Nâng cao hiệu quả thực hiện quy định của pháp luật về các biện pháp phòng vệ thương mại ở Việt Nam

Khi hội nhập kinh tế quốc tế, các biện pháp phòng vệ thương mại được

Việt Nam quy định và hoàn thiện nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước,

tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh

những tác động tích cực, các biện pháp phòng vệ thương mại cũng ảnh

hưởng tiêu cực đến sản xuất trong nước và Việt Nam cần đẩy mạnh

các giải pháp thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương

mại, nhất là nâng cao nhận thức về phòng vệ thương mại và cơ chế

thực thi các biện pháp phòng vệ thương mại.

Nâng cao hiệu quả thực hiện quy định của pháp luật về các biện pháp phòng vệ thương mại ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Nâng cao hiệu quả thực hiện quy định của pháp luật về các biện pháp phòng vệ thương mại ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Nâng cao hiệu quả thực hiện quy định của pháp luật về các biện pháp phòng vệ thương mại ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Nâng cao hiệu quả thực hiện quy định của pháp luật về các biện pháp phòng vệ thương mại ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Nâng cao hiệu quả thực hiện quy định của pháp luật về các biện pháp phòng vệ thương mại ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Nâng cao hiệu quả thực hiện quy định của pháp luật về các biện pháp phòng vệ thương mại ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Nâng cao hiệu quả thực hiện quy định của pháp luật về các biện pháp phòng vệ thương mại ở Việt Nam trang 7

Trang 7

Nâng cao hiệu quả thực hiện quy định của pháp luật về các biện pháp phòng vệ thương mại ở Việt Nam trang 8

Trang 8

Nâng cao hiệu quả thực hiện quy định của pháp luật về các biện pháp phòng vệ thương mại ở Việt Nam trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 4760
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao hiệu quả thực hiện quy định của pháp luật về các biện pháp phòng vệ thương mại ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao hiệu quả thực hiện quy định của pháp luật về các biện pháp phòng vệ thương mại ở Việt Nam

Nâng cao hiệu quả thực hiện quy định của pháp luật về các biện pháp phòng vệ thương mại ở Việt Nam
vụ việc điều tra phòng vệ thương mại mới
khởi xướng đối với hàng xuất khẩu Việt
Nam tại thị trường nước ngoài đã có 11 vụ
liên quan đến sắt, thép, nhôm (chiếm
57,9%)15
Chỉ tính từ khoảng tháng 7 đến tháng
9/2020, Ủy ban về phá giá và trợ cấp Thái
Lan đã quyết định áp thuế chống bán phá giá
từ 6,97%-51,61% (giá CIF) đối với các sản
phẩm ống dẫn bằng sắt hoặc thép có xuất xứ
hoặc nhập khẩu từ Việt Nam, nhằm ngăn
chặn đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành
sản xuất nội địa. Trước đó, Bộ Thương mại
và Công nghiệp Malaysia (MITI) cũng khởi
xướng điều tra chống bán phá giá đối với
11 https://chongbanphagia.vn/tong-hop-cac-vu-phong-ve-thuong-mai-lien-quan-toi-viet-nam-trong-6-thang-
dau-nam-2020-n21265.html, truy cập ngày 5/8/2020.
12 https://trungtamwto.vn/chuyen-de/16052-phong-ve-thuong-mai-va-su-tho-o-cua-doanh-nghiep-viet, cập
nhật ngày 3/9/2020.
13 https://chongbanphagia.vn/tong-hop-cac-vu-phong-ve-thuong-mai-lien-quan-toi-viet-nam-trong-6-thang-
dau-nam-2020-n21265.html, truy cập ngày 5/8/2020.
14 
239bd5349a59. 
15 Tổng hợp diễn tiến các vụ điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ
cấp và tự vệ) liên quan tới hàng hóa xuất, nhập khẩu Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020. Nguồn:
https://chongbanphagia.vn/Modules/News/Uploaded/39/20200805134927047tonghoppvtm.pdf. 
Số 21 (421) - T11/202016
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
một số mặt hàng thép mạ (tôn mạ) có xuất
xứ từ Việt Nam. Biên độ bán phá giá cáo
buộc đối với Việt Nam lên tới 39,27%. Cùng
thời điểm, cơ quan Biên phòng Canada
(CBSA) ra thông báo kết luận sơ bộ và áp
thuế tạm thời đối với thép chống ăn mòn của
Việt Nam. Điều tra cho thấy, các doanh
nghiệp Việt Nam bán phá giá sản phẩm thép
nêu trên sang thị trường Canada với biên độ
từ 36,3%-91,8%16. Tương tự, Ủy ban chống
bán phá giá Australia (ADC) khởi xướng
điều tra chống bán phá giá và trợ cấp đối với
sản phẩm ống, ống dẫn bằng thép có xuất xứ
từ Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài
Loan. Trung tuần tháng 5, Bộ Thương mại
Mỹ cũng khởi xướng điều tra áp dụng biện
pháp chống lẩn tránh thuế với sản phẩm thép
tấm không gỉ, nhập khẩu từ Việt Nam17.
Kết quả cho thấy, số lượng các vụ việc
phòng vệ thương mại Việt Nam tiến hành đối
với hàng nhập khẩu liên quan đến sắt thép
không nhiều hơn so với các vụ việc phòng
vệ thương mại đang điều tra đối với hàng
xuất khẩu của Việt Nam và vụ việc điều tra
phòng vệ thương mại mới khởi xướng đối
với hàng xuất khẩu Việt Nam tại thị trường
nước ngoài. Trong đó, sản phẩm sắt, thép,
nhôm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các
vụ việc. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng là
nhằm đảm bảo hiệu lực thực thi các biện
pháp phòng vệ thương mại, nếu sản phẩm
thép được sản xuất từ nguyên liệu của Việt
Nam hoặc nguyên liệu nhập khẩu từ các
nguồn khác sẽ được phép sử dụng cơ chế
khai báo để hưởng miễn trừ áp dụng biện
pháp chống lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ;
lẩn tránh bị phát hiện sẽ áp dụng chế tài
“trừng phạt” rất nặng, trong nhiều trường
hợp doanh nghiệp sẽ mất toàn bộ thị trường
xuất khẩu liên quan và ảnh hưởng rất lớn đến
nền sản xuất trong nước.
Trong bối cảnh trên, nhiều doanh
nghiệp sản xuất trong nước đã tăng cường
xuất khẩu sau khi biện pháp phòng vệ
thương mại được áp dụng (như thép Hòa
Phát, tôn Đông Á, DAP Hải Phòng, thép
Posco SS Vina...), cho thấy năng lực cạnh
tranh quốc tế của doanh nghiệp vẫn được
đảm bảo.
Thứ hai, ngành sản xuất sản phẩm gỗ.
Tỷ trọng sản phẩm gỗ chế biến của Việt
Nam được duy trì ở mức trên 70% tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nhóm mặt hàng gỗ,
được xuất khẩu trực tiếp sang 120 nước và
vùng lãnh thổ trên thế giới. Các thị trường
xuất khẩu lớn của ngành Gỗ Việt Nam là
Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc
và Liên minh châu Âu, chiếm tỉ trọng
88,84% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ cả
nước. Gần đây, ngành Gỗ Việt Nam đang
vướng phải nhiều vụ kiện chống bán phá giá,
truy xuất vi phạm nguồn gỗ xuất xứ. Trong
năm 2020, Hàn Quốc chính thức áp thuế bán
phá giá đối với gỗ ép từ Việt Nam trong thời
gian từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 9. Tiếp
theo Hàn Quốc, Mỹ cũng điều tra chống lẩn
tránh thuế, chống bán phá giá, chống trợ cấp
áp dụng với sản phẩm gỗ dán nhập khẩu từ
Việt Nam. Nếu bị kết luận bán phá giá, Mỹ
sẽ ban hành lệnh áp thuế với sản phẩm này
của Việt Nam từ thời điểm khởi xướng điều
tra với mức thuế cao nhất, như đang áp với
16 Lạc Phong (2020), Ngành thép liên tục bị điều tra kiện phòng vệ thương mại,
https://www.sggp.org.vn/nganh-thep-lien-tuc-bi-dieu-tra-kien-phong-ve-thuong-mai-683931.html, truy
cập ngày 8/9/2020. 
17 Lạc Phong (2020), Ngành thép liên tục bị điều tra kiện phòng vệ thương mại,
https://www.sggp.org.vn/nganh-thep-lien-tuc-bi-dieu-tra-kien-phong-ve-thuong-mai-683931.html, truy
cập ngày 8/9/2020.
17Số 21 (421) - T11/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Trung Quốc (thuế phá giá: 183,36%; thuế
chống trợ cấp: 22,98-194,9%)18.
Để ổn định sản xuất của ngành sản xuất
gỗ Việt Nam, đảm bảo thị trường xuất khẩu,
sản phẩm gỗ của Việt Nam được sản xuất từ
nguyên liệu của Việt Nam hoặc nguyên liệu
nhập khẩu từ các nguồn khác (ngoài Trung
Quốc), các biện pháp phòng vệ thương mại
đều không ảnh hưởng lớn đến kim ngạch
xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam.
Do đó, những vụ việc chống bán phá
giá, lẩn tránh thuế mà gỗ dán nếu bị áp dụng
sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất
khẩu, và từ đó ảnh hưởng đến sản xuất trong
nước đối với sản xuất gỗ, nhất là gỗ dán của
Việt Nam.
Thứ ba, ngành sản xuất sản phẩm
plastic và sản phẩm bằng plastic được làm
từ các polyme từ propylen.
Phòng vệ thương mại cũng đã được Việt
Nam áp dụng để bảo vệ doanh nghiệp sản
xuất sản phẩm màng BOPP (sản phẩm
plastic và sản phẩm bằng plastic được làm
từ các polyme từ propylen). Ngày 18/3/2020,
Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số
880/QĐ-BTC về việc áp dụng thuế chống
bán phá giá tạm thời đối với màng BOPP. Do
ngành sản xuất sản phẩm màng BOPP trong
nước đã và đang chịu thiệt hại (biên độ bán
phá giá của hàng hóa nhập khẩu được xác
định là từ 9,05% đến 23,71%), Việt Nam áp
dụng thuế chống bán phá giá tạm thời ở mức
từ 10,91% đến 43,04% đối với một số sản
phẩm plastic và sản phẩm bằng plastic được
làm từ các polyme từ propylen, bao gồm
màng BOPP, có xuất xừ từ Trung Quốc, Thái
Lan và Malaysia19.
Hành vi bán phá giá này đã gây ra sức
ép đáng kể cho các chỉ số hoạt động của
ngành sản xuất trong nước, các tiêu chí về
sản lượng sản xuất, lượng bán hàng, doanh
thu, lợi nhuận, thị phần đều cho thấy xu
hướng suy giảm rõ rệt, hàng tồn kho tăng và
rất nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước
thua lỗ, phá sản. Nhiều dây chuyền sản xuất
phải ngừng hoạt động và số lượng lớn lao
động đã phải nghỉ việc.
Thứ tư, ngành sản xuất phân bón, bột
ngọt và thủy sản.
So với các ngành sản xuất sắt, thép, gỗ
và nhựa, sáu tháng đầu năm 2020, trong 07
vụ việc phòng vệ thương mại do Việt Nam
tiến hành đối với hàng nhập khẩu chỉ có 01
vụ (chiếm 14,2%) liên quan đến phân bón,
01 vụ việc (chiếm 14,2%) liên quan đến bột
ngọt; các vụ việc phòng vệ thương mại đang
điều tra tiến hành đối với hàng xuất khẩu
Việt Nam có 09 vụ nhưng chỉ có 01 vụ liên
quan đến ngành thủy sản (chiếm 11,1%) và
trong 19 vụ việc điều tra phòng vệ thương
mại mới khởi xướng đối với hàng xuất khẩu
Việt Nam tại thị trường nước ngoài không
có vụ nào liên quan đến phân bón, bột ngọt
và thủy sản.
Các biện pháp phòng vệ thương mại
cũng góp phần ổn định giá đầu vào cho một
số ngành sản xuất trong nước. Cụ thể, như
đối với phân bón DAP, khi có sản xuất trong
nước để tạo đối trọng, giá mặt hàng này đã
thấp hơn thời kỳ phụ thuộc hoàn toàn vào
nhập khẩu trước đó. Cụ thể, trước năm 2009,
khi ta không có ngành sản xuất DAP trong
nước, giá phân bón DAP (chủ yếu là từ
Trung Quốc) đã từng bị đẩy lên ở mức rất
cao (18.000 đồng/kg năm 2008) dẫn đến chi
18 Văn Gia (2020), Ngành gỗ đối mới mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại,
3021114/, truy cập ngày 9/9/2020.
19 Thanh Dương (2020), Áp thuế chống bán phá giá sản phẩm plastic nhập khẩu, 
chinh-phap-luat/ap-thue-chong-ban-pha-gia-san-pham-plastic-nhap-khau-325832.html, truy cập ngày
23/7/2020.
Số 21 (421) - T11/202018
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
phí sản xuất lúa tăng cao. Nhưng sau khi hai
nhà máy sản xuất DAP đi vào hoạt động, giá
DAP đã giảm liên tục và chỉ còn 8.000
đồng/kg vào cuối năm 2017. Chính vì vậy,
việc áp dụng công cụ phòng vệ thương mại
để bảo vệ các ngành sản xuất liên quan đến
nông nghiệp, xây dựng... vừa là để bảo vệ
sản xuất và việc làm trong nước đồng thời
giảm mức độ phụ thuộc vào hàng hóa nhập
khẩu. Rất nhiều thành viên WTO, kể cả các
nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, EU, Ca-na-đa,
Úc đều đã và đang đẩy mạnh việc áp dụng
các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm
đảm bảo duy trì sản xuất trong nước20.
Tóm lại, sự tác động của các biện pháp
phòng vệ thương mại đối với sản xuất trong
nước là hai chiều, vừa bảo vệ, nâng cao năng
lực cạnh tranh của nền sản xuất trong nước,
nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng ít nhiều
đến xuất khẩu hàng hóa của các doanh
nghiệp, ngành hàng trong nước.
3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả thực
hiện quy định của pháp luật về các biện
pháp phòng vệ thương mại ở Việt Nam 
Theo dự báo tình hình kinh tế toàn cầu
vẫn có nhiều biến đổi do tình hình phức tạp
của đại dịch và kinh tế Việt Nam cũng không
thể không bị ảnh hưởng từ đại dịch Covid - 19
và tình hình kinh tế của thế giới. Tuy nhiên,
kinh tế Việt Nam vẫn được quốc tế và các
chuyên gia trong nước đánh giá là khả quan
và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục
đạt được kết quả tích cực, hình ảnh và uy tín
của Việt Nam được nâng cao. Tiếp theo Hiệp
định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam – EU
(EVFTA) (có hiệu lực từ 1/8/2020) và Hiệp
định đối tác kinh tế toàn diện khu vực
(RCEP)21 đã và đang mang lại nhiều cơ hội
xuất khẩu, đầu tư, du lịch, đồng thời là nhân
tố quan trọng tiếp tục thúc đẩy quá trình cải
cách, hoàn thiện thể chế kinh tế trong thời
gian tới 
Để tiếp tục nâng cao nhận thức và thực
thi hiệu quả quy định của pháp luật về các
biện pháp phòng vệ thương mại, bảo vệ nền
sản xuất trong nước, Việt Nam cần tiếp tục
thực hiện các giải pháp sau:
Một là, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến
về nội dung các biện pháp phòng vệ thương
mại; những hoạt động “tiền phòng vệ thương
mại” nhằm thực thi hiệu quả các chính sách,
biện pháp phòng vệ thương mại. 
Bộ Công thương và các bộ ngành có liên
quan cần thực hiện nghiêm túc và có sự giám
sát Quyết định 2074/QĐ-BCT của Bộ Công
thương ngày 05/8/2020 về việc ban hành
chương trình hành động thực hiện Quyết
định 316/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
ngày 01/3/2020 phê duyệt đề án “Xây dựng
và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm
về phòng vệ thương mại”. 
Ba nội dung chính mà các cơ quan phải
thực hiện đó là công tác phối hợp, cơ chế
phối hợp trong việc thông tin, cảnh báo, và
xử lý vụ việc phòng vệ thương mại. Tính
minh bạch, nhanh chóng và hiệu quả xử lý
phòng vệ thương mại phụ thuộc rất nhiều
vào cơ chế phối hợp giữa các cơ quan ở
trung ương và giữa các cơ quan ở trung ương
với các cơ quan ở địa phương.
Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát
là cần thiết trong quá trình thực hiện, giúp
các cơ quan thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền
20 https://www.moit.gov.vn/CmsView-EcoIT-portlet/html/print_cms.jsp?articleId=19342, truy cập ngày
12/5/2020.
21 Sáng 15/11/2020, Bộ trưởng Kinh tế của 15 quốc gia đã ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP)
từ các đầu cầu truyền hình trực tuyến; 
vuc-chinh-thuc-duoc-ky-ket/414159.vgp.
19Số 21 (421) - T11/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
hạn và xử lý vi phạm khi xảy ra vi phạm
trong cảnh báo, thông tin và xử lý các vụ
việc phòng vệ thương mại.
Hai là, xây dựng các hiệp hội ngành
hàng uy tín, mạnh về chất lượng.
Trong thực tế, các vụ khởi xướng điều
tra phòng vệ thương mại có thể bắt đầu với
bị đơn là một doanh nghiệp hoặc một vài
doanh nghiệp. Vụ việc của họ gắn với lợi ích
của một ngành hàng, gắn với nền sản xuất
của cả nước. Do lợi ích chung như vậy, nên
vai trò của các hiệp hội, các tổ chức đại diện
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh là rất lớn. 
Hai vấn đề lớn đối với các hiệp hội cần
quan tâm là: Uy tín của hiệp hội và hiệu quả
hoạt động của hiệp hội. Niềm tin của các
doanh nghiệp thành viên đối với hiệp hội là
rất lớn, góp phần tạo sự phối hợp giữa doanh
nghiệp thành viên và hiệp hội; hiệu quả hoạt
động của hiệp hội và lợi ích từ hoạt động của
hiệp hội đối với doanh nghiệp thành viên.
Đây là mối quan hệ biện chứng, nếu hoạt
động không hiệu quả, hiệp hội sẽ không có
uy tín; ngược lại có uy tín thì hiệu quả phối
hợp giữa hiệp hội và doanh nghiệp thành
viên mới cao.
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam
không ngừng gia tăng, việc thực thi các cam
kết của nhiều FTA, các hiệp hội cần chủ
động khuyến cáo các thông tin về thị trường
xuất khẩu cho hội viên, doanh nghiệp để
đánh giá nguy cơ nước ngoài điều tra áp
dụng các biện pháp phòng vệ thương mại;
thông báo kịp thời các thông tin liên quan
đến nước ngoài điều tra, áp dụng các biện
pháp phòng vệ thương mại cho doanh
nghiệp hội viên biết22.
Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ công
chức quản lý nhà nước về phòng vệ thương
mại có chất lượng, năng lực.
Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về
phòng vệ thương mại không chỉ tập trung ở
Bộ Công thương mà còn ở các bộ ngành
khác, ở địa phương. Đội ngũ này vừa tham
mưu chính sách, vừa tổ chức thực hiện chính
sách và đồng thời có khả năng nhận thức,
cảnh báo, thông tin sớm cho các doanh
nghiệp về phòng vệ thương mại.
Đội ngũ này nên được đào tạo bài bản,
trong nước và ngoài nước; hơn nữa họ cần
có những kỹ năng, nghiệp vụ trong tham
mưu, cảnh báo, điều tra và xử lý vụ việc
phòng vệ thương mại.
Bốn là, xây dựng đội ngũ hỗ trợ doanh
nghiệp, ngành hàng (luật sư, các chuyên gia
tư vấn) có trình độ, năng lực và hiệu quả
tư vấn, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp
trong các vụ việc phòng vệ thương mại.
Năm là, xây dựng hệ thống phần mềm
phân tích, tính toán và cảnh báo sớm nguy
cơ xảy ra các vụ kiện phòng vệ thương mại
đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam; cảnh
báo nguy cơ hàng hóa nước ngoài lẩn tránh
biện pháp phòng vệ thương mại do Việt Nam
áp dụng.
Sáu là, xây dựng phần mềm phân tích,
tính toán biên độ bán phá giá, biên độ trợ
cấp, tính toán thiệt hại của ngành sản xuất
trong nước.
Tóm lại, các biện pháp phòng vệ thương
mại được tất cả các quốc gia trên thế giới
thừa nhận là những công cụ chính sách cần
thiết để bảo vệ sản xuất trong nước. Đối với
Việt Nam, mặc dù các biện pháp phòng vệ
thương mại mới được áp dụng trong những
năm gần đây nhưng đã đem lại hiệu quả tích
cực cho ngành sản xuất trong nước và cần
tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới n
22 https://chongbanphagia.vn/thuc-thi-cac-fta-doanh-nghiep-khong-the-chu-quan-truoc-cac-quy-dinh-ve-
phong-ve-thuong-mai-n21597.html, truy cập ngày 7/10/2020.

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_thuc_hien_quy_dinh_cua_phap_luat_ve_cac_bi.pdf