Kiến trúc làng ngư dân ven biển Nam Trung Bộ

Tóm tắt: Nội dung cơ bàn của bài viết: mô tả khái quát về sự hình thành các cụm dân cư,

làng ngư dân ven biển của người Việt vùng Nam Trung Bộ theo tiến trình mở rộng bờ cõi về

phía Nam. Đồng thời nêu ra một số đặc trưng cơ bản trong đời sống cộng đồng ngư dân ven

biển về: tập quán, phong tục, nghề nghiệp, lối sống, cách sống và những lễ hội.

Kiến trúc làng ngư dân ven biển Nam Trung Bộ trang 1

Trang 1

Kiến trúc làng ngư dân ven biển Nam Trung Bộ trang 2

Trang 2

Kiến trúc làng ngư dân ven biển Nam Trung Bộ trang 3

Trang 3

Kiến trúc làng ngư dân ven biển Nam Trung Bộ trang 4

Trang 4

Kiến trúc làng ngư dân ven biển Nam Trung Bộ trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 4940
Bạn đang xem tài liệu "Kiến trúc làng ngư dân ven biển Nam Trung Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến trúc làng ngư dân ven biển Nam Trung Bộ

Kiến trúc làng ngư dân ven biển Nam Trung Bộ
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 1-2013 94 
LÀNG NGƯ DÂN VEN BIỂN NAM TRUNG BỘ 
ThS. NCS. Trần Văn Hiến 
Phó trưởng Khoa Kiến trúc, trường Đại học Xây dựng Miền Trung 
 Tóm tắt: Nội dung cơ bàn của bài viết: mô tả khái quát về sự hình thành các cụm dân cư, 
làng ngư dân ven biển của người Việt vùng Nam Trung Bộ theo tiến trình mở rộng bờ cõi về 
phía Nam. Đồng thời nêu ra một số đặc trưng cơ bản trong đời sống cộng đồng ngư dân ven 
biển về: tập quán, phong tục, nghề nghiệp, lối sống, cách sống và những lễ hội. 
Từ khóa: Làng ngư dân, ven biển, văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán, lễ hội. 
1. Sự hình thành các làng ngư dân 
Về cơ bản, các cụm dân cư ven biển 
của người Việt được hình thành song song với 
tiến trình mở rộng bờ cõi về phía Nam. Thời 
kỳ hình thành rõ nét và được công nhận của 
các làng ngư dân ven biển Nam Trung Bộ là 
vào giai đoạn Trịnh – Nguyễn phân tranh. 
Khởi đầu, thì đây là nghề mang đặc thù 
tại các vùng đất, bãi ngang hay vùng cửa sông 
ven biển, là nghề cá ngư dân quy mô nhỏ, 
mang tính truyền thống, cha truyền con nối và 
gắn liền với dân cư ven biển. Theo thời gian lâu 
dài đã dần hình thành các nghề khai chuyên 
thác hải sản và làng nghề cá đặc trưng truyền 
thống mang dấu ấn ngư dân. Qua tiến trình phát 
triển, trong mỗi làng ngư dân thường có sự kết 
hợp giữa khai thác, chế biến, kết hợp dịch vụ 
nghề cá và nghề khác. (Hình 1). 
H1.Làng ngư dân ven biển Tam Quan Bắc – tỉnh 
Bình Định 
Nhiều làng ngư dân hình thành từ các 
Lạch, mà sự hình thành Lạch là từ các làng 
gần biển có quy mô lớn mà ra. Làng có từ lâu 
đời, nhưng lạch xuất hiện từ khi có sự phân 
công lao động của làng. Một cách tự nhiên, 
một số người khai thác cá biển (ở làng gần 
biển) tách ra và dần dần họ có cuộc sống chủ 
động, tập quán, phong tục, nghề nghiệp, lối 
sống, cách sống và những lễ hội khác, họ khác 
xa với người sống nông nghiệp và cũng từ ấy 
họ lập ra thành lạch, làng. Các Lạch khi không 
tách ra khỏi sự quản lý của làng, họ vẫn hình 
thành những điểm tụ cư, gọi tên riêng như: 
Lạch Phú Thường, Lạch Nhơn Hội. 
 Các làng ngư dân, thường thì cứ ba 
năm là họp toàn thể Lạch để bầu ra ông Vạn 
Tổng, Vạn Lạch mới. Tiêu chuẩn để bầu 
chọn Vạn Tổng, Vạn Lạch là người có cả 
đức tài, có uy tín. Ngoài ra có những cuộc 
họp kiểm điểm các thành viên trong Lạch va 
chạm nhau trên biển khi đánh cá, tài sản bị 
hư hỏng buộc phải bồi thường bằng công 
hoặc là tiền bạc. Do tính tập thể cao nên mỗi 
khi kiểm điểm, hay huy động tiền bạc để 
giúp đỡ, tài trợ hay cho ngày lễ hội thì họ 
giải quyết rất nhanh và rất sòng phẳng. 
 Vạn Tổng, Vạn Lạch còn thay mặt 
cho Lạch mình đi thăm và điếu phúng khi 
các Lạch khác trong tỉnh mời về dự những 
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 1-2013 95 
ngày lấy cốt ông Nam Hải hoặc lễ hội Cầu 
ngư hàng năm, khi thấy cần thiết dẫu cả 
đội, gươm, chèo bả trạo cùng đi khi có 
Lạch nào cần. 
2. Những đặc trưng về xã hội của làng xã 
ven biển 
2.1. Phương thức hoạt động lao động sản xuất 
Khi tiếp cận với biển, khuynh hướng 
được ưu tiên của người Việt ở Bắc Bộ và 
Nam Bộ là “quai đê lấn biển” để có ruộng 
làm nông nghiệp. Nhưng người Việt ở Vùng 
Duyên hải Nam Trung Bộ lại khác và gần 
như con người ở đây buộc phải thích nghi 
với biển, sống dựa vào biển. 
Nguyên nhân chủ yếu là do thiên 
nhiên tạo nên ở vùng biển miền Nam Trung 
Bộ có các luồng hải lưu gần bờ đã đem đến 
cho vùng biển này những nguồn tài nguyên 
biển dồi dào, luồng tôm cá lớn đi sát bờ. 
Mặt khác do địa hình có núi vươn ra sát 
biển, hoạt động nông nghiệp khó khăn do 
đồng bằng chật hẹp, nên khi di cư tới vùng 
đất này người Việt phải chọn phương thức 
sinh kế dựa vào biển. Hoạt động sản suất 
bao gồm: đánh bắt thủy hải sản, làm muối, 
mắm, làm ghe, thuyền, sản xuất nông ngư 
cụ, hậu cần nghề cá, Người ta có thể khai 
thác biển một cách đơn lẻ nhưng để tạo ra 
hiệu quả cao thì những hoạt động lao động 
sản xuất của họ cần phải gắn kết, liên kết 
với nhau. (Hình 2). 
Hình 2. Xưởng đóng tàu thuyền khai thác thủy 
hải sản 
Các làng ven biển còn trồng và khai 
thác đới thực vật, động vật ven bờ như: vớt 
tảo rong biển để chế biến thành thực phẩm; 
khai thác san hô để làm vật liệu xây dựng; 
trồng cối, đay để dệt thảm, chiếu; khai thác 
các rừng ngập mặn sú, vẹt, đước, dương  
đặc biệt là cây dừa. 
Ngoài ra, tại các vùng có điều kiện 
đặc thù đan xen giữa đồng bằng châu thổ 
sông nước với vùng đới biển ven bờ, hoạt 
động nông nghiệp trồng lúa nước, cây lương 
thực, hoa quả, cũng được người dân ven 
biển khai thác mạnh. Tuy nhiên các vùng đất 
như thế là rất hiếm ở duyên hải Nam Trung 
Bộ điển hình cá biệt là đồng bằng Tuy Hòa. 
Tại đây có tồn tại một số làng đặc trưng vừa 
làm biển, vừa làm nông. 
2.2. Hình thức Cư trú 
Cộng đồng ngư dân biển hình thành, 
định cư và có ý thức cộng đồng, bảo bộc 
nhau rất chặt chẽ. Ở các làng chài ven biển 
nhà cửa thường được xây dựng san sát bên 
nhau, không phải vì thiếu đất đai mà vì thể 
hiện tính cộng đồng cao. Hình thức định cư 
lập làng xóm trên các dãi đất ven bờ biển 
dần trở thành một hình thức cư trú chủ đạo 
của cộng đồng ngư dân Nam Trung Bộ. Nhà 
cửa, công trình công cộng, cộng đồng, hầu 
như rất đơn giản và toàn bộ tài chính chủ 
yếu tập trung vào các phương tiện sản xuất 
như lưới lộng, thúng mủn, ghe tàu. 
Một hình thức cư trú khác là ngư dân 
dùng thuyền vừa làm phương tiện khai thác 
vừa làm nhà để ở. Từ đó hình thành nên một 
số làng chài nổi trên đầm vịnh biển. Tuy 
nhiên vì nhiều lý do khác nhau như: địa 
hình, khí hậu, tập quán, nên loại hình cư 
trú này không phát triển phổ biến ở vùng 
biển Nam Trung Bộ. 
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 1-2013 96 
2.3. Phong tục tập quán 
 Người dân biển là dân ăn “sóng nói 
gió”, thường thì họ hay phản ứng tức thì, khi 
một việc gia đó là trái với ý của họ. Nhưng ấy 
không phải là bản chất, khi việc xong rồi thì 
thôi, không câu nệ, không ghim gút, hòa cả 
làng ấy là bản chất tốt đẹp của người dân xứ 
biển. Họ hiểu rằng từ xa xưa để lại câu : Đầm 
tư-ngư chung. Cá tôm là đối tượng không thể 
riêng ai, nay ở biển này, mai đến biển khác. 
Muốn đánh bắt được phải đoàn kết lại để vây 
đánh nhiều đàn cá nổi, cá di cư theo mùa vụ. 
Vì vậy họ có cuộc sống tập thể, trao đổi nhau 
những kinh nghiệm, giúp nhau nghề nghiệp 
tôn vinh và bầu chọn những người có kinh 
nghiệm tài giỏi, có đức độ vào làm vạn trưởng, 
vạn lạch để dìu dắt họ trong những lúc khó 
khăn hoạn nạn; có thể sánh như một già làng ở 
vùng dân tộc miền núi. Trong cuộc sống, ngư 
dân phải nhờ vào kinh nghiệm, sự mạnh mẽ và 
thành kính tôn thờ các thần của biển cả. Vì 
vậy có thể nói, trong văn hóa của người Việt ở 
vùng đất này có chất biển đậm màu và thể 
hiện rõ nét trong nếp sống, văn hóa với những 
phong tục, tập quán, tín ngưỡng thờ thần Nam 
Hải (hài cốt cá voi), lễ hội cầu ngư dân gian. 
Về ẩm thực, thành phần chủ yếu là thủy hải 
sản, những thành phần khác: thịt gia súc, rau 
quả,  thường có được là nhờ trao đổi với các 
làng nông nghiệp, làng miền núi. 
3. Phân loại làng ngư dân tại vùng ven 
biển Nam Trung Bộ 
3.1. Phân loại theo khu vực địa lý – địa hình 
Làng ngư dân ven vịnh - đầm - phá: là 
một quần thể dân cư (điểm dân cư) ở khu vực: 
các vùng nước biển cạn, có nước thường 
xuyên, có độ sâu dưới 6m khi thủy triều thấp 
bao gồm: Các bãi lầy liên triều, bao gồm đầm 
lầy ngập mặn, thảm cỏ ngập mặn, các cánh 
đồng muối... Khác với các vịnh biển có khu 
vực nối thông biển tương đối lớn, các đầm - 
phá nước lợ đến nước mặn có ít nhất một điểm 
thông nối với biển tương đối hẹp. 
Hệ sinh thái là các thảm thủy sinh bán 
nhật triều ở biển; các thảm tảo bẹ, cỏ biển, 
các đồng cỏ biển nhiệt đới; Các rạn san hô; 
Các bờ biển đá; bao gồm cả các đảo đá ngoài 
khơi, các vách đá ở biển; Những bờ biển cát, 
đá cuội hay sỏi; gồm cả các dải cát, mũi đất 
và đảo cát nhỏ, bao gồm cả hệ thống đụn. 
Sinh kế của làng dựa vào việc khai thác tài 
nguyên thủy hải sản ở mực nước nông là 
chính. (Hình 3). 
Hình 3. Làng ngư dân ven vịnh đầm (Vịnh Văn 
Phong Khánh Hòa) 
Làng ngư dân ven biển - cửa sông: 
các cụm ngư dân sinh kế tại các Vùng cửa 
sông ven biển. Đây là vùng chịu sự tương 
tác giữa môi trường nước biển và nước ngọt, 
hình thành môi trường nước lợ với sự pha 
trộn các tính chất của môi trường nước biển 
và nước ngọt nội địa. 
Hệ sinh thái điển hình của vùng cửa 
sông ven biển bao gồm các thành phần như 
vùng châu thổ, vùng đồng bằng ven biển, các 
vùng đất ngập nước, các bãi biển và cồn cát, 
các rạn san hô, các vùng rừng ngập mặn, đầm 
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 1-2013 97 
phá và các đặc trưng ven bờ khác. Chính 
những khu hệ khác nhau này cùng sự pha trộn 
giữa môi trường nước biển và nước ngọt đã 
tạo ra nguồn lợi thủy sản vô cùng đa dạng và 
phong phú. (Hình 4). 
Hình 4. Làng ngư dân ven biển cửa sông Lại 
Giang (Bình Định) 
Làng ngư dân bãi ngang: các cụm 
ngư dân sinh kế tại các bờ cát, sỏi, đá ven 
biển. Đây là vùng chịu sự tương tác giữa 
môi trường biển và đất liền, hình thành môi 
trường biển và chịu ảnh hưởng rõ rệt tính 
chất đại dương. Đất vùng này mẫn cảm với 
các điều kiện biến đổi của môi trường như 
dễ bị xói lở do tác động của sóng gió. 
Về hệ sinh thái, tính đa dạng sinh học, 
vùng bãi ngang có thể được chia làm hai 
phần: phần dưới nước và trên cạn. Phần dưới 
nước chia ra sinh vật tầng mặt, sinh vật tầng 
nước nông và sinh vật tầng nước sâu. Nhìn 
chung đa dạng sinh học ở vùng ven biển rất 
phong phú và đa dạng. Tính đa dạng này phụ 
thuộc nhiều vào điều kiện môi trường tự 
nhiên như nhiệt độ, chế độ nước, môi trường 
đất. Đối với vùng đất cao, ít ngập triều và 
không có nước ngọt, đất dễ nhiễm mặn và 
khô thì đa dạng sinh học nghèo nàn. (Hình 5). 
Hình 5. Làng ngư dân bãi ngang ven biển xã 
Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Trung, Hòa Hiệp Nam 
– Phú Yên (vùng bờ trực tiếp với biển ) 
3.2. Phân loại khác 
 Phân loại theo ngành nghề: Làng 
thuần ngư nghiệp; Làng ngư nghiệp kết hợp 
nghề sản xuất ngư cụ; Làng ngư nghiệp kết 
hợp nghề chế biến thủy sản; Làng ngư 
nghiệp kết hợp dịch vụ thương mại, du lịch 
 Phân loại theo khu vực đô thị - 
nông thôn: Làng ngư dân trong đô thị; 
Làng ngư dân ven đô; Làng ngư dân vùng 
nông thôn. 
Tóm lại, mỗi làng ngư dân có những 
điểm giống nhau cơ bản: Về vị trí: Nơi ở 
phải tránh cho được gió mùa đông bắc, phải 
được che khuất, gió, bão, sóng đổ và bãi neo 
đậu tàu thuyền. Vì đối với vùng Nam Trung 
Bộ khi gió mùa đông bắc đến cũng chính là 
mùa mưa, bão, lụt, sóng to, gió lớn. Quan hệ 
cộng đồng Dân cư: quần cư thường theo 
huyết thống giòng họ, bà con, bạn thuyền 
nhằm thuận lợi cho việc ra biển cả. Công 
trình Nhà cửa: các cụm nhà ở chen chúc, 
không có lối đi, vách sát vách, nhà sát nhà 
quan hệ rất gần gũi. Nhược điểm gây ra là 
các sinh hoạt cá nhân và cộng đồng rất mất vệ 
sinh và kém văn hóa nhiều mặt. Quan niệm, 
tập quán: tư tưởng trọng nam, sử dụng lao 
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 1-2013 98 
động nam là phổ biến và việc tăng dân số 
không có kế hoạch đến nay vẫn còn tồn tại. 
Vì mục đích đơn giản là sinh nhiều con để có 
nhiều con trai đi làm biển, khỏi thuê mướn 
tốn công và bị động, lứa tuổi lao động là rất 
sớm. Do đó việc học hành của các lứa tuổi, 
đặc biệt là con trai cha mẹ ít quan tâm, chỉ 
quan tâm đến thể xác rồi bắt xuống thuyền 
kéo neo, tát nước. Lễ hội: thường tổ chức các 
lễ hội cầu ngư, đua thuyền, cúng kỵ, cữ kiêng, 
các làng chỉ khác nhau về hình thức, về thời 
gian trong năm. 
Vùng Nam Trung Bộ có một chuỗi 
các làng ngư dân trải dài ven biển với vị trí 
địa lý thuận lợi về giao thông đường sắt, 
đường bộ, đường thủy, đường hàng không, 
có nhiều tiềm năng biển để phát triển dịch vụ 
- du lịch, nuôi trồng, khai thác thủy hải sản 
ven và xa bờ Do đó, cần được quy hoạch 
cụ thể theo định hướng phát triển kinh tế 
nông, lâm, ngư nghiệp gắn liền với các hoạt 
động công nghiệp và phi công nghiệp khác; 
nhằm gắn liền các lợi ích vốn có và cân bằng 
kinh tế chính trị giữa các vùng miền. Đồng 
thời đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần, 
thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội, 
nâng cao và cải thiện đời sống của nhân dân 
nông thôn, đẩy mạnh tiến trình công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa nông thôn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Đình Tư. 2003. Non nước Khánh Hòa, Nxb Thanh Niên, Hồ Chí Minh. 
[2] Nguyễn Đình Tư. 1965. Non nước Phú Yên, Nxb Tiền Giang, Sài Gòn. 
[3] Quách Tấn. 2004. Non nước Bình Định, Nxb Thanh Niên. 
[4] Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, Bộ Thủy sản - Hà Xuân Thông. 2003. Đặc điểm của 
các cộng đồng dân cư ven biển Việt Nam, Tài liệu tập huấn bảo tồn biển, Tp.Nha Trang. 
[5] Nhiều Tác giả, Văn hóa vùng Biển: tập hợp các bài viết tham luận, hội thảo do hội VNDG- 
VHCDT Tỉnh Phú Yên tổ chức tháng 10- 2004. 

File đính kèm:

  • pdfkien_truc_lang_ngu_dan_ven_bien_nam_trung_bo.pdf