Một số ý kiến về biện pháp bảo lãnh theo quy định Bộ luật dân sự 2015

Xã hội phát triền nhanh dẫn đến nhu cầu phát triển kinh tế tăng mạnh, số lượng các giao dịch dân

sự (GDDS) đều tăng cao theo từng ngày, nhưng các giao dịch đó đều ẩn chứa những rủi ro nhất

định. Để giảm thiểu sự thiệt hại cho các mối quan hệ dân sự trong xã hội hiện tại thì Nhà nước đã

đưa ra các quy định thiết thực sao cho phù hợp với nhu cầu xã hội. Trong một số GDDS các chủ thể

thường thỏa thuận sử dụng một hoặc một vài biện pháp bảo đảm (BPBĐ) được quy định tại Khoản 1

Điều 292 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ giữa các bên chủ thể

với nhau. Trong đó, bảo lãnh là một biện pháp được sử dụng khá nhiều cũng với một mục đích

chính là bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ nhưng bảo lãnh lại có phần khác với các BPBĐ khác. Nhờ

vào những quy định và tính linh hoạt của mình mà bảo lãnh có một vị trí đặc biệt trong các GDDS

hiện nay. Trong bài viết này, tác giả phân tích một số bất cập của biện pháp bảo lãnh, từ đó đưa ra

một vài kiến nghị hoàn thiện.

Một số ý kiến về biện pháp bảo lãnh theo quy định Bộ luật dân sự 2015 trang 1

Trang 1

Một số ý kiến về biện pháp bảo lãnh theo quy định Bộ luật dân sự 2015 trang 2

Trang 2

Một số ý kiến về biện pháp bảo lãnh theo quy định Bộ luật dân sự 2015 trang 3

Trang 3

Một số ý kiến về biện pháp bảo lãnh theo quy định Bộ luật dân sự 2015 trang 4

Trang 4

Một số ý kiến về biện pháp bảo lãnh theo quy định Bộ luật dân sự 2015 trang 5

Trang 5

Một số ý kiến về biện pháp bảo lãnh theo quy định Bộ luật dân sự 2015 trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 7200
Bạn đang xem tài liệu "Một số ý kiến về biện pháp bảo lãnh theo quy định Bộ luật dân sự 2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số ý kiến về biện pháp bảo lãnh theo quy định Bộ luật dân sự 2015

Một số ý kiến về biện pháp bảo lãnh theo quy định Bộ luật dân sự 2015
 của người dân, nghĩa là bảo lãnh được hình thành trên 
nguyên tắc hỗ trợ, bảo vệ cho các giao dịch dân sự mà các chủ thể thực hiện. Nhưng có một số chủ 
thể kém hiểu biết về luật pháp lại dễ dàng bị các đối tượng xấu dẫn dắt và cho rằng họ có nghĩa vụ 
phải thực hiện bảo lãnh một khi đã đồng ý. Mà đa số các chủ thể lại hay ‚giấu bệnh, sợ thầy‛ vì vậy 
nhiều người cam chịu chi một khoản tiền như cam kết để tránh dẫn đến các vấn đề kiện tụng thay 
vì trình báo với cơ quan có thẩm quyền để được tư vấn và giúp đỡ. Và những điều đó vô tình lại tạo 
cơ hội cho các đối tượng xấu thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhiều lần. Còn một dạng lừa đảo 
khác mà mọi người cũng có thể dễ dàng thấy được đó là trong quan hệ tín dụng, nhiều hộ nghèo, 
người nghèo hay cận nghèo lại được nhờ làm bên bảo lãnh cho một khoản vay tín dụng của các 
công ty hay doanh nghiệp. Có lẽ vô lý nhưng sự thật lại xảy ra rất nhiều vì trong trường hợp này 
người thực hiện bảo lãnh được hứa hẹn một khoản lãi hàng tháng còn cao hơn cả lãi suất tín dụng 
1473 
trong khi không cần bỏ ra tài sản hay khoản tiền bảo đảm nào. Những tưởng đó là một khoản ‚làm 
chơi mà ăn thật‛ nhưng bên bảo lãnh sau khi nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh thì mới thực sự thấy được 
hậu quả của giao dịch đó[7.Tr.200]. 
Một ví dụ thực tế về lừa đảo bằng biện pháp ‚nhờ‛ thực hiện bảo lãnh: Qua Facebook chị Kim L., SN 
1988, trú tại huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội được một người đàn ông nước ngoài có tài khoản tên là 
‚Tooj Mooj Minhf‛ chủ động kết bạn. Qua giao lưu trên Facebook, người này giới thiệu tên là Jason 
Nicholas, hiện là bác sĩ giải phẫu thần kinh, đang làm việc tại Bệnh viện Badgda Teaching Hospital 
(Iraq) theo hợp đồng với Liên hợp quốc. Sau nhiều lần nhắn tin qua lại với nhau, chị L. tỏ ra tin tưởng 
vào vị bác sĩ này thì ông đề nghị chị L. giúp đỡ, xin cho ông ta được nghỉ phép một thời gian để có 
điều kiện sang Việt Nam. Vị bác sĩ còn hướng dẫn nội dung bức thư chị L. phải viết gửi cho một tổ 
chức của Liên hợp quốc theo email mà ông ta cung cấp để xin nghỉ phép cho ông này. Trong nội 
dung bức thư xin phép, chị L. có cam kết bảo lãnh bằng tiền để bác sĩ Jacson Nicholas được nghỉ 
phép. Ngay sau đó, từ email mà chị L. gửi tới, có thư phản hồi, yêu cầu chị L. cung cấp thông tin cá 
nhân để giải quyết đề nghị của chị. Sau đó một ngày, cũng từ email mà chị L. giao dịch, có một 
bức thư gửi tới chị thông báo vị bác sĩ đó đã không quay trở lại bệnh viện làm việc. Nội dung bức 
thư cho rằng, chị L. là người viết thư xin cho vị bác sĩ này được nghỉ, chị L. đã cam kết bảo lãnh thì 
phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Theo đó, ‚tổ chức‛ trên đã ‚bắt đền‛ chị L. Nhận 
được thông tin này, do chị L. vẫn còn tin tưởng và muốn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình nên 
đã đưa ra gần 14 nghìn USD (tương đương khoảng hơn 325 triệu đồng Việt Nam) để thực hiện 
nghĩa vụ. ‚Tổ chức‛ thuê bác sĩ Jacson Nicholas đã gửi số tài khoản để chị L. chuyển tiền vào. Tuy 
nhiên, nhận thấy số tài khoản mà ‚tổ chức Liên hợp quốc‛ gửi đến lại là một tài khoản cá nhân 
mang tên một người Việt Nam, tại ngân hàng Việt Nam nên chị L sinh nghi. Qua tham khảo và tìm 
hiểu chị L biết mình đã bị lừa nên quyết định không thực hiện theo yêu cầu của "tổ chức" nêu 
trên. Những ngày sau đó, chị L. liên tiếp nhận được những tin đe dọa. Do liên tục bị làm phiền, chị 
L. quyết định trình báo với cơ quan công an [4]. 
Tác giả kiến nghị hoàn thiện để khắc phục tình trạng lừa đảo bằng biện pháp bảo lãnh như sau: 
Trước hết là thêm quy định ‚Bên bảo lãnh phải được xem xét về khả năng tài chính để thực hiện 
nghĩa vụ trước khi được ký hợp đồng bảo lãnh nếu không có chứng minh tài chính kèm theo thì hợp 
đồng vô hiệu‛. Như vậy, thì trường hợp bị lừa đảo cũng sẽ khó xảy ra hay khả năng thực hiện nghĩa 
vụ của bên bảo lãnh cũng được bảo đảm hơn. Nên có những buổi tuyên truyền hay những khu hỗ 
trợ, tư vấn ở các cơ quan có thẩm quyền để các chủ thể gặp tình trạng lừa đảo tương tự có thể dễ 
dàng tìm được sự giúp đỡ, tránh được tình trạng bị lừa đảo. Quan trọng nhất là phải giúp cho người 
dân có thể tự có kiến thức về vấn đề lừa đảo như trên bằng các chương trình, tờ rơi hay tuyên truyền 
tại khu phố. Vì ‚phòng bệnh hơn chữa bệnh‛, chỉ khi các chủ thể - người luôn có nguy cơ bị lừa đảo 
– tự có tinh thần cảnh giác thì họ mới có thể tránh được các ‚chiêu trò‛ lừa đảo từ các đối tượng, tổ 
chức xấu đó. 
Bất cập thứ hai, cũng là một vấn đề mà chủ thể dễ gặp và cũng là một trong những lý do khiến cho 
chủ thể trong GDDS ngần ngại khi tiếp xúc với các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện các hợp 
đồng có BPBĐ như bảo lãnh. Đó là, còn nhiều cán bộ trong các cơ quan có thẩm quyền vẫn còn có 
1474 
suy nghĩ là đăng ký ‚cho‛ người dân thay vì ‚phục vụ‛ người dân. Tác giả cũng tán thành với nhận 
định mới đề cập và cho rằng đây là một trong những sai lầm mà người chấp hành hay người thực 
hiện các quy định của luật pháp thường mắc phải, các cán bộ vẫn cho là mình ‚đang ban phát‛ 
thay vì mình ‚phải hỗ trợ‛ người dân khi đó tình trạng gây khó khăn, thậm chí là nhũng nhiễu người 
dân trong quá trình hỗ trợ cung cấp các dịch vụ vẫn còn. ‚Một thực tế cần phải thừa nhận rằng, Hệ 
thống đăng ký giao dịch bảo đảm của nước ta vẫn đang vận hành trong quá trình chuyển đổi chế 
độ hành chính từ chế độ hành chính ‚cai quản‛ sang chế độ hành chính ‚phục vụ‛‛ [5]. Mà những 
điều được quy định trong luật lại chưa quá rõ ràng để cho mọi người thực sự hiểu được việc thực 
hiện các BPBĐ trong các giao dịch dân sự là ‚quyền‛ của chủ thể trong giao dịch dân sự đó chứ 
không phải là ‚nghĩa vụ‛ của họ. Các chủ thể bị lừa đảo bằng quan hệ bảo lãnh thì thật ra vẫn có 
một phần trách nhiệm của các cán bộ trong các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền vì họ đã không 
xem xét kỹ các trường hợp mà người bảo lãnh là người không đủ hiểu biết về pháp luật hay khả 
năng kinh tế không đủ để có thể thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Do đó, nhiều mặt của vấn đề cũng 
đều dẫn đến một kết quả thực tế là rất nhiều trường hợp bị lừa đảo từ những giao dịch có biện 
pháp bảo lãnh – được tạo ra nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể trong GDDS. Một khi 
những quy định của luật pháp vẫn còn bị hiểu nhầm và chưa thực sự cho mọi người sự nhận thức 
rõ ràng về định hướng của quy định đó, thì sự hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền đến chủ thể cần 
hỗ trợ vẫn là chưa hết sức và sự ngần ngại của các chủ thể khi có nhu cầu giúp đỡ từ các cơ quan 
có thẩm quyền là vẫn còn. 
Để cải thiện tình trạng nhiều các cán bộ trong các cơ quan có thẩm quyền vẫn còn chưa hiểu rõ về 
quy định của pháp luật về bảo lãnh. Nhà nước phải thực hiện phổ biến cho các cán bộ để họ hiểu 
được bảo lãnh và cả các BPBĐ khác đều là ‚quyền‛ của người dân và họ cần phải ‚hỗ trợ‛, ‚phục 
vụ‛ người dân. Nó có ý nghĩa trong việc xóa bỏ thói quen ‚ban phát‛, ‚ban ơn‛ và tạo lập, xây dựng 
‚văn hoá‛ phục vụ người dân trong Hệ thống cơ quan đăng ký [6.Tr.9-14]. Vai trò của cán bộ rất 
quan trọng khi họ là người có thể trực tiếp phát hiện các vấn đề về tài chính của các bên hay khả 
năng thực hiện nghĩa vụ của các bên từ đó họ là người có thể trực tiếp ngăn chặn các tình huống 
xấu trước khi nó có thể xảy ra. Họ cũng là người trực tiếp giải thích cho các chủ thể trong giao dịch 
để họ nắm rõ các quy định về bảo lãnh từ đó hạn chế được những vấn đề lừa đảo do kém hiểu 
biết. Cán bộ là đại diện của Nhà nước đến với nhân dân, thay mặt Nhà nước để hỗ trợ, giúp đỡ 
nhân dân vì vậy nên có những điều chỉnh trong công tác của các cán bộ liên quan để họ có đủ khả 
năng thực hiện các hoạt động hỗ trợ nhân dân nói chung hay chủ thể trong giao dịch dân sự nói 
riêng khi cần. 
Điểm bất cập thứ ba, mà cũng quan trọng không kém khiến cho quy định của pháp luật về bảo 
lãnh không thực sự đến được với các chủ thể là các điều khoản của luật vẫn còn chưa rõ ràng, dễ 
bị hiểu sai bởi các chủ thể. Điều khoản hay bị hiểu sai đầu tiên là quy định về bảo lãnh là vấn đề về 
việc bên bảo lãnh chỉ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi ‚bên được bảo lãnh không có khả năng thực 
hiện nghĩa vụ bảo lãnh‛ theo Khoản 2 Điều 335 BLDS 2015. Quy định này cho phép nghĩa vụ bảo 
lãnh chỉ xảy ra khi người được bảo lãnh không có khả năng tự thực hiện nghĩa vụ của mình. Nhưng 
quy định này cũng chỉ được áp dụng khi có thỏa thuận trước trong hợp đồng, giữa các bên chứ 
không mặc định khi ký kết biện pháp bảo lãnh. Khi không có thỏa thuận trước thì chỉ cần người 
1475 
được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ đúng, đủ khi đến thời hạn thì khi đó nghĩa vụ bảo lãnh đã 
có hiệu lực. Nhiều người do không hiểu rõ luật mà lại đồng ý thực hiện bảo lãnh cho người khác 
dẫn đến rất nhiều tranh chấp xảy ra trong thực tế. Rất nhiều trường hợp mà những chủ thể thực 
hiện một GDDS và sử dụng luật pháp như ‚một tấm khiên‛ bảo vệ cho quan hệ giao dịch đó nhưng 
họ lại không thực sự hiểu được vấn đề mà luật quy định. Nói rõ hơn, các vấn đề quy định trong luật 
một số là bắt buộc thực hiện, số khác lại là cho phép thực hiện. Nhiều chủ thể lại tự mặc định 
những điều quy định trong luật đều đương nhiên được áp dụng cho hợp đồng mà họ ký. Như vấn 
đề trên, luật quy định ‚có thể thỏa thuận về việc bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên 
được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo 
lãnh‛, ý muốn nói là điều này được pháp luật cho phép nhưng chỉ có hiệu lực khi được thỏa thuận 
trước đó. 
Qua đó, có thể thấy rằng nhiều chủ thể vẫn chưa thực sự hiểu luật. Vì vậy, nên có một số bổ sung 
hay sửa đổi trong các quy định của bảo lãnh để các chủ thể có thể dễ dàng ‚nắm bắt‛ được các 
quy định đó hơn [2]. Có thể sửa đổi điều cũ để quy định dễ hiểu hơn như ‚Có thể thỏa thuận về vấn 
đề thực hiện nghĩa vụ hoàn trả toàn bộ hay một phần dựa trên nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện‛ để 
yêu cầu thực hiện nghĩa vụ hoàn trả của bên được bảo lãnh với bên bảo lãnh. Mặc dù, đã có quy 
định tại Điều 340 BLDS 2015 nhưng quy định đó lại chưa thực sự rõ ràng, minh bạch để bên bảo 
lãnh dựa vào đó yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ hoàn trả. Điểm hay bị hiểu sai thứ 
hai và cũng rất dễ dàng để nhận thấy đó là Khoản 4 Điều 336 BLDS 2015 về vấn đề thực hiện bảo 
lãnh sau khi người bảo lãnh đã chết, cụ thể là: ‚Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ 
phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người 
bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại‛. Tại đây có nhắc tới vấn đề là ‚nghĩa vụ 
phát sinh sau khi người bảo lãnh chết‛ nhưng lại không làm rõ là nghĩa vụ ‚sau khi‛ đó được xác 
định như thế nào. Điều này đã dẫn đến một vấn đề là có nhiều hướng giải thích khác nhau cho vấn 
đề trên, phổ biến nhất là hai cách giải thích sau: Nghĩa vụ trong tương lai đã được xác định nhưng 
là nghĩa vụ được thực hiện sau khi người bảo lãnh chết nên không cần thực hiện nghĩa vụ đó; 
Nghĩa vụ trong tương lai sau khi người bảo lãnh chết mới được hình thành trong nghĩa vụ bảo lãnh 
nên không cần thực hiện nghĩa vụ đó [7.Tr.198-199]. Nên một số quy định chung chung mặc dù 
giúp mở rộng phạm vi thực hiện cho các chủ thể nhưng nó cũng có thể tạo nên sự mịt mờ cho 
những chủ thể đó khi tiến hành biện pháp bảo lãnh. 
Kiến nghị giúp hoàn thiện cho bất cập này là xác định rõ phần định nghĩa: ‚Trường hợp nghĩa vụ 
được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ 
phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại‛ tại Khoản 4 Điều 
336 BLDS 2015. Theo quan điểm của tác giả, có thể sửa thành ‚Từ thời điểm người bảo lãnh chết thì 
tất cả nghĩa vụ phát sinh trong tương lai mà có thời điểm phát sinh sau thời điểm người bảo lãnh 
chết thì nghĩa vụ bảo lãnh đó chấm dứt tồn tại, nghĩa vụ bảo lãnh chỉ còn hiệu lực đối với những 
nghĩa vụ phát sinh trước thời điểm người bảo lãnh chết - kể cả những nghĩa vụ đang thực hiện hay 
chưa thực hiện‛. Khi các quy định có tính chỉ hướng cao hơn thì các tranh chấp xảy ra trên thực tế 
cũng có thể giảm đi rất nhiều. Còn một số quy định về bảo lãnh khá chung chung để có thể bao 
hàm được nhiều nội dung nhưng nó vô tình lại là điểm yếu khi phạm vi quá rộng dẫn đến các chủ 
1476 
thể dễ hiểu lầm về cách thức, nội dung của quan hệ bảo lãnh. Thế nên cần giới hạn lại phạm vi 
bảo lãnh nhằm cụ thể hóa các giao dịch, tránh trường hợp xảy ra các vụ việc về tranh chấp, đồng 
thời nếu có tranh chấp thì việc xử lý cũng đơn giản hơn, rõ ràng hơn. Để giúp quy định cụ thể hơn 
thì có thể bắt đầu từ việc giới hạn phạm vi bảo lãnh ‚Các bên khi thiết lập quan hệ bảo lãnh thì phải 
có phạm vi bảo lãnh cụ thể là toàn phần hay một phần; chỉ được sử dụng một phạm vi để áp 
dụng, trong trường hợp bảo lãnh một phần phải cụ thể, có thể là bảo lãnh một phần trong một 
khoản nghĩa vụ cố định hoặc bảo lãnh một phần trong giới hạn tài sản đặt ra để bảo lãnh‛[3]. 
3 KẾT LUẬN 
Bảo lãnh là một biện pháp quan trọng trong việc bảo đảm quyền và lợi ích của các bên trong giao 
dịch dân sự nhưng vẫn còn nhiều bất cập làm cho biện pháp này chưa thực sự phát huy được hết 
những ưu điểm của nó. Các yếu điểm trong quy định của bảo lãnh có thể tạo thành những lợi thế 
cho các cá nhân, tổ chức thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật mà có thể thấy người bị hại 
lớn nhất lại là những chủ thể trực tiếp tham gia các giao dịch đó. Nên những giải pháp cải thiện, 
sửa đổi phù hợp là biện pháp tối ưu nhất để làm giảm những vấn đề như lừa đảo, hiểu sai quy 
định của pháp luật. Một khi những vấn đề trên được cải thiện thì tin chắc rằng sự hỗ trợ của biện 
pháp bảo lãnh nói riêng hay cả những BPBĐ khác nói chung sẽ thực sự là một công cụ tốt để các 
chủ thể trong GDDS chủ động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bộ luật Dân sự 2015. 
[2] Hồ Quang Huy, 28/04/2016, Hoàn thiện các quy định về bảo lãnh trong Bộ luật Dân sự Việt 
Nam, xem tại link: https://tuvannhathuong.com/hoan-thien-cac-quy-dinh-ve-bao-lanh-
trong-bo-luat-dan-su-viet-
nam/?fbclid=IwAR3SpNnqNeMesgMrzTuWBx5TptLpTdF42h6BgSNia7hNGd46i-Gfx9TPUes. 
[3] Hồ Quang Huy, 23/05/2017, Hoàn thiện chế định bảo lãnh trên cơ sở các quy định của Bộ 
luật Dân sự năm 2015, xem tại link: https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-
doi.aspx?ItemID=2147 
[4] Minh Khoa, 18/02/2019, Chiêu lừa mới, nhờ "bảo lãnh" xin nghỉ phép, xem tại link: 
cho-ban-trai-nguoi-nuoc-ngoai-nghi-phep-533388/ 
[5] Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thị Thu Hương (2012), ‚Bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền 
công dân trong pháp luật hành chính Việt Nam (Một số vấn đề có tính phương pháp luận, 
định hướng nghiên cứu)‛, Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, Tạp chí Luật học 28. 
[6] ThS. Nguyễn Quang Hương Trà, Số 3 (276) năm 2015, Tiếp cận đăng ký giao dịch bảo đảm 
dưới giác độ quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư 
pháp. 
[7] Tưởng Duy Lượng (2020), Pháp luật dân sự - kinh tế và thực tiễn xét xử (Tập 1), Nhà xuất bản 
Tư pháp. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_y_kien_ve_bien_phap_bao_lanh_theo_quy_dinh_bo_luat_da.pdf