Nghiên cứu biên soạn một số tổ hợp kỹ thuật khiêu vũ thể thao nhằm phát triển sức nhanh có chu kỳ cho nữ sinh viên chuyên sâu thể dục năm thứ ba trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội

Thông qua nghiên cứu đề tài này, tác giả đã biện soạn được một số tổ hợp kỹ thuật khiêu

vũ thể thao nhằm phát triển sức nhanh có chu kỳ cho sinh viên chuyên sâu thể dục năm thứ ba

Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội .

Nghiên cứu biên soạn một số tổ hợp kỹ thuật khiêu vũ thể thao nhằm phát triển sức nhanh có chu kỳ cho nữ sinh viên chuyên sâu thể dục năm thứ ba trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội trang 1

Trang 1

Nghiên cứu biên soạn một số tổ hợp kỹ thuật khiêu vũ thể thao nhằm phát triển sức nhanh có chu kỳ cho nữ sinh viên chuyên sâu thể dục năm thứ ba trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội trang 2

Trang 2

Nghiên cứu biên soạn một số tổ hợp kỹ thuật khiêu vũ thể thao nhằm phát triển sức nhanh có chu kỳ cho nữ sinh viên chuyên sâu thể dục năm thứ ba trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội trang 3

Trang 3

Nghiên cứu biên soạn một số tổ hợp kỹ thuật khiêu vũ thể thao nhằm phát triển sức nhanh có chu kỳ cho nữ sinh viên chuyên sâu thể dục năm thứ ba trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội trang 4

Trang 4

Nghiên cứu biên soạn một số tổ hợp kỹ thuật khiêu vũ thể thao nhằm phát triển sức nhanh có chu kỳ cho nữ sinh viên chuyên sâu thể dục năm thứ ba trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội trang 5

Trang 5

Nghiên cứu biên soạn một số tổ hợp kỹ thuật khiêu vũ thể thao nhằm phát triển sức nhanh có chu kỳ cho nữ sinh viên chuyên sâu thể dục năm thứ ba trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 5240
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu biên soạn một số tổ hợp kỹ thuật khiêu vũ thể thao nhằm phát triển sức nhanh có chu kỳ cho nữ sinh viên chuyên sâu thể dục năm thứ ba trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu biên soạn một số tổ hợp kỹ thuật khiêu vũ thể thao nhằm phát triển sức nhanh có chu kỳ cho nữ sinh viên chuyên sâu thể dục năm thứ ba trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội

Nghiên cứu biên soạn một số tổ hợp kỹ thuật khiêu vũ thể thao nhằm phát triển sức nhanh có chu kỳ cho nữ sinh viên chuyên sâu thể dục năm thứ ba trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội
 29 
NGHIÊN CỨU BIÊN SOẠN MỘT SỐ TỔ HỢP KỸ THUẬT 
KHIÊU VŨ THỂ THAO NHẰM PHÁT TRIỂN SỨC NHANH 
CÓ CHU KỲ CHO NỮ SINH VIÊN CHUYÊN SÂU THỂ DỤC 
NĂM THỨ BA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM 
THỂ DỤC THỂ THAO HÀ NỘI 
TS. Phùng Mạnh Cường * 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Giáo dục thể chất là một mặt giáo dục 
toàn diện đồng thời là một bộ phận không 
thể tách rời trong sự nghiệp giáo dục của 
Đảng và nhà nước ta. Sự nghiệp giáo dục 
nói chung và giáo dục thể chất trong 
trường học nói riêng đã góp phần hết sức 
quan trọng trong sự nghiệp phát triển của 
mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, bên cạnh đó 
việc trang bị cho sinh viên những tri thức 
căn bản về giáo dục các tổ chất thể lực sẽ 
giúp cho cơ thể cân đối hài hòa góp phần 
vào việc nâng cao thể chất đáp ứng với yêu 
cầu học tập hiện tại và công tác sau này. 
 Hiện nay các nội dung học tập trong 
chuyên sâu Thể dục Trường Đại học Sư 
phạm Thể dục Thể thao Hà Nội là rất đa 
dạng và phong phú, yêu cầu thực hiện 
ngày càng cao nhằm đáp ứng được thực 
tiễn thi đấu. Trong học tập và thi đấu, sức 
nhanh có chu kỳ (tố chất sức nhanh) trong 
các nội dung của chuyên sâu Thể dục là 
rất quan trọng, để đáp ứng yêu cầu thực 
hiện các kỹ thuật với tốc độ nhanh, đòi hỏi 
các em phải có sức nhanh có chu kỳ, mà 
các bài tập phát triển sức nhanh có chu kỳ, 
phát triển sức nhanh cho sinh viên chuyên 
sâu Thể dục hiện nay thường là các bài tập 
truyền thống, gây nhàm chán trong tập 
luyện, làm cho các em không có hứng thú 
khi áp dụng vào tập luyện, dẫn tới hiệu 
quả thực hiện kỹ thuật giảm sút, ảnh 
hưởng tới kết quả học tập và thi đấu. Do 
đó, việc nghiên cứu biên soạn ra các bài 
tập mới để thay thế cho các bài tập phát 
triển sức nhanh có chu kỳ truyền thống 
nhằm nâng cao sức nhanh có chu kỳ cho 
sinh viên chuyên sâu Thể dục là rất quan 
trọng và cần thiết. 
Từ những lý do trên, chúng tôi tiến 
hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu biên 
soạn một số tổ hợp kỹ thuật Khiêu vũ 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
Tóm tắt: Thông qua nghiên cứu đề tài này, tác giả đã biện soạn được một số tổ hợp kỹ thuật khiêu 
vũ thể thao nhằm phát triển sức nhanh có chu kỳ cho sinh viên chuyên sâu thể dục năm thứ ba 
Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội . 
Từ khóa: Khiêu vũ thể thao, thể dục, sư phạm, sinh viên. 
Abstract: Through researching on this topic, the author has prepared a number of sports dance 
technical complexes in order to develop the speed quality for physical training students in the third 
year of Hanoi University of Education and Sports. 
Keywords: Dance sport, speed, gymnastic, Education, students 
(*) Giảng viên Khoa Điền kinh- Thể dục (Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội) 
 30 
Thể thao nhằm phát triển sức nhanh có 
chu kỳ cho Nữ sinh viên chuyên sâu 
Thể dục năm thứ ba Trường Đại học 
Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội”. 
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác 
giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài 
liệu, Phương pháp phỏng vấn toạ đàm, 
Phương pháp quan sát sư phạm, Phương 
pháp kiểm tra sư phạm, Phương pháp thực 
nghiệm sư phạm, Phương pháp toán học 
thống kê. 
Địa điểm nghiên cứu: Trường Đại học 
Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội. 
 Khách thể nghiên cứu: Sinh viên 
chuyên sâu Thể dục năm thứ ba Trường 
Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà 
Nội. 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Lựa chọn test đánh giá sức nhanh 
có chu kỳ cho Nữ sinh viên chuyên sâu Thể 
dục năm thứ 3 Trường Đại học Sư phạm 
Thể dục Thể thao Hà Nội 
Để xác định các test đánh giá tố chất 
tốc độ cho Nữ sinh viên chuyên sâu Thể 
dục năm thứ 3 Trường Đại học Sư phạm 
Thể dục Thể thao Hà Nội đảm bảo tính 
chính xác và khách quan, đề tài tiến hành 
phỏng vấn 20 giáo viên, chuyên gia, huấn 
luyện viên chuyên sâu Thể dục, trực tiếp 
giảng dạy chuyên sâu thể dục ở các trường 
chuyên nghiệp, trung tâm huấn luyện thể 
thao số phiếu phát ra là 20 phiếu, số 
phiếu thu về là 20 phiếu. Đề tài xác định 
chỉ sử dụng những test có tỷ lệ đạt từ 
80% trở lên để đưa vào sử dụng. Kết quả 
được trình bày ở bảng 3.1 
Qua bảng 3.1 cho thấy: Trong 8 Test 
mà đề tài đưa ra phỏng vấn thì có 3/8 test 
được lựa chọn với sự tán đồng cao và 
chiếm từ 74% đến 100%. Đó là những 
test: 
+ Chạy 30m xuất phát cao (s) 
+ Chạy 60m xuất phát thấp (s) 
+ Nhảy dây 10s (lần) 
3.2. Nghiên cứu biên soạn một số tổ 
hợp kỹ thuật Khiêu vũ Thể thao nhằm 
phát triển sức nhanh có chu kỳ cho Nữ 
sinh viên chuyên sâu Thể dục năm thứ 
Bảng 3.1: Lựa chọn các test đánh giá phát triển sức nhanh có chu kỳ cho nữ sinh 
viên chuyên sâu Thể dục năm thứ 3 Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội 
 (n = 20) 
TT Nội dung test Đồng ý Tỷ lệ % 
1 Chạy 30m xuất phát cao (s) 20 100% 
2 Chạy 30m xuất phát thấp (s) 14 70% 
3 Chạy 60m xuất phát cao (s) 12 60% 
4 Chạy 60m xuất phát thấp (s) 19 95% 
5 Bật xa 3 bước không đà (cm) 9 45% 
6 Test bật xa tại chỗ(cm) 10 50% 
7 Chạy 100m xuất phát thấp (s) 5 25% 
8 Nhảy dây 10s (lần) 18 90% 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
 31 
ba Trường Đại học Sư phạm Thể dục 
Thể thao Hà Nội 
3.2.1. Cơ sở khoa học và những 
nguyên tắc biên soạn một số tổ hợp kỹ 
thuật Khiêu vũ Thể thao 
Căn cứ vào cơ sở lý luận của môn học 
Khiêu vũ thể thao, căn cứ vào thực tiễn 
giảng dạy và huấn luyện Khiêu vũ thể 
thao, căn cứ vào các tài liệu, giáo trình 
của các tác giả trong và ngoài nước, để 
biên soạn ra các tổ hợp Khiêu vũ thể thao 
nhằm phát triển sức nhanh có chu kỳ cho 
Nữ sinh viên chuyên sâu Thể dục năm thứ 
3 Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể 
thao Hà Nội, cần phải đáp ứng được một 
số nguyên tắc cơ bản sau: 
+ Nguyên tắc 1: Các tổ hợp Khiêu vũ 
thể thao được biên soạn phải có định 
hướng phát triển tố chất tốc độ rõ rệt, phù 
hợp với đối tượng nghiên cứu. 
+ Nguyên tắc 2: Các tổ hợp Khiêu vũ 
thể thao được biên soạn phải có hình thức 
và phương pháp tập luyện phù hợp với 
điều kiện thực tiễn. 
+ Nguyên tắc 3: Các tổ hợp Khiêu vũ 
thể thao được biên soạn phải đảm bảo tính 
hợp lý về nội dung và hình thức tập luyện, 
khối lượng vận động phải phù hợp với đặc 
điểm của đối tượng nghiên cứu, điều kiện 
trong giảng dạy, học tập và rèn luyện của 
Nhà trường. 
+ Nguyên tắc 4: Các tổ hợp Khiêu vũ 
thể thao được biên soạn phải có tính hiệu 
quả, nâng cao nhanh chóng sức nhanh có 
chu kỳ của sinh viên chuyên sâu Thể dục. 
+ Nguyên tắc 5: Các tổ hợp Khiêu vũ 
thể thao được biên soạn phải có tính đa 
dạng, tạo được hứng thú tập luyện cho 
sinh viên. 
+ Nguyên tắc 6: Các tổ hợp Khiêu vũ 
thể thao được biên soạn phải có tính tiếp 
cận với phương pháp huấn luyện sức 
nhanh có chu kỳ trong huấn luyện thể thao 
hiện đại. 
3.2.2. Biên soạn một số tổ hợp kỹ thuật 
Khiêu vũ Thể thao 
Để lựa chọn được những tổ hợp khiêu 
vũ thể thao mà tác giả biên soạn có tính 
đặc trưng, phù hợp với đặc điểm của đối 
tượng và điều kiện nghiên cứu, có hiệu 
quả cao nhất trong việc phát triển sức 
nhanh có chu kỳ cho Nữ sinh viên chuyên 
sâu Thể dục năm thứ 3 Trường Đại học 
Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội. Đề tài 
tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, giáo 
viên, huấn luyện viên, trọng tài và những 
người đang trực tiếp làm chuyên môn về 
chuyên sâu thể dục, Khiêu vũ thể thao, 
những người có kinh nghiệm lâu năm 
trong công tác giảng dạy, huấn luyện... số 
phiếu phát ra là 20 phiếu, số phiếu thu về 
là 20 phiếu. Dựa vào kết quả phỏng vấn 
đề tài xác định chỉ lấy những tổ hợp có tỷ 
lệ 80% ý kiến đồng ý trở lên để đưa vào 
thực nghiệm. 
Cụ thể đề tài đã biên soạn được 06 tổ 
hợp khiêu vũ thể thao đó là: 
+ Điệu Chachacha: 
Tổ hợp 1: Bao gồm các kỹ thuật sau: 
- Time Step 
- Close Basic Movement 
- New York 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
 32 
- Hand to hand 
- Spot Turn 
Tổ hợp 2: Bao gồm các kỹ thuật sau: 
- Comeback Chasse 
- Cuban Break 
- Time step 
- Shouder to Shouder 
- Walks and Whisks 
+ Điệu Samba: 
Tổ hợp 1: Bao gồm các kỹ thuật sau: 
- Samba Whisk 
- Stationnary Samba Walks 
- Promenade Samba Walks 
- Side Samba Walks 
- Promenade Botafogos 
Tổ hợp 2: Bao gồm các kỹ thuật sau: 
- Criss Cross Botafogo 
- Criss Cross Volta 
- Cruzado Walks 
- Cruzado Locks 
- Samba Walks 
+ Điệu Jive: 
Tổ hợp 1: Bao gồm các kỹ thuật sau: 
- Link 
- Whip 
- Fallaway 
- Fallaway 
- American Spin 
Tổ hợp 2: Bao gồm các kỹ thuật sau: 
- Kick 1 
- Kick 2 
- Kick 8 
- Chicken Walks 
- Hip Bump 
3.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả một 
số tổ hợp kỹ thuật Khiêu vũ Thể thao 
nhằm phát triển tố chất tốc độ cho nữ sinh 
viên chuyên sâu Thể dục năm thứ ba 
Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể 
thao Hà Nội. 
Qua bảng 3.2, cho ta thấy: Qua kết quả 
kiểm tra trước thực nghiệm tất cả các chỉ 
tiêu giữa 2 nhóm thực nghiệm và nhóm 
đối chiếu là tương đương nhau, sự khác 
biệt ở các chỉ số này đều không có ý nghĩa 
thống kê ttính < tbảng (p < 0.05). Chứng tỏ 
sự phân nhóm trước thực nghiệm giữa 2 
nhóm là ngẫu nhiên và khách quan. 
Bảng 3.2: So sánh kết quả kiểm tra sức nhanh có chu kỳ 
giữa 2 nhóm trước thực nghiệm(nA = nB = 9) 
TT 
Thông số toán thống kê 
Chỉ số kiểm tra 
Nhóm ĐC 
AX   
(n = 9) 
Nhóm TN 
BX   
(n = 9) 
T tính P 
1 Chạy 30m xuất phát cao (s) 4.12±0.24 4.11±0.45 0.78 
>0.05 2 Chạy 60m xuất phát thấp (s) 8.28±0.13 8.57±0.53 1.12 
3 Nhảy dây 10s (lần) 32.21±2.87 33.65±2.17 1.34 
Bảng 3.3: So sánh kết quả kiểm tra sức nhanh có chu kỳ giữa 2 nhóm thực nghiệm 
 và đối chứng sau 9 tháng thực nghiệm: (nA = nB = 9) 
TT 
Thông số toán thống kê 
Chỉ số kiểm tra 
Nhóm ĐC 
AX   
(n = 9) 
Nhóm TN 
BX   
(n = 9) 
T tính P 
1 Chạy 30m xuất phát cao (s) 4.02±0.12 3.86±0.05 2.45 
 0.05 2 Chạy 60m xuất phát thấp (s) 8.13±0.10 8.01±0.23 2.78 
3 Nhảy dây 10s (lần) 35.45±2.77 38.45±2.89 2.54 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
 33 
Qua bảng 3.3 cho thấy: Sau 9 tháng thực 
nghiệm, kết quả kiểm tra của 2 nhóm thực 
nghiệm và đối chứng đã có sự khác biệt 
đáng kể tất cả các test thể hiện ở ttính>tbảng 
ở ngưỡng xác suất (p  0.05). Điều này 
chứng tỏ các tổ hợp kỹ thuật Khiêu vũ 
Thể thao phát triển phát triển sức nhanh 
có chu kỳ cho Nữ sinh viên chuyên sâu 
Thể dục năm thứ 3 Trường Đại học Sư 
phạm Thể dục Thể thao Hà Nội được đề 
tài biên soạn đã phát huy hiệu quả hơn hẳn 
so với các bài tập đang ứng dụng. 
Từ số liệu của Bảng 3.4 cho thấy: sau 9 
tháng tập luyện cả hai nhóm thực nghiệm 
và đối chứng đều nhận thấy có nhịp độ 
tăng trưởng tương đối tốt. Có nghĩa là giá 
trị của các chỉ số đều có sự tăng trưởng 
tốt. Tuy nhiên, nhóm thực nghiệm có sự 
tăng trưởng lớn hơn nhóm đối chứng thể 
hiện qua bảng 3.4 nêu trên. 
Ta có thể thấy rõ hơn mức độ tăng 
trưởng sức mạnh tốc độ, mức độ tăng 
trưởng sức mạnh tốc độ của hai nhóm 
thực nghiệm và đối chứng cò thể hiện qua 
hình cột dưới đây: 
1,825
1,314
1,062
3,658
4,805
2,864
0
1
2
3
4
5
6
Test 1 Test 2 Test 3
Nhóm đói chứng Nhóm thực nghiệm
Biểu đồ 3.5: So sánh mức độ tăng trưởng sức mạnh tốc độ của hai nhóm 
thực nghiệm và đối chứng sau 9 tháng tập luyện. 
Bảng 3.4: So sánh nhịp độ tăng trưởng sức nhanh có chu kỳ của hai nhóm thực nghiệm 
và đối chứng sau 9 tháng thực nghiệm: (nA = nB = 09) 
TT Nhóm Chỉ số 
W nhóm đối 
chứng (%) 
W nhóm thực 
nghiệm (%) 
Chênh lệch 
1 Chạy 30m xuất phát cao (s) 1.825 3.658 1.833 
2 Chạy 60m xuất phát thấp (s) 1.314 4.805 3.491 
3 Nhảy dây 10s (lần) 1.062 2.864 1.802 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
 34 
Tóm lại, qua quá trình nghiên cứu và 
kết quả thực nghiệm của đề tài cho thấy 
những tổ hợp kỹ thuật Khiêu vũ Thể thao 
do tác giả biên soạn có thể phát triển được 
tố chất tốc độ cho Nữ sinh viên chuyên 
sâu Thể dục năm thứ 3 Trường đại học Sư 
phạm Thể dục Thể thao Hà Nội. Thực tiễn 
cho thấy các tổ hợp này có hiệu quả hơn 
hẳn so với các bài tập truyền thống hiện 
đang áp dụng. 
4. Kết luận 
- Đề tài lựa chọn 03 Test để đánh giá 
sức nhanh có chu kỳ cho Nữ sinh viên 
chuyên sâu Thể dục năm thứ ba Trường 
đại học Sư phạm hể dục Thể thao Hà 
Nội. 
- Đề tài đã biên soạn được 06 tổ hợp 
kỹ thuật Khiêu vũ thể thao để phát triển tố 
chất tốc độ cho Nữ sinh viên chuyên sâu 
Thể dục. 
Thực nghiệm sư phạm đã chứng minh 
các tổ hợp kỹ thuật Khiêu vũ thể do tác 
giả biên soạn hoàn toàn có khả năng phát 
triển sức nhanh có chu kỳ cho Nữ sinh 
viên chuyên sâu Thể dục năm thứ ba 
Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể 
thao Hà Nội. Sự khác biệt sau thực 
nghiệm giữa nhóm thực nghiệm và nhóm 
đối chứng đều đạt độ tin cậy thống kê cần 
thiết với p  0.05 đến p  0.01. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Vũ Thanh Mai (2011), Giáo trình Khiêu vũ thể thao,NXB TDTT, Hà Nội. 
2. Dương Nghiệp Chí (1987), phương pháp lập test đánh giá khả năng tập luyện trong thể 
thao,Bản tin KHKT TDTT. 
3. Nguyễn Toán, Phạm Danh tốn (2006), Lý luận và phương pháp thể dục thể thao,NXB 
TDTT ,Hà Nội. 
4. Nguyễn Kim Xuân (1997), Một số vấn đề đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV 
TDDC,Thông tin KHKT TDTT. 
5. Daxiorơxki V.M (1978), Các tố chất thể lực của VĐV, NXB TDTT, Hà Nội. 
 6. Aulic I.V (1982), Đánh giá trình độ tập luyện thể thao, NXB TDTT Hà Nội. 
7. Yanghua (2015), 体育舞蹈运动教程,北京体育大学出版社. 
8. wenlong (2016),中国体育舞蹈联合会技术等级教材,北京体育大学出版社. 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_bien_soan_mot_so_to_hop_ky_thuat_khieu_vu_the_tha.pdf