Một số giải pháp thu hút khách du lịch nội địa đến thành phố Đà Nẵng hậu Covid-19
Trong những năm qua, du lịch Đà Nẵng phát triển nhanh chóng và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên đến đầu năm 2020, dịch bệnh Covid-19 bùng phát làm cho du lịch Đà Nẵng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lượng khách du lịch sụt giảm, đặc biệt các hoạt động đón khách du lịch quốc tế tại Đà Nẵng dường như ngừng hoạt động. Vì vậy cần có nhiều giải pháp nhằm khôi phục ngành du lịch, và một trong những giải pháp hữu hiệu hiện nay khi không thể đón khách quốc tế là thu hút khách du lịch nội địa. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã thực hiện việc tổng hợp cơ sở lý luận, phân tích sự tác động của dịch bệnh đến ngành du lịch tại Đà Nẵng. Đặc biệt, tác giả đã tiến hành khảo sát đối với khách du lịch nội địa nhằm phân tích hành vi cũng như đánh giá của họ đối với điểm đến Đà Nẵng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm gia tăng sự hài lòng của khách du lịch nội địa, thu hút khách trong thời gian tới. Đồng thời nghiên cứu đưa ra những định hướng phát triển phù hợp với tình hình sau đại dịch, như thay đổi cơ cấu thị trường khách, chú trọng đến giải pháp điểm đến an toàn, các chính sách về sản phẩm và ứng dụng công nghệ trong phát triển du lịch nhằm thu hút khách du lịch nội địa đến Đà Nẵng nhiều hơn sau dịch bệnh
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số giải pháp thu hút khách du lịch nội địa đến thành phố Đà Nẵng hậu Covid-19
Nẵng thời kỳ hậu Covid-19 Bảng 6. Đánh giá của khách du lịch nội địa về điểm đến du lịch Đà Nẵng STT Chỉ tiêu Tỷ lệ % (Rất không hài lòng - Rất hài lòng) Giá trị trung bình (GTTTB) 1 2 3 4 5 1 An toàn điểm đến 15.3 18.7 42.7 18.0 5.3 2.79 2 Các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh cho khách (khai báo y tế, vệ sinh, sát khuẩn...) 12.0 31.3 38.7 16.7 1.3 2.64 3 Phong cảnh thiên nhiên 8.7 10.0 41.3 28.0 12.0 3.25 4 Các điểm tham quan du lịch 5.3 14.0 36.0 31.3 13.3 3.33 5 Dịch vụ vui chơi giải trí 14.0 14.0 41.3 27.3 3.3 2.81 6 Các trung tâm mua sắm, quà lưu niệm 10.7 20.7 37.3 23.3 8.0 2.85 7 Giá cả 19.4 32.3 25.8 6.5 16.1 2.68 8 Các dịch vụ vận chuyển 2.7 16.0 49.3 22.0 10.0 3.39 9 Sự phong phú của nhà hàng và các món ăn đặc sản địa phương 2.7 13.3 37.3 39.3 7.3 3.37 10 Sự thân thiện của người dân địa phương 3.3 8.7 42.7 24.0 21.3 3.47 11 Trật tự an ninh xã hội 2.0 7.3 35.3 38.0 17.3 3.70 (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) Khảo sát cho thấy đánh giá của khách khi du lịch tại thành phố Đà Nẵng sau dịch bệnh như sau: Khách du lịch nội địa khá hài lòng với điểm đến thành phố Đà Nẵng - có 6/11 tiêu chí được đánh giá với GTTB trên 3,0. Những tiêu chí mà du khách hài lòng gồm: Phong cảnh thiên nhiên, các điểm tham quan du lịch, các phương tiện vận chuyển, sự phong phú của nhà hàng và các món ăn đặc sản địa phương, sự thân thiện của người dân địa phương và trật tự an ninh xã hội. - Về mức độ an toàn điểm đến: Khách du lịch vẫn chưa đánh giá cao về mức độ an toàn khi du lịch tại Đà Nẵng, với giá trị trung bình đánh giá là 2,79 (GTTB <3). Trong đó có tới 15,3 % khách du lịch đánh giá rất không hài lòng và 18,7% đánh giá không hài lòng về tiêu chí an toàn điểm đến. Nguyên nhân là do trong năm 2020, Đà Nẵng là nơi bùng phát dịch bệnh tại Việt Nam. Mặc dù dịch bệnh đã nhanh chóng được kiểm soát từ đầu tháng 9/2020 nhưng tâm lý khách hầu hết vẫn lo sợ khi đi du lịch tại Đà Nẵng. Khách du lịch cho rằng Đà Nẵng vẫn chưa thực sự thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh cho khách sau dịch. - Về phong cảnh thiên nhiên và các điểm tham quan du lịch: Khách du lịch đánh giá ở mức tương đối cao về phong cảnh thiên nhiên tại Đà Nẵng, với GTTB >3. Trong đó có hơn 40% khách đánh giá hài lòng và rất hài lòng. Đây cũng là hoạt động mà hầu hết khách du lịch lựa chọn tham gia khi đến. - Về dịch vụ vui chơi giải trí và các trung tâm mua sắm, quà lưu niệm cũng chưa được khách du lịch đánh giá cao về mức độ hài lòng. Dương Thị Xuân Diệu / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 3(46) (2021) 108-118 115 Do dịch bệnh dẫn đến nhiều trung tâm mua sắm và khu vui chơi giải trí chưa khôi phục lại hoạt động, một số cơ sở dù khôi phục hoạt động nhưng chưa thực sự phong phú, ít có các hoạt động và sản phẩm mới để thu hút khách du lịch. - Về giá cả: giá cả các dịch vụ du lịch tại Đà Nẵng sau dịch bệnh vẫn chưa thực sự hấp dẫn khách du lịch. Có tới 19,4% khách đánh giá rất không hài lòng và 32,3% khách đánh giá không hài lòng về tiêu chí này. Khách du lịch có xu hướng săn lùng các chương trình khuyến mãi và cơ hội tiết kiệm. Do vậy việc thực hiện các chính sách về giá trong giai đoạn này là một giải pháp hữu hiệu để thu hút khách. - Về trật tự an ninh xã hội: Khách du lịch cho rằng thành phố Đà Nẵng vẫn chưa thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh cho họ, với giá trị trung bình các đánh giá chỉ đạt 2,64%. Tỷ lệ đánh giá rất không hài lòng là 13% và không hài lòng là 31,3%. Nhiều điểm tham quan du lịch không thực hiện việc đo thân nhiệt cho khách du lịch, không có khẩu trang cung cấp cho khách, các quy trình vệ sinh đảm bảo an toàn dịch bệnh chưa được thực hiện tốt 4.2. Giải pháp thu hút khách du lịch nội địa đến thành phố Đà Nẵng thời kỳ hậu Covid-19 4.2.1. Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho khách du lịch nội địa Trong thời điểm dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát, vấn đề ưu tiên hàng đầu là phải đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid- 19. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo sự tin tưởng, yên tâm cho du khách và người dân. - Thực hiện khai báo y tế, đo thân nhiệt cho khách du lịch khi đến thành phố Đà Nẵng. - Bố trí các điểm rửa tay sát khuẩn tại các khu du lịch, điểm du lịch, các cơ sở lưu trú,... để khách du lịch có thể sử dụng. - Tăng cường các biện pháp đảm bảo vệ sinh tại các điểm dịch vụ du lịch. - Trang bị kiến thực cho đội ngủ lao động trong ngành du lịch kỹ năng để tự bảo vệ và hỗ trợ khách du lịch đối với dịch bệnh. - Chỉ tổ chức các dịch vụ du lịch khi đảm bảo đúng quy định về giãn cách, số lượng người. - Thực hiện vệ sinh, khử trùng các khu vực công cộng và dịch vụ hàng ngày. 4.2.2. Thực hiện chương trình kích cầu du lịch một cách đồng bộ, tổng thể Bài báo đề xuất một vài biện pháp nhằm kích cầu du lịch tại thành phố Đà Nẵng sau: - Nên tập trung vào đối tượng khách du lịch là người Việt Nam và người nước ngoài đang làm việc, sinh sống tại Việt Nam. - Thực hiện phát động thị trường, giới thiệu, quảng bá về điểm đến du lịch Đà Nẵng an toàn trên các phương tiện truyền thông. - Tăng cường hệ thống vận chuyển đường bộ, đường hàng không phục vụ khách du lịch. - Giảm giá phí tham quan du lịch tại các khu du lịch, điểm du lịch tại Đà Nẵng. - Xây dựng các gói sản phẩm kích cầu hấp dẫn về giá, đa dạng về chương trình, đảm bảo chất lượng, tuy tín. - Xây dựng các chính sách hoàn, hủy, thay đổi đối với các sản phẩm du lịch nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách du lịch. 4.2.3. Cơ cấu lại thị trường khách, khai thác thêm các thị trường khách du lịch nội địa tiềm năng, thị trường khách du lịch nội địa mới Để thu hút khách du lịch nội địa đến du lịch tại Đà Nẵng, đặc biệt là tại các thị trường khách du lịch nội địa mới, cần triển khai một số biện pháp sau: - Tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá có trọng tâm để thu hút khách du lịch tiềm năng từ các tỉnh khác trong nước. Dương Thị Xuân Diệu / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 3(46) (2021) 108-118 116 - Xây dựng các gói sản phẩm với chính sách giá đa dạng, hấp dẫn để thu hút khách du lịch tại một số vùng lân cận để thu hút khách: Khách du lịch miền Trung, Tây Nguyên,... - Chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, sản phẩm du lịch chất lượng cao để tạo sự khác biệt: Phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch đường thủy, tăng cường phát triển các sản phẩm dịch vụ về đêm nhằm nhằm thu hút khách du lịch. 4.2.4. Đẩy mạnh liên kết cùng phát triển với các địa phương khác Thực hiện việc liên kết giữa các địa phương trong thành phố Đà Nẵng nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đồng bộ, đảm bảo chất lượng và an toàn cho khách du lịch, mặt khác đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh du lịch: - Tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch, như lữ hành, hàng không, cơ sở lưu trú, nhà hàng, điểm tham quan du lịch nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ nhau và cùng chia sẻ lợi nhuận. - Tăng cường mối liên hệ giữa các điểm du lịch: Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi - Bình Định; tổ chức các chương trình khảo sát, xây dựng các sản phẩm du lịch mới nhằm tăng cường mối liên kết vùng và phát triển du lịch. 4.2.5. Tăng cường áp dụng công nghệ mới trong quản lý, kinh doanh du lịch Cần áp dụng các công nghệ vào trong hoạt động du lịch, tạo cảm giác an toàn cho du khách: - Xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ trong lĩnh vực du lịch. - Phát triển, đổi mới hệ thống các cơ quan nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực du lịch nhằm tăng cường áp dụng công nghệ của ngành du lịch tại thành phố Đà Nẵng. - Đầu tư nâng cao năng lực khoa học, công nghệ cho ngành du lịch. Tăng cường sự phối hợp giữa các viện nghiên cứu, các trường đại học trong cả nước và quốc tế về lĩnh vực du lịch để giải quyết các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển du lịch tại Đà Nẵng. - Ứng dụng các mô hình kinh doanh du lịch trực tuyến (mua bán phòng khách sạn, tour du lịch trên mạng,) để từng bước chuyển dần sang mô hình thương mại điện tử trong du lịch (e-tourism) khi các điều kiện về tạ tầng công nghệ và hành lang pháp lý đầy đủ. - Ứng dụng công nghệ trong thông tin và truyền thông 4.2.6. Tăng cường công tác quảng bá hình ảnh Đà Nẵng an toàn và mến khách nhằm xóa bỏ tâm lý lo ngại của khách du lịch Nhằm lan tỏa thông điệp “Đà Nẵng đẹp, an toàn” từ đó truyền cảm hứng cho du khách đến du lịch tại thành phố Đà Nẵng sau khi đại dịch kết thúc cần thực hiện một số biện pháp: - Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông internet, xây dựng kênh truyền hình riêng cho ngành du lịch Đà Nẵng, quảng bá trên các kênh truyền thông nổi tiếng. - Xây dựng định hướng, hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông địa phương thực hiện phóng sự, video, clip, xây dựng chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề, bản tin tuyên truyền, phổ biến phát triển du lịch; thông tin về các loại hình du lịch đặc trưng của thành phố. - Tăng cường quảng bá về hình ảnh du lịch Đà Nẵng thông qua các chương trình hoạt động, diễn đàn, hội nghị, hội thảo, hội chợ triển lãm trong nước và ngoài nước; các hoạt động do thành phố Đà Nẵng tổ chức như lễ hội, các chương trình kỷ niệm lớn của tỉnh; tổ chức các đoàn khảo sát, xây dựng sản phẩm du lịch Đà Nẵng. - Xây dựng và triển khai các kế hoạch phát hành ấn phẩm quảng bá du lịch. Dương Thị Xuân Diệu / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 3(46) (2021) 108-118 117 - Tổ chức các cuộc thi tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Đà Nẵng. Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền về du lịch cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên; đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, cán bộ thông tin cơ sở, trung tâm thông tin du lịch, trung tâm văn hóa và thông tin du lịch; các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, lữ hành, hướng dẫn viên du lịch. - Xây dựng bản tin, chuyên mục, chuyên đề mới về về điểm đến “An toàn - mến khách - chất lượng”. 4.2.7. Một số giải pháp khác - Tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch thu hút du khách. - Tổ chức các hoạt động dịch vụ vào ban đêm nhằm làm tăng chi tiêu và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch. - Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng dịch vụ tại các cơ sở kinh doanh phục du khách du lịch. 5. Kết luận Thực tế nghiên cứu và khảo sát đã cung cấp thông tin tổng quan về mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa khi đến tham quan du lịch tại thành phố Đà Nẵng. Các giải pháp đề xuất nhằm góp phần nâng cao mức độ hài lòng của khách du lịch, hạn chế những tác động của dịch bệnh Covid-19, thúc đẩy các hoạt động thu hút khách du lịch nội địa trong giai đoạn hậu Covid-19. Từ giải pháp đề xuất đi đến áp dụng thực tế còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết, do đó rất cần sự chung tay và hết lòng từ các cấp chính quyền, các cơ quan hoạt động trong ngành du lịch cũng như người dân địa phương tại thành phố Đà Nẵng. Tài liệu tham khảo [1] Luật du lịch 2005. [2] Çetinsöz, B. C., & Ege, Z. (2013). Impacts of perceived risks on tourists' revisit intentions. Anatolia, 24(2), 173-187. [3] Artu Budd, J., Miller, B. S., Manning, E. M., Lampos, V., Zhuang, M., Edelstein, M., ... & Short, M. J. (2020). Digital technologies in the public- health response to COVID-19. Nature medicine, 26(8), 1183-1192. [4] Trần Thị Mai (2005), Giáo trình Tổng quan du lịch, Tổng cục Du lịch, Nxb Lao Động. [5] Hồ Kỳ Minh, Nguyễn Thị Bích Thủy, Nguyễn Việt Quốc (2010), Nghiên cứu hành vi và đánh giá của khách du lịch nội địa đối với điểm đến Đà Nẵng. Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, số 9+10, tr. 11-18. [6] Nguyễn Thị Minh Nghĩa, Lê Vũ Thị Thảo Nhi, Trần Hữu Tuấn (2017). Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch nội địa của điểm đến Hội An, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, tập 126, số 5D, tr. 29-39. [7] Phạm Trương Hoàng, Trần Huy Đức và Ngô Đức Anh (2020). Tác động của đại dịch Covid-19 đối với ngành du lịch Việt Nam và các giải pháp ứng phó. Trường đại học Kinh tế Quốc Dân. [8] Hải Nam / VOV.VN (2020), Ra mắt ứng dụng Việt Nam an toàn, https://vov.vn/du-lich/ra-mat-ung- dung-du-lich-viet-nam-an-toan-785138.vov, truy cập ngày 13/5/2020. [9] Khôi phục du lịch hậu Covid-19, https://cafef.vn/de- khoi-phuc-du-lich-hau-covid-19-khai-thac-thi- truong-noi-dia-nen-la-uu-tien-hang-dau- 20200426104245156.chn, truy cập ngày 13/5/2021 [10] Liên minh kích cầu hậu Covid-19, https://enternews.vn/lien-minh-kich-cau-du-lich- hau-covid-174960.html, ngày 24/3/2021 [11] Digital marketing cho ngành du lịch, https://eqvn.net/digital-marketing-cho-nganh-du- lich/, truy cập ngày 24/3/202221 [12] Thông minh hơn, văn minh hơn, an toàn hơn: Booking.com tiết lộ những dự đoán vè tương lai ngành du lịch, https://news.booking.com/thong- minh-hn-vn-minh-hn-an-toan-hn-bookingcom-tit-l- nhng-d-oan-v-tng-lai-nganh-du-lch/, truy cập ngày 25/3/2021 [13] Chiến lược marketing số quảng bá du lịch hậu Covid-19, https://themanager.vn/chien-luoc- marketing-so-quang-ba-du-lich-hau-covid-19- d2020061311582788.html, truy cập ngày 13/3/2021 [14] Phát triển thị trường du lịch sau Covid-19, du-lich-sau-COVID19-Bien-thach-thuc-thanh-co- hoi/411052.vgp, truy cập ngày 18/10/2020 [15] Ra mắt ứng dụng Việt Nam an toàn, https://vov.vn/du- lich/ra-mat-ung-dung-du-lich-viet-nam-an-toan- 785138.vov, truy cập ngày 11/10/2020 [16] CDC, Centers for Disease Control and Prevention (2020), Coronavirus (COVID-19), Dương Thị Xuân Diệu / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 3(46) (2021) 108-118 118 https://search.cdc.gov/search/index.html?query=Cen ters+for+Disease+Control+and+Prevention+&siteli mit=&utf8=%E2%9C%93&affiliate=cdc-main, truy cập ngày 11/5/2021 [17] Tourism development in the post Covid-19 era, https://vietnamnet.vn/en/travel/tourism- development-in-the-post-covid-19-era-664116.html, truy cập ngày 24/3/2021 [18] Solutions discussed to reuscitate tourism post Cvid 19, https://en.nhandan.org.vn/travel/item/8691802- solutions-discussed-to-resuscitate-tourism-post- covid-19.html, ngày 24/3/2021. [19] The effect of covid-19 Pandemic: How are the future Tourist behavior, https://journaljesbs.com/index.php/JESBS/article/vi ew/30219/56703, ngày 24/3/2021 [20] Covid-19 đã làm thay đổi xu hướng du, https://www.thesaigontimes.vn/310729/covid-19- da-lam-thay-doi-xu-huong du%20lich.html%20t%E1%BB%95ng%20h%E1% BB%A3p%20b%E1%BB%9Fi%20nh%C3%A2n% 20vi%C3%AAn%20Czechtrade%20HCMC, ngày 11/5/2021.
File đính kèm:
- mot_so_giai_phap_thu_hut_khach_du_lich_noi_dia_den_thanh_pho.pdf