Một số vấn đề đặt ra khi áp dụng biện pháp kê biên tài sản và biện pháp phong tỏa tài khoản

Kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản là

những biện pháp cưỡng chế Nhà nước được

quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự do Cơ

quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng

đối với người bị buộc tội, bị can, bị cáo phạm

tội mà Bộ luật Hình sự quy định có thể phạt

tiền, bị tịch thu tài sản, để đảm bảo bồi thường

thiệt hại và để đảm bảo thi hành án. Tuy

nhiên, thực tiễn áp dụng các biện pháp này

còn có nhiều quan điểm, cách hiểu khác nhau,

có những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng.

Một số vấn đề đặt ra khi áp dụng biện pháp kê biên tài sản và biện pháp phong tỏa tài khoản trang 1

Trang 1

Một số vấn đề đặt ra khi áp dụng biện pháp kê biên tài sản và biện pháp phong tỏa tài khoản trang 2

Trang 2

Một số vấn đề đặt ra khi áp dụng biện pháp kê biên tài sản và biện pháp phong tỏa tài khoản trang 3

Trang 3

Một số vấn đề đặt ra khi áp dụng biện pháp kê biên tài sản và biện pháp phong tỏa tài khoản trang 4

Trang 4

Một số vấn đề đặt ra khi áp dụng biện pháp kê biên tài sản và biện pháp phong tỏa tài khoản trang 5

Trang 5

Một số vấn đề đặt ra khi áp dụng biện pháp kê biên tài sản và biện pháp phong tỏa tài khoản trang 6

Trang 6

Một số vấn đề đặt ra khi áp dụng biện pháp kê biên tài sản và biện pháp phong tỏa tài khoản trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 3740
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề đặt ra khi áp dụng biện pháp kê biên tài sản và biện pháp phong tỏa tài khoản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề đặt ra khi áp dụng biện pháp kê biên tài sản và biện pháp phong tỏa tài khoản

Một số vấn đề đặt ra khi áp dụng biện pháp kê biên tài sản và biện pháp phong tỏa tài khoản
n tòa có quyền ra lệnh kê biên tài sản, phong 
tỏa tài khoản khi xét xử vụ án Thẩm phán chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử có 
quyền ra lệnh kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản. 
Thứ hai, về phạm vi kê biên tài sản: Vấn đề này cũng có những quan điểm, cách hiểu 
khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng (1): Luật quy định chỉ kê biên phần tài sản tương 
đương với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường, không bắt buộc tài sản kê 
biên phải đúng bằng số tiền phạt, tài sản bị tịch thu hoặc số tiền phải bồi thường mà có thể ít 
hơn hoặc nhiều hơn số tiền bị phạt, tài sản có thể bị tịch thu hoặc số tiền phải bồi thường thiệt 
hại2. Quan điểm tác giả: Tài sản kê biên phải thuộc sở hữu của bị can, bị cáo và chỉ kê biên 
phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại. 
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ kê biên tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt 
tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại, để xác định tương ứng đối với tài sản có giá trị 
hoặc bất động sản phải có quyết định giám định tài sản của Hội đồng định giá tài sản trong tố 
tụng hình sự mới biết chính xác mức tương ứng với số tiền có thể bị phạt, bị tịch thu hoặc 
phải bồi thường, không được kê biên tài sản nhiều hơn số tiền có thể bị phạt, bị tịch thu hoặc 
phải bồi thường vì ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp người phạm tội, cũng không được 
kê biên tài sản ít hơn so với số tiền bị phạt, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại vì sẽ khó 
khăn trong quá trình thi hành án. 
Thứ ba, về trách nhiệm quản l tài sản kê biên: Tài sản bị kê biên được giao cho chủ tài 
sản hoặc người quản l hợp pháp hoặc người thân thích của họ bảo quản. Người được giao 
bảo quản mà có hành vi tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê 
biên thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Hình sự về tội “Vi 
phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài sản”. Vấn đề này phát sinh vấn đề trong 
thực tế đối với những tài sản nhỏ nhưng giá trị đặc biệt lớn như kim cương, đá qu  người 
phạm tội, người thân thích của người phạm tội hoặc người quản l hợp pháp tài sản đó họ bất 
chấp pháp luật, tài sản sau khi kê biên được giao cho họ quản l , họ nại ra l do nói rằng bị 
mất để tẩu tán tài sản, chiếm đoạt tài sản đó, sẽ gây khó khăn cho các cơ quan tố tụng khi giải 
quyết vụ án và thi hành bản án. Vấn đề đặt ra ở đây là cách kiểm soát những tài sản này sau 
khi kê biên để tránh việc tẩu tán tài sản gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ án. 
Thứ tư, về phạm vi phong tỏa tài khoản: Chỉ phong tỏa số tiền trong tài khoản tương 
ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc bồi thường thiệt hại. Người thực hiện 
lệnh phong tỏa tài khoản, quản l tài khoản bị phong tỏa mà giải tỏa việc phong tỏa tài khoản 
2
 Hoàng Thị Thanh Hoa, “Cần quy định rõ hơn trách nhiệm kê biên tài sản của cơ quan điều tra”, tại 
https://thads.moj.gov.vn/tuyenquang/noidung/tintuc/lists/nghiencuutraodoi/view_detail.aspx?itemid=173, 
truy cập ngày 23/9/2020 (theo Báo Pháp luật Việt Nam). 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ 
59 
để người phạm tội tẩu tán tài sản, gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án thì phải chịu trách 
nhiệm hình sự về “tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản” quy 
định tại Điều 385 Bộ luật Hình sự năm 2015. Vấn đề này có những quan điểm, cách hiểu khác 
nhau. Quan điểm thứ nhất (2): Để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án, phong tỏa hết số tiền có 
trong tài khoản của bị can, bị cáo, có ít phong tỏa ít, có nhiều phong tỏa nhiều, sau khi giải 
quyết xong vụ án, vấn đề xử l tài sản bị phong tỏa là việc của cơ quan thi hành án3. Quan 
điểm tác giả: Chỉ phong tỏa số tiền trong tài khoản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị 
tịch thu tài sản hoặc bồi thường thiệt hại, số tiền còn lại trong tài khoản nhưng nằm ngoài số 
tiền bị phong tỏa vẫn được giao dịch bình thường; không phong tỏa hết số tiền có trong tài 
khoản, như vậy sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo. Ví dụ: Trần Văn 
A bị khởi tố, điều tra về tội „„Nhận hối lộ‟‟ theo khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015, 
trong tài khoản của bị can A có 7 tỷ đồng nhưng cơ quan điều tra chỉ phong tỏa số tiền 3 tỷ 
đồng tương ứng với mức tiền có thể bị phạt, bị tịch thu tài sản, khoản tiền còn lại trong tài 
khoản 4 tỷ đồng vẫn giao dịch bình thường. 
Thứ năm, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản theo quy định chỉ áp dụng đối với bị can, 
bị cáo phạm tội do Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc 
để đảm bảo bồi thường thiệt hại. Hiểu như thế nào về quy định này thì hiện nay có nhiều quan 
điểm. Quan điểm thứ nhất (3): Nếu bị can, bị cáo phạm tội rơi vào các trường hợp quy định 
trên, không phụ thuộc vào phạm tội cố hay vô , tội ít nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm 
trọng và không phụ thuộc vào số tiền bị xử phạt, bị tịch thu hoặc bồi thường thiệt hại thì cơ 
quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản của bị 
can, bị cáo để đảm bảo điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án4. Quan điểm thứ hai cũng là 
quan điểm tác giả: Đồng với quan điểm thứ nhất, nhưng cho rằng chỉ áp dụng biện pháp kê 
biên tài sản, phong tỏa tài khoản khi bị can, bị cáo có định hoặc có hành vi tẩu tán tài sản. 
Còn nếu bị can, bị cáo không có hành vi, định tẩu tán tài sản và có tài sản để đảm bảo điều 
tra, truy tố, xét xử và thi hành án thì không áp dụng các biện pháp cưỡng chế này. 
Thứ sáu, theo quy định chỉ được kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản thuộc sở hữu riêng 
của bị can, bị cáo. Tài sản, tài khoản kê biên, phong tỏa có thể liên quan đến hành vi phạm tội 
của bị can, bị cáo như dùng tiền tham nhũng mua xe ô tô, mua đất, mua nhà, tiền do tham ô 
gửi vào ngân hàng, tiền do tổ chức nước ngoài chuyển vào tài khoản bị can, bị cáo để thực 
hiện hành vi phạm tội; tài sản kê biên, tài khoản phong tỏa cũng có thể không liên quan đến 
hành vi phạm tội nhưng cần áp dụng biện pháp kê biên, phong tỏa để đảm bảo thi hành án 
3
 Hoàng Lê Thông, “Những thuận lợi và khó khăn vướng mắc trong giải quyết các vụ án tham nhũng sau 
một năm thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015”, tại https://vksndtc.gov.vn/tin-tuc/cong-tac-kiem-sat/nhung-
thuan-loi-va-kho-khan-vuong-mac-trong-viec-g-d10-t7372.html, ngày truy cập 02/12/2019. 
4
 Nguyễn Hải Yến, Báo Pháp luật Việt Nam số 36, Nêu cao trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng 
trong xử lý tài sản án kinh tế, ngày 05/02/2020. 
TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 46/2021 
60 
phạt tiền, bồi thường thiệt hại, tịch thu tài sản. Để kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản cơ quan 
tiến hành tố tụng phải tiến hành điều tra, xác minh tài sản, tài khoản thuộc sở hữu của bị can, 
bị cáo hoặc tài sản, tài khoản có liên quan đến hành vi phạm tội của bị can, bị cáo, tránh việc 
kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản ảnh hưởng hoặc xâm phạm đến quyền lợi của người khác. 
Trên thực tế, việc áp dụng biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản gặp rất nhiều khó 
khăn khi xác minh điều tra tài sản, tài khoản của bị can, bị cáo. Ví dụ: Bị can Dương Công M 
dùng tiền do phạm tội mà có (Tham ô tài sản) nhờ người thân mua một căn biệt thự trị giá 20 
tỷ đồng và đứng tên chủ sở hữu, quá trình điều tra, xác minh người thân của bị can Dương 
Công M không thừa nhận tài sản này là của bị can M, do đó cơ quan điều tra không thể tiến 
hành áp dụng biện pháp cưỡng chế được; hoặc tài sản của bị can M nằm trong khối tài sản 
chung của người khác như tài sản chung của vợ chồng M, tài sản bị can M góp vốn với người 
khác thành lập công ty, để làm ăn kinh doanh thì việc áp dụng biện pháp kê biên tài sản, 
phong tỏa tài khoản trong trường hợp này như thế nào để không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích 
của người khác thì hiện nay cơ quan chức năng chưa có văn bản hướng dẫn thi hành. 
2. Nguyên nhân của những vƣớng mắc áp dụng pháp luật về kê biên tài sản, phong tỏa 
tài khoản 
Trong thực tế, khi giải quyết vụ án hình sự các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ áp dụng 
biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản khi bị can, bị cáo phạm tội thuộc trường hợp bị 
tịch thu tài sản chủ yếu là các vụ án tham nhũng, vụ án kinh tế gây hậu quả đặc biệt nghiêm 
trọng. Ít khi áp dụng biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản khi bị can, bị cáo phạm tội 
có quy định hình phạt tiền hoặc buộc phải bồi thường thiệt hại. Xuất phát từ nhiều nguyên 
nhân, cơ quan tiến hành tố tụng ít áp dụng biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản. 
Một là, nguyên nhân khách quan: Pháp luật tố tụng hình sự quy định chưa rõ ràng về tài 
sản kê biên, phong tỏa “tương ứng” với mức phạt tiền, tịch thu và bồi thường thiệt hại gây 
khó khăn trong việc xác định phần tài sản kê biên, phong tỏa; việc kê biên tài sản, phong tỏa 
tài khoản trong khối tài sản sở hữu chung giữa bị can, bị cáo với những người khác hiện nay 
chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Nếu áp dụng, sẽ xâm phạm đến quyền tài sản của người 
khác, dẫn đến khiếu nại gây khó khăn khi thực hiện kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản. 
Hai là, nguyên nhân chủ quan: Cơ quan tiến hành tố tụng ngại khó, ngại khổ khi xác 
minh tài sản của bị can, bị cáo nên không áp dụng biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài 
khoản; Kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản không phải là biện pháp bắt buộc cơ quan tiến 
hành tố tụng phải áp dụng nên đùn đẩy trách nhiệm kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản cho 
cơ quan thi hành án; áp dụng biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản phải tiến hành 
nhiều trình tự, thủ tục giám định thiệt hại theo quy định pháp luật rất mất thời gian, nhiều chi 
phí ảnh hưởng đến thời hạn tiến hành tố tụng nên thực tế cơ quan điều tra chưa chú trọng xác 
minh và áp dụng các biện pháp phong tỏa tài khoản, kê biên tài sản trong quá trình điều tra, 
giải quyết vụ án. 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ 
61 
3. Một số kiến nghị hƣớng dẫn thực hiện quy định về kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản 
Để khắc phục những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng biện pháp kê biên tài sản, phong 
tỏa tài khoản trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền cần sớm có văn 
bản hướng dẫn những vấn đề sau đây: 
Thứ nhất, về thẩm quyền ra lệnh kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, hướng dẫn trường 
hợp nào Chánh án, Phó Chánh án ra lệnh, trường hợp nào Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa ra 
lệnh kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản. 
Thứ hai, về phạm vi kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, hiểu như thế nào là “tương 
ứng”, cần hướng dẫn cụ thể để các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự áp dụng cho thống nhất, 
tránh áp dụng tùy tiện, không thống nhất; quy định cụ thể trường hợp nào bắt buộc phải áp 
dụng biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản; hướng dẫn các bước tiến hành kê biên tài 
sản, phong tỏa tài khoản, xác định tài sản chung, tài sản riêng của bị can, bị cáo; quy định rõ 
trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng không áp dụng biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa 
tài khoản để bị can, bị cáo tẩu tán tài sản dẫn đến không còn tài sản để thi hành án. 
Thứ ba, cơ quan có thẩm quyền cần có quy định: Đối với bất động sản, tài sản có giá trị 
lớn phải đăng k , chứng minh rõ nguồn gốc, cần có cơ quan (trung tâm) kiểm soát những tài 
sản đó. Khi cá nhân mở tài khoản phải chứng minh nguồn tiền đó từ đâu mới cho gửi vào tài 
khoản. Ví dụ: A chuyển tiền vào tài khoản của A tại Ngân hàng B, A phải chứng minh nguồn 
tiền đó từ đâu mà có, Ngân hàng B mới cho A gửi tiền hoặc C chuyển tiền vào tài khoản của 
A, C phải chứng minh rõ mục đích để làm gì, Ngân hàng B mới cho C chuyển tiền cho A. 
Thứ tư, hướng dẫn cụ thể tài sản nào cần phải kê biên, đối với các vụ án tham nhũng, 
kinh tế, ma túy phải kịp thời phong tỏa tài khoản, kê biên tài sản ngay và đối với tài sản nhỏ 
nhưng giá trị rất lớn, đề xuất giao cho cơ quan trung gian như ngân hàng hoặc Công ty vàng 
bạc đá qu quản l , giữ hộ, đảm bảo tài sản không bị tẩu tán, gây khó khăn cho thi hành án. 
Thứ năm, quy định cụ thể trong mọi trường hợp bị can, bị cáo phạm tội mà BLHS có 
quy định hình phạt tiền, có thể tịch thu tài sản, bồi thường thiệt hại, Cơ quan điều tra, Viện 
kiểm sát phải điều tra, xác minh, truy tìm tài sản của bị can, bị cáo là yêu cầu bắt buộc. Có 
như vậy, vụ án mới được xét xử một cách toàn diện, khách quan. Đảm bảo bản án sau khi tuyên 
được thi hành một cách hiệu quả, đảm bảo quyền, lợi ích của Nhà nước, tổ chức và cá nhân. 
4. Kết luận 
Biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản là quy định mới của Bộ luật Tố tụng 
Hình sự năm 2015. Kể từ ngày Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 có hiệu lực đến nay, các cơ 
quan tiến hành tố tụng đã áp dụng biện pháp này nhìn chung hiệu quả, đảm bảo việc thu hồi 
tài sản cho Nhà nước trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, lĩnh vực ngân hàng, đảm bảo 
việc bồi thường thiệt hại cho bị hại, nguyên đơn dân sự, đảm bảo thi hành án về phạt tiền đối 
TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 46/2021 
62 
với bị cáo. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa 
tài khoản chưa cụ thể, rõ ràng dẫn đến cách hiểu chưa thống nhất giữa các cơ quan tiến hành 
tố tụng, người tiến hành tố tụng nên có nhiều vụ án bị cáo có thể phạt tiền, bị tịch thu tài sản, 
buộc bồi thường thiệt hại nhưng cơ quan tiến hành tố tụng không áp dụng biện pháp kê biên 
tài sản, phong tỏa tài khoản dẫn đến sau khi xét xử, bị cáo không còn tài sản để thi hành án. 
Cơ quan có thẩm quyền chưa hướng dẫn các bước tiến hành kê biên tài sản, phong tỏa tài 
khoản, đặc biệt tài sản kê biên thuộc sở hữu chung của bị can, bị cáo với những người khác 
nên các cơ quan tiến hành tố tụng còn lúng túng khi tiến hành kê biên tài sản, phong tỏa tài 
khoản dẫn đến tâm l ngại áp dụng các biện pháp cưỡng chế này trong quá trình điều tra, truy 
tố gây khó khăn cho xét xử và thi hành án. 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hoàng Thị Thanh Hoa, “Cần quy định rõ hơn trách nhiệm kê biên tài sản của cơ 
quan điều tra”, https://thads.moj.gov.vn/tuyenquang/noidung/tintuc/lists/nghiencuutraodoi/ view 
_ detail.aspx?itemid=173, truy cập ngày 23/9/2020 (theo Báo pháp luật Việt Nam). 
2. Hoàng Lê Thông, “Những thuận lợi và khó khăn vướng mắc trong giải quyết các vụ 
án tham nhũng sau một năm thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015”, tại https://vksndtc.gov.vn/ 
tin-tuc/cong-tac-kiem-sat/nhung-thuan-loi-va-kho-khan-vuong-mac-trong-viec-g-d10-t7372.html, 
ngày truy cập 02/12/2019. 
3. Nguyễn Hải Yến, Báo Pháp luật Việt Nam số 36, Nêu cao trách nhiệm của cơ quan 
tiến hành tố tụng trong xử lý tài sản án Kinh tế, ngày 05/02/2020. 
4. Nguyễn Hải Ninh, Biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân theo quy định của Bộ luật 
Tố tụng Hình sự năm 2015 và những vấn đề đặt ra khi triển khai áp dụng, Tạp chí Nghiên 
cứu lập pháp số 02 tháng 1/2018. 
5. Giáo trình Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, Hoàng 
Thị Minh Sơn chủ biên, Nxb Công an nhân dân năm 2017. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_dat_ra_khi_ap_dung_bien_phap_ke_bien_tai_san_v.pdf