Nâng cao chất lượng hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước tại kỳ họp Quốc hội

Bài viết phân tích thực trạng hoạt động quyết định các vấn đề quan

trọng của đất nước tại kỳ họp Quốc hội Khóa XIII và XIV; chỉ ra những

hạn chế, bất cập; đồng thời đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng

hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước tại kỳ họp

Quốc hội.

Nâng cao chất lượng hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước tại kỳ họp Quốc hội trang 1

Trang 1

Nâng cao chất lượng hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước tại kỳ họp Quốc hội trang 2

Trang 2

Nâng cao chất lượng hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước tại kỳ họp Quốc hội trang 3

Trang 3

Nâng cao chất lượng hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước tại kỳ họp Quốc hội trang 4

Trang 4

Nâng cao chất lượng hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước tại kỳ họp Quốc hội trang 5

Trang 5

Nâng cao chất lượng hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước tại kỳ họp Quốc hội trang 6

Trang 6

Nâng cao chất lượng hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước tại kỳ họp Quốc hội trang 7

Trang 7

Nâng cao chất lượng hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước tại kỳ họp Quốc hội trang 8

Trang 8

Nâng cao chất lượng hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước tại kỳ họp Quốc hội trang 9

Trang 9

Nâng cao chất lượng hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước tại kỳ họp Quốc hội trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 6020
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nâng cao chất lượng hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước tại kỳ họp Quốc hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao chất lượng hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước tại kỳ họp Quốc hội

Nâng cao chất lượng hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước tại kỳ họp Quốc hội
hể. Bảo đảm 
sự lãnh đạo của Đảng với Quốc hội thông 
qua Đảng đoàn Quốc hội và các đảng viên 
là đại biểu Quốc hội.
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
10 
Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu, đổi 
mới thời điểm tổ chức, cách thức thảo luận, 
quyết định các vấn đề quan trọng của đất 
nước tại các hội nghị Ban chấp hành Trung 
ương Đảng và thời điểm tổ chức, cách thức 
thảo luận, quyết định các vấn đề quan trọng 
của đất nước tại các kỳ họp Quốc hội; tránh 
việc Đảng quyết định quá chi tiết những 
vấn đề thuộc công tác thể chế hóa của Nhà 
nước. Tiếp tục phân định rõ nội dung quyết 
định các vấn đề quan trọng của đất nước do 
Đảng quyết định với nội dung quyết định 
của Quốc hội. Đối với các vấn đề tổ chức 
và nhân sự, bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, 
toàn diện của Đảng, Ban Chấp hành Trung 
ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, thông qua 
Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo chặt chẽ, bảo 
đảm quy trình giới thiệu, thảo luận, thăm 
dò ý kiến và biểu quyết lựa chọn dân chủ. 
Đối với các vấn đề kinh tế - xã hội, Đảng chỉ 
cho ý kiến có tính định hướng và Quốc hội 
chủ động xem xét quyết định trên cơ sở các 
Tờ trình của Chính phủ và tình hình, yêu 
cầu thực tế. Tiếp tục thực hiện Đảng quyết 
định Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 
10 năm, làm cơ sở cho Quốc hội ban hành 
Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - 
xã hội 5 năm và hàng năm. Nghiên cứu quy 
định rõ hơn quy trình xin ý kiến chỉ đạo của 
Đảng về những nội dung kinh tế - xã hội 
theo hướng: những vấn đề lớn, ý kiến còn 
khác nhau và có điểm mới, khác so với các 
Nghị quyết của Đảng thì Đảng đoàn Quốc 
hội báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị; những 
vấn đề không vượt ra ngoài đường lối, chính 
sách chung, thì Đảng đoàn Quốc hội và các 
đảng viên là đại biểu Quốc hội phải chịu 
trách nhiệm trước Đảng về quyết định của 
mình để phát huy hơn nữa tính chủ động và 
nâng cao trách nhiệm của Quốc hội. Đối với 
các vấn đề quốc phòng, an ninh, đối ngoại, 
bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng 
trong mọi hoạt động quyết định các vấn đề 
quan trọng.
2.2. Hoàn thiện quy định của pháp 
luật về thẩm quyền của Quốc hội quyết 
định các vấn đề quan trọng 
Tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp 
luật về nội dung thẩm quyền Quốc hội xem 
xét, quyết định các vấn đề quan trọng của 
đất nước nhằm mục tiêu tạo cơ sở pháp lý 
vững chắc, thể hiện quyết tâm chính trị của 
Nhà nước, tạo sự đồng thuận cao trong toàn 
xã hội trong việc triển khai thực hiện; mặt 
khác, không cản trở sự linh hoạt trong quá 
trình điều hành của Chính phủ phù hợp 
với chức năng, nhiệm vụ đã được quy định 
trong Hiến pháp.
Đối với kế hoạch phát triển kinh tế - 
xã hội, tiếp tục xác định rõ phạm vi quyết 
định thuộc thẩm quyền Quốc hội và Chính 
phủ theo hướng: giảm bớt những chỉ tiêu bắt 
buộc tuân thủ, mở rộng những chỉ tiêu mang 
tính định hướng cho công tác điều hành của 
Chính phủ; đồng thời, gắn các mục tiêu phát 
triển với các quyết sách thuộc thẩm quyền 
của Quốc hội hoặc khuyến nghị những giải 
pháp thuộc công tác điều hành của Chính 
phủ. Gắn quyết định các chỉ tiêu, nhiệm vụ 
kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm với quyết 
định phân bổ ngân sách nhà nước hàng năm 
và kế hoạch tài chính trung hạn. 
Do đặc điểm Quốc hội nước ta chỉ có 
hai kỳ họp giữa năm và cuối năm, trong 
điều kiện chưa có sự thay đổi về thời gian 
họp và số lượng các kỳ họp của Quốc hội, 
trong kỳ họp giữa năm, Quốc hội cần ban 
hành nghị quyết về định hướng cho các 
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của 
năm sau để làm cơ sở cho việc dự toán 
phân bổ ngân sách đầu tư; trong kỳ họp 
cuối năm sẽ quyết định cụ thể cả mục tiêu, 
chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã 
hội và ngân sách nhà nước. 
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các tiêu 
chí về chương trình mục tiêu, dự án để 
Quốc hội xem xét, quyết định, chấp thuận 
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
 11
chủ trương đầu tư. Tổ chức thực hiện tốt 
quy định của Luật Quy hoạch năm 2017 
để nâng cao tính đồng bộ, hệ thống của 
công tác quy hoạch trên phạm vi cả nước, 
để quy hoạch thực sự là động lực thúc 
đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững; 
nghiên cứu ban hành, sửa đổi, bổ sung 
các quy định của pháp luật về chính sách 
dân tộc, tôn giáo theo hướng quy định rõ 
những chính sách dân tộc, chính sách tôn 
giáo cần trình Quốc hội xem xét, quyết 
định; nghiên cứu ban hành quy định cụ 
thể về đại xá, điều kiện, hoàn cảnh xem 
xét đại xá; hệ thống hóa và hoàn thiện các 
quy định về công tác đánh giá cán bộ, 
nhất là lượng hóa nội dung tiêu chí đánh 
giá cán bộ trước khi trình Quốc hội xem 
xét, quyết định về vấn đề nhân sự cấp cao 
của Nhà nước.
Rà soát, chuẩn hóa các quy định về 
trình tự, thủ tục, hình thức xem xét, cho 
ý kiến, quyết định các vấn đề quan trọng 
của đất nước thuộc thẩm quyền của Quốc 
hội tại các luật có liên quan và Nội quy kỳ 
họp Quốc hội; tiếp tục nghiên cứu đổi mới 
quy trình xem xét, quyết định các vấn đề 
quan trọng của đất nước, hoàn thiện các quy 
định của pháp luật theo hướng: xác định rõ 
trách nhiệm của các cơ quan trình, cơ quan 
thẩm tra và vai trò của các đại biểu Quốc 
hội; quy định rõ sự phân công, phân cấp, 
phối hợp giữa các cơ quan của Quốc hội 
trong việc thẩm tra các báo cáo, dự án liên 
quan đến các vấn đề quan trọng quốc gia; 
quy định trách nhiệm tổ chức, thực hiện các 
nghị quyết của Quốc hội về các vấn đề quan 
trọng của đất nước.
Quy định thống nhất về thể thức và 
kỹ thuật trình bày nghị quyết của Quốc 
hội không chứa quy phạm pháp luật; quy 
định rõ ràng về hiệu lực của các nghị 
quyết của Quốc hội không chứa quy phạm 
pháp luật.
2.3. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện 
hoạt động thẩm tra, cách thức tổ chức, 
điều hành, thảo luận tại kỳ họp Quốc hội
Các vấn đề quan trọng được Quốc hội 
thảo luận và quyết định dựa trên các báo 
cáo thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội. 
Một số vấn đề mặc dù được trình bày chung 
trong Báo cáo kinh tế - xã hội nhưng cũng 
cần được thảo luận riêng như các vấn đề 
văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, 
quốc phòng, an ninh, đối ngoại... để bảo 
đảm chiều sâu trong thảo luận và quyết định 
tương xứng với tầm quan trọng của các vấn 
đề này. Công tác phối hợp thẩm tra của Hội 
đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội 
đóng vai trò trọng yếu, dù là một cơ quan 
chủ trì thẩm tra hay thành lập một Ủy ban 
thẩm tra chung thì yếu tố tham gia chặt chẽ 
của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của 
Quốc hội là không thể thiếu.
Phát huy vai trò chủ động, linh hoạt của 
chủ tọa phiên họp trong công tác điều hành 
các phiên họp tại kỳ hop Quốc hội. Tiếp tục 
đổi mới cách thức trình bày các tờ trình, 
báo cáo tại kỳ họp Quốc hội theo hướng rút 
ngắn thời gian trình bày, chỉ nêu khái quát 
những nội dung chính, nêu cao trách nhiệm 
của các đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu 
báo cáo đầy đủ về các nội dung được thảo 
luận tại kỳ họp Quốc hội đã được gửi trong 
hồ sơ các dự án, dự thảo trình Quốc hội. 
Bố trí thời gian hợp lý để Quốc hội 
thảo luận, xem xét, thông qua các quyết 
định, bảo đảm để đại biểu Quốc hội có đầy 
đủ thông tin, có đủ thời gian nghiên cứu 
nắm chắc vấn đề trước khi quyết định; tăng 
thời lượng thảo luận tại Phiên họp toàn thể, 
giảm thời lượng thảo luận tại Tổ; nâng cao 
chất lượng thảo luận tại Tổ, nghiên cứu quy 
định cho phép người dân dự thính các buổi 
thảo luận tại Tổ; ứng dụng công nghệ thông 
tin, thực hiện truyền hình, phát thanh trực 
tiếp các phiên thảo luận tại Tổ. 
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
12 
Nghiên cứu bổ sung hoạt động của Hội 
đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội 
phù hợp với Chương trình kỳ họp Quốc hội, 
chuyển dần trọng tâm thảo luận tại Phiên 
họp toàn thể và Tổ sang thảo luận tại Hội 
đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; 
nghiên cứu yêu cầu đại biểu Quốc hội phát 
biểu ý kiến gắn với đề xuất sửa đổi, bổ sung 
trực tiếp các nội dung trong dự thảo nghị 
quyết của Quốc hội; nghiên cứu biểu quyết 
từng phần, từng đoạn trước khi biểu quyết 
toàn văn dự thảo nghị quyết của Quốc hội; 
thực hiện công khai danh tính đại biểu 
Quốc hội biểu quyết để tăng cường mối liên 
hệ chặt chẽ giữa đại biểu Quốc hội và cử 
tri, góp phần nâng cao trách nhiệm của đại 
biểu Quốc hội trước cử tri và Quốc hội về 
việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu 
của mình, qua đó nâng cao chất lượng quyết 
định các vấn đề quan trọng của đất nước tại 
kỳ họp Quốc hội.
Tiếp tục áp dụng phương thức họp trực 
tuyến và việc bố trí kỳ họp theo từng đợt 
đối với mỗi kỳ họp Quốc hội để trở thành 
phương thức tổ chức thường xuyên các kỳ 
họp của Quốc hội. Cách thức tổ chức như 
vậy vừa tiết kiệm ngân sách nhà nước, tiết 
kiệm thời gian đại biểu Quốc hội kiêm 
nhiệm tham gia các kỳ họp của Quốc hội, 
vừa có tác dụng tạo động lực tốt hơn cho các 
đại biểu Quốc hội đăng ký phát biểu ý kiến 
và nâng cao chất lượng các ý kiến phát biểu 
của mình tại các điểm cầu ở địa phương; mặt 
khác, tạo điều kiện cho cử tri cả nước theo 
dõi tốt hơn các vấn đề quan trọng được thảo 
luận tại Quốc hội cũng như việc thực hiện 
vai trò đại biểu dân cử của đại biểu Quốc hội 
được bầu; tăng cường và bảo đảm sự đồng 
bộ, chuyên nghiệp hóa về cơ sở vật chất kỹ 
thuật cũng như công tác phục vụ khác để đáp 
ứng cao nhất yêu cầu phục vụ kỳ họp Quốc 
hội, nhất là họp trực tuyến. 
Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác 
tổng kết kỳ họp Quốc hội, kịp thời rút kinh 
nghiệm và có giải pháp cụ thể đẩy mạnh hơn 
nữa hiệu quả kỳ họp Quốc hội nói chung và 
hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng 
của đất nước tại kỳ họp Quốc hội nói riêng.
2.4. Nâng cao chất lượng cơ sở dữ 
liệu, thông tin phục vụ cho hoạt động của 
Quốc hội về quyết định các vấn đề quan 
trọng của đất nước
Nghiên cứu từng bước xây dựng đơn 
vị phân tích dự báo về kinh tế - xã hội, ngân 
sách thuộc Văn phòng Quốc hội để thực 
hiện các nghiên cứu có tính độc lập nhằm 
cung cấp thông tin phục vụ cho các hoạt 
động của Quốc hội. 
Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa 
Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, 
các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc 
hội, Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu 
lập pháp với Tổng cục Thống kê, trường 
đại học, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên 
cứu, hình thành mạng lưới chuyên gia độc 
lập riêng thuộc các lĩnh vực để chủ động 
làm giàu nguồn thông tin, dữ liệu về phía 
Quốc hội. Quan tâm xây dựng các diễn 
đàn có thương hiệu để tạo không gian thảo 
luận, qua đó, thu thập ý kiến có chất lượng 
của các chuyên gia, góp phần nâng cao chất 
lượng phản biện chính sách của Quốc hội.
Nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm 
vụ của Thư viện Quốc hội nhằm đáp ứng 
một cách đầy đủ, tin cậy, khách quan và kịp 
thời các yêu cầu cung cấp thông tin, nghiên 
cứu của các đại biểu Quốc hội, các cơ quan 
của Quốc hội; hoàn thiện và triển khai thực 
hiện Đề án Quốc hội điện tử; áp dụng công 
nghệ thông tin, ứng dụng các thành tựu của 
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư về 
dữ liệu lớn, kết nối vạn vật, điện toán đám 
mây vào công tác kết nối, lưu trữ, thu 
thập, thống kê, tổng hợp, phân tích, dự báo, 
chia sẻ và cung cấp thông tin, dữ liệu thuộc 
các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, 
an ninh, đối ngoại phục vụ cho hoạt động 
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
 13
của Quốc hội quyết định các vấn đề quan 
trọng của đất nước. 
Nâng cao năng lực Trung tâm Tin học, 
tiến tới nâng cấp thành Trung tâm điều 
hành Quốc hội điện tử để vận hành nền tảng 
đa năng đáp ứng nhu cầu truy cập dễ dàng 
và thuận tiện tới các tài liệu, xử lý thông 
tin nghiệp vụ và quản lý hồ sơ, đồng thời 
tăng tính tương tác giữa các đại biểu Quốc 
hôi, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan 
thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; qua đó, 
đơn giản hóa quy trình và cắt giảm chi phí, 
thời gian, tăng cường hiệu quả công tác 
tham mưu, phục vụ Quốc hội.
2.5. Tăng cường sự phối hợp giữa 
các cơ quan thực hiện các chức năng lập 
pháp, hành pháp và tư pháp
Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ 
quan thực hiện các chức năng lập pháp, hành 
pháp và tư pháp trong việc chia sẻ thông tin, 
thực hiện các nội dung công tác và đặc biệt là 
trong quá trình lập, thẩm định, thẩm tra, trình 
Quốc hội xem xét, thảo luận và biểu quyết đối 
với những vấn đề quan trọng của đất nước. 
Các cơ quan của Quốc hội chủ động tham 
gia nắm bắt thông tin từ xa, từ sớm. Các cơ 
quan có thẩm quyền trình Quốc hội thực hiện 
đầy đủ trách nhiệm cung cấp thông tin, mời 
các đại biểu Quốc hội, các đại diện Hội đồng 
Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, đại diện 
Văn phòng Quốc hội, các vụ, đơn vị trực tiếp 
tham mưu, phục vụ Hội đồng Dân tộc và các 
Ủy ban của Quốc hội tham gia ngay từ khi 
lập, thẩm định hồ sơ trình Quốc hội. Các 
cơ quan tham gia thẩm tra tăng cường trách 
nhiệm, chủ động tổ chức các hoạt động thẩm 
tra riêng từ góc độ lĩnh vực phụ trách đối với 
vấn đề quan trọng được đưa ra xem xét. Đặc 
biệt quan tâm quá trình giải trình, tiếp thu 
các ý kiến của đại biểu Quốc hội tại tất cả 
các bước, các khâu của quy trình quyết định 
nói chung và ý kiến của đại biểu Quốc hội 
tại kỳ họp Quốc hội nói riêng; đề cao trách 
nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm 
quyền trình Quốc hội về tiếp thu, giải trình 
các ý kiến bảo đảm thỏa đáng, phản ánh đầy 
đủ tâm tư, nguyện vọng của cử tri; tham gia 
đầy đủ và có trách nhiệm tại bước hoàn thiện 
các nghị quyết của Quốc hội quyết định các 
vấn đề quan trọng của đất nước.
2.6. Nâng cao chất lượng xây dựng 
pháp luật và giám sát của Quốc hội
Ba chức năng cơ bản của Quốc hội có 
mối quan hệ mật thiết, vừa mang tính thống 
nhất, vừa có sự tác động qua lại lẫn nhau. Có 
hoàn thiện các quy định của pháp luật liên 
quan đến việc Quốc hội quyết định các vấn đề 
quan trọng của đất nước tại các kỳ họp Quốc 
hội thì hoạt động quyết định của Quốc hội tại 
kỳ họp mới có đầy đủ “điểm tựa” pháp lý để 
một mặt, bảo đảm những vấn đề quan trọng 
nhất của đất nước được đưa ra Quốc hội xem 
xét, quyết định; mặt khác, tránh tình trạng 
“đẩy” trách nhiệm sang Quốc hội để quyết 
định; đồng thời, bảo đảm trọng tâm trong quá 
trình thảo luận, quyết định, tránh việc thảo 
luận, quyết định mang tính hình thức. 
Công tác giám sát được chú trọng, tăng 
cường, nhất là hoạt động giám sát việc thực 
hiện các nghị quyết của Quốc hội, hoạt động 
chất vấn và giám sát việc thực hiện lời hứa của 
các thành viên Chính phủ, trưởng ngành sau 
chất vấn, hoạt động giải quyết đơn thư khiếu 
nại, tố cáo của người dân, thì hiệu lực pháp 
lý của các nghị quyết của Quốc hội đối với 
các cơ quan nhà nước khác mới được khẳng 
định, vai trò thực tế của Quốc hội quyết định 
các vấn đề quan trọng của đất nước mới được 
nâng tầm, hoạt động quyết định của Quốc hội 
mới ngày càng đi vào thực chất. Mặt khác, 
qua giám sát sẽ phát hiện kịp thời những bất 
cập trong việc triển khai thực hiện để kịp thời 
kiến nghị các giải pháp đối với các cơ quan 
quản lý nhà nước, khắc phục những hạn chế, 
yếu kém để thực hiện tốt hơn hoặc kiến nghị 
điều chỉnh các nội dung khi cần thiết 

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_chat_luong_hoat_dong_quyet_dinh_cac_van_de_quan_tro.pdf