Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của một số tỉnh khu vực Tây Bắc

Tóm tắt: Phát triển du lịch cộng đồng là chủ đề hiện đang được nhiều nhà nghiên

cứu và quản lý quan tâm. Ở Việt Nam, du lịch cộng đồng đã được phát triển cách đây nhiều

năm và ngày càng được khuyến khích phát triển. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu quản lý

nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt ở cấp tỉnh, có ý nghĩa hết sức quan

trọng. Mặc dù đã có một số nghiên cứu trong và ngoài nước về chủ đề này, tuy nhiên, cho

đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu tổng thể nào về hoạt động quản lý nhà nước đối với phát

triển du lịch cộng đồng ở khu vực Tây Bắc. Mục tiêu của bài báo là đề xuất một số giải pháp

hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở môt số tỉnh khu

vực Tây Bắc trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực

này. Những giải pháp được đề xuất liên quan đến đổi mới công tác xây dựng chiến lược, quy

hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng; hoàn thiện các chính sách, quy định liên quan

đến phát triển du lịch cộng đồng và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động phát

triển du lịch cộng đồng.

Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của một số tỉnh khu vực Tây Bắc trang 1

Trang 1

Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của một số tỉnh khu vực Tây Bắc trang 2

Trang 2

Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của một số tỉnh khu vực Tây Bắc trang 3

Trang 3

Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của một số tỉnh khu vực Tây Bắc trang 4

Trang 4

Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của một số tỉnh khu vực Tây Bắc trang 5

Trang 5

Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của một số tỉnh khu vực Tây Bắc trang 6

Trang 6

Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của một số tỉnh khu vực Tây Bắc trang 7

Trang 7

Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của một số tỉnh khu vực Tây Bắc trang 8

Trang 8

Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của một số tỉnh khu vực Tây Bắc trang 9

Trang 9

Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của một số tỉnh khu vực Tây Bắc trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang xuanhieu 4360
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của một số tỉnh khu vực Tây Bắc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của một số tỉnh khu vực Tây Bắc

Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của một số tỉnh khu vực Tây Bắc
3, theo đó, điểm đánh giá thấp nhất 
thuộc về nội dung cung cấp số liệu thống 
kê, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực 
DLCĐ của cơ quan QLNN.
- Bộ máy quản lý nhà nước đối với 
phát triển du lịch cộng đồng
Cũng như các địa phương khác trên 
cả nước, trong vòng 15 năm trở lại đây, 
bộ máy tổ chức quản lý du lịch của các 
địa phương khu vực Tây Bắc có sự biến 
động nhất định. Năm 2008, các tỉnh trong 
vùng đã thành lập Sở VHTTDL trên cơ 
sở hợp nhất Sở Văn hóa Thông tin, Sở 
Thể dục thể thao, bộ phận quản lý du lịch 
thuộc Sở Thương mại - Du lịch, bộ phận 
Gia đình của Uỷ ban Dân số, Gia đình và 
Trẻ em. Đến năm 2017, các Sở Văn hóa, 
Thể thao và Du lịch trong vùng lại tiếp 
tục tiến hành đổi mới, sắp xếp lại tổ chức 
bộ máy các cấp, bao gồm cả khối QLNN 
và đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng 
thu gọn đầu mối, hợp nhất một số phòng 
ban, đơn vị. Ở tất cả các Sở VHTTDL các 
tỉnh Tây Bắc, bộ phận tham mưu chuyên 
môn về du lịch là Phòng Quản lý du lịch 
và bộ phận thanh tra, kiểm tra chuyên 
ngành du lịch thuộc chức năng của Thanh 
35Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
tra Sở. Các Phòng Quản lý du lịch có chức 
năng tham mưu giúp Giám đốc Sở trong 
công tác quản lý Nhà nước đối với tất cả 
các hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Về 
nhân lực, Phòng Quản lý Du lịch của các 
Sở VHTTDL chỉ có từ 5-7 cán bộ. Có thể 
thấy, với chức năng và nhiệm vụ như vậy, 
nhân lực của các Phòng Quản lý du lịch là 
rất mỏng nhưng lại phải đảm nhận nhiều 
mảng công việc khác nhau nên việc triển 
khai các nhiệm vụ còn nhiều khó khăn. 
Nhìn chung, cũng như nhiều địa 
phương khác trên cả nước, sự không ổn 
định về bộ máy tham mưu quản lý du 
lịch trong thời gian qua đã ảnh hưởng 
không tốt đến sự phát triển của ngành du 
lịch nói chung và DLCĐ nói riêng ở các 
địa phương khu vực Tây Bắc. Công tác 
QLNN về DLCĐ phần lớn mới chỉ dừng 
lại ở việc quản lý con số, tầm nhìn dài hạn 
trong phát triển du lịch còn có những hạn 
chế nhất định. Phát triển DLCĐ có đặc 
thù riêng, liên quan đến nhiều yếu tố, đặc 
biệt là trao quyền tự chủ cho cộng đồng, 
do vậ y dù bộ máy QLNN được tổ chức ở 
dạng nào, chấ t lư ợ ng độ i ngũ cá n bộ trong 
ngà nh du lị ch ở các địa phương này cầ n 
phả i đư ợ c tă ng cư ờ ng hơn nữa.
Kết quả đánh giá của các chuyên gia 
về các nội dung liên quan đến Bộ máy quản 
lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng 
đồng được trình bày trên bảng 4. Theo đó, 
các nội dung được đánh giá không chênh 
lệch nhiều đối với 3 địa phương.
Bảng 4 - Kết quả khảo sát các nội dung liên quan đến bộ máy QLNN đối với phát triển du 
lịch cộng đồng ở một số tỉnh khu vực Tây Bắc
TT Nội dung Hòa Bình Sơn La Điện Biên
1 Sự phù hợp của cơ cấu bộ máy QLNN về du lịch địa phương hiện nay với yêu cầu quản lý phát triển DLCĐ 3.13 2.92 2.97
2 Năng lực của bộ máy QLNN về du lịch đáp ứng yêu cầu quản lý phát triển DLCĐ 3.00 2.86 2.97
3 Mức độ phối hợp giữa các Sở, Ngành... ở địa phương trong quản lý phát triển DLCĐ 3.00 2.95 2.86
4 Mức độ phối hợp giữa các cơ quan QLNN ở địa phương và TW trong quản lý phát triển DLCĐ 3.21 3.14 3.05
Nguồn: Điều tra xã hội học của tác giả
- Đánh giá chung về th ực trạng quản 
lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng 
đồng ở một số tỉnh khu vực Tây Bắc 
Trong giai đoạn vừa qua, mặc dù 
gặp nhiều khó khăn song công tác QLNN 
đối với phát triển DLCĐ ở các tỉnh Tây 
Bắc đã có bước chuyển biến tích cực, đạt 
được những thành công đáng kể. Nhận 
thức về phát triển du lịch nói chung và 
DLCĐ nói riêng đã được nâng cao. Các 
địa phương đã tích cực tổ chức hướng dẫn 
triển khai các văn bản quy phạm pháp luật 
của Nhà nước về DLCĐ, chỉ đạo xây dựng 
và tổ chức triển khai thực hiện bước đầu 
có hiệu quả các cơ chế, chính sách, đề án, 
dự án phát triển DLCĐ ở các địa phương. 
Công tác xây dựng quy hoạch và kế hoạch 
phát triển du lịch, trong đó có các nội dung 
về phát triển DLCĐ đã được chú trọng. 
Các quy hoạch, kế hoạch này mặc dù còn 
nhiều khiếm khuyết, tuy nhiên, nhìn chung 
phù hợp với thực tế địa phương, là tiền đề 
quan trọng để thu hút đầu tư và triển khai 
các dự án về DLCĐ. Các địa phương cũng 
đã nỗ lực kiện toàn và nâng cao năng lực 
bộ máy để thực hiện tốt công tác QLNN 
đối với phát triển DLCĐ trên địa bàn, tích 
cực triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng 
và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân 
lực cho phát triển DLCĐ được quan tâm 
36 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
và tăng cường, đã tạo điều kiện để các hộ 
gia đình, nhân lực trong các doanh nghiệp 
nâng cao kĩ năng làm du lịch.
Bên cạnh những mặt tích cực đạt 
được, QLNN đối với phát triển DLCĐ tại 
một số tỉnh Tây Bắc trong thời gian qua 
cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Việc 
cụ thể hoá và ban hành các cơ chế, chính 
sách để quản lý phát triển DLCĐ còn chưa 
kịp thời, chưa đầy đủ; nội dung chính sách, 
mức hỗ trợ thể hiện trong chính sách chưa 
phù hợp với điều kiện thực tế nên chưa thu 
hút được các thành phần kinh tế tham gia 
phát triển DLCĐ. Các mục tiêu, chỉ tiêu cụ 
thể về phát triển DLCĐ còn chưa đầy đủ, 
dẫn đến khó khăn cho việc triển khai, đánh 
giá và thống kê các kết quả về phát triển 
DLCĐ làm cơ sở cho hoạch định và điều 
chỉnh chính sách phát triển DLCĐ theo 
từng giai đoạn. Bên cạnh đó, nguồn nhân 
lực DLCĐ cả ở cấp QLNN và lao động tại 
doanh nghiệp ở các địa phương còn thiếu 
về số lượng và yếu về chất lượng. Liên kết 
phát triển du lịch nội vùng và liên kết ngoại 
vùng còn nhiều bất cập, các tỉnh trong 
vùng còn tập trung nhiều cho mục tiêu tăng 
trưởng và phát triển du lịch riêng từng tỉnh 
mà chưa chú trọng đúng mức việc liên kết 
và khai thác lợi thế chung của khu vực, 
thiếu sự hợp tác nội vùng trong xây dựng 
và triển khai chiến lược, quy hoạch, đề án 
về phát triển DLCĐ.
Nguyên nhân của các hạn chế trên 
đến từ nhiều phía, song về phía chính 
quyền các tỉnh do các nguyên nhân chủ 
yếu sau: (1) Nhận thức về phát triển du 
lịch cộng đồng, vai trò của chính quyền 
địa phương cấp tỉnh trong chỉ đạo, điều 
hành phát triển DLCĐ của địa phương 
chưa đầy đủ; (2) Quan hệ phối hợp giữa 
các cơ quan, ban, ngành ở các địa phương 
trong xây dựng và quản lý quy hoạch, đề 
án có liên quan đến DLCĐ; xây dựng và 
phân bổ nguồn lực đầu tư, kiểm tra đánh 
giá của một số chính sách liên quan đến 
phát triển DLCĐ chưa chặt chẽ nên không 
tận dụng được thế mạnh của mỗi cơ quan, 
ngành trong việc xây dựng và triển khai 
các quy hoạch, đề án về phát triển DLCĐ 
(3) Thiếu sự phối hợp hiệu quả giữa chính 
quyền các tỉnh trong vùng trong quản lý 
phát triển du lịch cộng đồng phát triển du 
lịch dẫn đến tình trạng đầu tư chồng chéo, 
không hiệu quả và chưa phát huy được thế 
mạnh của từng địa phương trong vùng.
4. Một số giải pháp hoàn thiện 
quản lý nhà nước đối với phát triển du 
lịch cộng đồng của một số tỉnh khu vực 
Tây Bắc, Việt Nam
Trên cơ sở bối cảnh hiện nay, các 
quy định trong Luật Du lịch 2017, Chiến 
lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 
2030, Quy hoạch tổng thể phát triển du 
lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến 
năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ 
phê duyệt và các định hướng về phát triển 
du lịch, DLCĐ của các địa phương; căn 
cứ vào điều kiện thực tế tại các tỉnh khu 
vực Tây Bắc, để phát triển DLCĐ, từng 
bước khắc phục các hạn chế, yếu kém 
và nguyên nhân gây ra các hạn chế trong 
quản lý nhà nước của các tỉnh trong vùng 
với phát triển DLCĐ cần thiết thực hiện 
các quan điểm và giải pháp sau:
Trước hết về quan điểm, việc hoàn 
thiện quản lý đối với phát triển DLCĐ ở 
từng địa phương phải được thực hiện theo 
các quan điểm sau: 1) Hoàn thiện QLNN 
đối với phát triển DLCĐ gắn liền với đổi 
mới nhận thức và đổi mới tư duy về vai 
trò của DLCĐ trong bức tranh tổng thể 
về phát triển du lịch địa phương; 2) Hoàn 
thiện QLNN đối với phát triển DLCĐ để 
khai thác tối ưu tiềm năng du lịch, thúc 
đẩy phát triển bền vững DLCĐ; góp phần 
nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo và 
37Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
phát triển KTXH của địa phương nói riêng 
và của cả khu vực Tây Bắc nói chung; 
3) Hoàn thiện QLNN đối với phát triển 
DLCĐ để nâng cao hiệu lực, hiệu quả 
QLNN về du lịch nói chung và về DLCĐ 
nói riêng trong bối cảnh du lịch Việt Nam 
được định hướng phát triển thành ngành 
kinh tế mũi nhọn và những tác động hiện 
tại, tương lai của CMCN 4.0; 4) Hoàn 
thiện QLNN đối với phát triển DLCĐ 
phải trên cơ sở tham khảo, vận dụng các 
kinh nghiệm trong công tác QLNN đối với 
DLCĐ trong nước và trên thế giới.
Hai là, tiếp tục nâng cao nhận thức 
của tất cả các chủ thể tham gia hoạt động 
du lịch, trong đó có cộng đồng địa phương 
về phát triển DLCĐ, đặc biệt nhận thức về 
vai trò của DLCĐ trong việc nâng cao đời 
sống người dân, bảo vệ các giá trị văn hóa 
của các dân tộc dưới những tác động tiêu 
cực của du lịch.
Ba là , hoàn thiện quy hoạch, đề án 
liên quan đến phát triển DLCĐ gắn với 
đổi mới về nội dung và biện pháp triển 
khai. Rà soát, xây dựng mới hoặc điều 
chỉnh các quy hoạch, đề án có liên quan 
đến phát triển du lịch nói chung và DLCĐ 
nói riêng của cả lãnh thổ khu vực Tây Bắc 
và của từng địa phương trong vùng theo 
hướng đảm bảo các nguyên tắc của phát 
triển DLCĐ, phù hợp với nhu cầu của thị 
trường, xu hướng phát triển của DLCĐ và 
đặc điểm đặc thù của địa phương.
Bốn là, rà soát, bổ sung và hoàn 
thiện các chính sách, quy định liên quan 
đến phát triển DLCĐ theo hướng phù hợp 
với thực tế địa phương, bảo đảm phát triển 
DLCĐ bền vững. Lồng ghép các quy định, 
chính sách về phát triển DLCĐ trong các 
chính sách về phát triển nông thôn mới và 
các chính sách hỗ trợ khác của Nhà nước 
trên địa bàn. Chú trọng công tác đánh giá 
tác động của các chính sách hỗ trợ phát 
triển DLCĐ, tác động của các quy định 
về quản lý hoạt động DLCĐ để ban hành 
hoặc điều chỉnh cho hiệu quả hơn và phù 
hợp hơn với đặc thù từng địa phương. 
Năm là, tăng cường công tác quản 
lý quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch; 
tạo điều kiện về cơ chế, chính sách để 
khuyến khích, thu hút nguồn lực đầu tư 
phát triển DLCĐ trên địa bàn; 
Sáu là, chú trọng đầu tư nâng cao 
chất lượng dịch vụ tại các điểm DLCĐ 
đã và đang khai thác. Quản lý chặt chẽ tài 
nguyên du lịch, xây dựng quy hoạch chi 
tiết, kế hoạch có trọng tâm, trọng điểm, 
đảm bảo hình thành, khai thác các sản 
phẩm du lịch hợp lý, có tính độc đáo, nâng 
cao giá trị sản phẩm DLCĐ tạo lợi thế 
cạnh tranh thu hút khách.
Bảy là, đẩy mạnh công tác xúc tiến, 
quảng bá du lịch gắn với thị trường, tăng 
cường liên kết các tỉnh Tây Bắc trong xúc 
tiến quảng bá du lịch nói chung và DLCĐ 
nói riêng.
Tám là, tiếp tục xây dựng và hoàn 
thiện bộ máy QLNN đối với hoạt động 
du lịch nói chung và phát triển DLCĐ nói 
riêng tại Tây Bắc nhằm tăng cường hiệu 
lực, hiệu quả trong công tác QLNN đối 
với phát triển DLCĐ. Đào tạo bồi dưỡng 
nâng cao trình độ cho cán bộ QLNN du 
lịch, về quản lý phát triển DLCĐ... đáp 
ứng với nhu cầu trong tình hình mới. Tiếp 
tục rà soát và ban hành các chính sách liên 
quan đến công tác tập huấn, bồi dưỡng và 
phát triển nguồn nhân lực DLCĐ nhằm 
nâng cao chất lượng nhân lực.
5. Kết luận
Hoàn thiện công tác QLNN đối với 
phát triển DLCĐ là yêu cầu quan trọng 
nhằm nâng cao hiệu quả phát triển DLCĐ 
trong điều kiện kinh tế thị trường và hội 
nhập quốc tế hiện nay. Bài báo đã phân 
38 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
tích thực trạng QLNN đối với phát triển 
DLCĐ và đề xuất một số giải pháp hoàn 
thiện QLNN đối với phát triển DLCĐ ở 
một số tỉnh khu vực Tây Bắc. Những giải 
pháp được đề xuất liên quan đến đổi mới 
công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, 
kế hoạch phát triển du lịch nói chung và 
phát triển DLCĐ nói riêng; hoàn thiện các 
chính sách, quy định liên quan đến phát 
triển DLCĐ và tăng cường công tác thanh 
tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm 
trong hoạt động phát triển DLCĐ... Tất cả 
các giải pháp này cần được thực hiện đồng 
bộ và có giai đoạn. Tuy nhiên, thực tế phát 
triển DLCĐ nói chung và QLNN đối với 
phát triển DLCĐ nói riêng những năm qua 
ở vùng cho thấy, muốn DLCĐ phát triển, 
bên cạnh việc tăng cường hiệu lực, hiệu 
quả của hoạt động QLNN, bản thân cộng 
đồng cũng cần ý thức được vai trò và trách 
nhiệm của mình trong việc tham gia vào 
hoạt động du lịch. Bên cạnh việc tham gia 
vào hoạt động du lịch để nâng cao đời sống, 
cộng đồng phải cùng với cơ quan QLNN 
bảo vệ được văn hoá bản địa - giá trị cốt lõi 
của cộng đồng, bởi nếu không bảo vệ được 
các giá trị này, DLCĐ cũng không thể phát 
triển theo đúng ý nghĩa của nó.
Tài l iệu tham khảo:
1. Đỗ Thuý Mùi (2016), Tiềm năng phát 
triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững 
ở vùng Tây Bắc: Thực trạng và những giải 
pháp, Trường Đại học Tây Bắc.
2. Khương Thị Hồng Nhung (2016), Thực 
hiện chính sách phát triển du lịch bền vững 
từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình, Luận văn thạc sỹ, 
Học viện Khoa học xã hội.
3. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Điện Biên 
(2008), Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch 
tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020.
4. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Hoà Bình 
(2014), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch 
tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014-2020, tầm nhìn 
đến năm 2030.
5. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Hoà Bình 
(2017), Định hướng, giải pháp xây dựng và 
phát triển bền vững loại hình du lịch cộng 
đồng vùng Tây Bắc.
6. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Sơn La 
(2014), Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát 
triển du lịch tỉnh Sơn La đến năm 2020, tầm 
nhìn đến năm 2030.
7. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Sơn La 
(2019), Báo cáo kết quả triển khai xây dựng 
chính sách phát triển du lịch cộng đồng và 
định hướng phát triển du lịch cộng đồng trên 
địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020.
8. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2018), 
Chí nh sá ch phá t triể n Du lị ch cộng đồ ng và 
đà o tạ o nguồ n nhâ n lự c phụ c vụ cho phá t 
triể n du lị ch cộng đồ ng tạ i Việt Nam., Kỷ yếu 
hội thảo, Mai Châu, Hòa Bình.
9. Dangi, Tek B. and Jamal, Tazim (2016), 
An integrated approach to “sustainable 
community-based tourism, Sustainability, 
Switzerland. Pp. 8 - 15
10. Ghapar, Amman Abd, Othman, Nor Ain, 
and Jamal, Salamiah (2015), The Role of 
Government on Community Resilient in the 
Homestay Industry in Malaysia, Tourism, 
Leisure and Global Change. Vol. 2, pp. 8-10.
11. Giampiccoli, Andrea, Jugmohan, Sean, 
and Mtapuri, Oliver (2015), Chara cteristics 
and Policies of Community- Based Tourism 
in the Case of Jamaica, Caucasus Journal of 
Social Sciences - Business and Economics pp. 
45-70.
12. Harwood, Sharon (2010), Planning for 
Community Based Tourism in a Remote 
Location, Sustainability. Vol. 2, pp. 1909-1923.
13. Ministry Of Tourism and Entertainment - 
Jamaica (2015), National Community Tourism 
Policy and Strategy.
Địa chỉ tác giả: Khoa Du lịch, Trường Đại 
học Mở Hà Nội
Email: phuongtt@hou.edu.vn

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_phat_trien_du_lich_cong.pdf