Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội - Nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng thể chất con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trước yêu cầu ngày càng cao về thể chất con người của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

hóa ở nước ta hiện nay, Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội đã và đang trở thành một nhân tố vô cùng

quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng con người Việt Nam cường tráng về thể chất đáp ứng

những yêu cầu khắt khe của sự nghiệp này.

Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội - Nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng thể chất con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trang 1

Trang 1

Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội - Nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng thể chất con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trang 2

Trang 2

Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội - Nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng thể chất con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trang 3

Trang 3

Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội - Nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng thể chất con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trang 4

Trang 4

Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội - Nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng thể chất con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 2900
Bạn đang xem tài liệu "Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội - Nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng thể chất con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội - Nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng thể chất con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội - Nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng thể chất con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
ệt Nam được cải thiện đáng 
kể và tiến gần hơn tới yêu cầu của công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này được biểu 
hiện qua những con số cụ thể sau: 
- Về tầm vóc: Năm 2009, chiều cao trung 
bình của người trưởng thành Việt Nam đạt 
158,9 cm (nam 164,4 cm; nữ 153,4 cm); cân 
nặng là 50kg (nam 54 kg; nữ 46 kg) [4, tr.4]. 
Đến năm 2014, tầm vóc của thanh niên Việt 
Nam (lứa tuổi 17) tiếp tục được cải thiện đáng 
kể với chiều cao, cân nặng đều vượt mức năm 
2009 và tiến gần tới tiêu chí của con người 
công nghiệp. Trong đó, chiều cao trung bình 
của nam đạt 166,5 cm và nữ là 156,62 cm; cân 
nặng trung bình của nam 56,83kg, nữ 47,12 kg 
[1, tr.274]. Chiều cao, cân nặng này đã giúp 
tầm vóc thanh niên Việt Nam đáp ứng tốt hơn 
cả yêu cầu về tính thẩm mỹ lẫn yêu cầu về lao 
động trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 
- Các tố chất thể lực của thanh niên Việt 
Nam cũng đã cải thiện đáng kể, nhất là về sức 
bền, giúp giảm tải những căng thẳng, mệt mỏi 
và nâng cao hiệu quả lao động; đồng thời, góp 
phần hình thành tác phong công nghiệp cho 
một bộ phận nhân dân bằng sự khỏe khoắn, 
năng động, nhanh nhẹn. Nó được biểu hiện 
thông qua các chỉ tiêu mà thanh niên Việt Nam 
(lứa tuổi 17) đạt được khá tốt so với tiêu chuẩn 
của công nghiệp hóa. Trong đó chỉ tiêu về sức 
bền là chạy tuỳ sức 5 phút đạt 757,71m đối với 
nam và 736,34m đối với nữ. Tiêu chí về sức 
mạnh (lực bóp thuận) của nam trung bình đạt 
39,06kg và nữ 26,22kg. Tiêu chí về sức nhanh 
(chạy 30m xuất phát cao) giá trị đạt được ở 
nam trung bình 5,16s và nữ trung bình 6,08s 
[1, tr.275-276]. 
- Với các thành quả trên, các năng lực chức 
năng trong cơ thể con người Việt Nam cũng 
được cải thiện đáng kể và nó quay trở lại thúc 
đẩy sự vươn lên của tầm vóc, thể lực. Điều này 
được biểu hiện bằng sự gia tăng của tuổi thọ 
người dân nước ta: Từ 65,6 tuổi (năm 1990) 
lên 73,1 tuổi (năm 2013) và 73,3 tuổi (năm 
2015) (Nguồn Tổng cục Thống kê, 
 Tuổi thọ trung bình 
này đã cao hơn mức 69,3 tuổi của nhóm nước 
có HDI trung bình và hơn cả mức 72,6 tuổi của 
nhóm có HDI cao (trong năm 2013) (Nguồn 
UNDP,  
Tuy nhiên, cùng với yếu tố bẩm sinh di 
truyền thì những hạn chế trong việc thực hiện 
các nhiệm vụ về cải thiện đời sống, chăm sóc 
sức khỏe, phát triển hoạt động TDTT, bảo vệ 
môi trường đã làm cho thể chất con người Việt 
Nam dù có cải thiện nhưng vẫn thấp hơn so với 
nhiều nước trong khu vực, trên thế giới và chưa 
đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa. Cụ thể: 
- Đời sống, môi trường lao động văn minh, 
hiện đại cần con người có một hình thể đẹp, 
cân đối để tạo nên những lợi thế và sự phù hợp 
nhất định theo chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, chiều 
cao, cân nặng của thanh niên, người trưởng 
thành Việt Nam vẫn rất hạn chế, đều thấp hơn 
so với hầu hết các nước trong khu vực Châu Á 
và so với chuẩn quốc tế. Kết quả điều tra của 
Viện Dinh dưỡng cho thấy, năm 2009, nam 
thanh niên Việt Nam cao trung bình 164,4cm 
(thấp hơn 13cm so với chuẩn) và nữ là 
153,4cm (thấp hơn 10,7cm so với chuẩn). 
Chiều cao trung bình này là thấp nhất so với 13 
quốc gia có số liệu thống kê (trong khu vực 
Đông Nam Á và một số nước Châu Âu), đó là 
chưa kể đến việc các nghiên cứu của Việt Nam 
tiến hành muộn hơn các nước này từ 5 - 6 năm. 
- Tố chất thể lực của thanh niên Việt Nam 
dù đã cải thiện nhưng mới chỉ là tiếp cận gần 
hơn tới các tiêu chí chứ chưa đáp ứng được yêu 
cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bị 
xếp vào loại kém (thậm chí rất kém nếu so với 
chuẩn quốc tế), đặc biệt là về sức bền và sức 
mạnh. 
Nhìn chung, tầm vóc, thể lực con người Việt 
Nam đã được cải thiện đáng kể so với thế hệ 
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 
 17 
cha ông. Như báo cáo của Học viện Phát triển 
Nước ngoài (ODI) năm 2010 đã khẳng định: 
“Việt Nam là một trong hai nước đi đầu trong 
việc giảm nghèo và cải thiện sức khỏe theo các 
Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ” [3, tr.129]. 
Nhưng dù vậy, so với thế giới, thể chất con 
người Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn và chưa 
đáp ứng được cường độ làm việc cũng như 
những yêu cầu trong việc sử dụng máy móc 
thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế. 
3. TRƯỜNG ĐHSP TDTT HÀ NỘI 
VỚI VIỆC THỰC HIỆN MỤC TIÊU 
XÂY DỰNG THỂ CHẤT CON NGƯỜI 
VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU 
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI 
HÓA ĐẤT NƯỚC 
Những phân tích trên cho thấy, yêu cầu cải 
thiện, nâng cao thể chất con người Việt Nam 
đang được đặt ra một cách cấp thiết. Để thực 
hiện nhiệm vụ này, chúng ta phải thực hiện 
một hệ giải pháp gồm: Nâng cao nhận thức của 
toàn dân về sự phát triển thể chất con người 
trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa; 
nâng cao chất lượng cuộc sống; hoàn thiện, 
hiện đại hóa hệ thống y tế; bảo đảm bền vững 
về môi trường. Trong đó, đẩy mạnh phát triển 
các hoạt động TDTT trong nhân dân được coi 
là một giải pháp then chốt nhằm phát huy vai 
trò chủ động của nhân dân trong rèn luyện, 
chăm sóc cải thiện thể chất. 
 Thể chất của con người hình thành, phát 
triển không chỉ do yếu tố bẩm sinh di truyền 
mà còn do điều kiện sống, đặc biệt là nó có thể 
được cải thiện đáng kể thông qua quá trình 
giáo dục và rèn luyện. Cho nên để thực sự có 
được một thể chất đáp ứng yêu cầu công 
nghiệp hóa thì mỗi người phải biết biến ý thức, 
mong muốn của bản thân thành hành động 
thực tiễn trong rèn luyện thân thể. Quá trình 
hình thành và phát triển của thể chất con người 
đến khi đáp ứng được các yêu cầu của công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa là một quá trình lâu 
dài, liên tục thông qua hàng loạt các tác động 
nhằm bảo vệ và phát triển thể chất. Cũng vì 
vậy, nó đòi hỏi các hoạt động rèn luyện thân 
thể phải được thực hiện thường xuyên và liên 
tục. Do đó, việc đẩy mạnh hoạt động luyện tập 
TDTT trong nhân dân phải thực hiện được 
đồng bộ với các mục tiêu về phát triển thể thao 
học đường, thể thao trong các trường cao đẳng, 
đại học và phát triển phong trào TDTT quần 
chúng. 
Trước hết, sự hoàn thiện về thể chất, trí tuệ, 
tâm hồn đáp ứng các điều kiện lao động khi 
con người trưởng thành chỉ có thể đạt được 
trên nền tảng một cơ thể mạnh khỏe ngay từ 
lúc còn nhỏ. Vì vậy, cùng với các hoạt động 
chăm sóc khác, từ những ngày còn ngồi trên 
ghế nhà trường, mỗi người đã cần phải tích cực 
rèn luyện thân thể. Việc đẩy mạnh thể thao học 
đường, thể thao trong các trường cao đẳng, đại 
học chính là nhằm thực hiện mục tiêu này. 
Tham gia luyện tập, thi đấu thể thao ngoại 
khóa sẽ giúp cho các em học sinh, sinh viên 
phát triển hoàn thiện chiều cao, hệ cơ, xương 
khớp; giúp tinh thần sảng khoái sau những giờ 
học căng thẳng. Hoạt động thể thao còn trang 
bị cho các em những bài học kỹ năng sống đầy 
sinh động về sự kiên trì, tính kỷ luật, cách đối 
diện thắng - thua tích cực, cách xử lý tình 
huống linh hoạt, cách làm việc đội nhóm 
Ngoài ra, thể thao trong trường học còn là nơi 
để các huấn luyện viên có thể tìm kiếm và phát 
hiện những nhân tài cho đội tuyển của địa 
phương, của quốc gia. Vì những lợi ích đó, có 
thể khẳng định, đầu tư cho thể thao học đường 
luôn được xem là sự đầu tư nhằm tạo ra một 
thế hệ lao động tương lai phát triển toàn diện 
đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai 
đoạn mới. 
Muốn phát triển thể thao học đường, thể 
thao trong các trường cao đẳng, đại học, điều 
kiện tiên quyết là phải có một đội ngũ giáo viên 
giáo dục thể chất có chuyên môn vững vàng, 
có đạo đức nghề nghiệp trong sáng. Bởi thế, là 
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 
 18 
một trường đầu ngành về đào tạo giáo viên 
giáo dục thể chất, Trường Đại học Sư phạm 
TDTT Hà Nội đã trở thành một nhân tố quan 
trọng trong sự nghiệp xây dựng thể chất con 
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa. 
Hiện nay, cả nước có 2 trường Đại học Sư 
phạm TDTT là Trường Đại học Sư phạm 
TDTT Hà Nội và Đại học Sư phạm TDTT 
Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, đại học Sư 
phạm TDTT Hà Nội là trường công lập trọng 
điểm phía bắc mang trong mình sứ mệnh cao 
cả đào tạo nguồn nhân lực giáo viên giáo dục 
thể chất chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài 
TDTT cho hệ thống giáo dục quốc dân và toàn 
xã hội; nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học 
ứng dụng thuộc các lĩnh vực khoa học TDTT, 
giáo dục thể chất đạt trình độ tiên tiến; cung 
cấp dịch vụ giáo dục và khoa học công nghệ 
TDTT. Tiền thân là trường TDTT, thuộc Bộ 
Giáo dục, thành lập ngày 27/02/1961, Trường 
Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội đã trải qua 
lịch sử 57 năm và 15 năm nâng cấp lên thành 
trường Đại học. Với hơn nửa thế kỷ xây dựng 
và phát triển, Trường đã trở thành trụ cột của 
ngành sư phạm trong đào tạo giáo viên chuyên 
trách TDTT. Những thế hệ sinh viên, học viên 
của Trường giờ đây đã và đang vươn tới mọi 
miền của tổ quốc, từ miền núi cho tới miền 
xuôi, từ nông thôn cho tới thành thị, tham gia 
tích cực vào quá trình giảng dạy, rèn luyện 
TDTT học đường. 
Xác định được tầm quan trọng đặc biệt của 
người cán bộ, giáo viên TDTT đối với sức 
khỏe nhân dân và bằng lòng yêu trường, yêu 
nghề, toàn thể cán bộ, giảng viên của Nhà 
trường đã không ngừng nỗ lực hoàn thiện về 
chuyên môn, nghiệp vụ nâng cao chất lượng 
dạy học. Số lượng giảng viên là thạc sỹ, tiến sỹ 
ngày càng đông đảo. Bên cạnh hợp tác trong 
nước, mối quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng 
với nhiều nước như Trung Quốc, Đức, 
Hungary, Đài Loan, Ấn Độ, Nga, Lào, Thái 
Lan đã tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên, 
sinh viên Nhà trường trao đổi và tiếp nhận tri 
thức tiên tiến; đồng thời tạo ra sân chơi để sinh 
viên tham gia các giải thi đấu TDTT, trau dồi 
thêm kỹ năng trong hoạt động phong trào 
TDTT. 
 Bên cạnh đó, Nhà trường cũng rất chú trọng 
đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ việc 
học tập, nghiên cứu. “Với diện tích trên 14ha, 
Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội sở 
hữu khuôn viên rộng lớn cùng cơ sở vật chất 
hiện đại, được thiết kế trẻ trung, hướng tới sự 
tiện nghi và thoải mái cho sinh viên, đảm bảo 
nhu cầu tối đa cho người học. Đặc biệt là hình 
ảnh hệ thống sân bãi tập luyện, đủ tiêu chuẩn 
thi đấu ở các giải quốc gia, quốc tế như: Bể bơi 
hiện đại có mái che với thiết kế 10 đường bơi 
cùng với hệ thống xử lý nước thông minh; hệ 
thống sân bóng rổ, sân quần vợt, sân bóng 
ném, sân bóng chuyền; sân điền kinh được 
phủ chất dẻo tổng hợp với 6 đường chạy 2, 
cùng với sự thiết kế kết hợp tính đa dụng có thể 
thực hiện học tập, thi đấu nhiều nội dung điền 
kinh như: Hố nhảy cao, đẩy tạ, khu ném lao, 
ném đĩa, nhảy xa; sân bóng đá trải thảm cỏ 
nhân tạo được đưa vào sử dụng từ năm 2009 
với công nghệ Châu Âu đủ tiêu chuẩn thi đấu 
các giải quốc gia, quốc tế; nhà thi đấu đa 
năng được thiết kế với một không gian mở có 
sức chứa hơn 3000 người và có thể thi đấu ở 
nhiều nội dung như: Bóng bàn, cầu lông, võ 
thuật, thể dục tạo sự liên hoàn về TDTT.” 
(Nguồn,  
Để đáp ứng yêu cầu của xã hội, công tác đổi 
mới căn bản, toàn diện việc dạy và học được 
Nhà trường đẩy mạnh thực hiện và coi đây là 
nhiệm vụ trung tâm trong quá trình phát triển. 
Nội dung đào tạo được đổi mới theo phương 
châm “giỏi một môn, biết nhiều môn”. Bên 
cạnh đó, nội dung còn phải hướng vào thực 
hiện nhân văn hóa giáo dục và đào tạo, tức là 
hướng tới phát triển nhân cách người học một 
cách toàn diện, mang lại cho người học không 
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 
 19 
chỉ trình độ học vấn mà còn cả những năng lực 
và phẩm chất đạo đức cần thiết. Cùng với nội 
dung, phương pháp dạy học cũng cần được đổi 
mới theo hướng chuyển từ tiếp cận nội dung 
(học sinh học được gì) sang tiếp cận năng lực 
của người học (học sinh làm được gì thông qua 
việc học). Trong đó, việc dạy học cần tăng 
cường các hoạt động độc lập của chính người 
học, hoạt động tích hợp các kiến thức, kỹ năng, 
thái độ, giá trị vốn là cơ sở để hình thành năng 
lực. Nghĩa là, biến quá trình đào tạo thành quá 
trình tự đào tạo. Theo đó, sinh viên được tiếp 
cận và thực hành các kỹ năng hoạt động trong 
lĩnh vực TDTT đa dạng theo xu thế phát triển 
của xã hội hiện nay. 
Nhờ những thành quả này, chất lượng đào 
tạo của Nhà trường được nâng lên. Chất lượng 
giáo viên giáo dục thể chất qua đào tạo cử 
nhân, thạc sỹ đều được đánh giá cao. Điều đó 
được cả xã hội ghi nhận, đặc biệt là những cơ 
sở tuyển dụng nhân lực tốt nghiệp từ Trường. 
Nhà trường được Toplist (toplist.vn) đánh giá 
xếp hạng là 1 trong 5 trường đại học đào tạo sư 
phạm tốt nhất Việt Nam; là một trong 10 
trường trên toàn quốc được Bộ trưởng Bộ Giáo 
dục và Đào tạo tặng bằng khen về phong trào 
“Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”. Bởi thế, 
các thế hệ sinh viên, học viên của Nhà trường 
giờ đây đã và đang là những người thầy, người 
cô tâm huyết với sự nghiệp TDTT nước nhà 
với việc rèn luyện nâng cao thể chất cho thế hệ 
trẻ Việt Nam. 
Ngoài việc có những đóng góp rất lớn cho 
phát triển thể thao học đường, thể thao trong 
các trường cao đẳng, đại học, các thế hệ cán 
bộ, giảng viên và sinh viên Nhà trường còn 
đang tham gia rất tích cực vào phát triển phong 
trào TDTT quần chúng. Trên khắp cả nước, kể 
cả là vùng nông thôn, miền núi, hệ thống các 
lớp học, các câu lạc bộ thể thao được mở rộng 
nhờ công sức của các thầy, cô và các em sinh 
viên. Những địa điểm này luôn thu hút đông 
đảo các tầng lớp nhân dân tham gia tập luyện, 
thi đấu, với sự phong phú về bộ môn như: Bơi 
lội, bóng đá, aerobic, cầu lông, bóng chuyền, 
khiêu vũ, võ thuật. 
Đặc biệt là sự phát triển các phòng tập gym, 
yoga, fitness với nhân sự đông đảo từ lực 
lượng sinh viên của Trường đã và sẽ tiếp tục 
góp phần rèn luyện, nâng cao thể chất cho mọi 
tầng lớp nhân dân Việt Nam, không phân biệt 
giàu nghèo hay vùng miền. 
4. KẾT LUẬN 
Sự phát triển thể chất con người cho thấy, 
hoạt động TDTT cộng đồng chính là một phần 
của quá trình giáo dục xã hội nhằm hoàn thiện 
con người theo yêu cầu của xã hội mới. Trong 
đó, thể thao học đường, thể thao trong các 
trường đại học, cao đẳng đóng vai trò là tiền 
đề, là nền tảng. Sự phát triển của thể thao trong 
trường học phải được bắt đầu từ việc nâng cao 
chất lượng chuyên môn và đạo đức cho đội 
ngũ giáo viên giáo dục thể chất. 
Bởi thế, bằng việc đào tạo ra những thế hệ 
sinh viên, học viên chuyên trách TDTT có 
chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có đạo đức 
và tâm huyết với nghề, Trường Đại học Sư 
phạm TDTT Hà Nội đã và đang trở thành một 
trong những nhân tố quan trọng góp phần xây 
dựng thể chất con người Việt Nam đáp ứng 
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước 
ta hiện nay. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Thành Duy (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển 
toàn diện, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
2. Đinh Xuân Lý (2011), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội trong 25 năm 
đổi mới (1986-2011), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 
3. Viện Dinh dưỡng (2012), Báo cáo tóm tắt Tổng điều tra dinh dưỡng 2009 – 2010, Nxb Y học, Hà Nội. 
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 

File đính kèm:

  • pdftruong_dai_hoc_su_pham_the_duc_the_thao_ha_noi_nhan_to_quan.pdf