Nghiên cứu mô hình kiến trúc công trình nổi phát triển du lịch trên sông ở thành phố Huế (Khu vực sông Hương - Thành phố Huế)

Huế được biết đến là thành phố di sản nổi tiếng của Việt Nam. Trong quy hoạch

chung của thành phố hệ thống sông hồ đóng một vai trò quan trọng không chỉ về

mặt giá trị văn hóa, lịch sử mà còn về giá trị kiến trúc cảnh quan và du lịch. Du lịch

trên sông Hương từ lâu đã trở thành biểu tượng khi nhắc đến du lịch Huế với nét

đặc trưng riêng không phải nơi nào có được và sự đa dạng của các loại hình du

lịch của nó. Tuy vậy, việc phát triển các mô hình công trình kiến trúc nổi trên sông,

ao hồ ở thành phố Huế vẫn chưa được quan tâm đúng mức, các công trình nổi chỉ

mang tính tạm bợ, chưa được đầu tư mạnh và các kỹ thuật xây dựng chỉ mang tính

kinh nghiệm. Vì vậy cần có một giải pháp đồng bộ trong việc xây dựng các công

trình này, bên cạnh đó cũng cần phải tạo ra một số các cơ chế quản lý của pháp

luật trong lĩnh vực xây dựng các công trình nổi phát triển du lịch trên mặt nước

của thành phố.

Nghiên cứu mô hình kiến trúc công trình nổi phát triển du lịch trên sông ở thành phố Huế (Khu vực sông Hương - Thành phố Huế) trang 1

Trang 1

Nghiên cứu mô hình kiến trúc công trình nổi phát triển du lịch trên sông ở thành phố Huế (Khu vực sông Hương - Thành phố Huế) trang 2

Trang 2

Nghiên cứu mô hình kiến trúc công trình nổi phát triển du lịch trên sông ở thành phố Huế (Khu vực sông Hương - Thành phố Huế) trang 3

Trang 3

Nghiên cứu mô hình kiến trúc công trình nổi phát triển du lịch trên sông ở thành phố Huế (Khu vực sông Hương - Thành phố Huế) trang 4

Trang 4

Nghiên cứu mô hình kiến trúc công trình nổi phát triển du lịch trên sông ở thành phố Huế (Khu vực sông Hương - Thành phố Huế) trang 5

Trang 5

Nghiên cứu mô hình kiến trúc công trình nổi phát triển du lịch trên sông ở thành phố Huế (Khu vực sông Hương - Thành phố Huế) trang 6

Trang 6

Nghiên cứu mô hình kiến trúc công trình nổi phát triển du lịch trên sông ở thành phố Huế (Khu vực sông Hương - Thành phố Huế) trang 7

Trang 7

Nghiên cứu mô hình kiến trúc công trình nổi phát triển du lịch trên sông ở thành phố Huế (Khu vực sông Hương - Thành phố Huế) trang 8

Trang 8

Nghiên cứu mô hình kiến trúc công trình nổi phát triển du lịch trên sông ở thành phố Huế (Khu vực sông Hương - Thành phố Huế) trang 9

Trang 9

Nghiên cứu mô hình kiến trúc công trình nổi phát triển du lịch trên sông ở thành phố Huế (Khu vực sông Hương - Thành phố Huế) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 3400
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu mô hình kiến trúc công trình nổi phát triển du lịch trên sông ở thành phố Huế (Khu vực sông Hương - Thành phố Huế)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu mô hình kiến trúc công trình nổi phát triển du lịch trên sông ở thành phố Huế (Khu vực sông Hương - Thành phố Huế)

Nghiên cứu mô hình kiến trúc công trình nổi phát triển du lịch trên sông ở thành phố Huế (Khu vực sông Hương - Thành phố Huế)
) 
Bảng khảo sát cho thấy ý kiến đề xuất các mô hình nổi không nhiều tuy nhiên 
vẫn có một số ý kiến đề xuất của người dân cần quan tâm như việc phát triển các mô 
dịch vụ cà phê thư giản ngắm cảnh, các nhà hàng với giá cả hợp lý phục vụ cho nhiều 
đối tượng khách du lịch, mô hình du lịch chòi nghỉ câu cá trên sông hay các sân khấu 
nhạc nước nổi trên sông cũng là những hình thức du lịch cần chú ý quan tâm 
Dựa trên định hướng quy hoạch của thành phố và ý kiến khảo sát của người 
dân, trên sông Hương ngoài các loại hình du lịch hiện nay có thể đề xuất xây dựng 
thêm các loại hình kiến trúc thúc đẩy phát triển du lịch sau: 
- Cải tạo các bến thuyền cũ, đồng thời xây dựng thêm các bến thuyền mới. 
- Trên các công viên dọc theo khu vực sông Hương có thể bố trí thêm các điểm 
dừng chân quan sát, ngắm cảnh trên sông, các điểm dừng chân này có thể kết hợp tạo 
ra các không gian phục vụ cho các hoạt động giải trí như câu cá hay các chòi nghỉ với 
quy mô nhỏ, hình thức kiến trúc đơn giản tạo nên các điểm nhấn đặc sắc. 
- Bên cạnh việc tổ chức các đường đi bộ có thể kết hợp bố trí các kiot trên sông 
phục vụ ẩm thực, hay các quán cà phê nhỏ cho khách du lịch dừng chân nghỉ ngơi. 
- Tại khu vực công viên Trịnh Công Sơn (cầu Gia Hội) được quy hoạch không 
gian biểu diễn ngoài trời có thể tổ chức thêm các không gian biểu diễn nhạc nước nổi. 
Nghiên cứu mô hình kiến trúc công trình nổi phát triển du lịch trên sông ở thành phố Huế  
164 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Một số đề xuất giải pháp thiết kế trong việc xây dựng mô hình kiến trúc nổi trên 
sông Hƣơng tại thành phố Huế 
Thực tế kết quả khảo sát cũng cho thấy ý kiến của những người làm chuyên 
môn kiến trúc cũng nhận định yếu tố về kết cấu nổi, các ý tưởng về hình dáng kiến 
trúc và tính hiệu quả kinh tế, giá thành xây dựng hợp lý là ba yếu tố được lựa chọn 
nhiều nhất. 
Biểu đồ 1. Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm của người thiết kế (nguồn: Tác giả) 
a. Về mặt giải pháp thiết kế xây dựng 
- Giải pháp về hình thức kiến trúc: Việc đưa ra ý tưởng về hình thái kiến trúc 
của các công trình này nó phải bảo đảm được bốn yếu tố: 
+ Phải được xây dựng dựa trên ý tưởng thiết kế; 
+ Hài hòa với cảnh quang xung quanh; 
+ Phải bền vững khi gặp các điều kiện bất lợi của khí hậu; 
+ Phải có khả năng tự hành khi chịu ảnh hưởng xấu nhất. 
Muốn thỏa mãn tất cả yếu tố trên thì giải pháp xây dựng mô hình các công 
trình này phải được phát triển dựa trên nền tảng sử dụng công nghệ hiện đại đồng 
thời áp dụng hình thức kiến trúc truyền thống, bên cạnh đó yếu tố về quy mô cũng cần 
được đánh giá nhằm phù hợp với mục đích sử dụng của công trình cũng như cảnh 
quan khu vực sông Hương. Đồng thời trang bị các thiết bị bảo đảm an toàn cho công 
trình khi gặp điều kiện khí hậu cực đoan. 
- Giải pháp về kết cấu sử dụng: Đây là yếu tố được xem là quan trọng nhất 
trong thiết kế kiến trúc các công trình nổi và cũng được các nhà chuyên môn nhận định 
là cần thiết phải đặc biệt quan tâm trong công tác thiết kế các công trình nổi hiện nay. 
Bên cạnh đó việc thiết kế các cấu tạo nổi an toàn, phù hợp với khí hậu, khả năng xây 
dựng của địa phương đặc biệt cần chú ý đến hiệu quả kinh tế. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 1 (2019) 
165 
Biểu đồ 2. Biểu đồ số liệu khảo sát người thiết kế về kết cấu nổi sử dụng trong các công trình 
trên sông Hương (nguồn: Tác giả) 
Qua việc phân tích đánh giá về ưu khuyết điểm cùng với kết quả khảo sát trực 
tiếp của những người làm công tác thiết kế có thể thấy rằng: Giải pháp sử dụng phao 
nổi sẽ là giải pháp được ưu tiên trong quá trình thiết kế thi công các công trình nổi trên 
sông hiện nay đặc biệt tại các khu vực sông hồ ở thành phố Huế. Bởi lẽ với điều kiện 
khí hậu và kinh tế cùng với kỹ thuật thi công của địa phương thì các đây là giải pháp 
đạt hiệu quả sử dụng nhưng tiết kiệm chi phí nhất. Tuy nhiên việc áp dụng phao nổi ở 
đây cần thay thế bằng các pontoon nhằm tăng sự ổn định của công trình trong những 
điều kiện bất lợi đồng thời tăng tuổi thọ các công trình xây dựng. 
- Giải pháp về vật liệu sử dụng: Vật liệu sử dụng là một trong những giải pháp 
quan trọng trong việc thiết kế một công trình kiến trúc, nó thường có mối quan hệ mật 
thiết với giải pháp về hình thức kiến trúc và ý tưởng thiết kế. Vật liệu sử dụng thông 
thường được quyết định bởi người thiết kế, ý đồ thiết kế và chi phí thi công do đó đây 
là một trong những nhân tố hình thành nên hình ảnh kiến trúc của công trình. 
Đối với các công trình nổi bên cạnh các đặc điểm về vật liệu nêu trên thì điều 
quan trọng hơn nữa là cấu trúc vật liệu phải nhẹ nhàng, giảm đến mức tối đa tải trọng 
tác động lên hệ kết cấu nổi bên dưới nhưng vẫn không làm mất đi ý tưởng thiết kế ban 
đầu của người thiết kế. Nói tóm lại vật liệu sử dụng trong các công trình phải bảo đảm 
các yếu tố cơ bản: 
+ Vật liệu sử dụng phải có tải trọng nhẹ: Bên cạnh các vật liệu truyền thống 
trước đây như gỗ, tre... Ngày nay cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật đã cho ra 
đời nhiều loại kết cấu bảo đảm được yêu cầu về tải trọng nhưng vẫn phù hợp với ý 
tưởng của người thiết kế như sắt, thép, kính, bê tông nhẹ...; 
+ Bền vững với thời gian và điều kiện khí hậu của địa phương; 
+ Sử dụng các vật liệu hiện đại kết hợp với các vật liệu truyền thống nhằm tạo 
ra sự hài hóa của công trình đối với khu vực. 
Nghiên cứu mô hình kiến trúc công trình nổi phát triển du lịch trên sông ở thành phố Huế  
166 
- Giải pháp về hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt và nhiên liệu: Qua quá trình 
thực tế trải nghiệm các nước trên thế giới thấy rằng chính quyền thành phố cần có 
những quy hoạch cụ thể trong việc xây dựng các khu vực cấp thoát nước cho các công 
trình nổi hiện nay. Bên cạnh đó để duy trì sự hoạt động của một công trình nổi nói 
chung cần phải có hệ thống cung cấp năng lượng, điện... các hệ thống này cần được 
quy hoạch cụ thể và có sự đấu nối trực tiếp đối với các công trình. 
b. Về mặt quản lý xây dựng 
Trên cơ sở tổng hợp quan điểm cá nhân, các nhà quản lý cùng với kết quả khảo 
sát của người làm kiến trúc và du lịch trên để xây dựng đề xuất cơ chế pháp lý đối với 
mô hình kiến trúc nổi trên sông. Quá trình xây dựng cơ chế pháp lý phải rõ ràng và có 
những bước đi vững chắc, cụ thể như sau 
- Tiến hành tổ chức quy hoạch các khu vực phát triển du lịch trên sông, qua đó 
xây dựng các mô hình kiến trúc phù hợp với định hướng quy hoạch đó. Song song với 
quá trình này chính quyền cũng nên tổ chức xây dựng hệ thống cung cấp hạ tầng kỹ 
thuật đối với các khu vực quy hoạch sử dụng các công trình nổi. 
- Nhà quản lý cần ban hành các chính sách về quản lý việc xây dựng cũng như 
hoạt động của các công trình nổi trên sông, có thể lấy kinh nghiệm quản lý của các 
thành phố phát triển du lịch trên mặt nước như Venice-Ý hay Amsterdam-Hà Lan. 
- Cũng cần có những quy định cụ thể trong việc sử dụng kết cấu, vật liệu, hình 
thức kiến trúc đối với các công trình này tuy nhiên cũng không nên cứng nhắc, đối với 
những công trình thực sự có lợi nhưng vẫn đảm bảo phù hợp cảnh quan và yêu cầu 
quy hoạch thì cũng cần xem xét chấp nhận. 
- Bên cạnh các chính sách quản lý về xây dựng cần có những quy định về việc 
đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn cháy nổ cho các công trình. 
3.2. Đề xuất mô hình mẫu trong việc phát triển công trình nổi trên sông Hƣơng 
Căn cứ vào kết quả phân tích đánh giá trên cơ sở phân tích điều kiện tự nhiên, 
các nghiên cứu thực tế đưa ra đề xuất việc xây dựng mô hình công trình nổi như sau 
- Đối với các công trình nổi phục vụ cho hoạt động gia thông trên sông như 
thuyền, bè... chỉ cần cải tiến lại đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Có thể xây dựng 
thêm các thuyền du lịch đa dạng về quy mô và phân cấp về chất lượng phục vụ. 
- Đối với các công trình xây dựng còn lại cần xây dựng hệ mô-đun chuẩn làm 
kết cấu chính trong việc phát triển các loại hình còn lại trên sông. Mỗi mô-đun phao 
nổi được đề xuất ở đây đều có kích thước quy chuẩn, tùy theo yêu cầu về quy mô của 
từng loại công trình để tổ chức kết nối các mô-đun lại với nhau. 
Trên cơ sở các nguyên tắc đã nghiên cứu ở trên về vật liệu, cấu tạo, và sự phổ 
biến về thiết kế kiến trúc đề xuất ý tưởng một số mô hình các mô-đun nổi như sau 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 1 (2019) 
167 
- Mô-đun hình vuông kích thước 4mx4m 
Cấu tạo: Một mô-đun gồm có ba phần: 
Thứ nhất: Lớp sàn phẳng trên cùng kích thước 4mx4m là nơi liên kết trực tiếp 
với kết cấu các công trình bên trên, thông thường chúng được làm bằng gỗ đã qua xử 
lý, hoặc cũng có thể là tấm bê tông nhẹ... tùy theo yêu cầu, ý đồ của thiết kế. 
Thứ hai: Hệ khung thép chịu lực có nhiệm vụ nâng đỡ, truyền tải trọng bên 
trên sàn xuống, hệ kết cấu này có thể được làm bằng thép chống rỉ hoặc nhôm. 
Thứ ba: Hệ phao nổi poonton được cấu tạo từ bê tông nhẹ và nhựa bọc bên 
ngoài có tác dụng như một phao nổi giúp nâng toàn bộ công trình nổi trên mặt nước. 
Hình 2. Cấu tạo một mô-đun cơ bản hình vuông 4mx4m (nguồn: Tác giả) 
Hình thái phát triển mô-đun 
Hình 3. Hình thái phát triển của mô-đun (nguồn: Tác giả) 
Từ một đơn vị mô-đun cơ bản có thể mở rộng phát triển dựa trên việc liên kết 
chúng lại với nhau tạo ra các sàn nổi với các quy mô, kích thước khác nhau. 
- Mô-đun hình lục giác kích thước các cạnh 2,5m 
Hình 4. Cấu tạo một mô-đun cơ bản hình lục giác cạnh 2,5m (nguồn: Tác giả) 
Cấu tạo: Một mô-đun lục giác tương tự như cấu tạo của mô-đun hình vuông. 
Nghiên cứu mô hình kiến trúc công trình nổi phát triển du lịch trên sông ở thành phố Huế  
168 
Hình thái phát triển mô-đun 
Hình 5. Hình thái phát triển của mô-đun (nguồn: Tác giả) 
Dựa trên các đề xuất về các mô hình công trình nổi trên sông Hương phát triển 
du lịch trong tương lai như đã trình bày và các giải pháp xây dựng nêu trên để đưa ra 
một số phương án thiết kế công trình kiến trúc nổi tham khảo trên sông Hương. 
- Các điểm dừng chân quan sát, ngắm cảnh kết hợp các chòi nghỉ, câu cá với 
quy mô nhỏ trên sông. 
Hình 6. Phối cảnh điểm dừng chân quan sát, ngắm cảnh kết hợp chòi nghỉ, câu cá trên sông 
Hương (nguồn: Tác giả) 
- Các đường đi bộ có thể kết hợp bố trí các kiot nổi trên sông phục vụ ẩm thực, 
hay các quán cà phê nhỏ cho khách du lịch dừng chân nghỉ ngơi. 
Hình 7. Phối cảnh cầu đi bộ kết hợp với các kiot nổi dịch vụ trên sông Hương (nguồn: Tác giả) 
- Các không gian biểu diễn nhạc nước nổi trên sông. 
Hình 8. Không gian biểu diễn nhạc nước kết hợp nghệ thuật ánh sáng trên sông 
(nguồn: Internet) 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 1 (2019) 
169 
4. KẾT LUẬN 
Sông Hương với các giá trị cảnh quan về kiến trúc và lịch sử của thành phố 
đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch của thành phố, việc nghiên 
cứu đề xuất các mô kiến trúc phát triển trên sông là vô cùng cần thiết song cũng nên 
thực hiện một cách có khoa học, tránh việc phá vỡ cảnh quan kiến trúc của khu vực hai 
bên bờ dòng sông, bên cạnh việc tuân theo các quy định chung về việc thiết kế cũng 
cần chú ý đến quy mô, mật độ xây dựng và khu vực quy hoạch của các loại công trình 
trên nhằm tránh sự phát triển một cách ồ ạt các công trình nổi trên sông. 
Kết quả nghiên cứu của đề tài là nền tảng cơ sở cho các nghiên cứu chi tiết hơn 
về hệ thống kiến trúc nổi hoặc có thể mở rộng hơn cho các vùng lân cận. Nhiều nghiên 
cứu tiếp theo có thể thực hiện để hoàn thiện đề tài như hệ thống các nhà nổi, các công 
trình công cộng như đường đi dạo, công viên nổi góp phần hoàn thiện cảnh quan khu 
vực trên sông Hương nói riêng và hệ thống sông hồ, đấm phá ở Huế nói chung. 
Trên cơ sở các kết quả đạt được tiến hành ban hành các quy định về nguyên tắc 
thiết kế chung đối với thể loại công trình nổi làm cơ sở cho các thiết kế công trình này ở 
thành phố Huế nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Song song đó tiến hành kiểm tra, 
đánh giá nhiều hơn để hoàn thiện nguyên tắc thiết kế chung này. Bên cạnh đó xây 
dựng một số các mô hình công trình nổi chuẩn trên cơ sở thiết kế chung đó sau đó lấy 
ý kiến của người dân, nhà quản lý tiến hành kiểm tra đối chiếu để đảm bảo tính thực 
tiễn của mô hình. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Anh Dương – Đức Thành ( iên dịch và Tổng hợp) (2016), Tham khảo 6 mô hình Nhà 
chống lũ hiệu quả trên thế giới, nguồn https //www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/6-
mo-hinh-nha-chong-lu-hieu-qua.html 
[2]. Shahryra Habibi (2015), Floating Building Opportunities for Future Sustainable 
Development and Energy Efficiency Gains, nguồn: 
https://www.researchgate.net/publication/280922308_Floating_Building_Opportunities_for
_Future_Sustainable_Development_and_Energy_Efficiency_Gains?fbclid=IwAR37_nmdpk
RU5mXXI3OphEODPnApA7LChcvJHopE0nNeloV8nVBOLoz8v9w 
[3]. Đặng Minh Nam (2015), Government Agency in charge of Coordination: People’s Committee of 
Thua Thien Hue Province - Government Agency in charge of Technical Review: Ministry of 
Culture, Sports and Tourism; Management plan of the complex of hue monuments for the period 
2015 – 2020, vision 2030. 
[4]. Patrick yau siaw yang (Faculty of Civil Engineering University Teknologi Malaysia) (2007), 
Development of integrated floating house conceptual model for flood prone area in malaysia: noah 
project. 
Nghiên cứu mô hình kiến trúc công trình nổi phát triển du lịch trên sông ở thành phố Huế  
170 
RESEARCHING ARCHITECTURAL FLOATING BUILDING 
FOR DEVELOPING TOURISM ON RIVER IN HUE CITY 
(HUONG RIVER AREA - HUE CITY) 
Le Van Thanh Hung 
Faculty of Architecture, University of Sciences, Hue University 
Email:levanthanhhung@gmail.com 
ABSTRACT 
Hue is known as a famous heritage city of Vietnam. In the general planning of the 
city, the river and lake systems play an important role not only in the cultural and 
historical values but also in the value of architectural landscape and tourism. 
Tourism on the Huong river has been a symbol for a long time when to mention 
Hue tourism with its own characteristics that are not easy to be found in all places 
and the diversity of its tourism types. However, the development of architectural 
floating building on rivers and lakes in Hue city has not been properly concerned. 
The floating buildings are only temporary; it's not invested strongly and the 
construction techniques is only experienced. Therefore, it is necessary to have a 
synchronous solution in the construction of these buildings, in addition, it is 
necessary to create a number of legal management mechanisms in the field of 
construction of floating buildings on tourism development on the water surface of 
the city. 
Keywords: Floating building, Hue, Tourism. 
Lê Văn Thanh Hùng sinh ngày 20/05/1989 tại Huế. Năm 2012, ông tốt 
nghiệp Kiến trúc sư tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Năm 
2017, ông học thạc sỹ tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Từ năm 
2014, ông giảng dạy tại khoa Kiến trúc, Trường Đại học Khoa học, ĐH 
Huế. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_mo_hinh_kien_truc_cong_trinh_noi_phat_trien_du_li.pdf