Ngôn ngữ cơ thể trong buổi phỏng vấn

Biết cách mường tượng

Trước khi bạn tham dự buổi phỏng vấn, hãy ngồi yên lặng trong 5 phút,

tưởng tượng bạn sẽ giao tiếp như thế nào với nhà tuyển dụng. Bạn nên nghĩ

theo hướng tích cực, vì khi đầu óc bạn hình dung sự việc đó một cách rõ

ràng, thì bạn sẽ thực hiện chúng rất tốt và theo quy luật những người khác

cũng sẽ phản ứng theo như vậy.

Thời gian mường tượng này có thể giúp bạn trấn tĩnh tinh thần, lấy lại sự

bình tĩnh và tự tin. Phương thức này thật sự rất hữu ích, bạn có thể tập nó

trước khi tham gia vào buổi phỏng vấn.

Những ấn tượng đầu tiên

Cách bước vào

Cách bạn bước vào phòng sẽ cho người khác biết bạn mong đợi được đối xử

như thế nào. Vì vậy, đừng chần chừ hay tỏ ra rụt rè, hãy đi vào không chút

do dự. Khi bạn tiến gần đến văn phòng của nhà tuyển dụng, hãy bước đi với

cùng một tốc độ như ban đầu. Nếu bạn thay đổi tốc độ hoặc hơi chùn chân ,

điều này sẽ thể hiện sự thiếu tự tin của bạn.Bắt tay

Giữ lòng bàn tay thẳng và siết tay bằng với lực nắm của nhà tuyển dụng.

Hãy để nhà tuyển dụng quyết định khi nào nào ngừng bắt tay. Hãy nhắc đến

tên của nhà tuyển dụng 2 lần trong 15 giây đầu tiên và mỗi lần không nên

nói quá 30 giây.

Ngôn ngữ cơ thể trong buổi phỏng vấn trang 1

Trang 1

Ngôn ngữ cơ thể trong buổi phỏng vấn trang 2

Trang 2

Ngôn ngữ cơ thể trong buổi phỏng vấn trang 3

Trang 3

Ngôn ngữ cơ thể trong buổi phỏng vấn trang 4

Trang 4

Ngôn ngữ cơ thể trong buổi phỏng vấn trang 5

Trang 5

Ngôn ngữ cơ thể trong buổi phỏng vấn trang 6

Trang 6

Ngôn ngữ cơ thể trong buổi phỏng vấn trang 7

Trang 7

Ngôn ngữ cơ thể trong buổi phỏng vấn trang 8

Trang 8

Ngôn ngữ cơ thể trong buổi phỏng vấn trang 9

Trang 9

Ngôn ngữ cơ thể trong buổi phỏng vấn trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 89 trang duykhanh 9220
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Ngôn ngữ cơ thể trong buổi phỏng vấn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ngôn ngữ cơ thể trong buổi phỏng vấn

Ngôn ngữ cơ thể trong buổi phỏng vấn
ời khuyên dành cho bạn: khi vẫn chưa xác định được mục tiêu nghề nghiệp 
cho bản thân thì cách tốt nhất là bạn nên cho bản thân thời gian để xem xét 
lại chính mình. 
Đừng để những định hướng không rõ ràng làm mất thời gian cũng như công 
sức của bạn, hãy dành thời gian quý báu ấy cho những kế hoạch khác, như 
tham gia một khóa học đào sâu nghiệp vụ chẳng hạn. 
Không đặt ra các câu hỏi 
Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá thấp ứng viên không biết cách đặt câu hỏi dành 
cho họ. Cách tương tác duy nhất giúp nhà tuyển dụng hiểu bạn cũng như 
nhận biết nhân tài đó chính là thông qua các câu hỏi. Đừng ngần ngại hỏi 
nhà tuyển dụng những điều bạn còn thắc mắc. Tuy nhiên bạn cũng nên tham 
khảo những câu hỏi để tránh đưa ra câu hỏi khiến nhà tuyển dụng thất vọng. 
Trả lời những câu sáo mòn và khuôn mẫu 
Lời khuyên dành cho bạn: Hãy để nhà tuyển dụng hiểu bạn là một ứng viên 
có tính sáng tạo và nhiệt tình. Nên tránh những câu trả lời theo khuôn mẫu 
và sáo rỗng, chúng sẽ không giúp bạn tỏa sáng, ngược lại điều này có khả 
năng sẽ đánh rớt bạn. Vì vậy, cách tốt nhất bạn nên là chính mình, hãy nói 
những điều như thực tâm bạn nghĩ, bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng khuyến 
khích ứng viên điều này. 
Thổi phồng thành quả công việc 
Những thành tích bạn đạt được ở trường qua các hoạt động ngoại khóa hoặc 
tích lũy từ các công việc làm thêm, đây là điều rất đáng khích lệ và ghi nhận. 
tuy nhiên tất cả những thông tin này phải xác thực. Bạn phải đảm bảo độ 
chính xác tuyệt đối, không thổi phồng thành quả, không nói dối về bất cứ 
thông tin nào. 
Kể xấu nơi làm việc cũ 
Đây là điều bạn tuyệt đối nên tránh. Nếu bạn không tạo được những mối 
quan hệ tốt đẹp thì cũng không nên làm chúng trở nên tồi tệ hơn. Bạn cần 
phải giữ một thái độ vui vẻ, lạc quan để cuộc phỏng vấn diễn ra một cách tốt 
đẹp. 
Thiếu nụ cười và lời cảm ơn 
Đây là hai cử chỉ thường ít được ứng viên lưu tâm, một phần vì bạn quá 
căng thẳng khi phải đối mặt, trả lời các câu hỏi từ nhà tuyển dụng. Một phần 
khác là do bạn không tập luyện chúng trước ở nhà. Cuộc phỏng vấn bản chất 
mang tính chất trang trọng, nhưng điều này cũng không có nghĩa là bạn 
không được phép cười. Hãy nói lời cảm ơn và mỉm cười với nhà tuyển dụng 
trước khi bạn sắp rời khỏi. 
Phỏng vấn tìm việc là một thử thách mà bạn phải đối mặt và vượt qua. Hãy 
thận trọng với những sai lầm được diễn giải cụ thể ở trên, tự chiêm nghiệm 
và trải nghiệm sẽ giúp bạn đạt được một kết quả phỏng vấn mỹ mãn nhất. 
Chúc bạn thành công! 
 Nguyễn Ngọc Ly (First-Viec-Lam) 
 Ứng xử trong buổi phỏng 
 vấn 
Đến với buổi phỏng vấn, điều quan trọng giúp nhà tuyển dụng nhận 
diện rõ đâu là ứng viên sáng giá mà họ đang tìm kiếm, chính là thông 
qua cách ứng xử của ứng viên. Nếu bạn đang gặp rắc rối về cách ứng xử 
trong buổi phỏng vấn, thì những thông tin dưới đây là cực kỳ quan 
trọng. Vì vậy hãy cố gắng dành một ít thời gian để lưu tâm những vấn 
đề quan trọng này. 
Ấn tượng không lời đầu tiên 
Bạn biết đấy, buổi phỏng vấn chính là ngày” ra mắt” đầu tiên giữa bạn và 
nhà tuyển dụng. Đây có thể sẽ là khởi đầu cho một bước tiến dài trong công 
việc của bạn, nhưng ngược lại cũng là mũi tên trái chiều, có thể đặt nút dừng 
chân cho vị trí mà bạn đang ứng tuyển. 
Cách ứng xử “ngầm” mà chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ luôn lưu tâm đó là 
phần phục trang. Trang phục có thể được ví như ấn tượng không lời đầu tiên 
khi bạn chạm mặt với nhà tuyển dụng. Hãy chắc chắn sự chỉn chu, nghiêm 
túc và chuyên nghiệp hiện diện trên phục trang của bạn. 
Nói đúng và nói đủ 
Buổi phỏng vấn nghiêm túc không dành cho bạn kể lể hay bắt đầu câu 
chuyện dông dài. Đừng làm nhà tuyển dụng cảm thấy có lỗi khi bạn chia sẻ 
cho họ nghe về những khó khăn trong cuộc sống của bạn. Những điều này 
không nằm trong phạm vi câu hỏi phỏng vấn, đừng quấy rầy và làm mất thời 
gian của nhà tuyển dụng về điều này. 
Khi nhận được một câu hỏi từ nhà tuyển dụng, bạn nên giữ thái độ thật điềm 
tĩnh. Không nhà tuyển dụng nào muốn thấy ứng cử viên vồ vập trả lời ngay, 
nếu điều này xảy ra, bạn đã thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp trong tác phong 
của chính mình. Cách khôn ngoan để ứng xử trong tình huống trên, đó là bạn 
mỉm cười, giữ một khuôn trang bình thản. Khi bạn mỉm cười, ít nhất cả bạn 
và nhà tuyển dụng đều cảm thấy thoải mái hơn, không khí căng thẳng nhờ 
vậy mà được giãn nở. Điều này thật sự rất cần thiết, quan trọng hơn hết một 
nụ cười còn giúp bạn kéo dài thời gian để suy nghĩ và trả lời câu hỏi, vậy vì 
sao bạn không nở một nụ cười trước một câu hỏi có phần hóc búa từ nhà 
tuyển dụng? 
Thông tin mà bạn hồi đáp lại nhà tuyển dụng phải là những thông tin chính 
xác và đầy đủ. Chính vì vậy, đừng cố gắng phóng đại bản thân, hãy nói 
những gì bên trong bạn nghĩ. Hãy chia sẻ với nhà tuyển dụng những kinh 
nghiệm cũng như kỹ năng bạn học hỏi được một cách chân thành và đầy đủ 
nhất. 
Bạn đã biết cách lắng nghe? 
Lắng nghe là một nghệ thuật cao nhất trong giao tiếp. Bạn biết cách lắng 
nghe, tiếp nhận thông tin, chắc chắc bạn sẽ đạt được nhiều thành công trong 
tương lai. Tuy nhiên, trong mỗi con người chúng ta không phải ai cũng biết 
cách lắng nghe, đa phần mọi người thích thể hiện bản thân bằng cách đưa 
nhiều thông tin. Như vậy, cách lắng nghe bị lãng quên, nếu tệ hơn nó còn 
gắn bạn với khái niệm” thụ động”. 
Ngay trong buổi phỏng vấn đầu tiên, rõ ràng rằng bạn và nhà tuyển dụng là 
hai người hoàn toàn xa lạ. Vậy thì để giúp bạn hiểu hơn về văn hóa công ty, 
nhà tuyển dụng sẽ cung cấp cái nhìn bao quát về doanh nghiệp tuyển dụng. 
Cách khôn ngoan nhất đó là bạn phải lắng nghe, hãy lắng nghe như thực tâm 
bạn muốn biết thông tin này, vì nếu không chăm chú lắng nghe thông tin, 
bạn sẽ không thể bổ sung thêm kiến thức chung về công ty tuyển dụng. 
Lắng nghe và lặp lại những từ khóa quan trọng, như vậy bạn sẽ được đánh 
giá cao vì nhà tuyển dụng nhìn thấy được mức độ quan tâm, mức độ cầu tiến 
 công việc trong tầm nhìn xa hơn của bạn. 
Kỹ năng giao tiếp tốt bao gồm cả khả năng lắng nghe và cho nhà tuyển dụng 
biết bạn đang lắng nghe, bằng cách đặt những câu hỏi khai thác sâu về đề tài 
đang nói. Chính nhờ những câu hỏi sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ bạn hơn. 
Hãy biết truyền năng lượng và sự nhiệt huyết cho từng câu trả lời và câu hỏi 
của bạn. Cách ứng xử thông minh đó là bạn phải luôn biết giữ một khoảng 
cách phù hợp và tự đặt ra giới hạn cho bản thân để tránh sai sót trong buổi 
phỏng vấn. Sự chuẩn bị chu đáo và nhanh nhạy trong ứng xử sẽ là chìa khóa 
giúp bạn mở ra nhiều cơ hội cho bản thân. 
 Nguyễn Ngọc Ly ( First-Viec-Lam) 
 8 bí quyết của người thương 
 lượng lương cừ khôi 
 Thương lượng lương rất cần sự khéo léo và một chút “kỹ xảo”. Martin 
Yate, tác giả của quyển sách bán rất chạy “Knock ‘em Dead” nói: “Khi đến giai 
đoạn thương lượng lương, nhiều ứng viên lại không chuẩn bị trước”. Vì vậy để đạt 
được mức lương mơ ước, hãy chắc chắn là bạn đã hiểu rõ nghệ thuật thương lượng 
để chuẩn bị thật tốt cho giai đoạn quan trọng này. 
 1. Tìm hiểu, tìm hiểu và tìm hiểu 
 Tìm hiểu mức lương. Rất nhiều ứng viên đã trúng tuyển nhưng không biết 
mức lương như vậy có thích đáng hay không. Theo Yate, biết được mức lương 
thực tế cho vị trí bạn đang ứng tuyển đóng vai trò rất quan trọng. Bạn có thể biết 
được điều này bằng cách tham khảo thông tin từ thị trường lao động, từ những 
người có công việc giống bạn, hay từ những người quen làm việc trong công ty 
bạn ứng tuyển. Một cách dễ hơn là bạn có thể tìm hiểu mức lương trung bình dành 
cho vị trí ứng tuyển thông qua các thông báo tuyển dụng của một số công ty đăng 
trên các website việc làm. Tuy nhiên bạn cũng cần phải trung thực và khách quan 
trong việc đánh giá khả năng thật sự của mình để đề nghị với NTD mức lương phù 
hợp với bạn nhất. 
 2. Kế hoạch “3 con số” 
 Để trở thành người thương lượng lương cừ khôi, bạn hãy nhớ nguyên tắc 
vàng là chuẩn bị thật kỹ kế hoạch cho buổi thảo luận. Yate khuyên: “Trước bất kì 
buổi phỏng vấn nào, bạn cũng cần lên kế hoạch ‘3 con số’. Con số đầu tiên thể 
hiện mức lương thấp nhất, là con số có thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho cuộc 
sống của bạn, ví dụ như thức ăn và nhà ở. Con số thứ hai là mức lương hợp lý bạn 
có thể kiếm được dựa trên kinh nghiệm và trình độ của bạn. Con số thứ ba là mức 
lương ‘trong mơ’, vượt xa mức lương mong đợi của bạn. Hãy ‘quên’ con số thứ 
nhất đi, vì điều đó rất riêng tư và không nên đem ra thảo luận. Lấy con số thứ hai 
và thứ ba làm cơ sở để thảo luận với NTD về mức lương mơ ước của bạn.” 
 3. Đừng là người đầu tiên nói về chuyện lương bổng 
 Yate khuyên “Nếu bạn là người đầu tiên trong buổi phỏng vấn nói về lương 
bổng trước thì buổi phỏng vấn sẽ rất khó diễn ra theo ý bạn muốn. Nếu NTD 
không ‘đả động’ gì về lương bổng, bạn có thể ngầm hiểu là bạn chưa thuyết phục 
họ được rằng bạn là ứng viên lý tưởng. Nghệ thuật ở đây là làm sao để NTD nhận 
ra rằng bạn là ứng viên sáng giá nhất. Hãy cho NTD thấy bạn có thể giúp họ tiết 
kiệm tiền bạc hoặc tạo ra lợi nhuận như thế nào, và bạn sẽ cống hiến hết mình cho 
công ty ra sao...” 
 4. Thà đừng nêu ra câu hỏi nào còn hơn là 
 Đừng bao giờ kết thúc buổi phỏng vấn bằng một câu hỏi về lương bổng. 
Hầu hết các NTD đều kết thúc buổi phỏng vấn của họ bằng cách hỏi bạn còn câu 
hỏi nào nữa không. “Điều tệ nhất bạn có thể làm là đưa ra một câu hỏi về lương. 
Điều đó cho thấy bạn không còn gì để nói về bản thân hoặc trình độ chuyên môn 
của mình nữa,” Yate cảnh báo. 
 5. Đơn giản là sự thật 
 Trong bài viết trước, bạn biết rằng nên trì hoãn việc thảo luận lương bổng 
cho đến khi bạn biết chắc 90% là mình được tuyển. Nếu NTD gặng hỏi bạn mong 
muốn mức lương bao nhiêu, bạn đừng nêu ra con số ngay lập tức và cũng đừng 
phóng đại. Yate khuyên ”Ứng viên nên nói rằng họ cần hiểu thêm về công việc 
trước khi thảo luận về vấn đề lương bổng. Hãy nêu ra vài câu hỏi với NTD để hiểu 
rõ hơn về yêu cầu công việc.” 
 6. Làm NTD “toát mồ hôi” 
 Nên “quảng bá” cơ hội đầu quân của bạn với công ty khác là lời khuyên 
của Yate “Nếu bạn nhận được lời mời đi làm từ công ty khác, hãy biết cách khéo 
léo sử dụng điều này.” Đó chính là vũ khí để bạn ”cân não” NTD. Tuy nhiên, chỉ 
thực hiện kế hoạch này nếu bạn cảm thấy NTD thực sự cần bạn. Hãy nói với NTD 
là bạn thật sự muốn đầu quân cho họ, nhưng vừa mới nhận được lời mời đi làm từ 
công ty X. Đó là cách “thúc” NTD quyết định tuyển bạn ngay để không bỏ mất 
nhân tài. 
 7. Biết “kiềm chế” 
 Đừng đồng ý ngay với mức lương NTD đưa ra đầu tiên. Các công ty 
thường định sẵn ngân sách tuyển dụng cho vị trí họ cần tuyển, đi từ mức thấp nhất 
đến mức cao nhất. Vì vậy, trừ phi mức lương NTD đưa ra vượt xa mức lương mơ 
ước của bạn, hãy tìm cách thương lượng thêm nếu có thể. 
 8. Đừng vội từ chối cơ hội chỉ vì mức lương 
 Bạn làm gì nếu bạn thật sự yêu thích công việc nhưng mức lương NTD đưa 
ra quá thấp? Yate khuyên: “Đừng từ chối vội. Hãy yêu cầu NTD cho bạn vài ngày 
để suy nghĩ. Đó là cách bạn ‘xi-nhan’ để NTD biết là bạn rất quan tâm đến vị trí 
đó. Sau đó bạn hãy gọi điện cho NTD để xem họ có thể nâng mức lương hay 
không trước khi bạn đưa ra câu trả lời cuối cùng.” 
Bạn muốn nhận mức lương 
 nào? 
Khi đề cập đến vấn đề lương trong cuộc phỏng vấn tìm việc, hầu hết các 
ứng viên đều mang tâm trạng lo lắng, băn khoăn. Đôi khi vì sự tế nhị 
mà bạn phải nhận một mức lương không mấy thỏa đáng với năng lực . 
Điều này sẽ tiếp diễn trong suốt quá trình tìm việc nếu bạn không chủ 
động tìm một phương thức khác để vượt qua, dẫn bạn đến kết quả mỹ 
mãn nhất như bạn thực lòng mong muốn. 
 Đàm phán lương. Bạn muốn nhận mức lương nào? 
Xác định vị thế bản thân 
Điều mà bạn phải thực hiện đầu tiên đó là xác định vị thế bản thân. Nếu là 
người mới tốt nghiệp, bạn cần học hỏi kinh nghiệm hơn là đòi hỏi một mức 
lương cao. 
Bạn nên ghi nhớ những nguyên tắc sau: 
+ Đừng bao giờ là người đầu tiên nêu lên vấn đề lương bổng trong cuộc 
phỏng vấn. 
+ Đừng bao giờ nói dối về những khoản lương mà bạn đã kiếm được trước 
đây. 
+ Đừng ngại tiếp thị bản thân, nhưng trên hết những điều bạn nói phải là sự 
thật. 
Trong trường hợp bạn là người mới vào nghề hay mới tốt nghiệp, khi được 
hỏi “mức lương mà bạn mong muốn là bao nhiêu?” Bạn đã suy nghĩ câu trả 
lời? 
Nếu chưa, bạn nên tham khảo 2 ý sau đây. Và nên nhớ đây cũng là 2 điều 
bạn cần nhấn mạnh: 
+ Hãy nói với người phỏng vấn rằng bạn thích học hỏi về công việc này 
nhiều hơn là mức lương. 
+ Rằng bạn tự tin bạn sẽ đạt được mức lương phù hợp với năng lực. 
Xác định vị thế của bản thân ở khía cạnh khách quan cũng là phương thức 
bạn rà soát lại những điểm mạnh và điểm yếu của chính mình về: 
+ Năng lực, 
+ Học vấn 
+Kinhnghiệm. 
 Bạn phải xác định vị thế của bản thân trước khi đưa ra một mức lương 
Đây là cách bạn xem xét khả năng một cách chính xác nhất, đánh giá những 
điểm mạnh có vượt trội so với đối thủ cạnh tranh hay không. 
Để chi tiết hơn bạn có thể lập bảng ngân sách về cầu tài chính: 
+ Bạn chi trả bao nhiêu cho việc học tập? 
+ Chi phí dành cho nhà cửa, đi lại, sinh hoạt cá nhân,..? 
+ Một số các chi phí khác? 
Đây là cách định giá theo hướng chủ quan, nhưng thật sự cần thiết nếu bạn 
mong muốn một mức lương minh bạch và xứng đáng. 
Thực hiện một cuộc điều tra nhỏ 
Trước khi quyết định đến một công ty nào đó để phỏng vấn, xét theo khía 
cạnh khách quan thì cách tốt nhất bạn nên làm một cuộc điều tra nho nhỏ về 
nhà tuyển dụng – nơi bạn đầu quân. Bằng Internet, báo chí hoặc các phương 
tiện thông tin đại chúng, bạn nên tìm hiểu: 
+ Nhu cầu tuyển dụng 
+ So sánh công ty này với công ty khác trong cùng lĩnh vực hoạt động với 
các yếu tố: vị thế, uy tín, môi trường làm việc, điều kiện phát triển nghề 
nghiệp, 
Đây là cách bạn định giá bản thân phù hợp với yêu cầu của thị trường lao 
động. 
 Một cuộc điều tra nhỏ để định giá bản thân phù hợp với yêu cần của thị 
 trường lao động 
Các doanh nghiệp nhà nước đều có mức lương cơ bản cố định theo hạn 
ngạch nên không thương lượng được, tất cả đều dựa trên kiến thức và kinh 
nghiệm của các của các ứng viên. Lương bổng là vấn đề tế nhị và riêng tư. 
Do đó, trao đổi về lương bổng trong phỏng vấn càng minh bạch, thống nhất 
từ đầu sẽ dễ dàng làm việc sau này. 
Đối với nhiều nhà tuyển dụng, họ thực sự cảm thấy thích thú với những ứng 
viên có khả năng diễn tả một cách cụ thể tường tận các vấn đề mà nhà tuyển 
dụng quan tâm. 
Nếu điều kiện cho phép, bạn nên tìm hiểu về chế độ lương bổng cũng như 
mức lương được áp dụng cho các nhân viên đang làm việc tại đó. Như vậy 
sẽ giúp bạn tự tin hơn khi trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng về mức lương 
mà bạn mong muốn. 
Bạn nên nhớ rằng điều quan trọng trong đàm phán lương đó là bạn phải xác 
định được những gì mà bạn có thể làm được và những việc bạn chưa thể 
làm, mức lương nào thì tương xứng với kiến thức và khả năng của bạn- đây 
chính là điều cốt lõi trong đàm phán lương để đi đến một kết quả mỹ mãn 
nhất. 
 Nguyễn Ngọc Ly (First-Viec-Lam) 

File đính kèm:

  • pdfngon_ngu_co_the_trong_buoi_phong_van.pdf