Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm thẻ (Penaeus vannamei) nuôi công nghiệp quy mô nông hộ tại huyện Đầm Dơi, Cà Mau
TÓM TẮT
Bệnh hoại tử gan tụy cấp xuất hiện cuối năm 2010 đầu năm 2011 đã gây tổn thất đáng kể cho nghề
nuôi tôm vùng Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm
xác định các mối nguy cơ liên quan đến bệnh trên tôm thẻ tại huyện Đầm Dơi, Cà Mau. 42 ao nuôi
được tiến hành theo dõi, thu mẫu, điều tra định kỳ trong suốt vụ nuôi để thu thập các thông tin về
tình hình quản lý môi trường, sức khỏe của tôm và sự hiện diện của vi khuẩn nhóm Vibrio trong
nước, trong gan tụy tôm cũng như sự biến động của một số yếu tố môi trường nước. Phương pháp
nghiên cứu dịch tễ học dựa trên phân tích thống kê mô tả, tương quan hồi quy đã được áp dụng. Kết
quả nghiên cứu đã cho thấy bệnh gan tụy xảy ra trên 54,8% số hộ theo dõi và bệnh có liên quan đến
mật độ vi khuẩn Vibrio cao trong gan tụy tôm, hàm lượng khí độc H2S cao trong nước nuôi và ao
nuôi đã từng bị bệnh hoại tử gan tụy cấp.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm thẻ (Penaeus vannamei) nuôi công nghiệp quy mô nông hộ tại huyện Đầm Dơi, Cà Mau
tử gan tụy là 6,5 lần (p<0,05; OR = 6,5). Phân tích sâu hơn cũng cho thấy, những ao càng bị bệnh hoại tử gan tụy nhiều lần càng dễ bị lại (p<0,1) (Bảng 4); Tuy nhiên, phần lớn số nông hộ mới bị bệnh gan tụy cấp (19/27) một lần, do đó việc phân chia nhỏ số lần bị bệnh để phân tích chưa thực hiện được trong nghiên cứu này. 96 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 Bảng 4: Tương quan giữa các biến định lượng về ao nuôi và quản lý ao với biến bệnh Các thông số Bệnh hoại tử gan tụy Số nông hộ Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị Man- Withney U Giá trị P Diện tích ao lắng (ha) Không bệnh 9 0,26 0,16 60 0,848 Có bệnh 14 0,30 0,25 Diện tích ao nuôi (ha) Không bệnh 19 0,23 0,06 196 0,77 Có bệnh 23 0,25 0,06 Tuổi ao nuôi (năm) Không bệnh 18 2,67 1,37 163 0,237 Có bệnh 23 3,87 2,91 Độ sâu nước ao Không bệnh 18 1,60 0,24 196 0,77 Có bệnh 23 1,58 0,17 Số lần bị hội chứng gan tụy Không bệnh 19 0,79 1,27 152,5 0,072 Có bệnh 23 1,09 0,85 Mật độ nuôi Không bệnh 19 80,05 26,90 162,5 0,055 Có bệnh 23 89,00 20,70 Kết quả trình bày ở Bảng 4 còn cho thấy bệnh hoại tử gan tụy cấp xảy ra nhiều hơn ở những ao nuôi mật độ cao (khoảng 89 con/ m2). Phân tích sâu hơn đã xác định khả năng tôm bị bệnh hoại tử gan tụy cấp ở các ao nuôi có mật độ lớn hơn 80 con/m2 cao hơn gấp 3,4 lần so với các ao nuôi có mật độ nhỏ hơn hoặc bằng 80 con/m2 (p <0,1 và OR = 3,4) (Bảng 5). Bảng 5: Tương quan giữa mật độ nuôi với biến bệnh Thông số Đặc điểm của thông số Bệnh hoại tử gan tụy cấp Giá trị Giá trị Giá trị Không Có Chi-square P OR Mật độ nuôi ≤ 80 con/m2 68,40% 39,10% 3,579 0,059 3,37 > 80 con/m2 31,60% 60,90% Các yếu tố đặc điểm ao nuôi và quản lý có tương quan với bệnh bằng phương pháp phân tích đơn lẻ từng biến được đưa vào phân tích mức độ ảnh hưởng đến nhau và đến khả năng xảy ra bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm bằng hàm hồi quy nhị phân; kết quả đã xác định chỉ các biến: ao đã bị bệnh gan tụy và mật độ nuôi lớn hơn 80con/m2 có liên quan đến bệnh hoại tử gan tụy cấp (P<0,1) (Bảng 6). Cụ thể, tỷ lệ bị bệnh hoại tử gan tụy cấp của những ao nuôi chưa thừng bị bệnh thấp, chỉ bằng khoảng 0,161 lần so với ao đã từng có bệnh. Tương tự, ở những ao nuôi có mật độ thấp hơn hoặc bằng 80 con/m2, tỷ lệ tôm bị bệnh hoại tử gan tụy chỉ bằng 0,221 lần so với những ao nuôi có mật độ lớn hơn 80 con/m2 có cùng điều kiện về sự hiện diện của các loài khác trong quá trình nuôi và tình trạng lót bạt bờ ao. 97TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 Bảng 6: Đánh giá mối quan hệ của các biến định tính khảo sát với bệnh hoại tử gan tụy cấp Yếu tố khảo sát Xác suất * Tỷ số OR CI 95%** Bệnh hoại tử gan tụy trước đây 0,041 0,161 0,028 0,926 Ao lót bạt bờ 0,158 0,217 0,026 1,816 Đối tượng khác ngoài tôm trong ao nuôi 0,308 0,337 0,042 2,727 Mật độ nuôi 0,090 0,221 0,039 1,266 *: Xác suất thống kê của OR; **: Khoảng tin cậy thông kê 95% của OR • Bệnh hoại tử gan tụy cấp và các yếu tố chất lượng nước Bảng 7: Tương quan giữa các yếu tố chất lượng nước và bệnh hoại tử gan tụy cấp Biến độc lập Bệnh hoại tử gan tụy Số lần đo Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị P Redox Không bệnh 104 122,37 39,06 0,268 Có bệnh 44 115,61 44,80 pH Không bệnh 104 7,64 0,97 0,002 Có bệnh 44 8,14 1,02 Độ mặn (%o) Không bệnh 104 15,13 4,61 0,147 Có bệnh 44 14,13 4,34 DO (mg/L) Không bệnh 104 5,81 1,48 0,745 Có bệnh 42 5,73 3,79 Nhiệt độ (oC) Không bệnh 104 29,17 3,46 0,25 Có bệnh 44 31,21 15,28 Kiềm (mg/L) Không bệnh 104 102,05 34,86 0,313 Có bệnh 44 96,93 33,38 NO 2 (mg/L) Không bệnh 104 0,13 0,19 0,294 Có bệnh 44 0,13 0,16 NH3 (mg/L) Không bệnh 101 0,056 0,06 0,97 Có bệnh 43 0,06 0,04 H2S (mg/L) Không bệnh 101 0,02 0,01 0,073 Có bệnh 42 0,05 0,16 Chỉ số oxy hóa khử - redox, độ mặn, DO, kiềm ở các ao không bệnh cao hơn ở những ao có bệnh trong khi các giá trị pH, nhiệt độ, NH3 và H2S biến động theo chiều ngược lại (Bảng 7). Tuy nhiên, kết quả phân tích thống kê chỉ xác định giá trị pH và H2S có sự sai khác có ý nghĩa giữa ao bệnh và không bệnh (p<0,05 và p<0,1). Những phân tích sâu hơn đã xác định ao nuôi tôm có pH lớn hơn 7,5 có khả năng bị bệnh hoại tử gan tụy cấp cao hơn 2,4 lần so với ao nuôi có pH nhỏ hơn hoặc bằng 7,5 (OR=2,4). • Bệnh hoại tử gan tụy cấp và mật độ Vibrio sp. trong nước ao nuôi và trong gan tôm Trong quá trình nuôi, mật độ vi khuẩn Vibrio, đặc biệt vi khuẩn V. parahaemolyticus trong nước, trong gan tôm tăng theo thời gian nuôi và có giá trị cao nhất tại thời điểm tôm bị bệnh hoại tử gan tụy cấp (Hình 2). 98 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 Hình 2: Mật độ vi khuẩn Vibrio trong nước (A), trong gan tụy tôm (B) theo thời gian Bên cạnh đó, mật độ vi khuẩn V. parahaemolyticus nói riêng trong môi trường nước nuôi, số lượng vi khuẩn Vibrio tổng và V. parahaemolyticus trong gan tôm bệnh cao hơn ở các ao không bệnh (p<0,1) (Bảng 8). Theo Bảng 8, mật độ vi khuẩn V.parahaemolyticus tại các ao nuôi không bị bệnh gan tụy cấp là 165,3 cfu/ ml nước và 74.798,6/gam gan tụy trong khí đó con số này ở các ao nuôi có bị bệnh là 5.360,1 cfu/ml và 1.344.746,9 cfu/gam gan. Bảng 8: Mật độ vi khuẩn Vibrio sp. trong nước, trong gan tôm Biến độc lập Bệnh hoại tử gan tụy Số nông hộ Giá trị trung bình Giá trị P Tổng Vibrio sp. trong nước (Cfu/mL) Không bệnh 105 2.610,1 0,11 Có bệnh 44 68.439,4 V. parahaemolyticus Không bệnh 105 165,3 0,069 (Cfu/mL) Có bệnh 44 5.360,1 Tổng Vibrio sp. Không bệnh 106 74.798,6 0,001 (Cfu/gam gan tụy) Có bệnh 45 1.344.746,9 V.parahaemolyticus Không bệnh 106 11.523,4 0,001 (Cfu/gam gan tụy) Có bệnh 44 124.377,1 Các biến: hàm lượng H2S, giá trị pH trong nước ao nuôi và các biến về mật độ Vibrio sp., V. parahaemolyticus trong nước, trong gan tụy tôm được đưa vào phân tích cùng nhau trong hàm hồi quy nhị phân. Kết quả cho thấy, giá trị H2S cao và hàm lượng Vibrio sp. tổng trong gan tụy tôm có liên quan đến bệnh (Bảng 9). 99TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 Bảng 9: Đánh giá mối quan hệ của các biến định lượng với bệnh hoại tử gan tụy cấp Yếu tố khảo sát Xác xuất * Tỷ số OR CI 95%** Giá trị H2S 0,049 1.374E26 2,61 1.620E52 Giá trị pH 0,462 1,383 0,58 3,28 Vibrio sp. tổng trong nước (cfu/ml) 0,680 1,000 1,00 1,00 V.parahaemolyticus trong nước (cfu/ml) 0,197 1,000 1,00 1,00 Vibrio sp. tổng trong gan tụy (cfu/gam) 0,001 1,000 1,00 1,00 V.parahaemolyticus trong gan tụy (cfu/gan) 0,556 1,000 1,00 1,00 *: Xác xuất thống kê của OR; **: Khoảng tin cậy thông kê 95% của OR 1.374E26 = 137.429.900.673.739.000.000.000.000 1.620E52 = 16.195.549.517.569.600.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000 IV. THẢO LUẬN Mặc dù nhiều hộ đã từng có tôm bị bệnh hoại tử gan tụy cấp (64,3%) và bệnh này đã xuất hiện lại trên 54,8% ao theo dõi, nhưng người dân chưa nhận diện được những dấu hiệu chính của tôm khi mắc bệnh. Cụ thể, chỉ có một số ít nông hộ quan sát thấy các dấu hiệu đặc trưng của bệnh: gan tụy đổi màu nhợt nhạt (8,7%), sưng to (8,7%), teo nhỏ (21,7%); còn lại đa số các nông hộ chỉ quan sát được các dấu hiệu của tôm yếu như: giảm ăn (73,9%), bỏ ăn (26,1%), tôm chết trong ao (91,3%); (Bảng 2). Chính vì vậy, khi bệnh xuất hiện chỉ có 14,3% nông hộ biết tôm mình bị bệnh hoại tử gan tụy; còn lại 40,5% không biết tôm bị bệnh gì. Kết quả theo dõi vùng nuôi đã cho thấy hầu hết các ao nuôi có lót bạt bờ thường không lật bạt để cải tạo bờ ao trong quá trình chuẩn bị ao, do đó mầm bệnh lưu cữu từ các vụ trước đã không được xử lý hoàn toàn trước khi vào vụ nuôi mới. Chính vì vậy, mối tương quan giữa bệnh hoại tử gan tụy cấp và các ao nuôi có lót bạt bờ đã được xác định trong nghiên cứu này. Bên cạnh đó, các đối tượng khác đặc biệt là sự hiện diện của nhuyễn thể trong ao cũng được xem là một mối nguy cho ao nuôi. Nhuyễn thể là động vật ăn lọc, vi khuẩn tích trong nhuyễn thể ít chịu ảnh hưởng của hóa chất, kháng sinh, và đây là một trong những nguồn vi khuẩn gây bệnh đưa vào ao nuôi. Các yếu tố này khi đưa vào phân tích tương quan đa biến đã không thể hiện mối tương quan có ý nghĩa với biến bệnh; kết quả phân tích tương quan đa biến chỉ xác nhận các yếu tố: ao đã từng bị bệnh và mật độ nuôi lớn hơn 80con/m2 là yếu tố nguy cơ. Điều này có thể do phương thức và trình độ quản lý của người nông dân nuôi tôm quy mô nông hộ ở Đầm Dơi thích hợp hơn với nuôi tôm ở mật độ thấp. Để hạn chế dịch bệnh, Tổng Cục Thủy Sản, 2012 cũng đã khuyến cáo người dân nên nuôi tôm thẻ mật độ 60con/m2. Mối tương quan giữa các yếu tố chất lượng nước cho thấy ở những ao nuôi có hàm lượng H2S cao có nguy cơ tôm bị bệnh hoại tử gan tụy cao hơn. Khí độc H2S trong ao nuôi là sản phẩm của quá trình phân hủy chất hữu cơ, thức ăn dư, ở đáy ao; điều này phản ảnh chế độ quản lý ao nuôi chưa thích hợp của người dân. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng đã xác định sự tương quan của giá trị pH đến sự bùng phát của bệnh. Điều này tương tự như nghiên cứu của Noriaki Akazawa và Mitsuru Eguchi (2013) khi họ cho rằng bệnh hoại tử gan tụy cấp giảm ở pH thấp (khoảng 7), và tỷ lệ bệnh tăng cao ở pH lớn hơn (8,5 - 8,8). Trong phân tích tương quan đơn biết, mật độ vi khuẩn Vibrio tổng và V.parahaemolyticus trong nước, trong gan tụy tôm đều có liên quan đến sự bùng phát của dịch bệnh. Điều này tương thích với kết quả của những nghiên cứu gần đây 100 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 chỉ ra V. parahaemolyticus là nguyên nhân gây bệnh gan tụy cấp cho tôm (Loc và ctv., 2013, Lightner, 2012). Tuy nhiên, trong phân tích tương quan đa biến chỉ có mật độ vi khuẩn Vibrio tổng cao trong gan mới liên quan đến dịch bệnh. Điều này có thể do số lượng ao theo dõi còn nhỏ, chưa đủ để các mối tương quan thể hiện rõ. Chính vì vậy một nghiên cứu tương tự trên số lượng lớn ao nuôi và trên địa bàn rộng hơn (nhiều huyện, nhiều tỉnh hơn) là cần thiết để xác định các mối nguy liên quan đến bệnh. V. KẾT LUẬN Ao nuôi tôm chân trắng tại xã Trần Phán, Đầm Dơi, Cà Mau có diện tích là 0,24 ± 0.06ha, tuổi ao 3,3 ± 2,4 năm; độ sâu mực nước là 1,6 ± 0,2m. Tôm được nuôi với mật độ là 85 ± 24 con/m2. Bệnh gan tụy cấp đã xảy ra ở 54,8% nông hộ ở giai đoạn tôm 34,9 ± 12,1 ngày tuổi; và chỉ có 14,3% nông hộ có thể nhận biết được bệnh. Kết quả phân tích đơn biến đã xác định được 7 yếu tố nguy cơ với bệnh hoại tử gan tụy bao gồm: Ao không được cải tạo hoàn toàn (ao lót bạt không lật bạt lên khi cải tạo); Ao đã bị bệnh gan tụy trước đây; Có đối tượng khác, đặc biệt nhuyễn thể trong ao nuôi; Mật độ nuôi cao (lớn hơn 80con/m2); Hàm lượng H2S cao (cao hơn 0,02 mg/L); Giá trị pH cao (>7,5); Mật độ Vibrio tổng và V.parahemolyticus trong nước, trong tôm cao. Kết quả phân tích tương quan đa biến đã cho thấy: ao nuôi đã bị bệnh gan tụy trước đây, ao nuôi có hàm lượng khí độc H2S cao, và gan tụy tôm có mật độ vi khuẩn Vibrio sp. cao có liên quan đến sự bùng phát của bệnh hoại tử gan tụy cấp trong vụ nuôi. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Cục Thú y, 2012a. Dấu hiệu nhận biết hội chứng hoại tử gan tụy cấp (AHPNS) ở tôm nuôi. Công văn số 970/TY-TS phát hành ngày 21 tháng 6 năm 2012. Cục Thú y, 2012b. Báo cáo tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi năm 2012 và triển khai kế hoạch năm 2013. Cục Thú y, 2013. Báo cáo tình hình dịch bệnh, dịch tễ bệnh đốm trắng (WSSV) và hoại tử gan tụy cấp (AHPNS) ở tôm nuôi 7 tháng đầu năm 2013 và một số đề xuất quản lý rủi ro đối với AHPNS. Cục Thú y, 2013. Báo cáo tổng kết công tác thú y 2013 và kế hoạch công tác thú y năm 2014. Tổng cục thủy sản, 2012. Hội chứng hoại tử gan tụy cấp ở tôm nuôi nước lợ: nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa. ngày 22.10.2013. Tài liệu tiếng Anh Flegel, T.W., 2012. Historic emergence, impact and current status of shrimp pathogens in Asia. Journal of Invertebrate Pathology 110, 166-173. Leaño E.M., Mohan C.V., 2012. Emerging threat in the Asian Shrimp Industry: Early Mortality Syndrome (EMS)/Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome (AHPNS). Electronic Newsletter - Fish Health Section/Asian Fisheries Society. PP 1-3. Lightner, D.V., Redman, R.M., Pantoja, C.R., Noble B.I., Tran, L., 2012. Early mortality syndrome affects shrimp in Asia. Global Aquaculture Advocate, January/Fabruayy 2012:40. Lightner D.V., Redman R.M., Pantoja C.R., Noble B.I., Tran L., 2013. Documentation of an emerging disease (Early Mortality Syndrome) in SE Asia and Mexico. The University of Arizona. Loc T., Nunan L., Redman R.M., Mohney L.L., Pantoja C.R., Fitzsimmons K., Lightner D.V., 2013. Determination of the infectious nature of the agent of acute hepatopancreatic necrosis syndrome affecting penaeid shrimp. Disease of aquatic organisms. Vol.105, 45 – 55. Noriaki A., Mitsuru E., 2013. Environmental Trigger For EMS/AHPNS Identified In Agrobest Shrimp Ponds (global aquaculture advocate), July/August 2013. 101TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 RICK FACTORS ASSOCIATED WITH ACUTE HEPATOPANCREATIC NECROSIS DISEASE ON SHRIMP Penaeus vannamei IN INTENSIVE FARMING SYSTEM AT DAM DOI DISTRICT, CAMAU PROVINCE Ngo Thi Ngoc Thuy1*, Hoang Thi Hien1, Tieu Thanh Tuoi1, Nguyen Van Ut1, Tran Ngoc Hieu1, Nguyen Thanh Ha1 ABSTRACT Acute hepatopancreatic disease appeared at the end of 2010 and beginging of 2011 has caused serious losses of shrimp production in Asian shrimp-cultured countries, especially in Vietnam. This research aimed to classify risk factors associated with AHPND on shrimp P. vannamei in intensive farming sys- tem at Dam Doi district, Ca Mau province. The study had surveyed information on water management and shrimp health management from farmers, and analysed samples of water and shrimp in every 10 days during crop 42 ponds. The fluctuations of some water parameters as well as Vibrio bacteria in water in shrimp hepatopancrea were identified and Epidemiological study method including descriptive, cor- relative analysis and regression had been applied to analyse this data. The findings showed that AHPND occurred on 54.8% shrimp ponds and the disease associated with high density of Vibrio bacteria in shrimp hepatopancrea, high levels of H2S in water and pond with AHPND history. Keywords: Acute hepatopancreatic disease, risk factors, shrimp P. vannamei Người phản biện: TS. Đinh Thị Thủy Ngày nhận bài: 10/8/2014 Ngày thông qua phản biện: 26/8/2014 Ngày duyệt đăng: 05/9/2014 1 Minh Hai Sub-Institute for Fisheries Research, Research Institute for Aquaculture No 2. * Email: thuyngo8@yahoo.com
File đính kèm:
- mot_so_yeu_to_nguy_co_lien_quan_den_benh_hoai_tu_gan_tuy_cap.pdf