bà Ngô Đình Nhu rất thích mẫu áo này và bà thường mặc nó để phổ biến. Vì thế cái áo dài này được người Sài Gòn thời bấy giờ gọi là áo dài bà Nhu. Trái: Đồng phục Salwar Kameez của tiếp viên Hàng không Quốc gia Pakistan giai đoạn 1956-1960 với tay cắt 3/4 và khăn choàng dupatta (ảnh: Pakistan International Airlines). Phải: Áo dài bà Nhu năm 1961 của nhà thiết kế Uyemura với cổ thuyền, tay cắt ¾. Vạt áo cắt dài hơn, theo phong cách áo dài Việt Nam lúc bấy giờ (ảnh: UPI). Từ khoảng năm 1960-1962 áo dài nữ dạng phổ thông ở Sài Gòn đã bắt đầu có xếp li để tạo eo. Và eo áo dần được bóp nhỏ đến hết mức có thể. Người ta hoặc mặc coóc xê (corset) bó bụng trong áo, hoặc dùng giây dải rút bằng sợi gai thít chặt bụng (mà dây chun và khuy cài không làm được), để đạt được cái eo lưng ong lý tưởng đó. Cổ áo dài lưng ong cắt cao, độn nylon, do ảnh hưởng của áo Sường xám bên Trung Quốc. Và tà áo cắt rất dài. 20 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 7 (161) . 2020 Áo dài thắt lưng ong ở Sài Gòn đầu thập niên 1960. Trái: thắt eo bằng dải rút. Phải: thắt eo bằng corset (ảnh Life Magazine). Từ năm 1962 đến nay chiếc áo dài có kiểu dáng thay đổi và cách tân rất phong phú về chất liệu và họa tiết dành cho phụ nữ như áo dài với tay raglan (1960), áo dài miniraglan (1971), áo dài raglan phi bóng quần đũi (1988) và về sau một số áo dài cách tân khác. 3.3. Áo Kameez Kurti phái nữ đúng mode nhất của Pakistan hiện nay lại trông nhang nhác giống áo dài mini, đúng hơn là midi, của Việt Nam ở những năm 1967-1971. Giữa phong trào Hippy toàn cầu, áo dài nữ Việt Nam lúc đó được cắt ngắn bớt đi. Thân áo may nới ra ở eo, và nếp chít li bó eo có khi cũng được bỏ đi cho thoải mái, hợp thời. Vai áo dài mini được nối theo cách raglan để ôm vai mềm mại hơn, mà lại tiết kiệm vải. Vạt hò bên trong bị bỏ đi và áo dài từ đấy thành 2 thân, tuy vẫn giữ hình dạng của áo dài 5 thân. Quần của áo dài mini Việt Nam cắt rất rộng, giống cái quần Palazzo Salwar được phụ nữ Pakistan và Ấn Độ ưa thích lâu nay. Đến nỗi bà Thanh Khánh, một nhà thiết kế vải áo dài nổi tiếng ở Sài Gòn lúc bấy giờ, đã than rằng “giống quần của người Hồi Quốc quá (Hồi Quốc là cách người mình gọi Pakistan lúc đó). Nhưng nếu may quần hẹp lại thì thành cứng, mà có khi lại giống họ hơn”. Có khác chăng là cách cắt vai áo raglan và hàng khuy cài áo về một bên sườn của áo dài Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 7 (161) . 2020 21 mini của Việt Nam lúc ấy. Và trong khi cái quần rộng của áo dài mini Việt thường được cắt rất dài, luôn che dấu đôi giày hay dép platform đế cao bên dưới, thì quần Salwar không bao giờ dài hơn mắt cá chân. Vì phụ nữ vùng Ấn Độ - Pakistan hay đi giày dép thấp gót hơn. Trái: Áo dài Mini có vạt cắt rất ngắn thời cao điểm, với dép Platform (ảnh Vinhmnghiem). Trái: Áo dài mini thời cuối (ảnh Vianaccessories). Áo dài Kurti dạng thời trang và quần Palazzo của phụ nữ Ấn Độ - Pakistan trông nhang nhác giống áo dài mini Việt Nam (ảnh tổng hợp). 22 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 7 (161) . 2020 Một vài mẫu áo Kurti hiện đại trẻ trung của thiếu nữ Ấn Độ và Pakistan, mặc với các quần Palazzo và Paijama (ảnh tổng hợp). Các mẫu áo dài Ấn-Hồi được nêu ra trong bài viết này vì các nhà chuyên môn về áo dài sẽ thấy sự tương quan của chúng với nhiều dạng áo dài Việt, cả 5 tà truyền thống lẫn cách tân. Nếu nhìn thoáng qua các phụ nữ Ấn Độ hay Pakistan mặc Salwar Kameez, người ta có thể tưởng nhầm là họ mặc áo dài Việt Nam. Trái: Một phụ nữ Pakistan mặc Salwar Kameez ở Sài Gòn tháng 01 năm 2020. Phải: Một phụ nữ Ấn Độ ở Văn Miếu Hà Nội tháng 01 năm 2020 (ảnh tư liệu). Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 7 (161) . 2020 23 4. Sự khác biệt của áo dài Việt Nam từ các chi tiết cổ đứng, khuy cài 4.1. Cái cổ đứng đầu tiên ở Ấn Độ được cho là từ thời Hoàng đế Jahangir (1605-1627) của triều đại Hồi giáo Mughal (1526-1857). Lúc đó áo dài Năm thân của nước ta ở Thuận Quảng đã phổ biến sâu rộng rồi, cho nên cái cổ đứng của áo dài Việt chắc không lấy ảnh hưởng từ Ấn Độ. Áo có cổ đứng xuất hiện ở Trung Quốc sớm hơn. Theo dõi tranh truyền thần của các hoàng hậu triều Minh, thì từ vị đầu tiên là Mã Hoàng hậu (1368-1382) vợ vua Hồng Võ, đến đời thứ 4 là Hồ Hoàng hậu (1425-1428) vợ vua Tuyên Đức, các hoàng hậu đều mặc áo lót ngắn hẹp tay với cổ trực lĩnh khoác chéo vạt bên trong áo bào (Trực lĩnh đoản sam). Từ Hoàng hậu thứ 5 tức Hiếu Trang Hoàng hậu (1442- 1449), vợ vua Anh Tông, cho đến hết triều Minh (1644), các hoàng hậu đều mặc áo lót Trực lĩnh ngắn có cổ đứng (Thụ lĩnh đoản sam). Trái: Hiếu Trang Hoàng hậu mặc áo lót có cổ đứng (Bảo tàng Cố cung Đài Loan). Phải: Áo lót ngắn hẹp tay với cổ đứng (Thụ lĩnh đoản sam) của một hoàng hậu thời Minh (Bảo tàng Tơ lụa Bắc Kinh). Nhưng trong cả triều Minh cho đến gần hết triều Thanh, người Trung Quốc không có áo dài với cổ đứng. Các áo trường bào của cả nam lẫn nữ đời Thanh về gần cuối trào lưu cũng có cổ đứng, nhưng là cổ giả gắn vào áo. Triều Thanh của người Mãn Châu luôn cấm việc lưu truyền Hán phục. Mãi đến cuối triều Thanh, ở cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, các áo dài trường sam, trường bào và kỳ bào bên Trung Quốc mới có cổ đứng. Trong khi đó cái cổ đứng đã có vị thế tuyệt đối trong áo dài của Việt Nam từ nhiều thế kỷ. Có khi chỉ nhờ cái cổ đứng mà người ta phân biệt được áo của người Việt và áo của người Hoa. Ví dụ như cũng là áo bào ‘Mã quái’ (áo mặc để cưỡi ngựa) cắt y hệt nhau ở cùng một thời, nhưng áo Mã quái Việt Nam có cổ đứng (Thụ lĩnh), trong khi áo Mã quái Trung Hoa có cổ tròn (Bàn lĩnh). 24 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 7 (161) . 2020 Trái: Áo Mã quái của một chúa Trịnh cuối thế kỷ XVIII với cổ đứng. Phải: Áo Mã quái của một vị vua nhà Thanh cuối thế kỷ XVIII với cổ tròn (ảnh tư liệu). 4.2. Từ thượng cổ cho đến nhà Tùy (581-617), người Trung Hoa và các dân tộc lân cận đều chưa biết dùng khuy cài áo. Đời Đường mới bắt đầu có nút áo thắt bằng dây hay vải, nhưng chỉ dành riêng cho binh phục. Đến thời Minh thì nút áo, lúc đầu vẫn là nút thắt, bắt đầu được thông dụng. Có thể người mình bắt đầu học cách dùng nút áo từ thời điểm này. Đến thời Thanh bên Trung Quốc mới có khuy tết con bướm. Dựa theo Phủ biên tạp lục, năm 1427, tức là một năm trước khi hoàn toàn đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi, Bình Định Vương Lê Lợi đã cho chuyển tù binh và hàng binh người Minh vào Thuận Hóa. Trước đó cũng đã có nhiều người Hoa sinh sống ở đấy rồi. Chắc người dân Việt ở địa phương này đã phần nào chịu ảnh hưởng cách ăn mặc của họ, như trong việc dùng nút cài áo và dùng cái cổ đứng, mà mình gọi là cổ xây. Trên: Cách thắt nút áo thời cổ bên Trung Hoa (ảnh: The Ashley Book of Knots Encyclopedia). Dưới: Khuy cài cổ áo Thụ lĩnh thời Minh, tiền thân của các loại khuy Tàu tết con bướm, con cóc sau này (ảnh Docplayer). Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 7 (161) . 2020 25 Nhưng nút áo dài truyền thống của mình là loại nút tròn bằng kim loại hay ngọc, ngà, san hô, thủy tinh, v.v, chứ không phải là loại cài móc bằng kim loại hay loại nút tết con bướm thông dụng bên Trung Hoa, mà mình gọi là khuy Tàu. Và cái cổ xây của Việt Nam cắt hẹp bản hơn và ôm cổ hơn cổ đứng Thụ lĩnh bên Trung Quốc. 4.3. Phong tục dấu tóc (vấn tóc) và che cổ là từ nền văn hóa và tín ngưỡng Ấn Độ, không phải của Trung Hoa. Hình dạng và tính cách của áo dài Năm tà Việt Nam cũng gần với áo Kameez của xứ nóng hơn là các loại trang phục phương Bắc. Ví dụ như các áo dài tay hẹp ở phương Bắc đều có tính cách của trang phục xứ lạnh, với tay áo cắt rộng dài hơn, cổ áo dạng giao lĩnh cắt cao hơn, và vạt áo cũng cắt dài hơn trang phục của xứ nóng. Trong khi áo dài ngũ thân của Việt Nam có tay bó hơn và vạt ngắn hơn, theo kiểu các áo dài Kameez Ấn-Hồi. Chất liệu vải áo dài Việt cũng thường mềm và mỏng hơn Trái: Áo dài hẹp tay khoác vai trái ‘Túc đặc’ của người Liêu (Khiết Đan) thế kỷ X - XI. Phải: Áo dài hẹp tay khoác vai phải ‘Đặc nhật lực’ nổi tiếng của người Mông Cổ thế kỷ XIV. Các áo này đều mặc với quần rồi quấn thắt lưng vải (ảnh Bảo tàng Tơ lụa Bắc Kinh). Qua thăng trầm lịch sử, áo dài Năm thân ở Thuận Hóa, với ảnh hưởng rõ nét từ Ấn Độ như thế, phải được hình thành khi ảnh hưởng của nền văn minh Ấn-Hồi, được thể hiện trên nền văn hóa Champa, hãy còn sâu rộng ở đây. Rồi sau đó nó 26 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 7 (161) . 2020 được đưa đi khắp nơi trong nước. Và nhất là sau khi nhà Nguyễn thống nhất đất nước năm 1802. Theo sách Ô châu cận lục của Dương Văn An ấn hành năm 1555, thì thuở ấy ở Thuận Hóa vẫn còn các làng thôn ăn mặc theo lối của người Chăm; mặc dù vua Lê Thánh Tông đã chính thức đặt ra thừa tuyên Thuận Hóa và cho di dân Việt vào khẩn hoang, sinh sống ở đấy từ năm 1466. 5. Thay lời kết Có lẽ đâu đó giữa thế kỷ XV và XVI, áo Kameez của vùng văn minh Ấn Độ, qua người Chăm, được kết hợp với cách cài khuy áo bên sườn phải và cổ đứng theo kiểu của người Việt, để thành áo dài Năm thân Việt Nam ở Thuận Hóa. Cái áo dài Năm thân này khác hẳn với áo Kameez của Ấn-Hồi đương thời ở cái vạt 5. Vạt 5 này được gắn bằng giải vải và nút cài dưới vạt với thân trước, được tạo ra thể theo phong cách kín đáo của người Việt. Đến khoảng cuối thế kỷ XVI hay đầu thế kỷ XVII áo dài Ngũ thân đã phổ biến sâu rộng ở địa phương này, đến nỗi Đào Duy Từ có thể khuyên chúa Nguyễn Phúc Nguyên cho phụ nữ xứ Đàng Trong mặc áo Năm thân cài khuy cho khác biệt với cách mặc áo Tứ thân thắt vạt khoe yếm của phụ nữ ngoài Bắc. Trái: Áo dài Năm thân mai cài thọ của một chúa Trịnh cuối thế kỷ XVIII. Phải: Áo dài Năm thân thiên thọ của một Hoàng thái hậu triều Nguyễn đầu thế kỷ XX . (Ảnh tư liệu). Áo dài Hai thân của nữ giới, vẫn trong hình dạng của áo 5 tà, đã tiếp nối di sản áo dài truyền thống của người Việt từ thế kỷ XVI cho đến nay. Riêng áo dài năm thân phái nam thì gần như không thay đổi gì suốt trong nhiều thế kỷ, trừ ra một vài mẫu cách tân vui nhộn trong mấy năm gần đây dành cho giới trẻ. Mà các mẫu áo dài cách tân này từ gần một thế kỷ nay vẫn đến rồi đi một cách vô thường. Còn trong bao thế kỷ áo dài với hình dạng truyền thống, các yếu tố cả nội sinh lẫn ngoại sinh, và tính chất triết lý, nghệ thuật vẫn được người Việt lưu giữ, trang trọng khoác vào khi tiếp khách ở mọi cấp bậc. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 7 (161) . 2020 27 Áo dài truyền thống trải qua 5 thế kỷ đã in sâu một cách thân thương cũng như thiêng liêng vào tâm hồn người Việt. Dù nó có thể có gốc gác từ đôi nguồn ngoại nhập, nhưng người Việt đã sáng tạo ra những nét độc đáo riêng trên cái áo này để ngày nay nó có một chỗ đứng đặc biệt trong thế giới thời trang quốc tế, ngang với Kimono của Nhật Bản và Salwar Kameez của các nước Ấn - Hồi. Và để giờ đây đến bộ từ điển bách khoa nổi tiếng toàn cầu Encyclopedia Britanica cũng phải có phần viết riêng về cái áo dài Việt Nam. T B TÓM TẮT Áo dài Việt Nam được biết đến dưới 2 dạng, bốn thân (vẫn được quen gọi theo tiếng Hán Việt là áo Tứ thân) và năm thân, hay còn gọi là năm tà. Áo Tứ thân không có khuy cài, và mở dọc ở giữa 2 vạt trước. Áo năm thân với vạt cài nút sang một bên, từ vài thập niên nay được cải tiến thành 2 thân, nhưng vẫn mang dạng 5 thân. Tác giả bài viết nhận định rằng, áo dài Năm thân ở Thuận Hóa, với ảnh hưởng rõ nét từ Ấn Độ như thế, phải được hình thành khi ảnh hưởng của nền văn minh Ấn - Hồi, được thể hiện trên nền văn hóa Champa, rồi sau đó nó được đưa đi khắp nơi trong nước. Và nhất là sau khi nhà Nguyễn thống nhất đất nước năm 1802. Đến nay, áo dài 2 thân của nữ giới vẫn trong hình dạng của áo năm tà, đã tiếp nối di sản áo dài truyền thống của người Việt từ thế kỷ XVI cho đến nay. Riêng áo dài năm thân phái nam thì gần như không thay đổi gì suốt trong nhiều thế kỷ. Còn trong bao thế kỷ cái áo dài với hình dạng truyền thống vẫn được người Việt trang trọng khoác vào khi tiếp khách ở mọi giai cấp và thứ bậc. Áo dài truyền thống trải qua 5 thế kỷ đã in sâu một cách thân thương cũng như thiêng liêng vào tâm hồn người Việt. Dù nó có thể có gốc gác từ đôi nguồn ngoại nhập, nhưng người Việt đã sáng tạo ra những nét độc đáo riêng trên cái áo này để ngày nay nó có một chỗ đứng đặc biệt trong thế giới thời trang quốc tế, ngang với Kimono của Nhật Bản và Salwar Kameez của các nước Ấn - Hồi. ABSTRACT ORIGIN OF VIETNAMESE ÁO DÀI (VIETNAMESE TRADITIONAL DRESS) The Vietnamese Áo dài was known in two forms, Four-flaps (Áo dài Tứ thân) (still known in Sino-Vietnamese as the Four-flaps) and Five-flaps (Áo dài Ngũ thân), or Five-pieces dress (áo Năm tà) . Four-flaps without buttons, and opens vertically between the 2 front flaps. The Five-flaps with button flap aside, has been renovated into Two-flaps since several decades, but still has a Five-flaps form. The author of the article stated that the Five-flaps in Thuận Hóa, with such a clear influence from India, must be formed when the influence of the Indo-Islamic civilization was reflected on the Champa culture. And then it was speared in all the country. And especially after the Nguyễn Dynasty reunification in 1802. Up to now, the women’s Two-pieces dress is still in the shape of a Five-pieces dress, which has become the Vietnamese traditional legacy from the XVIth century today. And the male Five-pieces dress, it has remained almost unchanged for many centuries. For centuries, the Áo dài with traditional shapes has been worn solemnly by Vietnamese people receiving guests at all social levels. The traditional Áo dài, over the past five centuries, has dearly and spiritually carved into the Vietnamese hearts. Although it may have originated from a little of foreign sources, the Vietnam- ese have created its own unique features so that today it has a special place in the international fashion world, on par with Kimono of Japan and Salwar Kameez of India - Islamic.
File đính kèm:
- nguon_goc_ao_dai_viet_nam.pdf