Một số vấn đề về xã hội hoá giáo dục theo luật giáo dục năm 2019

Ở Việt Nam, trong bối cảnh xã hội hoá giáo dục diễn ra nhanh, mạnh

ở nhiều cấp học và một trong những điểm nổi bật của công tác xã hội

hoá giáo dục đó chính là sự phát triển nhanh của các trường ngoài

công lập theo tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào

tạo để đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

trong điều kiện mới. Với sự thay đổi này, về lý thuyết sẽ có thêm

nhiều chủ thể ngoài nhà nước tham gia đầu tư vào lĩnh vực giáo dục

và người học sẽ có thêm nhiều cơ hội để lựa chọn. Trong phạm vi bài

viết này, các tác giả tập trung đề cập đến hành lang pháp lý, nêu lên

một số thuận lợi, khó khăn của quá trình xã hội hoá giáo dục đối với

trường ngoài công lập trong hệ thống giáo dục; đồng thời đề ra một

số giải pháp nhằm thu hút nguồn lực đầu tư cho giáo dục ngoài công

lập để góp phần đưa mục tiêu “dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và

đào tạo” thành một trong các động lực tăng trưởng và pháp triển kinh

tế, xã hội.

Một số vấn đề về xã hội hoá giáo dục theo luật giáo dục năm 2019 trang 1

Trang 1

Một số vấn đề về xã hội hoá giáo dục theo luật giáo dục năm 2019 trang 2

Trang 2

Một số vấn đề về xã hội hoá giáo dục theo luật giáo dục năm 2019 trang 3

Trang 3

Một số vấn đề về xã hội hoá giáo dục theo luật giáo dục năm 2019 trang 4

Trang 4

Một số vấn đề về xã hội hoá giáo dục theo luật giáo dục năm 2019 trang 5

Trang 5

Một số vấn đề về xã hội hoá giáo dục theo luật giáo dục năm 2019 trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 2480
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề về xã hội hoá giáo dục theo luật giáo dục năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề về xã hội hoá giáo dục theo luật giáo dục năm 2019

Một số vấn đề về xã hội hoá giáo dục theo luật giáo dục năm 2019
ing to live together), và học để làm (Learning to do).
2 Tham khảo: 
ve-xa-hoi-hoa-giao-duc-o-viet-nam-hien-nay, truy cập ngày 14/11/2019. 
Số 24 (424) - T12/202018
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
CHÍNH SÁCH
nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các
loại hình trường và các hình thức giáo dục;
khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để
tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự
nghiệp giáo dục”3.
Năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị
quyết số 05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh xã
hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa
và thể dục thể thao, trong đó đặt mục tiêu
định hướng đến năm 2010, “tỷ lệ học sinh
nhà trẻ ngoài công lập chiếm 80%, mẫu giáo
70%, trung học phổ thông 40%, trung học
chuyên nghiệp 30%, các cơ sở dạy nghề
60%, đại học, cao đẳng khoảng 40%”. 
Năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị
quyết số 40/NQ-CP về xã hội hóa giáo dục.
Những năm gần đây, chủ trương xã hội hóa
giáo dục còn được Trung ương chỉ đạo rõ
hơn trong Nghị quyết số 29/NQ-TƯ ngày
4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo. Trong phần Định hướng đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
quan điểm chỉ đạo, Nghị quyết xác định:
“Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế
mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm
định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển
giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hòa, hỗ
trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công
lập, giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư
phát triển giáo dục và đào tạo đối với các
vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu
số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và
các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ
hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo”.
Ngày 14/6/2019, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc
hội Khóa XIV đã thông qua Luật Giáo dục
năm 2019. Với mục tiêu thể chế hóa chủ
trương, đường lối của Đảng và pháp luật của
Nhà nước về đổi mới giáo dục, đào tạo, tạo
hành lang pháp lý cho việc xây dựng nền
giáo dục Việt Nam phát triển toàn diện; Luật
xác định: “Thực hiện đa dạng hóa các loại
hình cơ sở giáo dục và hình thức giáo dục;
khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để
tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự
nghiệp giáo dục; khuyến khích phát triển cơ
sở giáo dục dân lập, tư thục đáp ứng nhu
cầu xã hội về giáo dục”4. 
Có thể nói rằng, các cơ sở chính trị, pháp
lý nêu trên là căn cứ quan trọng để việc xã
hội hoá giáo dục được ghi nhận và phát triển
và trở thành một phần không thể thiếu trong
bức tranh chung về phát triển giáo dục Việt
Nam trong những năm qua.
2. Những kết quả đạt được, hạn chế, bất
cập trong thực hiện xã hội hoá giáo dục
Việt Nam 
2.1. Những kết quả đạt được
Về chương trình, Luật giáo dục năm
2005 xác định nguyên tắc, “Chương trình
giáo dục phải bảo đảm tính hiện đại, tính ổn
định, tính thống nhất, tính thực tiễn, tính hợp
lý và kế thừa giữa các cấp học và trình độ
đào tạo; tạo điều kiện cho sự phân luồng,
liên thông, chuyển đổi giữa các trình độ đào
tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục
trong hệ thống giáo dục quốc dân; là cơ sở
bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện; đáp
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế”. Quy định
này đã tiếp tục được ghi nhận, mở rộng trong
Luật giáo dục năm 2019 với nội
dung,“Chương trình giáo dục phải bảo đảm
tính khoa học và thực tiễn; kế thừa, liên
thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạo
điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa
các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình
thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc
dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ
động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp;
đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội
nhập quốc tế. Chương trình giáo dục là cơ
sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện”5.
Với tính chất này, chương trình giáo dục là
3 Điều 12 Luật Giáo dục năm 2005.
4 Khoản 2 Điều 16 Luật Giáo dục năm 2019.
5 Khoản 2 Điều 8 Luật Giáo dục năm 2019.
19Số 24 (424) - T12/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
CHÍNH SÁCH
thống nhất chung mà không có sự phân biệt,
phân chia giữa các trường công lập và ngoài
công lập. Tuy nhiên, với đòi hỏi của thực tế
khi phải cạnh tranh nên các trường ngoài
công lập đã “sáng tạo” trong việc thực hiện
chương trình với nhiều mô hình học tập mới,
phản ánh tính năng động về cách tư duy,
cách đánh giá tình huống vấn đề phức tạp
trong cuộc sống của xã hội. Các hoạt động
này, ít nhiều đã hình thành phẩm chất, năng
lực giải quyết vấn đề phù hợp với thực tiễn,
đem lại kết quả thực sự cho cuộc sống, làm
cho các phương pháp giáo dục truyền thống
đang chịu nhiều thách thức, áp lực cạnh tranh
đối với cả người dạy và cả người học. Điều
này đã tạo ra những lợi ích xã hội nhất định
khi mà đối tượng thụ hưởng đó chính là người
học. Một số cơ sở ngoài công lập khi đi vào
hoạt động đã xác lập ngay một số giá trị cốt
lõi như nhân cách, trí tuệ, cảm xúc, đam mê,
năng lượng làm cơ sở xây dựng chương
trình và phương pháp giảng dạy phù hợp.
Về nguồn lực, các trường ngoài công lập
chất lượng cao được tư nhân đầu tư mạnh mẽ
khang tranh về cơ sở vật chất, hiện đại về
chương trình và hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển
mạnh trong các năm tới bởi các tập đoàn
kinh tế tư nhân. Quan điểm, “các thành phần
kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng
của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc
các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và
cạnh tranh theo pháp luật6” làm cho vai trò
của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế ngày càng được nhận thức rõ
hơn và đánh giá đúng hơn. Tỷ trọng trong
GDP của khu vực kinh tế tư nhân, bao gồm
cả kinh tế cá thể luôn duy trì ổn định trong
khoảng 40%. Bước đầu đã hình thành được
một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô
lớn, hoạt động đa ngành như Tập đoàn
Vingroup, Trường Hải, FLC có khả năng
cạnh tranh tốt hơn trên thị trường trong nước
và quốc tế. Mức độ đóng góp vào tổng sản
phẩm trong nước của kinh tế tư nhân luôn
chiếm tỷ trọng lớn và tăng liên tục trong
những năm qua7. 
Với những quan điểm về xã hội hoá giáo
dục đã và đang triển khai trong hơn hai thập
niên qua, mô hình giáo dục ngoài công lập
gia tăng về số lượng điều đó cho thấy giáo
dục ngoài công lập đã có sự phát triển và cả
sự “chấp nhận” của xã hội đặc biệt là ở các
thành phố lớn của Việt Nam. Ví dụ, những
năm đầu thập kỷ 1990 tại Thành phố Hồ Chí
Minh chỉ có số ít trường phổ thông dân lập
với chưa tới 1.000 học sinh, sau đó, chưa đầy
10 năm đã tăng lên 130 trường với gần
30.000 học sinh cho cả 4 cấp: mầm non, tiểu
học, trung học cơ sở và trung học phổ thông,
đến năm học 2018-2019 có 932 trường mầm
non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học
phổ thông dân lập với 280.118 học sinh, tăng
gần 10 lần so với 10 năm trước8. Theo thống
kê của Sở giáo dục thành phố Hồ Chí Minh,
số lượng trường công lập và ngoài công lập
của Thành phố tương đương nhau (110 và
113 trường)9, đây là tỷ lệ cao hơn so với mặt
bằng chung của cả nước. 
2.2. Những hạn chế, bất cập
Về điều kiện thành lập: Quan điểm xếp
giáo dục là ngành nghề kinh doanh có điều
kiện là hoàn toàn hợp lý bởi tính chất và đặc
thù của lĩnh vực này. Thành lập cơ sở giáo
dục của nhà đầu tư ngoài công lập là tiền đề
để hoạt động của một nhà trường. Tuy nhiên,
hồ sơ thủ tục trong cấp phép thành lập
trường được xem là hành trình đầy “nan
6 Điều 51 Hiến pháp năm 2013.
7 Tham khảo: 
trong-nen-kinh-te-viet-nam-127594.html, truy cập ngày 12/11/2019. 
8 Xem thêm tại: https://tuoitre.vn/ba-thap-nien-phat-trien-truong-dan-lap-duoc-gi-va-mat-gi-
20190815183726425.htm, truy cập ngày 14/11/19. 
9 Tham khảo thêm:  truy cập ngày 14/11/2019.
Số 24 (424) - T12/202020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
CHÍNH SÁCH
giải” của nhà đầu tư. Thủ tục hành chính về
cấp phép thành lập đã được quy định trong
Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Giáo
dục nhưng về bản chất các quy định vẫn ở
dạng “luật khung”; vì thế, để thực thi được
thì địa phương đã ban hành những quy định
riêng. Những quy định riêng đó đã làm cho
bức tranh về thủ tục được cấp phép thành lập
trường ngoài công lập không thống nhất giữa
các địa phương. Điều này đã làm tăng phát
sinh chi phí tuân thủ, gia tăng rào cản gia
nhập thị trường giáo dục/kinh doanh giáo
dục của nhà đầu tư. Đâu đó đã có hiện tượng
nhà đầu tư nản lòng, thậm chí rút lui khỏi thị
trường bởi hàng rào thủ tục hành chính nhiêu
khê, rườm rà, phức tạp. 
Về học phí: Các trường ngoài công lập
do các nhà đầu tư tự bỏ vốn để thuê hoặc
mua các cơ sở vật chất, trang thiết bị và vận
hành. Cả hai trường hợp này đều có mức đầu
tư ban đầu là không hề nhỏ, vì thế nếu không
phải là chủ thể có tiềm lực tài chính và đam
mê giáo dục thì khó có thể thực hiện được.
Chi phí đầu tư, xây dựng trường lớp, vận
hành do nhà đầu tư bỏ ra, và nguồn thu duy
nhất để bù đắp là học phí. Vốn đầu tư ban
đầu nhiều, học phí lại không được bao cấp
hoặc hỗ trợ từ các nguồn khác nên mức học
phí của trường dân lập cao hơn các trường
công lập, làm ảnh hưởng tính tồn tại và cạnh
tranh của các trường ngoài công lập. Ví dụ,
học sinh lớp 1 trường công lập khu vực
thành phố Hà Nội trung bình mỗi tháng phải
nộp hơn một triệu đồng, gồm: tiền ăn
450.000 đồng, học hai buổi 100.000, dịch vụ
bán trú 130.000, tiếng Anh tăng cường
150.000, nước 12.000, cuối buổi 180.000 và
tiền sữa học đường hơn 50.000 đồng. Riêng
học phí được miễn, theo quy định của Luật
Giáo dục. Về các khoản phí đầu năm học,
phụ huynh thường phải nộp khoảng 3-4 triệu
đồng, bao gồm tiền cơ sở vật chất, đồng
phục, bảo hiểm và quỹ phụ huynh. Như vậy,
nếu tính theo cả năm học (9 tháng), tổng chi
phí ở trường công lập cho một học sinh lớp
1 là khoảng 14 triệu đồng. Cũng với 14 triệu
đồng, nếu cho con học ở trường ngoài công
lập phụ huynh chỉ đủ tiền nộp phí ghi danh
và chi phí trong 2-3 tháng học10. Thậm chí,
do bất đồng quan điểm về cách tính học phí
giữa phụ huynh và nhà trường đã dẫn đến
những “lùm xùm” trong thời gian qua11.
Về chính sách thuế: Các trường ngoài
công lập không được Nhà nước đầu tư về cơ
sở vật chất, không sử dụng đến ngân sách
nhà nước mà dựa chủ yếu vào các nhà đầu
tư tâm huyết với giáo dục và sự đóng góp
của phụ huynh học sinh theo cơ chế xã hội
hóa giáo dục. Ở một góc độ nào đó, việc yêu
cầu các trường ngoài công lập phải đóng
thuế thu nhập doanh nghiệp là coi các trường
học như “doanh nghiệp chính hiệu” là chưa
hợp lý. Việc thu thuế theo hướng “tận thu”
đối với các trường ngoài công lập là gián tiếp
đánh thuế người học. Điều này dẫn đến bất
bình đẳng ngày càng lớn giữa hai loại hình
trường trường công lập và ngoài công lập.
Về chương trình: Thực tế trong những
năm qua cho thấy, phương pháp mới, lạ với
người học là yếu tố thu hút người học của
các trường ngoài công lập. Tuy nhiên, yêu
cầu chung là vẫn phải đảm bảo nội đúng
chương trình khung của đơn vị chủ quản, vì
thế tính xã hội hoá giáo dục mới chỉ dừng lại
ở việc đầu tư cơ sở vật chất chứ không phải
là độc lập trong hoạt động (cho dù đó có thể
10 Tham khảo: https://vnexpress.net/so-sanh-hoc-phi-lop-1-cac-truong-cong-lap-tu-thuc-va-quoc-te-3919845.html. 
11 Tham khảo thêm tại: https://laodong.vn/xa-hoi/truong-thong-bao-thu-hoc-phi-nhung-ngay-gian-cach-xa-
hoi-phu-huynh-phan-ung-799457.ldo.
https://laodong.vn/giao-duc/61-phu-huynh-gui-don-khoi-kien-truong-viet-uc-sau-bat-dong-ve-hoc-phi-
817135.ldo. 
21Số 24 (424) - T12/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
CHÍNH SÁCH
là chương trình có ưu điểm vượt trội). Thực
tế ngay cả các trường quốc tế khi hoạt động
tại Việt Nam thì cũng gặp khó bởi “đầu ra”
giáo dục ở nước ta vẫn bị chi phối bởi tính
nguyên tắc. 
Về cơ sở hạ tầng: Có thể nói rằng, cơ sở
hạ tầng của vùng, miền, địa phương hay là
một quốc gia cũng có tác động trực tiếp đến
hoạt động đầu tư hay tiếp cận giáo dục của
người học. Cụ thể, khi người học đến từ
vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn mà
được miễn học phí, được trợ cấp bữa trưa,
nhà ở nhưng đường đến trường xa và khó đi
thì tỷ lệ bỏ học vẫn ở mức cao (điều này
chúng ta thường thấy tại các vùng sâu, vùng
xa, điều kiện kinh tế, giao thông đi lại khó
khăn như địa bàn một số tỉnh ở tây Bắc, tây
Nguyên). Trường hợp này khó khăn cho
ngay cả các trường công lập trong việc thu
hút người học, và mức độ khó lại càng tăng
(thậm chí bất khả thi) đối với các trường
ngoài công lập.
3. Một số kiến nghị 
Thứ nhất, Điều 54 Luật Giáo dục năm
2019 quy định, “Nhà đầu tư thành lập cơ sở
giáo dục tư thục được lựa chọn một trong
các phương thức sau đây: a) Đầu tư thành
lập tổ chức kinh tế theo quy định của Luật
Đầu tư, Luật Doanh nghiệp để tổ chức kinh
tế thành lập cơ sở giáo dục tư thục theo quy
định của Luật này; b) Trực tiếp đầu tư thành
lập cơ sở giáo dục tư thục theo quy định của
Luật này”. Theo quy định này, nhà đầu tư có
hai cách để thành lập cơ sở giáo dục tư thục:
Một là, nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh
tế theo quy định của Luật Đầu tư, Luật
Doanh nghiệp (nhà đầu tư tiến hành đăng ký
thành lập, lựa chọn mô hình kinh doanh, có
thể là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
cổ phần, công ty hợp doanh, doanh nghiệp
tư nhân). Việc lấy được giấy Chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy Chứng
nhận đăng ký đầu tư chỉ là bước đầu. Để đi
vào hoạt động, nhà đầu tư phải cần nhiều
giấy phép khác; trong khi đó, mỗi địa
phương lại đặt ra những yêu cầu mang tính
địa phương. Điều này đã gây ra những khó
khăn nhất định cho nhà đầu tư. Để khắc phục
bất cập này, chúng tôi cho rằng, Chính phủ
cần tăng cường khâu thanh tra, kiểm tra việc
thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư ở
các địa phương theo tinh thần Chính phủ
“kiến tạo, liêm chính và hành động”.
Thứ hai, Điều 103 Luật Giáo dục năm
2019 quy định về chính sách ưu đãi đối với
trường dân lập, trường tư thục như sau:
“Trường dân lập, trường tư thục được Nhà
nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho
thuê cơ sở vật chất”. Tuy nhiên, thực tế cho
thấy, vấn đề được “nhận đất” với hình thức
“giao” hoặc “cho thuê” chưa hợp lý; tình
trạng “xin – cho” vẫn tồn tại phổ biến; tình
trạng sử dụng sai mục đích đất được giao
hoặc cho thuê vẫn còn diễn ra. Để khắc phục
bất cập này, Chính phủ cần sớm ban hành
văn bản hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục
năm 2019; trong đó, quy định rõ “cam kết
của nhà đầu tư về thời gian đưa vào khai
thác, mục đích đưa vào khai thác, tính kinh
tế trong khai thác” để tạo sự minh bạch và
công bằng trong việc tiếp cận, sử dụng đất
đai cho giáo dục. 
Thứ ba, Điều 103 Luật Giáo dục năm
2019 còn quy định chính sách ưu đãi về thuế
và tín dụng đối với trường dân lập, trường tư
thục. Theo đó, “trường dân lập, trường tư
thục được Nhà nước  được hưởng các
chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng”.
Vấn đề tín dụng là bài toán khó khi mà
các sản phẩm của giáo dục để “thế chấp”
hoàn toàn khác với các ngành nghề sản xuất
kinh doanh khác, và tín dụng đối với nhóm
trường ngoài công lập chỉ có thể khả thi khi
nó được áp dụng đối với các tổ chức tín dụng
của Nhà nước, còn khó khả thi với các tổ
chức tín dụng tư nhân. Do đó, Chính phủ cần
có cơ chế “giao nhiệm vụ” đối với các tổ
chứng tín dụng khi xét cấp tín dụng cho các
trường ngoài công lập theo tinh thần “hỗ trợ
và đồng hành” n

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_ve_xa_hoi_hoa_giao_duc_theo_luat_giao_duc_nam.pdf