Một số kết quả từ chương trình chọn giống tôm càng xanh thế hệ thứ năm

TÓM TẮT

Báo cáo này trình bày kết quả phân tích tăng trưởng đàn tôm càng xanh chọn giống thế hệ thứ 5 thu

hoạch năm 2013. Số liệu phân tích dựa trên 5.820 cá thể được cân khối lượng tổng. Theo kết quả thu

được, khối lượng tôm đạt trung bình 32,5 ± 17,4 g sau 4 tháng nuôi sau đánh dấu, trong đó tôm cái

có khối lượng trung bình 27,5 ± 7,1 g và của tôm đực là 43,9 ± 26,3 g. Tỷ lệ tôm cái cao (69,4 %),

chiếm ưu thế về số lượng trong đàn. Tỷ lệ tồn dấu trên tôm nuôi đến thời điểm thu hoạch là 98,7 %.

Tỷ lệ mất dấu trên tôm cái (1 %) thấp hơn tôm đực (2 %). Hệ số di truyền tính trạng khối lượng cơ

thể ở mức trung bình (0,18 ± 0,04), cao ở tôm cái (0,47 ± 0,10) và rất thấp ở tôm đực (0,08 ± 0,03).

Tương quan di truyền giữa tôm cái và tôm đực 0,81 ± 0,10 là tương đối lớn, cho thấy khả năng chọn

lọc gián tiếp con đực qua con cái có thể mang lại hiệu quả cải thiện tăng trưởng của đời con.

Một số kết quả từ chương trình chọn giống tôm càng xanh thế hệ thứ năm trang 1

Trang 1

Một số kết quả từ chương trình chọn giống tôm càng xanh thế hệ thứ năm trang 2

Trang 2

Một số kết quả từ chương trình chọn giống tôm càng xanh thế hệ thứ năm trang 3

Trang 3

Một số kết quả từ chương trình chọn giống tôm càng xanh thế hệ thứ năm trang 4

Trang 4

Một số kết quả từ chương trình chọn giống tôm càng xanh thế hệ thứ năm trang 5

Trang 5

Một số kết quả từ chương trình chọn giống tôm càng xanh thế hệ thứ năm trang 6

Trang 6

Một số kết quả từ chương trình chọn giống tôm càng xanh thế hệ thứ năm trang 7

Trang 7

Một số kết quả từ chương trình chọn giống tôm càng xanh thế hệ thứ năm trang 8

Trang 8

Một số kết quả từ chương trình chọn giống tôm càng xanh thế hệ thứ năm trang 9

Trang 9

Một số kết quả từ chương trình chọn giống tôm càng xanh thế hệ thứ năm trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 13380
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Một số kết quả từ chương trình chọn giống tôm càng xanh thế hệ thứ năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số kết quả từ chương trình chọn giống tôm càng xanh thế hệ thứ năm

Một số kết quả từ chương trình chọn giống tôm càng xanh thế hệ thứ năm
và đực 
càng cam có tỷ lệ không nhận được dấu thấp 
hơn, dao động từ 1,04 đến 1,46 % và đực gãy 
càng là 2,45% (cao hơn gấp đôi so với đực cam 
và xanh). Tuy nhiên, kết quả này cho đực gãy 
càng có thể không chính xác do số lượng ít và 
đực gãy 1 càng có thể xếp vào nhóm tôm càng 
cam hoặc càng xanh. Nhóm tôm cái không khác 
nhau nhiều về tỷ lệ không nhận biết được dấu, 
dưới 1,0 % cho cả 3 kiểu hình tôm (tôm cái 
trứng đầu, tôm cái trứng bụng và tôm cái không 
mang trứng). 
Một điều đáng lưu ý là tỷ lệ không nhận 
biết được dấu của nhóm tôm đực nhỏ là khá cao 
(2,48%) nếu so sánh về mặt khối lượng tại thời 
điểm thu hoạch với các nhóm kiểu hình còn lại. 
Điều này có thể do yếu tố kỹ thuật gây ra (người 
đánh dấu hoặc khả năng nhận biết dấu không 
chính xác) như miêu tả của Hung (2012).
So sánh về cấu trúc quần đàn, tôm cái chiếm 
69,4 % tổng đàn tôm, tôm đực chỉ chiếm 30,6 
% tương tự kết quả công bố của Thanh (2009), 
thành phần đực trong quần đàn tôm nuôi trong 
giai lưới chỉ chiếm trong khoảng dưới 40%. Tỷ 
lệ tôm đực già (3,8 %) phần nào phản ánh thời 
gian thu hoạch trễ hoặc là vấn đề tôm thành 
thục sớm. Trong thực tế nuôi thương phẩm thì 
việc thu hoạch theo đợt khá quan trọng vì nó 
loại bỏ các cá thể lớn và giúp tăng năng suất 
(Karplus, 2005).
Tính theo mức độ thành thục thì tôm cái 
không mang trứng chiếm tỷ lệ cao nhất quần 
đàn (chiếm 47,8 % tổng quần đàn tôm), tỷ lệ 
cái sẵn sàng cho sinh sản và ghép cặp (tôm cái 
trứng bụng và cái trứng đầu) là 21,5 % quần 
đàn, so với tôm đực là 14,9 % (đực cam và đực 
xanh). Như vậy, tỷ lệ tôm đực cái xấp xỉ 1,5:1 
cho việc tái tạo quần đàn. Tuy nhiên, do số liệu 
không ghi nhận kiểu hình cái không là đã sinh 
sản hay chưa nên khả năng một phần lớn cái 
không đã tham gia mang trứng là rất lớn. Việc 
tiến hành tái tạo quần đàn cần tiến hành ngay 
sau khi thu hoạch vì kiểu hình càng cam và xanh 
sẽ chuyển qua giai đoạn già rất nhanh, do đó 
việc sinh sản gia đình sẽ gặp rất nhiều khó khăn 
(Đinh Hùng, 2012).
Bàn về hiệu quả kinh tế, khối lượng là nhân 
tố hàng đầu quyết định thành công của nuôi tôm, 
trong đó tôm đực (tôm càng cam, càng xanh) có 
giá trị hơn tôm cái. Trong quần đàn tôm càng 
xanh nói chung và tôm càng xanh đực nói riêng, 
tôm đực có khối lượng lớn hơn rất nhiều so với 
khối lượng của tôm cái là kết quả của các nghiên 
cứu đã được đề cập trong phần tổng quan tài 
liệu. Tôm đực có khối lượng trung bình 43,9 g 
và chỉ chiếm 30 % , tôm cái có khối lượng trung 
bình 27,5 g và chiếm gần 70 % quần đàn. Tuy 
nhiên, nếu xét theo khía cạnh khối lượng tổng 
thì tôm cái chỉ chiếm 58,6 % và tôm đực chiếm 
41,4 % (Hình 3). Nếu xét theo giá cả tôm đực 
11TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
có giá trị cao hơn nhiều so với tôm cái nên trong 
nuôi tôm thương phẩm thì thành phần và yếu 
tố cấu trúc quần đàn tôm đực là nhân tố quyết 
định đến thắng lợi vụ nuôi. Trong đó thì tỷ lệ 
tôm đực càng cam, tôm đực càng xanh (trong 
báo cáo này là gần 24,4 % nếu không tính cá thể 
mất càng, và là 33,3 % nếu tính các cá thể rụng 
càng) đóng vai trò chủ chốt.
Về uớc tính hệ số di truyền tính trạng khối 
lượng của tổng đàn được thể hiện trong Bảng 3. 
Hệ số di truyền ước tính ở mức thấp đối với tôm 
đực (0,08 ± 0,03) và cao đối với tôm cái (0,47 
± 0,10). Những nghiên cứu trước đây trên tôm 
càng xanh đối với tính trạng khối lượng thân đều 
cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về hệ số di 
truyền giữa hai giới tính. Malecha (1984) thông 
báo hệ số di truyền tính trạng tăng trưởng ước 
tính trên tôm đực là 0,35 ± 0,15 trong khi hệ số 
di truyền tính trạng này trên tôm cái không khác 
biệt so với 0. Tương tự, Kitcharoen (2012) cũng 
thông báo hệ số di truyền tính trạng tăng trưởng 
ở sáu tháng tuổi khá cao trên tôm càng xanh 
cái (0,33 ± 0,14) nhưng rất thấp trên tôm đực 
(0,03 ± 0,04). Trong một nghiên cứu gần nhất 
tại Trung Quốc cũng tiến hành chọn giống tôm 
càng xanh tính trạng sinh trưởng qua năm thế 
hệ với phương pháp tiến hành gần tương tự như 
báo cáo này được thực hiện bởi Luan (2012), 
nhóm tác giả cũng thông báo hệ số di truyền 
tính trạng tổng khối lượng thân trên tôm cái là 
cao hơn có ý nghĩa thống kê so với tôm đực 
(0,137 ± 0,024 so với 0,033 ± 0,016). Tất cả các 
nghiên cứu trên tôm càng xanh cho đến nay đều 
có điểm chung là hệ số di truyền tính trạng khối 
lượng thân ở mức trung bình đến cao trên tôm 
cái nhưng rất thấp (thậm chí bằng 0) đối với tôm 
đực. Hệ số di truyền thấp trên tôm càng xanh 
đực cho phép dự đoán việc áp dụng chọn giống 
tính trạng sinh trưởng trên tôm đực sẽ không đạt 
hiệu quả cao và các chương trình chọn giống 
tính trạng này trên tôm càng xanh nên tập trung 
vào chọn tôm cái. Đây là một trong những sự 
khác biệt rất lớn và chưa từng được ghi nhận 
trên bất cứ đối tượng thủy sản nào khác. 
Ảnh hưởng của sai số (e2) đóng vai trò lớn 
trong tổng phương sai, chiếm trên 50%. Phần ảnh 
hưởng này có thể bao gồm ảnh hưởng của tôm 
mẹ, ảnh hưởng trội, ảnh hưởng do nuôi riêng rẽ 
các gia đình đến khi đánh dấu. Hệ số di truyền ở 
tôm cái cao và ở tôm đực thấp cho thấy việc chọn 
lọc con cái quyết định lớn đến kích cỡ đàn con ở 
thế hệ sau. Tương quan di truyền ở đực và cái khá 
cao (0,81) nên việc chọn lọc con cái sẽ làm gia 
tăng khối lượng tôm đực. Tuy nhiên, ở đây thiếu 
yếu tố gia đình, con bố hoặc con mẹ để tạo mối 
liên kết chặt chẽ hơn giữa hai nhóm khối lượng, 
tác giả đã thử đưa vào một số yếu tố được đề cập. 
Tuy nhiên, việc tính toán không thể thực hiện 
được do ma trận không thể nghịch đảo hoặc cho 
kết quả bất thường, và có sai số rất cao. Việc này 
có thể gây ra do ở thế hệ G5 không có gia đình 
half-sib nên số liệu cần được kiểm tra và chạy thử 
bằng nhiều mô hình hơn cũng như xác định mức 
ý nghĩa tác động của các nhân tố trong mô hình 
đó thì mới có thể đạt kết quả khách quan hơn.
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Việc đánh dấu mang lại hiệu quả lớn, tỷ lệ 
tồn dấu rất cao (gần 99 %) và dấu màu VIE có 
thể áp dụng tốt cho tôm càng xanh.
Mất dấu xảy ra ở hầu hết các kích cỡ của 
tôm và ở các kiểu hình tôm và đặc biệt là ở kiểu 
hình đực nhỏ (khối lượng trung bình >7,0 g).
Cấu trúc quần đàn tôm phân hóa mạnh, tỷ 
lệ tôm cái chiếm ưu thế (69,4 %), tỷ lệ đực cam 
và đực xanh là loại tôm mang lại hiệu quả nuôi 
là thấp (30,6 %).
Hệ số di truyền tôm cái cao (0,47 ± 0,10) và 
tôm đực thấp (0,18 ± 0,04), hơn nữa tương quan di 
truyền giừ nhóm tôm này cao (0,81) cho thấy tầm 
quan trọng của việc chọn tôm cái làm giống cho 
thế hệ sau. Đây là một kết quả khá lý thú và cần 
được tập hợp, phân tích với nguồn dữ liệu lớn hơn 
nằm kiểm tra tính xác thực của kết quả này. Song 
song đó, các yếu tố khác (cố định và ngẫu nhiên) 
cần được xem xét và đưa vào mô hình kiểm tra 
một cách đầy đủ để tạo mối liên kết di truyền tốt 
hơn cũng như gia tăng số gia đình half-sib.
12 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Đinh Hùng, Nguyễn Thanh Vũ, 2009. Chọn giống 
tôm, triển vọng và thách thức nhìn từ chương 
trình chọn giống tôm càng xanh (Macrobrachium 
rosenbergii). Tuyển tập Nghề cá sông Mekong. Số 
đặc biệt, 159-167.
Đinh Hùng, Nguyễn Thanh Vũ, Nguyễn Văn Hảo, 
2011. Thông số di truyền các tính trạng tăng trưởng 
trên tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) 
chọn giống qua hai thế hệ. Tạp chí khoa học và Kỹ 
thuật. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 
Số đặc biệt, 19-26.
Đinh Hùng, 2013. Ước tính các thông số di truyền 
ở hai lứa tuổi khác nhau trên tôm càng xanh 
(Macrobrachium rosenbergii) chọn giống theo 
tính trạng tăng trưởng. Tạp chí nghề cá sông 
Mêkong. 1/2013, 3-11.
Tài liệu tiếng Anh
Arce, S.M.A., Brad J., Thompson, Daniel, A., Moss, 
Shaun, M., 2003. Evaluation of a fluorescent, 
alphanumeric tagging system for penaeid shrimp 
and its application in selective breeding programs. 
Aquaculture 228, 267-278.
Barki, A.K., Ilan Goren, Menachem, 1992. Effects of 
size and morphotype on dominance hierarchies 
and resource competition in the freshwater prawn 
Macrobrachium rosenbergii. Animal Behaviour 
44, Part 3, 547-555.
Barki, A.L., Tal Shrem, Ayala Karplus, Ilan, 1997. 
Ration and spatial distribution of feed affect 
survival, growth, and competition in juvenile red-
claw crayfish, Cherax quadricarinatus, reared in 
the laboratory. Aquaculture 148, 169-177.
Hung, D., Coman, Greg Hurwood, David A Mather, 
Peter B, 2012. Experimental assessment of the 
utility of visible implant elastomer tags in a stock 
improvement programme for giant freshwater 
prawn (Macrobrachium rosenbergii) in Vietnam. 
Aquaculture Research 43, 1471-1479.
Hung, D.N., Nguyen Hong Hurwood, David A Mather, 
Peter B, 2013a. Quantitative genetic parameters 
for body traits at different ages in a cultured 
stock of giant freshwater prawn (Macrobrachium 
rosenbergii) selected for fast growth. Marine and 
Freshwater Research 65(3), 198-205
Hung, D.N., Nguyen Hong Ponzoni, Raul W. Hurwood, 
David A. Mather, Peter B., 2013b. Quantitative 
genetic parameter estimates for body and carcass 
traits in a cultured stock of giant freshwater prawn 
(Macrobrachium rosenbergii) selected for harvest 
weight in Vietnam. Aquaculture 404–405, 122-129.
Hung, D.N., Nguyen Hong Ponzoni, Raul W. Hurwood, 
David A. Mather, Peter B., 2013c. Modeling meat 
yield based on measurements of body traits in 
genetically improved giant freshwater prawn 
(GFP) Macrobrachium rosenbergii. Aquaculture 
International, 1-13.
Karplus, I., 2005. Social control of growth in 
Macrobrachium rosenbergii (De Man): a review 
and prospects for future research. Aquaculture 
research 36, 238-254.
Karplus, I.H., Gideon, 1995. Social control of growth 
in Macrobrachium rosenbergii. V. The effect 
of unilateral eyestalk ablation on jumpers and 
laggards. Aquaculture 138, 181-190.
Karplus, I.H., Gideon Ovadia, Doron Jaffe, Robert, 
1992a. Social control of growth in Macrobrachium 
rosenbergii. III. The role of claws in bull-runt 
interactions. Aquaculture 105, 281-296.
Karplus, I.H., Gideon Wohlfarth, Giora W. Halevy, 
Amir, 1986a. The effect of size-grading juvenile 
Macrobrachium rosenbergii prior to stocking 
on their population structure and production in 
polyculture: I. Dividing the population into two 
fractions. Aquaculture 56, 257-270.
Karplus, I.H., Gideon Wohlfarth, Giora W. 
Halevy, Amir, 1986b. The effect of density of 
Macrobrachium rosenbergii raised in earthen 
ponds on their population structure and weight 
distribution. Aquaculture 52, 307-320.
Karplus, I.H., Gideon Zafrir, Sigal, 1992b. Social 
control of growth in Macrobrachium rosenbergii. 
IV. The mechanism of growth suppression in 
runts. Aquaculture 106, 275-283.
13TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Kitcharoen, N.R., Wikrom Koonawootrittriron, Skorn 
Na‐Nakorn, Uthairat, 2012. Heritability for growth 
traits in giant freshwater prawn, Macrobrachium 
rosenbergii (de Mann 1879) based on best linear 
unbiased prediction methodology. Aquaculture 
Research 43, 19-25.
Luan, S.Y., Guoliang Wang, Junyi Luo, Kun Zhang, 
Yufei Gao, Qiang Hu, Honglang Kong, Jie, 2012. 
Genetic parameters and response to selection for 
harvest body weight of the giant freshwater prawn 
Macrobrachium rosenbergii. Aquaculture 362–
363, 88-96.
Malecha, S.R.M., Scott Onizuka, David, 1984. 
The feasibility of measuring the heritability of 
growth pattern variation in juvenile freshwater 
prawns, Macrobrachium rosenbergii (de Man). 
Aquaculture 38, 347-363.
Nissara Kitcharoen, W.R., Skorn Koonawootrittiron, 
and Uthairat Na-Nakorn, 2009. Heritability 
for Growth Traits in Giant Freshwater Prawn, 
Macrobrachium rosenbergii (de Man, 1879). In 
the 10th International Symposium on Genetics in 
Aquaculutre: Role of Aquaculture in Addressing 
Global Food Crisis”. June 22-26, 2009, Bangkok 
Convention & Sofitel Centara Grand Hotel, 
Bangkok, Thailand. , Page 228.
Pillai, B.R.M., Kanta Das Ponzoni, Raul W. Sahoo, 
Lopamudra Lalrinsanga, P. L. Nguyen, Nguyen 
H. Mohanty, Swagathika Sahu, Swagathika 
Vijaykumar, Sahu, Sovan Khaw, Hooi L. Patra, 
Gunamaya Patnaik, Sivani Rath, Suresh C., 2011. 
Genetic evaluation of a complete diallel cross 
involving three populations of freshwater prawn 
(Macrobrachium rosenbergii) from different 
geographical regions of India. Aquaculture 319, 
347-354.
Thanh, N.M., Ponzoni, Raul W Nguyen, Nguyen Hong 
Vu, Nguyen Thanh Barnes, Andrew Mather, Peter 
B, 2009. Evaluation of growth performance in a 
diallel cross of three strains of giant freshwater 
prawn (Macrobrachium rosenbergii) in Vietnam. 
Aquaculture 287, 75-83.
Vázquez-Acevedo, N.R., Nilsa M Torres-González, 
Alejandra M Rullan-Matheu, Yarely Ruíz-
Rodríguez, Eduardo A Sosa, María A, 2009. 
GYRKPPFNGSIFamide (Gly-SIFamide) 
modulates aggression in the freshwater prawn 
Macrobrachium rosenbergii. The Biological 
Bulletin 217, 313-326.
Wohlfarth, G.W.H., Gideon Karplus, Ilan Halevy, 
Amir, 1985. Polyculture of the freshwater prawn 
Machrobrachium rosenbergii in intensively 
manured ponds, and the effect of stocking rate of 
prawns and fish on their production characteristics. 
Aquaculture 46, 143-156.
14 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
RECENT RESULTS FROM A GIANT FRESHWATER PRAWN BREEDING 
PROGRAM AT RIA2: THE 5th GENERATION
Nguyen Trung Ky1*, Nguyen Thanh Vu1, Trinh Quoc Trong1
ABSTRACT
This research was conducted base on the harvest data from 5,820 individuals of a giant freshwater 
prawn (Macrobrachium rosenbergii) breeding program on the 5th generation at Research Institute 
for Aquaculture No.2 by the end of the year 2013. After 128 days rearing, mean body weight of 
mixed sexes was 32.5 ± 17.4 g, 27.5 and 43.9 for female and male, respectively. Female proportion 
was dominated (69.4 %) in number. Visible Elastomer Tags (VIE) retention was very high (98.7%). 
In details, losing VIE tags in female (1 %) was lower than that of male (2%). Heritability of total 
body weight was low (0.18 ± 0.04). The estimate of female heritability was high (0.47 ± 0.10) and 
very low for male (0.08 ± 0.03). Genetic correlation between male and female was positive and 
relatively high (0.81 ± 0.10). This result shows the possibility of indirect selection for male could 
be done by selecting female.
Keywords: Macrobrachium rosenbergii; selective breeding progam; heritability; growth rate.
Người phản biện: TS. Nguyễn Văn Sáng
Ngày nhận bài: 10/8/2014
Ngày thông qua phản biện: 26/8/2014
Ngày duyệt đăng: 05/9/2014
1 National Breeding Center for Southern Freshwater Aquaculture, Research Institute for Aquaculture No.2 
*Email: nguyentrungky260286@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfmot_so_ket_qua_tu_chuong_trinh_chon_giong_tom_cang_xanh_the.pdf