Nghiên cứu một số nhóm vi sinh vật phân giải tinh bột trong ao nuôi tôm ở Đầm Sam - Chuồn, Phú Vang, Thừa Thiên Huế

TÓM TẮT Hiện nay chất lượng nước tại các ao nuôi tôm ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đang giảm sút nghiêm trọng. Do đó việc đánh giá và tuyển chọn các chủng vi sinh vật bản địa có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ cao, đồng thời tạo các chế phẩm để xử lý ao nuôi là có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Từ các mẫu bùn ao nuôi tôm, đã phân lập tuyển chọn và tuyển chọn được chủng vi khuẩn V94 và chủng xạ khuẩn X65 có khả năng phân giải tinh bột mạnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian nuôi cấy tối ưu đối với chủng V94 là 72 giờ và chủng X65 là 108 giờ, hai chủng này sinh trưởng tốt trong khoảng pH từ trung tính đến kiềm yếu, nhiệt độ 30 - 35 0C và nồng độ muối NaCl 0,5 - 15‰. Hai chủng này còn có khả năng phân giải mạnh đối với protein, cellulose và lipid. Đặc biệt hơn, chủng X65 có khả năng kháng với cả 5 loại vi sinh vật kiểm định, trong đó kháng mạnh với 2 đối tượng gây bệnh cho tôm là Vibrio sp. và Vibrio parahaemolyticus

Nghiên cứu một số nhóm vi sinh vật phân giải tinh bột trong ao nuôi tôm ở Đầm Sam - Chuồn, Phú Vang, Thừa Thiên Huế trang 1

Trang 1

Nghiên cứu một số nhóm vi sinh vật phân giải tinh bột trong ao nuôi tôm ở Đầm Sam - Chuồn, Phú Vang, Thừa Thiên Huế trang 2

Trang 2

Nghiên cứu một số nhóm vi sinh vật phân giải tinh bột trong ao nuôi tôm ở Đầm Sam - Chuồn, Phú Vang, Thừa Thiên Huế trang 3

Trang 3

Nghiên cứu một số nhóm vi sinh vật phân giải tinh bột trong ao nuôi tôm ở Đầm Sam - Chuồn, Phú Vang, Thừa Thiên Huế trang 4

Trang 4

Nghiên cứu một số nhóm vi sinh vật phân giải tinh bột trong ao nuôi tôm ở Đầm Sam - Chuồn, Phú Vang, Thừa Thiên Huế trang 5

Trang 5

Nghiên cứu một số nhóm vi sinh vật phân giải tinh bột trong ao nuôi tôm ở Đầm Sam - Chuồn, Phú Vang, Thừa Thiên Huế trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 10320
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu một số nhóm vi sinh vật phân giải tinh bột trong ao nuôi tôm ở Đầm Sam - Chuồn, Phú Vang, Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu một số nhóm vi sinh vật phân giải tinh bột trong ao nuôi tôm ở Đầm Sam - Chuồn, Phú Vang, Thừa Thiên Huế

Nghiên cứu một số nhóm vi sinh vật phân giải tinh bột trong ao nuôi tôm ở Đầm Sam - Chuồn, Phú Vang, Thừa Thiên Huế
cao, đồng thời tạo các chế phẩm để xử lý ao nuôi là có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 
 Từ các mẫu bùn ao nuôi tôm, đã phân lập tuyển chọn và tuyển chọn được chủng vi khuẩn V94 và chủng 
xạ khuẩn X65 có khả năng phân giải tinh bột mạnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian nuôi cấy tối ưu đối 
với chủng V94 là 72 giờ và chủng X65 là 108 giờ, hai chủng này sinh trưởng tốt trong khoảng pH từ trung tính 
đến kiềm yếu, nhiệt độ 30 - 35 0C và nồng độ muối NaCl 0,5 - 15‰. Hai chủng này còn có khả năng phân giải 
mạnh đối với protein, cellulose và lipid. Đặc biệt hơn, chủng X65 có khả năng kháng với cả 5 loại vi sinh vật kiểm 
định, trong đó kháng mạnh với 2 đối tượng gây bệnh cho tôm là Vibrio sp. và Vibrio parahaemolyticus. 
 Từ khóa: vi sinh vật, tinh bột, bản địa, Phú Vang 
ABSTRACT 
 Currently, the water quality at many shrimp ponds in Tam Giang-Cau Hai lagoon is being declined. Thus, 
assessing and selecting the indigenous microorganisms with high ability to degrade organic materials as well as 
the production of bio-preparations for treating shrimp ponds possess a practical and scientific significance. 
 From some sludge samples of many shrimp ponds, we isolated V94 bacterial strain and X65 actinomycetes strain 
having high ability to degrade starch. Results showed that the optimal growth times for V94 and X65 were 72 and 108 hrs, 
respectively; the pH, temperature and concentration of NaCl for their optimal growth were neutral to low pH, 30-350C and 0,5 - 
15‰, respectively. Both strains also had the ability to strongly degrade protein, cellulose and lipid. Moreover, X65 strain had the 
ability of antibacterian to 5 microorganisms especially two shrimps pathogens, Vibrio sp. and Vibrio parahaemolyticus. 
 Key words: microorganism; starch; indigenous; Phu Vang 
1. Đặt vấn đề 
Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm 
ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai phát triển mạnh 
mẽ, đặc biệt là các vùng ao nuôi thuộc đầm Sam 
- Chuồn, Phú Vang, Thừa Thiên Huế. Hiện trạng 
môi trường nước trong các ao nuôi này ngày 
càng ô nhiễm nặng do một số nguyên nhân chính 
như lượng thức ăn dư thừa quá nhiều, thời gian 
thay nước không hợp lý và tôm chết do dịch 
bệnh [1]. Điều này không những tác động tiêu 
cực đến năng suất thu hoạch mà còn gây ra 
những ảnh hưởng xấu cho môi trường sinh thái. 
Do đó phân lập, tuyển chọn các chủng vi sinh 
vật có khả năng sử dụng và chuyển hóa các hợp 
chất hữu cơ gây ô nhiễm trong nguồn nước có ý 
nghĩa rất lớn trong hướng nghiên cứu về môi 
trường và phát triển bền vững. Đồng thời đây là 
cơ sở cho việc sản xuất các chế phẩm vi sinh bản 
địa làm sạch ao nuôi, góp phần giảm thiểu ô 
nhiễm môi trường [2], [3], [4]. 
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
Các chủng vi khuẩn và xạ khuẩn có khả 
năng phân giải tinh bột được phân lập từ bùn ao 
nuôi tôm ở đầm Sam - Chuồn, Phú Vang, Thừa 
Thiên Huế. 
Các vi sinh vật kiểm định: Bacillus 
pumilus, Staphylococcus aureus, Escherichia 
coli, Vibrio sp. và Vibrio parahaemolyticus. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
* Xác định hoạt tính enzyme amylase bằng 
phương pháp khuếch tán trên thạch 
- Nguyên tắc: Enzyme phản ứng với cơ 
chất trong môi trường thạch làm cho môi trường 
trở nên trong suốt. Độ lớn của vòng phân giải 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 3, SỐ 2 (2013) 
13 
phản ánh hoạt tính của enzyme. 
- Phương pháp tiến hành: Nuôi cấy vi sinh 
vật trong môi trường dịch thể để thu dịch lọc 
enzyme. Chuẩn bị môi trường thạch – tinh bột để 
tạo giếng enzyme. Sau khi ủ dịch enzyme ở nhiệt 
độ 300C trong thời gian 72 giờ, tiến hành nhuộm 
màu bằng thuốc thử Lugol để xác định vòng 
phân giải tinh bột [5]. 
* Thăm dò ảnh hưởng của một số điều 
kiện nuôi cấy đến hoạt tính của amylase và sự 
tích lũy sinh khối của các chủng vi sinh vật 
Tiến hành nuôi cấy các chủng vi khuẩn 
và xạ khuẩn đã được tuyển chọn trong môi trường 
dịch thể tương ứng (môi trường Vinogradski đối 
với chủng V94 và môi trường Gause I đối với 
chủng X65) với nguồn carbon được thay bằng 
tinh bột trong các điều kiện thời gian, pH môi 
trường, nhiệt độ và nồng độ muối NaCl khác 
nhau. Sau khi nuôi cấy, ly tâm tách riêng phần 
dịch lọc và sinh khối. Xác định hoạt tính amylase 
bằng phương pháp khuếch tán trên thạch và xác 
định sinh khối theo phương pháp cân. 
* Nghiên cứu đặc tính sinh lý, sinh hóa 
của các chủng vi sinh vật 
Khả năng phân giải protein, celllulose 
và lipid: Tiến hành theo phương pháp khuếch 
tán trên thạch. Khảo sát với protein, thay nguồn 
nitrogen bằng casein với cellulose và lipid, thay 
nguồn carbon tương ứng bằng CMC (Carboxyl 
Methyl Cellulose) và dầu nành. 
Khả năng kháng khuẩn: Tiến hành nuôi 
cấy vi sinh vật, thu dịch lọc để kiểm tra khả năng 
kháng khuẩn. Môi trường kiểm định sau khi khử 
trùng và để nguội đến khoảng 450C, cho vi sinh 
vật kiểm định vào rồi phân đều vào các đĩa petri. 
Khi thạch nguội, tạo giếng, nhỏ dịch lọc kiểm tra 
vào, đặt lạnh 40C từ 3 -5 giờ, rồi nuôi ở 300C sau 
12 - 24 giờ, xác định hiệu số vòng vô khuẩn. 
3. Kết quả và biện luận 
3.1 Tuyển chọn 
Với 206 chủng vi khuẩn và 96 chủng xạ 
khuẩn có khả năng phân giải tinh bột phân lập 
được từ những mẫu bùn trong các ao nuôi tôm ở 
đầm Sam - Chuồn, chúng tôi tiến hành tuyển 
chọn bằng phương pháp khuếch tán trên thạch, 
kết quả thu được chủng vi khuẩn V94 và chủng 
xạ khuẩn X65 có hoạt tính amylase mạnh nhất. 
Hai chủng này được chọn cho các nghiên cứu 
tiếp theo. 
3.2. Ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy 
đến hoạt tính amylase và sự tích lũy sinh khối 
của chủng vi khuẩn V94 và chủng xạ khuẩn X65 
3.2.1. Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy 
Các chủng vi sinh vật được nuôi cấy trong 
môi trường dịch thể tương ứng với các khoảng 
thời gian khác nhau. Sau đó xác định hoạt tính 
amylase và sinh khối khô. 
Bảng 1. Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy đến hoạt tính amylase và sự tích lũy sinh khối của chủng V94 và X65 
Thời gian (giờ) 
Chủng V94 Chủng X65 
D - d (mm) 
SKK (mg/ml) D - d (mm) 
SKK (mg/ml) 
24 26,00 + 0,33 9,63 + 0,22 15,00 + 0,33 3,23 + 0,12 
36 28,50 + 0,00 12,67 + 0,30 17,50 + 0,00 4,49 + 0,21 
48 30,00 + 0,33 16,28 + 0,12 19,00 + 0,33 5,22 + 0,11 
60 33,00 + 0,67 18,37 + 0,24 21,00 + 0,33 5,50 + 0,10 
72 34,00 + 0,00 20,68 + 0,50 22,00 + 0,00 6,43 + 0,13 
84 25,00 + 0,33 19,14 + 0,21 24,00 + 0,00 7,81 + 0,16 
96 23,50 + 0,67 16,95 + 0,20 29,00 + 0,67 8,17 + 0,12 
108 19,50 + 0,33 15,05 + 0,12 35,00 + 0,33 8,79 + 0,12 
120 16,50 + 0,67 14,34 + 0,14 30,50 + 0,67 8,41 + 0,17 
132 13,50 + 0,67 12,46 + 0,14 25,00 + 0,67 7,83 + 0,13 
("D -d": đường kính vòng phân giải, "SKK": sinh khối khô) 
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.3, NO.2 (2013) 
14 
Kết quả thu được cho thấy thời gian nuôi 
cấy tối ưu của chủng V94 là 72 giờ và chủng 
X65 là 108 giờ. Tốc độ sinh trưởng và sinh khối 
cực đại của chủng V94 cao hơn hẳn so với chủng 
X65. Tuy nhiên chủng X65 lại cho hoạt tính 
amylase mạnh hơn. 
3.2.2. Ảnh hưởng của pH môi trường 
Chủng V94 và X65 được nuôi cấy trong 
môi trường dịch thể tương ứng với các mức pH 
khác nhau. Hoạt tính amylase và sinh khối khô 
được thể hiện ở Bảng 2. 
Bảng 2. Ảnh hưởng của pH môi trường đến hoạt tính amylase và sự tích lũy sinh khối của chủng V94 và X65 
pH 
Chủng V94 Chủng X65 
D - d (mm) 
SKK (mg/ml) D - d (mm) 
SKK (mg/ml) 
6,0 19,50 + 0,67 6,28 + 0,12 19,50 + 0,67 4,22 + 0,13 
6,5 24,00 + 0,67 13,01 + 0,25 24,00 + 0,67 6,84 + 0,13 
7,0 32,00 + 0,33 19,69 + 0,18 36,00 + 0,67 8,94 + 0,15 
7,5 36,50 + 0,00 21,09 + 0,17 29,50 + 0,00 8,41 + 0,11 
8,0 34,50 + 0,33 20,45 + 0,16 20,00 + 0,33 7.38 + 0,16 
8,5 28,00 + 0,00 17,04 + 0,13 17,50 + 0,67 6,23 + 0,18 
9,0 21,50 + 0,67 10,45 + 0,18 14,50 + 0,33 4,34 + 0,21 
("D -d": đường kính vòng phân giải, "SKK": sinh khối khô) 
Kết quả ở Bảng 2 cho thấy pH tối ưu cho 
sự sinh trưởng và phân giải tinh bột của chủng 
V94 là pH 7,5 và chủng X65 là pH 7,0. Cả 2 
chủng này đều thích hợp với khoảng pH từ trung 
tính đến kiềm, chủng V94 ưa kiềm hơn so với 
chủng X65. Mặt khác, trong khoảng pH khảo sát 
cả 2 chủng đều sinh trưởng tốt, phổ thích nghi 
rộng cho phép chúng thể hiện khả năng phân giải 
tinh bột ở các ao nuôi với các điều kiện pH khác 
nhau. 
3.2.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy 
Tiến hành nuôi cấy tĩnh chủng V94 và 
X65 trong môi trường dịch thể tương ứng với 
các mức nhiệt độ từ 200C đến 400C. Sau đó xác 
định hoạt tính amylase và sinh khối khô. 
Bảng 3. Ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy đến hoạt tính amylase và sự tích lũy sinh khối của chủng V94 và X65 
Nhiệt độ 
(0C) 
Chủng V94 Chủng X65 
D - d 
(mm) 
SKK (mg/ml) D - d (mm) 
SKK (mg/ml) 
20 15,50 + 
0,33 
4,43 + 0,10 14,00 + 
0,67 
1,54 + 0,11 
25 18,00 + 
0,00 
5,27 + 0,17 1 ,00 + 
0,00 
2,62 + 0,11 
30 25,00 + 
0,00 
7,54 + 0,13 24,00 + 
0,00 
4,39 + 0,16 
35 23,50 + 
0,67 
8,27 + 0,12 26,00 + 
0,67 
3,83 + 0,10 
40 16,50 + 
0,33 
4,64 + 0,21 19,50 + 
0,33 
2,78 + 0,15 
("D -d": đường kính vòng phân giải, "SKK": sinh khối khô) 
Kết quả cho thấy, chủng vi khuẩn V94 tích 
lũy sinh khối mạnh nhất ở nhiệt độ nuôi cấy 350C và 
chủng X65 là 300C, cả 2 chủng này đều thể hiện khả 
năng sinh trưởng và hoạt tính enzyme amylase 
mạnh trong khoảng nhiệt độ 30 - 350C. 
3.2.4. Ảnh hưởng của nồng độ muối NaCl 
Vi sinh vật được nuôi cấy trong môi 
trường dịch thể tương ứng với các nồng độ NaCl 
khác nhau, sau đó xác định hoạt tính amylase và 
sinh khối khô. 
Bảng 4. Ảnh hưởng của nồng độ NaCl đến hoạt tính amylase và sự tích lũy sinh khối của chủng V94 và X65 
Nồng độ NaCl 
(‰) 
Chủng V94 Chủng X65 
D - d (mm) SKK (mg/ml) D - d (mm) SKK (mg/ml) 
0,5 35,00 + 0,33 21,09 + 0,12 33,50 + 0,33 8,89 + 0,14 
5 36,00 + 0,00 21,45 + 0,11 34,50 + 0,33 9,61 + 0,18 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 3, SỐ 2 (2013) 
15 
10 37,00 + 0,33 20,24 + 0,10 35,00 + 0,00 10,24 + 0,12 
15 34,50 + 0,67 15,44 + 0,35 36,00 + 0,33 8,39 + 0,14 
20 28,50 + 0,00 11,13 + 0,28 25,00 + 0,67 6,85 + 0,13 
25 25,00 + 0,33 7,55 + 0,28 21,00 + 0,00 5,72 + 0,13 
30 20,50 + 0,33 2,37 + 0,23 18,50 + 0,33 4,87 + 0,16 
("D -d": đường kính vòng phân giải, "SKK": sinh khối khô) 
 Kết quả cho thấy 2 chủng V94 và X65 thích 
nghi với khoảng nồng độ muối NaCl khá rộng khoảng 
0,5 - 15‰. Ở nồng độ muối cao 20 - 30‰ cả hai 
chủng vẫn có khả năng sinh trưởng, phát triển và thể 
hiện hoạt tính amylase khá mạnh. Đây là ưu điểm nổi 
trội của chủng giống để chúng thể hiện khả năng phân 
giải tinh bột khi sử dụng làm chế phẩm xử lý ao nuôi. 
3.2.5. Đặc tính sinh lý, sinh hóa của vi sinh vật 
- Khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ 
Tiến hành nuôi cấy để thăm dò khả năng 
phân giải protein, cellulose và lipid của chủng 
V94 và X65 bằng phương pháp khuếch tán trên 
thạch đĩa. Kết quả được thể hiện qua Bảng 5 và 
Hình 2 dưới đây. 
Bảng 5. Khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ của chủng V94 và X65 
Cơ Chất 
Chủng V94 Chủng X65 
KTVPG (mm) ĐKVPG (mm) KTVPG (mm) ĐKVPG (mm) 
Protein 27,00 + 0,33 23,50 + 0,00 30,00 + 0,00 22,50 + 0,33 
Cellulose 28,00 + 0,00 35,00 + 0,33 24,00 + 0,67 28,00 + 0,67 
Lipid 39,00 + 0,67 35,00 + 0,33 22,00 + 0,33 23,50 + 0,33 
(KTVPG: kích thước vạch phân giải, ĐKVPG: đường kính vòng phân giải) 
Kết quả cho thấy, 2 chủng V94 và X65 
ngoài khả năng phân giải tinh bột mạnh, chúng 
còn có khả năng phân giải mạnh các nguồn cơ 
chất protein, cellulose và lipid. Khả năng phân 
giải mạnh với nhiều chất hữu cơ khác nhau của 2 
chủng này là một lợi thế rất lớn trong việc tạo 
chế phẩm xử lý ô nhiễm ao nuôi tôm. 
V94 
 X65 
Hình 1. Vòng phân giải tinh bột của dịch enzyme amylase tách từ chủng 
 V94 và X65 nuôi cấy trong điều kiện tối ưu 
Hình 2. Vòng phân giải protein, cellulose và lipid của dịch enzyme tách từ chủng V94 và X65 
V9
4 
V9
4 
V9
4 
X6
5 
Pr
otein 
Lip
id 
Cellul
ose 
X6
5 
X6
5 
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.3, NO.2 (2013) 
16 
- Khả năng kháng khuẩn 
Tiến hành thăm dò khả năng kháng khuẩn 
của chủng V94 và X65 đối với 5 loại vi sinh vật 
kiểm định gồm B. pumilus, S. aureus, E. coli, Vibrio 
sp. và V. parahaemolyticus. Kết quả được thể hiện 
qua Bảng 6 và Hình 3 dưới đây. 
Bảng 6. Khả năng kháng khuẩn của chủng V94 và X65 đối với các vi sinh vật kiểm định 
Vi sinh vật kiểm định 
Hiệu số vòng vô khuẩn (mm) 
Chủng V94 Chủng X65 
B. pumilus (G+) 0,00 22,00 + 0,33 
S. aureus (G+) 0,00 23,00 + 0,00 
E. coli (G-) 0,00 27,00 + 0,67 
Vibrio sp. (G-) 0,00 24,50 + 0,33 
V. parahaemolyticus (G-) 0,00 29,50 + 0,33 
Các thí nghiệm thăm dò bước đầu cho thấy, 
chủng vi khuẩn V94 không có khả năng kháng với các 
chủng vi sinh vật kiểm định, trong khi đó chủng xạ 
khuẩn X65 lại có khả năng kháng với cả 5 loại vi sinh 
vật kiểm định, đặc biệt là kháng mạnh với 2 đối tượng 
gây bệnh cho tôm là Vibrio sp. và V. 
parahaemolyticus. 
4. Kết luận 
 - Hai chủng vi khuẩn V94 và xạ khuẩn 
X65 có khả năng phân giải tinh bột mạnh được 
phân lập từ bùn ao nuôi tôm ở đầm Sam - 
Chuồn, Phú Vang, Thừa Thiên Huế. 
- Thời gian nuôi cấy tối ưu đối với chủng 
V94 là 72 giờ và chủng X65 là 108 giờ. Hai 
chủng này sinh trưởng tốt trong khoảng pH từ 
trung tính đến kiềm yếu, nhiệt độ 30 - 350C, 
nồng độ NaCl tối thích 0,5 - 15 ‰. 
- Hai chủng V94 và X65 có khả năng phân 
giải mạnh protein, cellulose và lipid. Chủng X65 
có khả năng kháng với 5 loại vi sinh vật kiểm 
định, đặc biệt kháng mạnh với 2 chủng Vibrio 
gây bệnh cho tôm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyen Van Hop, Hoang Thai Long, Nguyen Hai Phong, Thuy Chau To (2005), Water quality of Tam Giang - 
Cau Hai Lagoon: status, concerns and control solution, Proceedings of National Conference on Thua Thien 
Hue lagoon, Ministry of Science and Technology and Thua Thien Hue people's Committee: 231 - 245. 
[2] Ngô Thị Tường Châu, Nguyễn Ngọc Thanh (2007), Khả năng phân giải protein của các chủng vi 
khuẩn phân lập từ nước thải nuôi tôm ở Thừa Thiên Huế, Hội nghị Khoa học Quốc gia về Sinh 
thái và Tài nguyên Sinh vật, NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội, Trang 333 - 338. 
[3] Phạm Thị Ngọc Lan, Nguyễn Công Minh (2005), Ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy đến 
hoạt động phân giải protein của vi khuẩn phân lập từ ao nuôi tôm ở phá Tam Giang - Cầu Hai, 
tỉnh Thừa Thiên Huế, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, NXB Khoa học 
& Kỹ thuật, Hà Nội, Trang 1117 – 1120. 
[4] Phạm Thị Ngọc Lan, Huỳnh Ngọc Thành (2012), “Nghiên cứu nấm mốc có khả năng phân giải 
tinh bột phân lập từ ao nuôi tôm ở đầm Sam - Chuồn, Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Khoa học, Đại 
học Huế, tập 63, số 4. Trang 157 - 165. 
Hình 3. Vòng vô khuẩn của dịch nuôi cấy chủng X65 đối với Vibrio sp. và V. parahaemolyticus 
Vibrio sp. Vibrio 
parahaemolytic
us 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 3, SỐ 2 (2013) 
17 
[5] Phạm Thị Ngọc Lan (2012), Thực tập vi sinh vật học, NXB Đại học Huế. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_mot_so_nhom_vi_sinh_vat_phan_giai_tinh_bot_trong.pdf