Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo

TÓM TẮT

Bài viết tập trung làm rõ các vấn đề liên quan đến nghệ thuật xây dựng nhân vật

trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại dưới ảnh hưởng của khuynh hướng hiện thực

huyền ảo. Các kiểu nhân vật được phân tích, diễn giải trong bài viết gồm: nhân vật

nghịch dị và biến dạng; nhân vật tâm linh và vô thức; nhân vật huyền ảo và ma quái.

Các kiểu nhân vật này đã tạo nên một bước ngoặt mới về việc xây dựng nhân vật

trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, góp phần vào đổi mới văn học Việt Nam

đương đại.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo trang 1

Trang 1

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo trang 2

Trang 2

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo trang 3

Trang 3

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo trang 4

Trang 4

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo trang 5

Trang 5

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo trang 6

Trang 6

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo trang 7

Trang 7

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo trang 8

Trang 8

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo trang 9

Trang 9

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang xuanhieu 4480
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo
2.3. Kiểu nhân vật huyền ảo và 
ma quái 
Trong thế giới hiện thực huyền ảo 
kiểu nhân vật hư ảo, ma quái cũng là 
kiểu nhân vật đặc tả khuynh hướng này, 
nó xuất hiện nhiều trong các tiểu thuyết 
Việt Nam đương đại. Kiểu nhân vật này 
cũng đã xuất hiện trong truyện truyền 
kỳ, trong dòng văn học kỳ ảo hiện đại 
giai đoạn 1930 - 1945. Đến thời kỳ văn 
học đương đại, đặc biệt là trong tiểu 
thuyết kiểu nhân vật này lại một lần nữa 
làm điểm tựa cho dòng tiểu thuyết hiện 
thực huyền ảo. Theo tác giả Bùi Thanh 
Truyền, có hai nguyên nhân chính để 
xuất hiện kiểu nhân vật ma quái, đó là: 
“Quan niệm vạn vật hữu linh thuần 
phác của dân gian và một quan niệm 
khá đặc trưng và rất phổ biến ở đa số 
các nước phương Đông tiền nông 
nghiệp - quan niệm phi nhị nguyên về 
thế giới” [9, tr. 75]. Ngoài những yếu tố 
mang tính tâm linh bản địa, thêm vào 
đó là sự tác động từ các luồng tư tưởng 
văn học nước ngoài, nhất là kiểu nhân 
vật ma quái trong văn học hiện thực 
huyền ảo của Mĩ Latin đã tạo nên một 
cú huých lớn cho sự xuất hiện kiểu nhân 
vật này. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 
80 
Nhân vật trong Người sông Mê của 
Châu Diên đều là những hồn ma hoặc 
được hiện lên qua sự cảm nhận của hồn 
ma. Một thế giới nhân vật mang đậm 
tính siêu thực. Khánh trong Người sông 
Mê sau khi gặp tai nạn chết nhưng hồn 
ma của Khánh lại tiếp tục sống ở kiếp 
chết. Khánh chết nhưng vẫn nghe tiếng 
những người xung quanh khi mình vừa 
ngã xuống, vẫn yêu và cảm nhận được 
vẻ đẹp của cuộc đời này. Kiếp trước của 
Khánh là Lê nin, là Hoàn Cầu, là Chiền 
Chiện, là cậu bé với câu chuyện bà kể 
về sông Mê bến Lú Khánh sợ qua 
sông Mê, sợ ăn cháo bến Lú vì như thế 
anh ta sẽ quên hết mọi thứ ở dương 
gian, Khánh bảo: “mình kiên quyết 
không chịu quên”. Khánh chết rồi 
nhưng vẫn sống trong trạng thái mơ hồ, 
luôn muốn xác định mình đã chết chưa. 
Tác giả Nguyễn Đức Toàn nhận định: 
“Bằng tư duy trò chơi, Châu Diên còn 
tạo nên yếu tố huyền ảo trong chính nội 
quan nhân vật, tức trạng thái huyền ảo 
được tạo nên bởi sự cảm nhận của các 
nhân vật chứ không chỉ ở những yếu tố 
mang tính siêu thực” [10, tr. 230]. 
Khánh là một hồn ma nhưng lại muốn 
sống như con người thực, không muốn 
xa thế giới thực. Hồn ma Khánh đã 
nhập vào những con người ở kiếp trước 
để sống lại các kiếp mà linh hồn Khánh 
từng trải qua. Điều này chỉ có thể tồn tại 
trong trí tưởng tượng, trong tín ngưỡng 
chứ không thể tồn tại trong cuộc sống 
hiện thực. Nhân vật “tao” - kẻ ẩn mình 
trong bóng tối, đại diện cho bóng tối 
trong Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh - 
vốn là hồn ma của một lão ăn mày, đã 
từng làm chủ tịch xã trong cải cách 
ruộng đất và hãm hại nhiều người, 
nhưng về sau lại thân tàn ma dại, lang 
thang khắp nơi kiếm cơm thừa canh cặn 
đến một ngày hắn chết bị bó trong một 
cái chăn đầy rận, nhét đại xuống cái hố 
bảo là huyệt cho sang. Hắn chết trong 
lòng đầy thù hận, hồn ma hắn vất vưởng 
trong cái miếu của làng Thổ Ô. Sống 
dưới một hồn ma nhưng lòng thù hận 
trong hắn vẫn luôn âm ỉ đợi cơ hội để 
báo thù người dương thế. Hiếu trong 
Mình và họ của Nguyễn Bình Phương 
cũng là một hồn ma trong chuyến xe 
xuống. Tác phẩm mở đầu bằng cú gieo 
mình xuống vực của nhân vật Hiếu, sau 
đó mạch truyện diễn ra song song với 
chuyến xe lên và xe xuống. Chuyến lên 
là chuyến nhân vật Hiếu chạy trốn thực 
tại, tìm về miền ký ức qua cuốn nhật ký 
của người anh tên Thuận. Chuyến 
xuống là câu chuyện của hồn ma Hiếu 
những ám ảnh về cuộc đời đã trải qua 
của anh. Tác phẩm xây dựng nhân vật 
bằng hồn ma nhưng lại vẽ lên một bức 
tranh đầy ắp sự kiện: chuyện về cuộc 
chiến tranh biên giới phía Bắc, chuyện 
ăn cao bành trướng, chuyện ăn thịt 
người, chuyện khai thác tù binh đan 
xen vào đó là câu chuyện về cuộc đời 
“mình”, chuyện về thổ phỉ Tác giả 
Nguyễn A Say nhận định: “Thế giới 
huyền ảo không phải là một thực thể tồn 
tại bên ngoài nhân vật mà từ trong tâm 
thức biểu hiện ra. Chính thế giới ảo đó 
phản ánh tâm lý thật của Hiếu, hiện lên 
nội tâm của nhân vật: có chút sợ hãi, 
nghi hoặc, bất lực lẫn ăn năn, hối 
hận,” [11]. Không chỉ riêng tiểu 
thuyết Mình và họ, rất nhiều tiểu thuyết 
khác của Nguyễn Bình Phương cũng 
xây dựng một thế giới ma tràn ngập. 
Những đứa trẻ chết già là một câu 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 
81 
chuyện huyền thoại về ngôi làng Phan 
với kho báu bí ẩn, song song với mạch 
truyện huyền thoại này lại có một mạch 
truyện khác miêu tả cuộc hành trình 
không có điểm khởi đầu của bốn hồn 
ma trên một chiếc xe trâu. Họ hiện lên 
vừa thực vừa ảo, ở đó nhà văn như dẫn 
dắt người đọc vào một thế giới mê 
cung, kỳ bí và huyễn hoặc, có khi người 
đọc nghĩ họ đang sống, nhưng ở một lúc 
khác lại nghĩ họ không tồn tại thế giới 
này mà ở một thế giới khác, đó là thế 
giới của hồn ma. Mạch truyện nào cũng 
có phần ma quái xuất hiện, ma cụt đầu, 
ma không mũi, ma biến hình từ già sang 
trẻ, ma hóa thân thành cô gái xinh đẹp, 
ma chỉ là cái bóng lờ mờ Chất huyền 
ảo được Nguyễn Bình Phương khai thác 
một cách triệt để xây dựng một thế giới 
đầy “ma quái” trong cuốn tiểu thuyết. 
Nỗi sợ hãi vây kín khắp nơi, bởi nơi đâu 
cũng có ma xuất hiện: ma báo oán, báo 
ân, ma yêu, ma đội lớp người biến ảo 
liên tục Mỗi lần xuất hiện là mỗi con 
ma có hình dáng khác nhau: “Người 
đàn bà không có mặt. Mặt bà ta chỉ là 
một khoảng rỗng đen ngòm” [2, tr. 20]; 
“Người con gái trắng mờ như khói, 
chẳng nhìn rõ mặt mũi gì cả. Người con 
gái biến mất, thay vào đó là một con rắn 
vừa lột da mềm nhũn” [2, tr. 25]; Một 
bà già tóc bạc phơ đi một quãng biến 
thành người đàn bà trạc bốn mươi tuổi, 
lại biến thành một cô gái trẻ, lại biến 
thành một đứa trẻ, sau đó thì không thấy 
đâu nữa” [2, tr. 60]. 
Trong Người đi vắng, hình ảnh ma 
xuất hiện nhiều lần dưới dạng vật mờ 
ảo. Người ta nhận ra ma qua bóng dáng 
một người đàn bà quái dị bên một cái 
xác của một người đàn ông bí ẩn hoặc 
qua tiếng bước chân lướt nhẹ: “Hình 
như có những âm thanh lạ vọng ra từ 
bãi tha ma, tiếng rì rầm hổn hển lúc 
dâng lên hạ xuống khi ùa đến gần rồi lùi 
xa chợp chờn mê hoặc... Bước chân rào 
rào đạp qua lá khô, tiến lại phía Kỷ 
nhưng không hề thấy người... Một vật 
mờ lướt giữa những vệt sáng tách ra từ 
bóng hàng xoan, nó lướt nhẹ, nhấp nhô 
nhưng vọng lên tiếng rào rào của lá” [4, 
tr. 94]. Ma không chỉ xuất hiện trong 
một chốc, một lát, một khoảng thời gian 
nhất định mà nó hiện hình ở mọi nơi, 
mọi chỗ, ở đâu có người, ở đó có ma. 
Nguyễn Bình Phương viết về ma với 
một thái độ không bình luận, tạo 
khoảng trống cho sự giải mã và tiếp 
nhận của độc giả. Tác giả Phùng Văn 
Khai nhận định về quan điểm viết văn 
về ma trong sáng tác Nguyễn Bình 
Phương: “Có những lúc viết văn là viết 
cho những linh hồn, những linh hồn 
không riêng là những linh hồn ở nơi cực 
lạc, viên mãn, đang háo hức với những 
vị trí tốt đẹp của mình, mà là những linh 
hồn bơ vơ, lạc lõng, vong thân, vong 
quốc, băn khoăn, oan khuất đang trú 
ngụ dật dờ nơi bờ cây, ngọn cỏ, sỏi đá, 
cát bụi, cống rãnh, rừng thiêng, nước 
độc...” [12]. Nếu viết về những linh hồn 
bơ vơ, lạc lõng, vong thân, vong quốc, 
băn khoăn, oan khuất đang trú ngụ dật 
dờ nơi bờ cây, ngọn cỏ, rừng thiêng, 
nước độc thì hẳn những tiểu thuyết viết 
về đề tài chiến tranh kiểu nhân vật ma 
quái này khá phổ biến. Các nhân vật 
trong Tàn đen đóm đỏ của Phạm Ngọc 
Tiến chủ yếu là những hồn ma chết trận 
dật dờ trong một cái hang u tối đầy dơi. 
Ở đó có một ông già “9 năm” đại diện 
cho thế hệ trước, thế hệ kháng chiến 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 
82 
chống Pháp. Một người đóng vai trò 
biết tuốt vì đủ độ lắng của đau khổ, hy 
sinh. Các nhân vật còn lại là một anh 
chiến sĩ tên Phương bị thương bị bỏ lại 
và mất ở trong hang, một anh lính ngụy 
bị đồng đội tiêu diệt và một cô chiến sĩ 
giải phóng không có tên. Những nhân 
vật trong đó đầy đủ các thế hệ, có cả ta, 
địch. Họ cũng có tình yêu, có thù hận, 
có hồi ức, có tất cả những thứ như một 
con người bình thường. Họ còn khao 
khát tương lai, trong cái thế giới ấy họ 
không thể chạm được vào nhau. Mọi cố 
gắng chạm vào đều khiến họ đau đớn. 
Họ cũng không thể đi thoát khỏi cái 
hang đó được. Tất cả ngồi đợi mỏi mòn 
đến ngày chiến thắng, từng sư đoàn lần 
lượt trở về quê hương, liệu có ai còn 
nhớ đến họ? Những linh hồn bơ vơ nơi 
chiến trận này mãi mãi là một nỗi đau 
lớn không chỉ đối với người thân họ mà 
của cả dân tộc. Một đất nước có hàng 
vạn người ra đi nhưng liệu mấy ai được 
trở về sau chiến tranh. Tác phẩm như 
một lời tri ân của Phạm Ngọc Tiến dành 
cho những người đã khuất. Nỗi buồn 
chiến tranh của Bảo Ninh cũng miêu tả 
vô vàn hình ảnh ma quái bên kia truông 
núi Gọi Hồn, nơi đây người ta có thể 
“trông thấy nhiều quái vật lông lá có cả 
cánh lẫn vú với cái đuôi kỳ nhông kéo 
lết và họ ngửi thấy mùi tanh máu từ 
chúng, nghe thấy chúng gào rú và ca hát 
trong các hang động tối om ở chân đèo 
Thăng Thiên bên kia truông núi Gọi 
Hồn. Nhiều người đã chính mắt nom 
thấy những toán lính da đen không đầu 
chơi trò rước đèn ở ven rừng. Song đặt 
biệt rùng rợn là những tiếng rú man dại 
thường cất lên vào những buổi tinh mơ 
mờ mịt mưa giăng làm tái sạm mặt mày 
những ai chẳng may mà nghe phải” [7, 
tr. 21]. Theo dần năm tháng chính 
những hồn ma chết trận tại truông núi 
Gọi Hồn năm xưa trở thành nỗi ám ảnh 
trong Kiên, một người lính trở về sau 
chiến tranh. Nó luôn dằng dặc trôi qua 
trong hồi ức của Kiên lẳng lặng âm 
thầm kéo lê mãi trong đời anh nỗi buồn 
đau về chiến tranh. Không buồn đau sao 
được bởi vì “chiến tranh nó là cái gì 
nếu không phải là ngày nào cũng nhìn 
thấy người chết, ngày nào cũng chôn 
người chết mà vẫn chưa đến lượt mình” 
[7, tr. 42]. Việc xây dựng kiểu nhân vật 
là những hồn ma chết trận, Bảo Ninh 
như muốn hướng đến một cái nhìn trần 
trụi hơn về chiến tranh. Chiến tranh 
không chỉ có chiến thắng, không chỉ 
vinh quang mà còn có thất bại, còn có 
cả sự hy sinh. Chính những linh hồn tử 
trận bơ vơ nơi rừng núi này trở thành 
một nỗi đau lớn không bao giờ nguôi 
đối với một dân tộc trải qua nhiều cuộc 
chiến tranh như đất nước ta. Bảo Ninh 
viết: “Hình như có bao nhiêu nâm mồ 
vô danh và bộ xương đã mất lai lịch thì 
có bấy nhiêu huyền thoại cùng với hằng 
hà dị bản hợp lại thành kho tàng những 
truyện truyền kỳ về sự nghiệp thiêng 
liêng đau khổ của người lính chống Mỹ, 
một sự nghiệp vừa được ghi nhớ vĩnh 
hằng vừa không ngừng bị lãng quên” 
[7, tr. 111]. 
Như vậy kiểu nhân vật ma quái 
trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại 
có khi chỉ là những dấu chấm, những ký 
hiệu hình hài mờ nhạt cũng có khi hiện 
hình dáng rõ rệt cụ thể. Số lượng ma 
cũng hết sức đông đảo, không chỉ là 
một bóng ma mà còn một túm, một đàn, 
một đoàn người Ma là đàn bà, là trẻ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 
83 
con, là đàn ông, là những cặp vợ chồng, 
và có cả những con ma nghịch dị Một 
thế giới ma đầy đủ như thế giới người 
nơi dương thế và cũng đầy chất chứa 
nỗi sầu muộn suy tư. Việc kiến tạo nên 
một thế giới nhân vật này góp phần bổ 
khuyết những thiếu hụt về việc xây 
dựng thế giới nhân vật trong tiểu thuyết 
truyền thống (1945 - 1975), mở ra nhiều 
tiềm năng mới trong việc mở rộng 
phạm vi khám phá các kiểu nhân vật 
cho tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 
3. Kết luận 
Sự hiện diện lối viết hiện thực 
huyền ảo trong tiểu thuyết đương đại 
phần nào đó đã bổ khuyết cho sự thiếu 
hụt thời kỳ văn học trước, cũng là một 
bước phát triển mới của tiểu thuyết Việt 
Nam. Điều đó đã tạo nên một bước 
ngoặt quan trọng trong kiến tạo thế giới 
nghệ thuật tiểu thuyết, trong đó có nghệ 
thuật xây dựng nhân vật. Những đổi mới 
về quan niệm con người trong văn xuôi 
Việt Nam đương đại đã kéo theo những 
đổi mới trong cách xây dựng nhân vật 
trong tác phẩm. Chính những đổi mới 
này đã tạo nên bước ngoặt lớn trong tiến 
trình phát triển văn xuôi nói chung và 
tiểu thuyết nói riêng. Dưới màu sắc hiện 
thực huyền ảo, các nhà tiểu thuyết đương 
đại đã có một hướng đi mới trong cách 
xây dựng nhân vật. Ở đó nhà văn có thể 
tự do sáng tạo nhiều kiểu nhân vật khác 
nhau đi từ cõi dương đến cõi âm, đi từ ý 
thức đến vô thức, đi từ tỉnh đến điên 
Tất cả tạo nên một thế giới vừa thực vừa 
ảo cứ đan cài vào nhau. Nói như nhà văn 
Hồ Anh Thái, hãy để “tiểu thuyết như 
một giấc mơ dài, gấp sách lại người ta 
vừa mừng rơn như vừa thoát khỏi một 
cơn ác mộng, lại vừa tiếc nuối vì phải 
chia tay với những điều mà đời thực 
không có”. Dưới một cảm quan mới về 
thực tại qua lăng kính huyền ảo, tiểu 
thuyết đương đại sẽ mãi là giấc mơ dài 
trong lòng bạn đọc. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Huỳnh Thu Hậu (2018), “Nhân vật nghịch dị trong tiểu thuyết đương đại Việt 
Nam”,  (30/10/2017) 
2. Nguyễn Bình Phương (2002), Những đứa trẻ chết già, Nhà xuất bản Hội Nhà 
văn, Hà Nội 
3. Nguyễn Bình Phương (2005), Thoạt kỳ thủy, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 
4. Nguyễn Bình Phương (2006), Người đi vắng, Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội 
5. Phạm Thị Hoài (1995), Thiên sứ, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội 
6. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam (1975 - 1995) - những đổi mới 
cơ bản, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội 
7. Bảo Ninh (2001), Nỗi buồn chiến tranh, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 
8. Dương Thị Thùy Nhung (2017), “Con người tự thú trong tiểu thuyết Và khi tro 
bụi của Đoàn Minh Phượng”,  (30/10/2017) 
9. Bùi Thanh Truyền (2014), Yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam, 
Nhà xuất bản Văn học - Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội 
10. Nguyễn Đức Toàn (2016), Văn xuôi Việt Nam đương đại - Hiện tượng và bút 
pháp, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 
84 
11. Nguyễn A Say (2017), “Tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình Phương 
gợi mở từ lý thuyết trò chơi”, Tạp chí Khoa học - Đại học Văn Hiến, số 1, tr. 24-34 
12. Phùng Văn Khai (2007), Tản mạn Nguyễn Bình Phương (Chân dung văn 
học), Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 
THE ART OF BUILDING CONTEMPORARY CHARACTERS 
IN CURRENT VIETNAMESE NOVELS UNDER 
THE TENDANCY OF FANCIFUL REALISM 
ABSTRACT 
The article focuses on issues related to the art of character building in 
contemporary Vietnamese novels under the influence of fanciful realism. Character 
types analyzed and described in the article include the character in jeopardy, 
character in the spiritual and unconscious world; virtual character, ghost”. These 
types of characters have created a new turning point in building characters in 
contemporary Vietnamese novels, and contributed to the innovation of contemporary 
Vietnamese literature. 
Keywords: Novels, realistic, fanciful, contemporary, characters, trends 
(Received: 30/1/2018, Revised: 6/5/2018, Accepted for publication: 19/3/2019) 

File đính kèm:

  • pdfnghe_thuat_xay_dung_nhan_vat_trong_tieu_thuyet_viet_nam_duon.pdf