Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm đến của khách du lịch Đông Nam Bộ: Trường hợp điểm đến Đà Lạt
Những năm gần đây khách Đông Nam Bộ đi du lịch Đà Lạt tăng cao
và họ là mục tiêu thu hút của nhiều điểm đến. Vì vậy, nghiên cứu động cơ lựa
chọn điểm đến của khách Đông Nam Bộ có ý nghĩa thiết thực trong việc xây
dựng những chiến lược thu hút khách du lịch của Đà Lạt nói riêng Lâm Đồng
nói chung. Nghiên cứu này được thực hiện với ý kiến khảo sát của 205 du
khách Đông Nam Bộ đến khu vực. Kết quả cho thấy, du khách Đông Nam Bộ
lựa chọn điểm đến Đà Lạt do nhiều yếu tố thuộc về động cơ đẩy và động cơ
kéo. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm du khách khác nhau
theo lứa tuổi và nghề nghiệp. Trên cơ sở phân tích, chúng tôi đề xuất một số
gợi ý chính sách nhằm thu hút khách Đông Nam Bộ đến Đà Lạt du lịch.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm đến của khách du lịch Đông Nam Bộ: Trường hợp điểm đến Đà Lạt
gia đình. Tiếp đến là giải trí và thư giãn sau những ngày làm việc vất vả (M=3.81), cũng như muốn tìm hiểu “Kiến thức và khám phá” (M=3.76) những điều mới mẻ về vùng đất này. Tỷ lệ khách có động cơ thể hiện bản thân, tự hào về chuyến đi hay tìm hiểu về văn hóa và tôn giáo vùng miền cũng ở mức tốt, nhưng thấp hơn các động cơ kia. Về động cơ kéo, “Kế hoạch đi du lịch” là yếu tố có điểm trung bình cao nhất (M=4,05). Tiếp đến “Vấn đề tài chính” (M= 3.93), “Đặc trưng điểm đến” (M=3.88), “An toàn cá nhân” (M=3.86) và “Thông tin điểm đến” (M=3.60) lần lượt là các yếu tố được du khách quan tâm. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra, sự lựa chọn điểm đến có điểm trung bình tương đối cao (M=3.96; SD=0.62). Những điều này cho thấy Đà Lạt là điểm đến thật sự hấp dẫn du khách với nhiều lợi thế nổi bật. Với khí hậu mát mẻ quanh năm, bên cạnh đó được thiên nhiên ưu đãi với những 112 NGUYỄN HOÀNG ĐÔNG và cs. tài nguyên du lịch phong phú. Việt Nam nói chung và Đà Lạt nói riêng không chỉ là điểm đến hấp dẫn mà còn được ghi nhận là điểm đến an toàn và thân thiện. Cơ sở hạ tầng phục vụ lưu trú, giải trí và giao thông vận tải phát triển đồng bộ Những yếu tố này có thể đáp ứng tối đa mục đích và nhu cầu của du khách Đông Nam Bộ. Kết quả nghiên cứu này giúp các nhà quản lý điểm đến cũng như các nhà kinh doanh dịch vụ du lịch hiểu hơn về nhu cầu cũng như mong muốn của du khách Đông Nam Bộ, từ đó có chiến lược marketing, cũng như xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của họ. Bảng 1. Động cơ lựa chọn điểm đến Đà Lạt đi du lịch của du khách Đông Nam Bộ TT Các khái niệm M SD 1 Kiến thức và khám phá 3.76 0.64 2 Giải trí và thư giãn 3.81 0.65 3 Văn hóa và tôn giáo 3.76 0.78 4 Gia đình và bạn bè 4.01 0.62 5 Tự hào về chuyến đi 3.69 0.75 6 An toàn cá nhân 3.86 0.80 7 Thông tin về điểm đến 3.60 0.87 8 Đặc trưng của điểm đến 3.89 0.56 9 Chi phí cho chuyến đi 3.93 0.60 10 Lịch trình chuyến đi hợp lý và thuận tiện 4.05 0.75 Ghi chú: M là điểm trung bình: 1 ≤ M ≤ 5; SD là độ lệch chuẩn. (Nguồn: Số liệu điều tra 2020) 4.2. Sự khác biệt về động cơ lựa chọn điểm đến Đà Lạt đi du lịch của du khách Đông Nam Bộ ở gốc độ nhân khẩu học Phân loại du khách là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng, bởi muốn dự báo, nâng cao chất lượng phục vụ của doanh nghiệp du lịch, thì không thể không nghiên cứu đặc điểm tâm lý của nhóm du khách được (Nguyễn Hữu Thụ, 2009). Trong nghiên cứu này, chúng tôi phân tích động cơ lựa chọn điểm đến Đà Lạt đi du lịch của du khách Đông Nam Bộ ở các góc độ nhân khẩu học, bao gồm tuổi tác và nghề nghiệp. - Sự khác biệt về động cơ lựa chọn điểm đến Đà Lạt đi du lịch của du khách Đông Nam Bộ theo lứa tuổi. Mỗi giai đoạn lứa tuổi của con người có tâm sinh lý, văn hóa ứng xử và mong muốn khác nhau. Do đó, động cơ lựa chọn điểm đến của du khách có độ tuổi khác nhau có thể khác nhau. Kết quả phân tích phương sai một yếu tố cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm du khách có độ tuổi khác nhau ở một số động cơ lựa chọn điểm đến (Bảng 2). NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN... 113 Về động cơ đẩy, dữ liệu cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với tất cả các nhóm yếu tố. Cụ thể, yếu tố “Kiến thức và khám phá” của nhóm du khách dưới 24 tuổi có điểm trung bình cao hơn của nhóm trên 65 tuổi, từ 45-65 tuổi và từ 25-44 tuổi (p=0,003). Yếu tố “giải trí và thư giãn của nhóm du khách dưới 24 tuổi có điểm trung bình cao hơn của nhóm từ 25 – 44 tuổi, trên 65 tuổi và từ 45-65 tuổi (p=0,001). Yếu tố “Văn hóa và tôn giáo” của nhóm du khách dưới 24 tuổi có điểm trung bình cao hơn của nhóm trên 65 tuổi, từ 25 – 44 tuổi, và từ 45-65 tuổi (p=0,009). Yếu tố “Tự hào về chuyến đi” của nhóm du khách dưới 24 tuổi có điểm trung bình cao hơn của nhóm trên từ 25 – 44 tuổi, 65 tuổi, và từ 45-65 tuổi (p=0,004). Về động cơ kéo, dữ liệu cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với các yếu tố “Thông tin điểm đến”, “Đặc trưng của điểm đến”, “Chi phí cho chuyến đi” (p<0,005). Các yếu tố còn lại không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi (p>0,005). Kết quả từ dữ liệu cho thấy, lứa tuổi của du khách ảnh hưởng đến động cơ lựa chọn điểm đến. Theo Nguyễn Hữu Thụ, nhóm du khách càng trẻ tuổi càng có xu hướng tìm kiếm, khám phá và trải nghiệm những điều mới lạ ở nơi du lịch. Đồng thời, những người trẻ thường quan tâm đến thông tin về điểm đến và đặc trưng của điểm đến qua các kênh thông tin. Tuy nhiên, là nhóm trẻ tuổi nên đối tượng này có nghề nghiệp và thu nhập chưa ổn định, tích lũy tài chính chưa tốt, nên thường đề cao chi phí của chuyến đi. Vì vậy biện pháp để thu hút tốt nhất đối với thị trường khách du lịch Đông Nam Bộ trẻ tuổi là marketing trực tuyến và sản phẩm du lịch nên tập trung vào xây dựng, khai thác những điểm tham quan có tính mới mẽ, độc đáo, và có nhiều cơ sở vui chơi giãi trí và thư giãn. Bảng 2. Kiểm định sự khác biệt về động cơ lựa chọn điểm đến Đà Lạt của du khách Đông Nam Bộ theo lứa tuổi Yếu tố ˂24 tuổi (N = 53) M ± SD 25 – 44 tuổi (N = 120) M ± SD 45 – 65 tuổi (N = 20) M ± SD ˃65 tuổi (N = 12) M ± SD p Kiến thức và khám phá 4,12 ± 0,88 3,07 ± 0,92 3,39 ± 0,78 3,41 ± 0,65 0,003 Giải trí và thư giãn 4,24 ± 0,80 3,69 ± 0,92 3,48 ± 1,06 3,62 ± 0,75 0,001 Văn hóa và tôn giáo 4,18 ± 0,94 3,61 ± 1,10 3,45 ± 1,43 3,83 ± 0,93 0,009 Gia đình và bạn bè 4,35 ± 0,77 4,00 ± 0,82 3,55 ± 1,22 3,41 ± 0,75 0,000 Tự hào về chuyến đi 4,12 ± 0,96 3,60 ± 1,04 3,30 ± 1,36 3,37 ± 0,77 0,004 An toàn cá nhân 4,16 ± 1,12 3,80 ± 1,13 3,45 ± 1,23 3,75 ± 1,13 0,078 Thông tin về điểm đến 3,98 ± 1,21 3,57 ± 1,22 3,40 ± 1,23 2,50 ± 1,08 0,002 Đặc trưng của điểm đến 4,20 ± 0,79 3,85 ± 0,77 3,45 ± 0,78 3,55 ± 0,52 0,001 Chi phí cho chuyến đi 4,25 ± 0,79 3,86 ± 0,80 3,47 ± 1,19 3,92 ± 0,58 0,002 Lộ trình di chuyển hợp lý và thuận tiện 4,33 ± 1,01 3,98 ± 1,06 3,70 ± 1,38 4,00 ± 0,60 0,092 Ghi chú: M là điểm trung bình; SD là độ lệch chuẩn; p là mức ý nghĩa (Nguồn: Số liệu điều tra 2020) - Sự khác biệt về động cơ lựa chọn điểm đến Đà Lạt đi du lịch của du khách Đông Nam Bộ theo nghề nghiệp. 114 NGUYỄN HOÀNG ĐÔNG và cs. Nghề nghiệp tạo ra sự khác biệt về thu nhập, văn hóa giao tiếp, nhu cầu và sở thích của cá nhân, do đó ảnh hưởng đến động cơ lựa chọn điểm đến khi đi du lịch của du khách. Bảng 3. Kiểm định sự khác biệt về động cơ lựa chọn điểm đến Đà Lạt của du khách Đông Nam Bộ theo nghề nghiệp Yếu tố Thương gia (N = 36) M ± SD Viên chức và lao động phổ thông (N = 106) M ± SD Khác (N = 63) M ± SD p Kiến thức và khám phá 4,30 ± 0,70 3,71 ± 0,86 3,54 ± 0,99 0,000 Giải trí và thư giãn 4,32 ± 0,72 3,71 ± 0,92 3,68 ± 0,96 0,001 Văn hóa và tôn giáo 4,36 ± 0,76 3,74 ± 1,21 3,44 ± 1,16 0,000 Gia đình và bạn bè 4,46 ± 0,61 3,92 ± 0,87 3,90 ± 0,97 0,003 Tự hào về chuyến đi 4,19 ± 0,94 3,66 ± 1,09 3,45 ± 1,01 0,004 An toàn cá nhân 4,38 ± 0,87 3,83 ± 1,09 3,60 ± 1,28 0,004 Thông tin về điểm đến 4,19 ± 1,11 3,60 ± 1,17 3,25 ± 1,33 0,001 Đặc trưng của điểm đến 4,23 ± 0,81 3,81 ± 0,74 3,80 ± 0,84 0,013 Chi phí cho chuyến đi 4,37 ± 0,61 3,85 ± 0,86 3,80 ± 0,89 0,002 Lộ trình di chuyển hợp lý và thuận tiện 4,36 ± 1,01 3,92 ± 1,07 4,07 ± 1,38 0,109 Ghi chú: M là điểm trung bình; SD là độ lệch chuẩn; p là mức ý nghĩa (Nguồn: Số liệu điều tra 2020) Từ kết quả nghiên cứu ở Bảng 3 cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình giữa các nhóm du khách có nghề nghiệp khác nhau ở một số động cơ lựa chọn điểm đến. Về động cơ đẩy, dữ liệu cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với tất cả các nhóm yếu tố. Cụ thể, yếu tố “Kiến thức và khám phá” của nhóm du khách Thương gia có điểm trung bình cao hơn nhóm viên chức, lao động phổ thông và nhóm khác (p=0,000). Yếu tố “Giải trí và thư giãn” của nhóm du khách Thương gia có điểm trung bình cao hơn nhóm viên chức, lao động phổ thông và nhóm khác (p=0,001). Yếu tố “Văn hóa và tôn giáo” của nhóm du khách Thương gia có điểm trung bình cao hơn nhóm viên chức, lao động phổ thông và nhóm khác (p=0,000). Yếu tố “Gia đình và bạn bè” của nhóm du khách Thương gia có điểm trung bình cao hơn nhóm viên chức, lao động phổ thông và nhóm khác (p=0,000). Yếu tố “Tự hào về chuyến đi” của nhóm du khách thương gia có điểm trung bình cao hơn nhóm viên chức, lao động phổ thông và nhóm khác (p=0,000). Về động cơ kéo, dữ liệu cho thấy ngoài yếu tố “Lộ trình di chuyển hợp lý và thuận tiện” là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm du khách có nghề nghiệp khác nhau (p>0,05), thì đối với tất cả các nhóm còn lại có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với tất cả các nhóm yếu tố. Cụ thể, yếu tố “An toàn cá nhân” của nhóm du khách Thương gia có điểm trung bình cao hơn nhóm viên chức, lao động phổ thông và nhóm khác (p=0,004). yếu tố “Thông tin về điểm đến” của nhóm du khách Thương gia NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN... 115 có điểm trung bình cao hơn nhóm viên chức, lao động phổ thông và nhóm khác (p=0,001). yếu tố “Đặc trưng của điểm đến” của nhóm du khách Thương gia có điểm trung bình cao hơn nhóm viên chức, lao động phổ thông và nhóm khác (p=0,013). yếu tố “Chi phí cho chuyến đi” của nhóm du khách Thương gia có điểm trung bình cao hơn nhóm viên chức, lao động phổ thông và nhóm khác (p=0,002). Theo Nguyễn Hữu Thụ, nhóm du khách thương gia thường là những nhà kinh doanh thành đạt, muốn giải trí thư giãn, hoặc cùng gia đình nghỉ ngơi. Đặc đểm nổi bật của loại du khách này là tiềm năng kinh tế khá cao, thích sử dụng các loại sản phẩm, dịch vụ đắt tiền, thích tìm kiếm thông tin thị trường, có tư duy kinh tế nhạy bén (Nguyễn Hữu Thụ, 2009). Do đó, khi đi du lịch, nhóm khách này thường quan tâm đến các yếu tố như kiến thức và khám phá, giải trí và thư giản, tận hưởng cảm giác nghỉ ngơi cùng gia đình, thông tin về điểm đến, đặc trưng về điểm đến cao hơn so với các nhóm du khách khác. 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khách du lịch Đông Nam Bộ lựa chọn điểm đến Đà Lạt được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố thuộc về động cơ đẩy và động cơ kéo. Trong đó, kiến thức và khám phá, giải trí và thư giãn, văn hóa và tôn giáo, gia đình và bạn bè, an toàn cá nhân, đặc trưng của điểm đến, thông tin về điểm đến, lịch trình di chuyển hợp lý là những yếu tố được du khách quan tâm ở mức độ khá cao. Giữa các nhóm du khách có sự khác biệt rõ rệt ở một số yếu tố thuộc về động cơ đẩy và động cơ kéo trong việc lựa chọn điểm đến Đà Lạt theo lứa tuổi và nghề nghiệp. Để nâng cao được sự hài lòng và khả năng thu hút du khách Đông Nam Bộ đến với điểm đến Đà Lạt, chúng tôi đề xuất một số gợi ý chính sách sau: Xây dựng các sản phẩm và dịch vụ du lịch cho từng phân khúc thị trường, phù hợp với tâm lý và thị hiếu khách du lịch Đông Nam Bộ. Cụ thể, đối với thị trường này, điểm đến Đà Lạt cần ưu tiên tập trung chất lượng dịch vụ ở sản phẩm du lịch vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng; có nhiều điểm tham quan hấp dẫn về văn hóa, lịch sử, thiên nhiên Đối với nhóm du khách có độ tuổi dưới 25 tuổi và nhóm du khách là thương gia, và viên chức, lao động phổ thông, chú ý xây dựng các sản phẩm du lịch liên quan đến vui chơi và giải trí, tìm hiểu và khám phá những điều mới lạ ở nơi du lịch, lịch trình di chuyển hợp lý; chú trọng giới thiệu, quảng bá về hình ảnh điểm đến, mua bán tour qua các kênh trực tuyến. Tóm lại, có thế thấy, lượng khách nói chung và khách Đông Nam Bộ nói riêng đến Đà Lạt là rất lớn với khoảng xấp xỉ 5 triệu lượt khách mỗi năm. Do vậy, việc nghiên cứu, tiếp cận, duy trì và thúc đẩy các hoạt động quảng bá du lịch có ý nghĩa quan trọng để thu hút, làm góp phần gia tăng lượng khách Đông Nam Bộ đến Việt Nam đến Đà Lạt hàng năm, qua đó giúp nơi đây trở thành một điểm đến du lịch hàng đầu đúng như quy hoạch Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, xây dựng nơi đây trở thành trung tâm du lịch sinh thái nghĩ dưỡng cao cấp và văn hóa di sản tầm quốc gia, khu vực và quốc tế. 116 NGUYỄN HOÀNG ĐÔNG và cs. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Baloglu, S., & Brinberg, D. (1997). Affective Images of Tourism Destinations. Journal of Travel Research, 35(4), 11-15. [2] Crompton, J. (1979). Motivations for pleasure travel. Annals of Tourism Research, 6, 408 - 424. [3] Davidson, D., & Maitland, R. (2000). London: Hodder and Stoughton. 7. tourism Destinations. [4] Fodness, D. (1994). Measuring Tourist Motivation. Annals of Tourism Research, 21, 555-581. [5] Gnoth, J. (1997). Tourism motivation and expectation formation. Annals of Tourism Research, 24, 283-304. [6] Kim, K. (2008). Analysis of structural equation model for the student pleasure travel market: motivation, involvement, satisfaction, and destination loyalty. Journal of Travel and Tourism Marketing, 24(4), 297-313. [7] Milman, A., & Pizam, A. (1995). The role of an awareness and familiarity with a destination: the central Florida case. Journal of Tourism Research, 33(3), 21-27. [8] Mlozi, S., Pesamaa, O., & Haahti, A. (2013). Testting a Model of Destination Attachment - insights from Tourism in Tazania. Tourism and Hospitality Management, 19(2), 165 - 181. [9] Mutinda, R., & Mayaka, M. (2012). Application of destination choice model: Factors influencing domestic tourists destination choice among residents of Nairobi, Kenya. Tourism Management, 33, 1593-1597. [10] Nguyễn Hữu Thụ. (2009). Giáo trình Tâm lý học du lịch: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [11] Nguyễn Văn Mạnh. (2007). Marketing Du lịch. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. [12] Trần Thị Mai. (2005). Giáo trình tổng quan du lịch: Nxb Lao Động, Hà Nội. [13] UNWTO. (2007). A practical guide to tourism destination management. Title: RESEARCHING FACTORS AFFECTING DESTINATION SELECTION DECISION OF TOURISTS FROM SOUTHEAST REGON: A CASE STUDY OF DA LAT Abstract: In recent years, the rising number tourists from Southeast of Vietnam traveling to Da Lat has made them become the target customers of many destinations. The study on the motivation of these tourists traveling to Da Lat has practical meaning in proposing appropriate strategies to attract visitors to the destination. The sample consists of 205 tourists from Southeast visiting to Da Lat. The results show that tourists travelling to Da Lat are motivated by pull and push factors. In particular, knowledge and discovery, culture and religion, entertainment and relaxation, destination information, trip plans, destination images, etc., are highly appreciated factors. There is a significant difference between the pull and push motivation of tourists according to age and occupation. Therefore, this study suggests some policy implications to attract these tourists to Da Lat. Keywords: Southeast of Vietnam, Da Lat, pull and push, tourists, travel.
File đính kèm:
- nghien_cuu_cac_yeu_to_anh_huong_den_su_lua_chon_diem_den_cua.pdf