Nghệ thuật diễn xướng dân gian trong phát triển du lịch cộng đồng: Một nghiên cứu xuyên ngành tại tháp Bà Po Nagar – Nha Trang

Quá trình phát triển của du lịch tâm linh, tín ngưỡng dẫn đến sự xuất hiện của một

số sản phẩm du lịch dựa trên nguồn lực nghi lễ, diễn xướng dân gian. Với nghiên cứu

trường hợp tại tháp Bà Po Nagar, thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) bằng phương

pháp điền dã dân tộc học (quan sát tham gia và phỏng vấn sâu), bài viết này cung cấp

khung phân tích để giải thích phương thức tham gia của các chủ thể, cách thức khai thác

sản phẩm du lịch và đánh giá tính hiệu quả của mô hình du lịch dựa vào cộng đồng. Kết

quả nghiên cứu cho thấy các sản phẩm du lịch này phản ánh cách tiếp cận mới về khai

thác nguồn lực nghi lễ, diễn xướng, thể hiện vai trò, sự đóng góp của cộng đồng. Quá

trình xây dựng sản phẩm du lịch diễn xướng dân gian hàm chứa giá trị văn hóa và liên

kết tộc người. Những yếu tố này cần được làm rõ để đánh giá sự thành công và hạn chế

của sản phẩm diễn xướng dân gian nhìn từ mô hình du lịch cộng đồng. Qua đó, nghiên

cứu này đề xuất sự cần thiết phải tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng

sản phẩm du lịch với tư cách là chủ thể thực hành và bảo tồn văn hóa

Nghệ thuật diễn xướng dân gian trong phát triển du lịch cộng đồng: Một nghiên cứu xuyên ngành tại tháp Bà Po Nagar – Nha Trang trang 1

Trang 1

Nghệ thuật diễn xướng dân gian trong phát triển du lịch cộng đồng: Một nghiên cứu xuyên ngành tại tháp Bà Po Nagar – Nha Trang trang 2

Trang 2

Nghệ thuật diễn xướng dân gian trong phát triển du lịch cộng đồng: Một nghiên cứu xuyên ngành tại tháp Bà Po Nagar – Nha Trang trang 3

Trang 3

Nghệ thuật diễn xướng dân gian trong phát triển du lịch cộng đồng: Một nghiên cứu xuyên ngành tại tháp Bà Po Nagar – Nha Trang trang 4

Trang 4

Nghệ thuật diễn xướng dân gian trong phát triển du lịch cộng đồng: Một nghiên cứu xuyên ngành tại tháp Bà Po Nagar – Nha Trang trang 5

Trang 5

Nghệ thuật diễn xướng dân gian trong phát triển du lịch cộng đồng: Một nghiên cứu xuyên ngành tại tháp Bà Po Nagar – Nha Trang trang 6

Trang 6

Nghệ thuật diễn xướng dân gian trong phát triển du lịch cộng đồng: Một nghiên cứu xuyên ngành tại tháp Bà Po Nagar – Nha Trang trang 7

Trang 7

Nghệ thuật diễn xướng dân gian trong phát triển du lịch cộng đồng: Một nghiên cứu xuyên ngành tại tháp Bà Po Nagar – Nha Trang trang 8

Trang 8

Nghệ thuật diễn xướng dân gian trong phát triển du lịch cộng đồng: Một nghiên cứu xuyên ngành tại tháp Bà Po Nagar – Nha Trang trang 9

Trang 9

Nghệ thuật diễn xướng dân gian trong phát triển du lịch cộng đồng: Một nghiên cứu xuyên ngành tại tháp Bà Po Nagar – Nha Trang trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang xuanhieu 3340
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nghệ thuật diễn xướng dân gian trong phát triển du lịch cộng đồng: Một nghiên cứu xuyên ngành tại tháp Bà Po Nagar – Nha Trang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghệ thuật diễn xướng dân gian trong phát triển du lịch cộng đồng: Một nghiên cứu xuyên ngành tại tháp Bà Po Nagar – Nha Trang

Nghệ thuật diễn xướng dân gian trong phát triển du lịch cộng đồng: Một nghiên cứu xuyên ngành tại tháp Bà Po Nagar – Nha Trang
thì với mức lao 
động và thụ hưởng nhờ trình diễn múa Chăm đã mang lại sự ổn định về kinh tế. 
 “Nói chung thì ăn ở họ lo, tiền lương thì 3 triệu/tháng, lương 3 triệu mới tăng đây thôi, trước đây 
có khoảng mấy trăm ngàn. Mình cũng có thêm tiền khách boa, bồi dưỡng, cũng nhờ cái đó thôi” (PVS, 
ông C, nghệ nhân người Chăm, Ninh Thuận). 
 Bên cạnh lợi ích kinh tế, người tham gia cũng thể hiện quyền cộng tác và góp ý, 
tư vấn cho nhà quản lý trong chọn lựa nhân sự và kế hoạch thực hiện. Với phương thức 
khai thác sản phẩm du lịch tại tháp Bà Po Nagar, có thể thấy rằng nhà quản lý chỉ trực 
tiếp tác động đến người đại diện cộng đồng, và để cho họ tự do lựa chọn nhân sự phù 
hợp. Nhà quản lý không tham khảo và lấy ý kiến trực tiếp của các thành viên trong cộng 
đồng mà để cho cộng động tự quyết định nhờ sự chủ động dẫn dắt của người có uy tín là 
ông X.D. Như vậy, trong một phạm vi hạn chế của tính chất hợp tác giữa các bên liên 
quan, cộng đồng được trao quyền chủ động tìm kiếm cơ hội và chọn lựa người tham gia 
dựa trên tiêu chí do chính họ đề ra. 
 Bảo tồn văn hóa của cộng đồng 
 Quá trình tái tạo, phục dựng diễn xướng dân gian không chỉ quảng bá hình ảnh văn 
hóa Chăm mà còn góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống. Đặc biệt, diễn xướng múa Chăm 
với nhiều người trẻ tuổi tham gia trình diễn có tác động tích cực đến quan niệm và nhận 
thức của thành viên trong cộng đồng về giá trị và ý nghĩa của văn hóa truyền thống. 
 NPV: Vì sao chú tham gia vào đội múa? 
 NTL: Thì nói chung mình không muốn văn hóa của mình mai một, mình muốn văn hóa của mình 
để cho khách thập phương hiểu biết. (PVS, ông C, nghệ nhân Chăm, Ninh Thuận). 
 NPV: Người Chăm trong cộng đồng nói thế nào? 
 NTL: Người Chăm họ đồng ý lắm, đó là cách hay giúp bảo tồn điệu múa Chăm và con cháu múa 
Chăm múa trên tháp là chỗ thiêng liêng, họ rất thích, họ không phàn nàn gì hết. (PVS, ông T, người 
Chăm, Ninh Thuận). 
 3.2. Sản phẩm diễn xướng múa bóng của người Việt 
 3.2.1. Kế hoạch khai thác và liên kết 
 Kế hoạch khai thác diễn xướng múa bóng khởi đầu từ năm 2019 với mục đích đa 
dạng hóa loại hình sản phẩm du lịch và góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống theo chủ 
trương của Ban lãnh đạo nhiệm kì mới. Trước tiên, kế hoạch khai thác thử nghiệm múa 
bóng đặt ra mục tiêu liên kết với các nhóm múa bóng trong tỉnh Khánh Hòa. Nhà quản 
lý dự kiến liên kết với năm nhóm múa bóng (2 nhóm ở Nha Trang, 2 nhóm ở huyện 
Diên Khánh và 1 nhóm ở huyện Ninh Hòa). Trong đó, Trung tâm Bảo tồn Di tích đã 
 19 
liên kết với nhóm múa bóng Kim Thuyền Suối Đỗ (K.T.S.Đ.) tại huyện Diên Khánh để 
lên kế hoạch tập luyện, trình diễn thử nghiệm tại tháp Bà Po Nagar trong một vài buổi 
nhằm đánh giá phản ứng của khách du lịch và cộng đồng múa bóng, sau đó tìm kiếm 
một lộ trình phát triển phù hợp và lâu dài hơn. 
 Năm nhóm múa bóng dự kiến được chọn để liên kết phát triển sản phẩm diễn 
xướng theo một số tiêu chí như sau: 
 – Năm nhóm múa bóng này có thời gian thành lập sớm, trung bình khoảng trên 15 
năm. Trong đó, có 3 nhóm múa bóng còn giữ lại một số nét diễn xướng truyền thống 
(múa dâng lễ cho thần thánh hoặc sử dụng nhạc cụ, âm nhạc cổ truyền) và 2 nhóm múa 
bóng đã dung hợp với hầu đồng Tứ Phủ. 
 – Người đứng đầu các nhóm múa bóng này là những người có uy tín trong cộng 
đồng múa bóng, có thể tập hợp và kêu gọi sự tham gia của thành viên, cũng như truyền 
tải những nội dung của kế hoạch khai thác diễn xướng để tạo sự đồng thuận trong cộng 
đồng múa bóng. Trong đó, người đứng đầu nhóm múa bóng K.T.S.Đ với vị thế chủ 
quản cơ sở thờ Mẫu quan trọng hàng đầu của phái Thiên Tiên ở Khánh Hòa và được 
cộng đồng múa bóng tôn trọng. 
 – Các nhóm múa bóng này đáp ứng yêu cầu diễn xướng phù hợp với tiêu chí 
thuần phong mĩ tục, tiêu chí nghệ thuật kết hợp với tâm linh, không có biểu hiện biến 
tướng trong trình diễn. Các nhóm này đã được Ban quản lý đánh giá cao khi trình diễn 
tại tháp Bà Po Nagar vào dịp lễ hội tháng ba âm lịch hằng năm. 
 3.2.2. Kết quả 
 Khác với kì vọng về sản phẩm du lịch diễn xướng múa bóng của nhà quản lý, vì 
trên thực tế, khi tách hẳn yếu tố thiêng liêng ra khỏi múa bóng, phần còn lại là biểu diễn 
như dâng hương, dâng hoa, dâng rượu diễn ra trong thời gian ngắn với những động tác 
đơn điệu, nhàm chán, không liên tục, do đó không thể chuyển tải bản sắc văn hóa của 
nghệ thuật diễn xướng múa bóng. Trong khi đó, nghi lễ múa bóng trong lễ hội tại tháp 
Bà Po Nagar hoặc các miếu làng thường diễn ra trong thời gian dài, với đầy đủ yếu tố 
linh thiêng, nghệ thuật, thể hiện đầy đủ ý nghĩa cả đời sống tâm linh cũng như tái hiện 
hoạt động sản xuất truyền thống. Bên cạnh đó, trong một nhóm múa bóng, thông thường 
người tham gia có độ tuổi khác nhau và rất đa dạng, bao gồm nhiều thế hệ (người già, 
trung niên, thiếu niên và trẻ em). Do vậy, nếu không tuân theo thứ tự và lớp lang trình 
diễn của nghệ thuật múa bóng truyền thống thì không thể diễn tả nét đẹp và ý nghĩa văn 
hóa, tâm linh của múa bóng. Với sự hạn chế thời gian trình diễn dẫn đến không thể biểu 
lộ cảm xúc tâm linh và khó thể hiện tính nghệ thuật. Cũng chính bởi yếu tố tâm linh và 
nghệ thuật hòa quyện vào nhau như một phức hợp tồn tại trong diễn xướng múa bóng, 
cho nên, để phát triển thành một sản phẩm diễn xướng thì cần phải đầu tư nghiên cứu và 
thử nghiệm trong thời gian dài. Kết quả cuối cùng là sản phẩm múa bóng đang dừng lại 
để nhà quản lý tiếp tục nghiên cứu và thăm dò dư luận. 
 20 
Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 1(50)-2021 
 NPV: Hiện tại mình đã dừng lại rồi, nhưng trong tương lai mình có tiếp tục không, múa bóng có 
triển vọng về sản phẩm du lịch không? 
 NTL: Cái này vẫn tiếp tục, có một hướng vẫn phải phát triển, vẫn phải làm. Hướng của lãnh đạo 
Trung tâm này đều mong muốn có. Thời gian dừng lại để nghe ngóng, phát triển bền vững thì phải lâu 
dài. Mà đã xác định làm thì mức độ thành công dự đoán phải đạt 70 - 80% thì mới triển khai một cách 
quyết liệt. (PVS, ông N, cán bộ, Nha Trang). 
 NPV: Khi du lịch phát triển, việc đưa diễn xướng múa bóng ra khách du lịch có nên hay không? 
 NTL: Đây là văn hóa của đất nước Việt Nam mình, đó là một truyền thống, nền múa bóng từ xưa 
đến giờ nên phải giữ. Tất cả đoàn tâm linh cũng muốn đem tâm để đền đáp cho tâm linh. Điều đó đẹp chứ 
không có gì xấu cả. (PVS, ông D, Người múa bóng, Nha Trang). 
 3.3. Một số nhận xét và vấn đề đặt ra về hai sản phẩm du lịch 
 Hai nghiên cứu trường hợp sản phẩm du lịch trên thể hiện sự khác biệt về văn hóa 
tộc người, sản phẩm du lịch, mức độ thành công, bền vững hoặc thử nghiệm tạm thời. 
Tuy nhiên, cách thức khai thác, mối liên kết giữa nhà quản lý và các bên tham gia có 
nhiều đặc điểm giống nhau: Nhà quản lý liên kết với người đại diện cộng đồng, trao 
quyền cho cộng đồng trong chọn lựa nhân sự và trình diễn trên cơ sở đáp ứng các yêu 
cầu cơ bản do nhà quản lý đặt ra. Những điểm giống nhau này là cơ sở để phân tích mô 
hình CBT cùng với sự tham gia của cộng đồng, mức độ trao quyền gắn với lợi ích chính 
trị của cộng đồng. Thông qua phân tích sản phẩm du lịch để đánh giá mô hình CBT 
nhằm khẳng định và lý giải bản chất thực sự của mô hình này. Phân tích mô hình CBT 
từ sản phẩm du lịch thể hiện sự thận trọng bởi vì không phải bất kì sự khai thác du lịch 
nào có yếu tố cộng đồng cũng phản ánh giá trị thực chất của mô hình CBT. 
 Từ hai trường hợp này, có thể nhận thấy một số lý do tạo nên thành công cho sản 
phẩm du lịch mang tính trình diễn như sau: 1) Sự tham gia ổn định, bền vững của cộng 
đồng là yếu tố quan trọng đầu tiên có tính chất quyết định; 2) Loại hình diễn xướng dựa trên 
nghi lễ cần được chuyển đổi sang yếu tố nghệ thuật. Yếu tố thứ hai phụ thuộc vào khuyến 
nghị của nhà chuyên môn am hiểu nghi lễ diễn xướng truyền thống. Đối với diễn xướng 
múa bóng, vấn đề liên quan trực tiếp là sự liên kết giữa nhà quản lý và cộng đồng còn yếu 
và thiếu, do đó giữa các bên chưa đạt được sự đồng thuận và am hiểu về nghi lễ múa bóng 
và nghệ thuật diễn xướng múa bóng. Bên cạnh đó, cộng đồng múa bóng là những người 
không chuyên, họ vừa lao động kiếm sống vừa tham gia nghi lễ như một loại nhu cầu tâm 
linh. Ngoài ra, nguyên nhân chính là sự thiếu đồng thuận về tính thiêng/tính nghệ thuật. 
Điều này đặt ra một số vấn đề về hậu cảnh văn hóa – xã hội như sự mâu thuẫn, thiếu đồng 
thuận, quan niệm về tính thiêng/tính thế tục của cộng đồng, việc sắp xếp và điều tiết sự 
tham gia diễn xướng theo quan niệm của cộng đồng; qua đó dự báo một số tác động của 
khai thác diễn xướng múa bóng đến nhận thức và bảo tồn văn hóa của cộng đồng. 
 3.4. Đánh giá mô hình CBT đối với khai thác nguồn lực nghi lễ diễn xướng 
 Về khía cạnh lợi ích, cộng đồng (cụ thể là nhóm múa Chăm) đạt được lợi ích kinh 
tế là nguồn thu nhập như một loại công việc thực sự được trả bằng lương theo hợp đồng. 
Ngoài ra, cộng đồng (nhóm múa Chăm và nhóm múa bóng K.T.S.Đ) cũng có lợi ích về 
 21 
mặt chính trị là được tham gia trao đổi ý kiến, hợp tác; người đại diện cộng đồng có uy 
quyền nhất định trong thỏa thuận và tìm kiếm nhân sự, đào tạo trình diễn theo yêu cầu 
của nhà quản lý. 
 Mô hình CBT trong khai thác nguồn lực văn hóa phát triển du lịch tại tháp Bà Po 
Nagar là một mô hình đặc biệt, khác với các mô hình CBT được mô tả trong các nghiên cứu 
hiện nay. Mô hình CBT này phản ánh khía cạnh lý thuyết của chủ nghĩa tân tự do là xem 
thực hành văn hóa thờ cúng (nghi lễ, diễn xướng) của cộng đồng như một loại nguồn lực/tài 
sản để khai thác sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, khác với ý nghĩa khai thác nguồn lực của 
quan điểm tân tự do, nguồn lực văn hóa này không do các doanh nghiệp tư nhân khai thác 
mà nhà nước trực tiếp quản lý và khai thác (hiện tại, tháp Bà Po Nagar không sử dụng 
nguồn lực xã hội hóa và tài trợ của doanh nghiệp). Đồng thời, mô hình CBT ở tháp Bà Po 
Nagar phản ánh khía cạnh lý thuyết phát triển đa tuyến đó là tạo cơ hội để phát triển cộng 
đồng thông qua lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, mô hình CBT này không thực sự trao quyền cho 
cộng đồng và do cộng đồng quản lý (doanh nghiệp sản xuất thổ cẩm của cộng đồng do nhà 
nước quản lý). Bên cạnh đó, tính chất liên kết giữa nhà quản lý và người đại diện cộng đồng 
là mối liên kết khá phổ biến ở các nước đang phát triển trong chiến lược xây dựng mô hình 
CBT (Giampiccoli & Mtapuri, 2015; Guaraldo Choguill, 1996). 
 Dù vậy, mô hình CBT này cũng thể hiện một số điểm yếu và khó khăn, hạn chế 
trong khai thác sản phẩm du lịch, đồng thời cũng bộc lộ một số mâu thuẫn, thiếu đồng 
thuận và sự không nhất quán về tính thiêng/tính thế tục của tín ngưỡng, nghi lễ, cũng 
như chưa cung cấp một cách tiếp cận vượt qua sự phân biệt nhị nguyên giữa tính thiêng 
và tính thế tục để nhìn nhận nghi lễ diễn xướng trong một chỉnh thể thống nhất. Bên 
cạnh đó, việc thu thập ý kiến và lắng nghe phản biện của cộng đồng còn khá hạn chế. 
Do vậy, từ việc phân tích những khía cạnh hạn chế này góp phần bổ sung và điều chỉnh 
một số thiếu sót trong mô hình CBT trên, đồng thời cung cấp ý kiến phản biện của cộng 
đồng với vai trò như những chủ thể có tiếng nói và uy quyền nhất định trong khai thác 
và bảo vệ nguồn lực văn hóa do chính cộng đồng sở hữu. 
4. Kết luận 
 Thông qua việc xem xét và đánh giá hai loại sản phẩm du lịch tại tháp Bà Po Nagar 
với một sản phẩm thành công và một sản phẩm thử nghiệm, có thể thấy rằng đây là xu 
hướng mới trong nhận diện và khai thác nguồn lực nghi lễ, diễn xướng. Qua đó thể hiện 
tính gắn kết tộc người, sự đa dạng văn hóa, tính chất liên kết, đồng thuận và chia sẻ giữa các 
chủ thể khác nhau trong khai thác và quản lý nguồn lực nghi lễ, diễn xướng. Phương thức 
tham gia của các chủ thể, cách thức xây dựng sản phẩm du lịch và tính hiệu quả/tác động 
đến cộng đồng của sản phẩm du lịch phản ánh rõ nét đặc điểm mô hình du lịch dựa vào 
cộng đồng. Mô hình này phản ánh tính đặc thù của tiếp cận từ trên xuống kết hợp với phân 
chia lợi ích và phát triển cộng đồng, do vậy, chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa tiến 
hành song song với quản lý văn hóa là cách tiếp cận phù hợp với bối cảnh phát triển du lịch 
 22 
Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 1(50)-2021 
tại địa điểm di sản đa tộc người, đa văn hóa. Bên cạnh một số thành công bước đầu của sản 
phẩm du lịch, cũng phản ánh một số hạn chế, điểm yếu là vai trò tham gia của cộng đồng 
chưa được chú trọng đúng mức và hợp lý, chưa đạt được sự đồng thuận về quan điểm tính 
thiêng – tính giải trí/thẩm mĩ, sản phẩm du lịch còn đơn điệu và thiếu sức hút. Do vậy, cần 
thiết phải điều chỉnh cách tiếp cận trong xây dựng sản phẩm du lịch bằng cách nâng cao sự 
tham gia của cộng đồng với vai trò là người thực hành và bảo tồn văn hóa. 
Chú thích: 
(1) Trong nghiên cứu này, người đại diện cộng đồng là người có uy tín và tiếng nói đối với các thành viên 
 khác trong nhóm hoặc cộng đồng. 
(2) “Mẹ” là cách nói dân gian thể hiện sự tôn kính và tình cảm đối với nữ thần xứ sở (Po Ina Nagar/Thiên 
 Y A Na). 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Berstein, J.H. (2017). Xuyên ngành: Một tổng quan về xuất xứ, phát triển và những vấn đề hiện 
 nay (Bùi Thế Cường chuyển ngữ). 12(232), 60-77. Khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh. 
[2] Giampiccoli, A., & Mtapuri, O. (2012). Community-Based Tourism: An Exploration of the 
 Concept(s) from a Political Perspective. Tourism Review International, 16, 29-43. DOI: 
 10.3727/154427212x13431568321500 
[3] Giampiccoli, A., & Mtapuri, O. (2015). Between Theory and Practice: A Conceptualization of 
 Community Based Tourism and Community Participation. Loyola Journal of Social Sciences, 
 XXIX(1), 27-52. 
[4] Guaraldo Choguill, M. B. (1996). A Ladder of Community Participation for Underdeveloped 
 Countries. Habitat International, 20(3), 431-444. DOI: 10.1016/0197-3975(96)00020-3 
[5] Hawkes, J. (2001). The fourth pillar of sustainability: Culture’s essential role in public planning 
 (Issue January 2001). Cultural Development Network (Vic). 
 arOfSustainability.pdf 
[6] Hillery, G.A. (1955). Definitions of community: Areas of agreement. Rural Sociology, 20, 111-
 123. 
[7] Joppe, M. (1996). Sustainable community tourism development revisited. Tourism 
 Management, 17(7), 475-479. DOI: 10.1016/S0261-5177(96)00065-9 
[8] Mayaka, M., Croy, W. G., & Wolfram Cox, J. (2019). A dimensional approach to community-
 based tourism: Recognising and differentiating form and context. Annals of Tourism Research, 
 74(November 2018), 177-190. DOI: 10.1016/j.annals.2018.12.002 
[9] Murphy, Peter E. (1985). Tourism: A community approach. New York: Methuen 
[10] Okazaki, E. (2008). A Community-Based Tourism Model: Its Conception and Use. Journal of 
 Sustainable Tourism, 16(5), 511-530. DOI: 10.2167/jost782.0 
[11] Zapata, M. J., Hall, C. M., Lindo, P., & Vanderschaeghe, M. (2011). Can community-based 
 tourism contribute to development and poverty alleviation? Lessons from Nicaragua. Current 
 Issues in Tourism, 14(8), 725-749. DOI: 10.1080/13683500.2011.559200. 
 23 

File đính kèm:

  • pdfnghe_thuat_dien_xuong_dan_gian_trong_phat_trien_du_lich_cong.pdf