Nghiên cứu một số chỉ số sinh lý hình thái và thể lực của học sinh Trung học Phổ thông dân tộc Tày, Nùng huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn

Nghiên cứu các chỉ số hình thái và thể lực được tiến hành trên 491 học sinh nam

và nữ lứa tuổi THPT (từ 16 đến 18 tuổi) dân tộc Tày (42,77%), Nùng (57,23%) thuộc

huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Mục tiêu nghiên cứu của công trình này là xác định một

số chỉ số hình thái và thể lực của nam, nữ học sinh lứa tuổi 16-18, góp phần xây dựng

các giá trị sinh học người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho

thấy có sự khác biệt về các chỉ số hình thái: chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung

bình theo các yếu tố tuổi và giới tính. Thể lực của các đối tượng nghiên cứu trong nhóm

bình thường theo chỉ số BMI và nhóm yếu theo chỉ số Pignet

Nghiên cứu một số chỉ số sinh lý hình thái và thể lực của học sinh Trung học Phổ thông dân tộc Tày, Nùng huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn trang 1

Trang 1

Nghiên cứu một số chỉ số sinh lý hình thái và thể lực của học sinh Trung học Phổ thông dân tộc Tày, Nùng huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn trang 2

Trang 2

Nghiên cứu một số chỉ số sinh lý hình thái và thể lực của học sinh Trung học Phổ thông dân tộc Tày, Nùng huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn trang 3

Trang 3

Nghiên cứu một số chỉ số sinh lý hình thái và thể lực của học sinh Trung học Phổ thông dân tộc Tày, Nùng huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn trang 4

Trang 4

Nghiên cứu một số chỉ số sinh lý hình thái và thể lực của học sinh Trung học Phổ thông dân tộc Tày, Nùng huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn trang 5

Trang 5

Nghiên cứu một số chỉ số sinh lý hình thái và thể lực của học sinh Trung học Phổ thông dân tộc Tày, Nùng huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn trang 6

Trang 6

Nghiên cứu một số chỉ số sinh lý hình thái và thể lực của học sinh Trung học Phổ thông dân tộc Tày, Nùng huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn trang 7

Trang 7

Nghiên cứu một số chỉ số sinh lý hình thái và thể lực của học sinh Trung học Phổ thông dân tộc Tày, Nùng huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn trang 8

Trang 8

Nghiên cứu một số chỉ số sinh lý hình thái và thể lực của học sinh Trung học Phổ thông dân tộc Tày, Nùng huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn trang 9

Trang 9

Nghiên cứu một số chỉ số sinh lý hình thái và thể lực của học sinh Trung học Phổ thông dân tộc Tày, Nùng huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 3960
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu một số chỉ số sinh lý hình thái và thể lực của học sinh Trung học Phổ thông dân tộc Tày, Nùng huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu một số chỉ số sinh lý hình thái và thể lực của học sinh Trung học Phổ thông dân tộc Tày, Nùng huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn

Nghiên cứu một số chỉ số sinh lý hình thái và thể lực của học sinh Trung học Phổ thông dân tộc Tày, Nùng huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn
luật phát triển. 
TP CH KHOA HC − S
 8/2016 29 
3.2. Các chỉ số thể lực 
3.2.1. Chỉ số Pignet 
Bảng 5. Chỉ số Pignet của học sinh theo lứa tuổi, giới tính, dân tộc 
Giới tính 
Nam (1) Nữ (2) Dân 
tộc Tuổi 
n ±X SD Giảm n ±X SD Giảm 
X1 − X2 P(1-2) 
16 36 35,10±6,22 - 35 30,21±8,40 - 4,89 <0,05 
17 32 34,46±5,80 0,64 35 28,95±7,30 1,26 5,51 <0,05 
18 34 32,07±5,49 2,39 38 27,80±4,43 1,15 4,27 <0,05 Tày 
Giảm trung bình/năm 1,52 Giảm trung bình/năm 1,21 
16 40 36,26±5,35 - 45 34,17±5,96 - 2,09 >0,05 
17 48 35,20±4,77 1,06 43 33,17±5,83 1,00 2,03 >0,05 
18 50 34,76±6,40 0,44 55 31,84±7,63 1,33 2,92 <0,05 Nùng 
Giảm trung bình/năm 0,75 Giảm trung bình/năm 1,17 
Số liệu bảng 5 cho thấy: 
− Chỉ số Pignet của học sinh ở cả nam và nữ giảm liên tục. Chỉ số Pignet của học sinh 
nam giảm từ 35,10 ÷ 36,26 xuống 32,07÷34,76, mỗi năm giảm trung bình 0,75 ÷ 1,52. Chỉ 
số Pignet của học sinh nữ giảm từ 30,21 ÷ 34,17 xuống 27,80 ÷ 31,84, mỗi năm giảm trung 
bình 1,17 ÷ 1,21. 
− Theo dân tộc tốc độ giảm chỉ số Pignet ở nam và nữ của học sinh dân tộc Tày cao 
hơn học sinh dân tộc Nùng. Đối với học sinh nam dân tộc Tày (1,52/năm), dân tộc Nùng 
(0,75/năm), ở nữ học sinh dân tộc Tày (1,21/năm), dân tộc Nùng (1,17/năm). 
− Theo giới tính tốc độ giảm chỉ số Pignet ở học sinh nam (0,75 ÷ 1,52/năm) và nữ 
(1,17 ÷ 1,21 cm/năm) tương tự nhau. 
− Theo lứa tuổi chỉ số Pignet của học sinh nam luôn cao hơn nữ ở cả hai dân tộc. Ở 
tuổi 16 chênh lệch chỉ số Pignet của học sinh nam và nữ đối với học sinh dân tộc Tày là 
4,89 (p 0,05). Ở tuổi Ở tuổi 17 mức chênh lệch 
đối với học sinh dân tộc Tày là 5,51 (p 0,05). Ở 
tuổi 18 chênh lệch đối với học sinh dân tộc Tày là 4,27 (p < 0,05), đối với dân tộc Nùng là 
2,92 (p < 0,05). 
Chỉ số Pignget được xác định từ ba kích thước là chiều cao đứng, cân nặng và vòng 
ngực trung bình. Do tiến hành so sánh tổng cân nặng và vòng ngực trung bình với chiều 
cao đứng dưới dạng số hiệu nên chỉ số này càng nhỏ thì sự phát triển cơ thể càng tốt. Chỉ 
30 TRNG I HC TH  H NI 
số này có lợi cho người béo và thiệt cho người cao vì người cao chỉ số sẽ lớn. Chỉ số 
Pignet được dùng thường xuyên ở Việt Nam để đánh giá thể lực của cơ thể con người. 
Đánh giá thể lực dựa vào chỉ số Pignet theo Nguyễn Quang Quyền [12] thì thể lực của 
học sinh nam dân tộc Tày, Nùng ở mức yếu, học sinh nữ Tày, Nùng ở mức trung bình và 
yếu. Điều này là hợp lí, bởi lẽ trong các lớp tuổi này sự tăng trưởng về chiều cao đã gần 
đến mức tối đa và đi đến ổn định còn cân nặng và vòng ngực trung bình vẫn còn tiếp tục 
tăng mạnh ở những lứa tuổi sau. 
3.2.2. Chỉ số khối cơ thể (BMI) 
Bảng 6. BMI của học sinh theo lứa tuổi, giới tính, dân tộc 
Giới tính 
Nam (1) Nữ (2) Dân 
tộc Tuổi 
n ±X SD Tăng n ±X SD Tăng 
X1 − X2 P(1-2) 
16 36 18,94±1,11 35 20,29±1,57 -1,35 <0,05 
17 32 19,12±1,12 0,18 35 20,32±1,41 0,03 -1,20 <0,05 
18 34 19,64±1,06 0,52 38 20,38±1,25 0,06 -0,74 <0,05 
Tày 
Tăng trung bình/năm 0,35 Tăng trung bình/năm 0,04 
16 40 18,49±1,00 45 19,16±1,31 -0,67 <0,05 
17 48 18,69±1,09 0,20 43 19,36±1,50 0,20 -0,67 <0,05 
18 50 18,97±1,26 0,28 55 19,59±1,42 0,23 -0,62 <0,05 
Nùng 
Tăng trung bình/năm 0,24 Tăng trung bình/năm 0,22 
Số liệu bảng 6 cho thấy: 
− BMI của học sinh tăng liên tục theo lứa tuổi 16 đến 18. BMI của học sinh nam tăng 
từ 18,49 ÷ 18,94 lên 18,97 ÷ 19,64, mỗi năm tăng trung bình 0,24 ÷ 0,35. BMI của học 
sinh nữ tăng từ 19,16 ÷ 20,29 lên 19,59 ÷ 20,38, mỗi năm tăng trung bình 0,04 ÷ 0,22. 
− Theo dân tộc tốc độ tăng BMI của học sinh không giống nhau. Đối với học sinh nam 
dân tộc Tày (0,35/năm) cao hơn dân tộc Nùng (0.24/năm), ở nữ học sinh dân tộc Tày 
(0,04/năm) thấp hơn dân tộc Nùng (0,22/năm). 
− Theo giới tính tốc độ tăng BMI ở học sinh nam (0,24 ÷ 0,35/năm) cao hơn ở học 
sinh nữ (0,04 ÷ 0,22/năm). 
− Theo lứa tuổi BMI của học sinh nam luôn thấp hơn nữ ở cả dân tộc Tày và Nùng. Ở 
tuổi 16 chênh lệch BMI của học sinh nam và nữ đối với học sinh dân tộc Tày là 1,35 
(p 0,05). Ở tuổi Ở tuổi 17 mức chênh lệch đối 
với học sinh dân tộc Tày là 1,20 (p 0,05). Ở tuổi 
18 chênh lệch đối với học sinh dân tộc Tày là 0,74 (p<0,05), đối với dân tộc Nùng là 0,62 
(p < 0,05). 
TP CH KHOA HC − S
 8/2016 31 
BMI còn gọi là chỉ số khối cơ thể cho phép so sánh sức nặng tương đối của người có 
chiều cao khác nhau. Chỉ số này tương đối thuận lợi khi nghiên cứu, đặc biệt trên số lượng 
đối tượng lớn. BMI được xác định thông qua mối quan hệ giữa cân nặng và chiều cao 
đứng. Người càng nặng cân thì BMI càng lớn. Căn cứ vào BMI người ta có thể đánh giá 
tình trạng dinh dưỡng của cơ thể [14]. 
Căn cứ đánh giá BMI của FAO (theo [5]) thì thể lực của học sinh THPT dân tộc Tày 
và Nùng ở mức bình thường. Đây là dấu hiệu tốt cho sự phát triển thể lực của học sinh 
THPT dân tộc Tày, Nùng nói chung và của trẻ em trên địa bàn huyện Bình Gia nói riêng, 
dù điều kiện kinh tế - xã hội của nhân dân còn nhiều khó khăn. 
3.3. Tỉ lệ phần trăm mỡ 
Số liệu bảng 7 (trang sau) cho thấy: 
− Tỉ lệ phần trăm mỡ giảm liên tục từ 16 đến 18 tuổi, tuy không nhiều. Tỉ lệ phần trăm 
mỡ của học sinh nam giảm từ 12,02 ÷ 12,19 % xuống 11,69 ÷ 12,01 %, mỗi năm giảm 
trung bình 0,09 ÷ 0,17 %. Tỉ lệ phần trăm mỡ của học sinh nữ giảm từ 21,05 ÷ 22,35 % 
xuống 21,00 ÷ 21,68 %, mỗi năm tăng trung bình 0,03÷0,34 %. 
− Theo dân tộc tốc độ giảm tỉ lệ phần trăm mỡ của học sinh không giống nhau. Đối 
với học sinh nam dân tộc Tày (0,17 %/năm) cao hơn dân tộc Nùng (0,09 %/năm), ở nữ học 
sinh dân tộc Tày (0,03 %/năm) thấp hơn dân tộc Nùng (0,34 %/năm). 
− Theo lứa tuổi tỉ lệ phần trăm mỡ của học sinh có sự chênh lệch đáng kể, tỉ lệ phần 
trăm mỡ của học sinh nam luôn thấp hơn nữ ở cả dân tộc Tày và Nùng. Ở tuổi 16 chênh 
lệch khối của học sinh nam và nữ đối với học sinh dân tộc Tày là 9,03 % (p < 0,05), dân 
tộc Nùng là 10,16 % (p < 0,05). Ở tuổi Ở tuổi 17 mức chênh lệch đối với học sinh dân tộc 
Tày là 9,16 % (p < 0,05), dân tộc Nùng là 10,10% (p < 0,05). Ở tuổi 18 chênh lệch đối với 
học sinh dân tộc Tày là 9,31 % (p < 0,05), dân tộc Nùng là 9,67 % (p < 0,05). 
Bảng 7. Tỉ lệ phần trăm mỡ (%) của học sinh theo lứa tuổi, giới tính, dân tộc 
Giới tính 
Nam (1) Nữ (2) Dân 
tộc Tuổi 
n ±X SD Giảm n ±X SD Giảm 
X1 − X2 P(1-2) 
16 36 12,02±0,59 - 35 21,05±0,88 - -9,03 <0,05 
17 32 11,86±0,75 0,16 35 21,02±1,08 0,03 -9,16 <0,05 
18 34 11,69±0,92 0,17 38 21,00±1,23 0,02 -9,31 <0,05 Tày 
Giảm trung bình/năm 0,17 Giảm trung bình/năm 0,03 
16 40 12,19±0,64 - 45 22,35±1,69 - -10,16 <0,05 
17 48 12,14±0,75 0,05 43 22,24±1,79 0,11 -10,10 <0,05 
18 50 12,01±0,86 0,13 55 21,68±1,24 0,56 -9,67 <0,05 Nùng 
Giảm trung bình/năm 0,09 Giảm trung bình/năm 0,34 
32 TRNG I HC TH  H NI 
Tỉ lệ phần trăm mỡ được xác định qua cân nặng và khối mỡ. Kết quả nghiên cứu cho 
thấy từ 16-18 tuổi khối mỡ tăng mạnh ở học sinh nữ, do đó theo lứa tuổi tỉ lệ phần trăm mỡ 
ở nữ cao hơn nam đáng kể (gần gấp đôi). Vì đây là giai đoạn cuối của tuổi dậy thì ở nữ, 
nên có hiện tượng tích mỡ. 
Cũng như chỉ số khối mỡ và khối nạc, tỉ lệ phần trăm mỡ chúng tôi sử dụng công thức 
tính của Nguyễn Quang Quyền và Lê Gia Vinh [3], nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả phù 
hợp với một số nghiên cứu khác như nghiên cứu của Lê Hữu Hưng [7], Đào Huy Khuê [8]. 
Từ các kết quả nghiên cứu về hình thái - thể lực của học sinh THPT dân tộc Tày, Nùng 
của huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn nêu trên có thể nhận định rằng, giai đoạn 16-18 tuổi là 
giai đoạn các chỉ số hình thái - thể lực vẫn có sự tăng trưởng đặc biệt là ở học sinh nam còn 
ở học sinh nữ thì đã chậm lại nhưng vẫn tiếp tục tăng. Điều này có thể lí giải vì tuổi dậy thì 
của học sinh nữ bắt đầu sớm và cũng kết thúc sớm hơn so với học sinh nam. Khi đến tuổi 
16-18 thì hầu hết các em nữ đã qua tuổi dậy thì còn đối với các em nam nhiều em vẫn 
trong giai đoạn dậy thì nên có sự tăng trưởng nhanh về các chỉ số hình thái – thể lực. 
So sánh với các nghiên cứu của các tác giả trước đó, kết quả nghiên cứu hình thái - thể 
lực của chúng tôi cao hơn. Theo chúng tôi sự khác biệt này chủ yếu do sự phát triển về 
điều kiện kinh tế - xã hội trong những năm gần đây dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhờ 
vậy mà chế độ dinh dưỡng, sự chăm sóc cả về vật chất và tinh thần, việc rèn luyện thể lực, 
tập thể dục, thể thao ở gia đình và nhà trường được cải thiện tốt hơn, sự vận động khi tham 
gia vào sản xuất nông nghiệp phụ giúp gia đình, di chuyển chủ yếu vẫn là đi bộ trên địa 
hình đồi, núi dốc có lẽ cũng ảnh hưởng tới các chỉ số hình thái – thể lực. 
Mặt khác, có sự trao đổi nguồn gen giữa bộ phận dân cư mới và người bản địa. Từ 
những năm 90 của thế kỉ 20, một bộ phận dân cư từ các tỉnh Đồng bằng sông Hồng (Nam 
Định, Thái Bình, Hà Nội,) đi phát triển kinh tế mới, đã đến và định cư lâu dài ở nhiều 
vùng của các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Có thể vì 
thế mà một phần yếu tố di truyền đã được cải thiện, ảnh hưởng tới các chỉ số sinh học của 
trẻ em nói chung và học sinh THPT nói riêng. 
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
4.1. Kết luận 
Qua kết quả nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh THPT dân tộc Tày, Nùng 
huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 
1. Chiều cao đứng và mức tăng trung bình chiều cao đứng của học sinh nam cao hơn 
nữ theo lứa tuổi. 
2. Cân nặng và mức tăng trung bình cân nặng của học sinh nam cao hơn nữ theo 
lứa tuổi. 
TP CH KHOA HC − S
 8/2016 33 
3. Vòng ngực trung bình của học sinh nam cao hơn nữ, mức tăng trung bình vòng 
ngực trung bình của học sinh nam thấp hơn nữ theo lứa tuổi. 
4. Chỉ số Pignet của học sinh nam cao hơn nữ, mức giảm trung bình chỉ số Pignet của 
học sinh nam và nữ chênh lệch nhau không đáng kể theo lứa tuổi. Đánh giá thể lực học 
sinh dựa vào Pignet thì học sinh nam ở mức yếu, nữ ở mức trung bình và yếu. 
5. Chỉ số khối cơ thể và mức tăng trung bình chỉ số khối cơ thể của học sinh nam và 
nữ chênh lệch nhau không đáng kể theo lứa tuổi. Căn cứ vào BMI đánh giá thể lực thì học 
sinh nam và nữ đều ở mức bình thường. 
6. Tỉ lệ phần trăm mỡ của học sinh nam thấp hơn nữ, mức giảm trung bình tỉ lệ phần 
trăm mỡ của học sinh nữ cao hơn nam theo lứa tuổi. 
4.2. Kiến nghị 
1. Các chỉ số về hình thái - thể lực và chức năng sinh lí của học sinh thường xuyên 
thay đổi và phụ thuộc vào yếu tố di truyền, điều kiện sống, giới tính, lứa tuổi. Vì vậy việc 
nghiên cứu các chỉ số này cần được tiến hành thường xuyên và có phân tích tổng hợp lại để 
có các dữ liệu làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng con người, đề 
xuất các biện pháp giáo dục và đào tạo sao cho phù hợp. Cần có nhiều hơn nữa các công 
trình nghiên cứu về chỉ số sinh học trên đối tượng học sinh THPT trong cả nước, đặc biệt 
là đối tượng học sinh dân tộc ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội gặp nhiều 
khó khăn. 
2. Bên cạnh việc giáo dục tri thức cần quan tâm hơn đến việc rèn luyện thể lực để 
nâng cao sức khoẻ, tăng cường khả năng thích nghi của học sinh với môi trường sống. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Y tế (2003), Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỉ 90 - thế kỉ XX, Nxb 
Y học, Hà Nội. 
2. Phan Văn Duyệt, Lê Nam Trà (1996), "Một số vấn đề chung về phương pháp luận trong 
nghiên cứu các chỉ tiêu sinh học", Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ số sinh học người 
Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội, tr.13-16. 
3. Trịnh Bỉnh Dy, Đỗ Đình Hồ, Phạm Khuê, Nguyễn Quang Quyền, Lê Thành Uyên (1982), Về 
những thông số sinh lí học người Việt Nam, Nxb Khoa học Kĩ thuật, Hà Nội. 
4. Thẩm Thị Hoàng Điệp, Nguyễn Quang Quyền, Vũ Huy Khôi và cs (1996), "Một số nhận xét 
về chiều cao, vòng đầu, vòng ngực của người Việt Nam từ 1 đến 55 tuổi", Kết quả bước đầu 
nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội, tr.68-71. 
5. Mai Văn Hưng (2003), Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và năng lực trí tuệ của sinh viên ở 
một số trường đại học phía bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm 
Hà Nội. 
34 TRNG I HC TH  H NI 
6. Mai Văn Hưng và cs (2012), "Nghiên cứu một số chỉ số sinh học tuổi dậy thì của học sinh 
trung học cơ sở Hà Nội và những định hướng giáo dục giới tính trong nhà trường", Báo cáo 
khoa học tổng kết đề tài, Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.6-16. 
7. Lê Hữu Hưng, Vũ Duy San và cs (1996), " Hình thái thể lực, khối mỡ khối nạc và bề dầy lớp 
mỡ dưới da của công nhân liên hiệp xí nghiệp Mộc Châu", Kết quả bước đầu nghiên cứu một 
số chỉ số sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội, tr.72-74. 
8. Đào Huy Khuê, Nguyễn Hữu Cường và Nguyễn Yên (1996), "Các chỉ số dinh dưỡng của 
người lớn một xã thuộc tỉnh Hà Tây", Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ số sinh học 
người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội, tr.74-75. 
9. Trần Thị Loan (2002), Nghiên cứu một số chỉ số thể lực và trí tuệ của học sinh từ 6 đến 17 
tuổi tại quận Cầu Giấy – Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Sinh học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 
10. Trần Đình Long và cs (1996), "Nghiên cứu sự phát triển cơ thể lứa tuổi đến trường phổ thông 
(6-18 tuổi)", Đề tài thuộc nhánh dự án "Nghiên cứu các chỉ số sinh học người Việt Nam thập kỉ 90". 
11. Trịnh Văn Minh, Trần Sinh Vương và cs (1996), "Kết quả điều tra cơ bản một số chỉ tiêu nhân 
trắc của cư dân trưởng thành phường Thượng Đình và xã Định Công Hà Nội", Kết quả bước 
đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội, tr.49-63. 
12. Nguyễn Quang Quyền (1984), Nhân trắc học và sự ứng dụng nghiên cứu trên người Việt Nam, 
Nxb Y học, Hà Nội. 
13. Trần Trọng Thuỷ (2006), Các chỉ số cơ bản về sinh lí và tâm lí học sinh phổ thông hiện nay, 
Trung tâm Tâm lí học và Sinh lí lứa tuổi, Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục, Nxb 
Giáo dục, Hà Nội. 
14. Lê Nam Trà và cs (1996), Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt 
Nam, Nxb Y học, Hà Nội. 
15. Nguyễn Tấn Gi Trọng và cs (1975), Hằng số sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội, 
tr.86-92. 
16. Quyết định số 579/QĐ-TTg, ngày 19 tháng 04 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê 
duyệt chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kì 2011-2020. 
RESEARCHING ON MORPHOLOGICAL AND PHYSICAL 
INDEXES OF ETHNIC HIGH SCHOOL PUPILS 
IN BINH GIA DISTRICT, LANG SON PROVINCE 
Abstract: The study was conducted among 491 high school pupils of age 16 to 18 years 
old, including ethnic minorities: Tay (42,77%), Nung (57,23%) in Binh Gia District, 
Lang Son Province. The research aims to identify biological indicators of male and 
female students, which provided Vietnamese biological values in the current period. The 
result showed the difference of morphological indexes: Height (standing), Weight, Chest 
size (average) basing on age and gender factors and two physical indexes including 
Pignet and BMI. 
Keywords: height, weight, physical index, ethnic group, high school. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_mot_so_chi_so_sinh_ly_hinh_thai_va_the_luc_cua_ho.pdf