Mối quan hệ giữa văn hóa và báo chí: Trường hợp báo tiếng dân
TÓM TẮT
Từ góc độ của một nghiên cứu văn hóa, qua trường hợp báo Tiếng Dân của Huỳnh Thúc
Kháng, bài viết bước đầu lí giải cách thức văn hóa tác động đến báo chí và ngược lại. Bài viết tập
trung vào mối quan hệ giữa bối cảnh văn hóa, vốn văn hóa với báo chí. Mặt khác, mối quan hệ
giữa báo chí với khả năng truyền tải và kiến tạo giá trị văn hóa cũng được làm rõ.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Bạn đang xem tài liệu "Mối quan hệ giữa văn hóa và báo chí: Trường hợp báo tiếng dân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Mối quan hệ giữa văn hóa và báo chí: Trường hợp báo tiếng dân
y phương đã chấm dứt ưu thế cũ của giới sĩ phu” (Nguyễn Thế Anh, 2017, tr. 166). Quá trình tiếp xúc, tiếp biến văn hóa diễn ra mạnh mẽ dẫn đến sự thay đổi diện mạo văn hóa từ cấp độ cá nhân đến cấp độ dân tộc. Những ranh giới giữa cũ và mới, cựu và tân, hiện đại và lạc hậu đặt 94 TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Ngô Thị Thanh Tâm ra những vấn đề cấp thiết cho hệ giá trị Việt Nam. Người Việt rất ham thích cái mới nhưng lại cũng thích sự ổn định và ngại thay đổi. Giới sĩ phu nghiêng về khuynh hướng thủ cựu nhiều hơn, “trong khi các lưu phẩm truyền thống không biến đi ngay lập tức, giới sĩ phu vẫn giữ lại uy tín cũ của nó” (Nguyễn Thế Anh, 2017, tr. 166). Với tham vọng gây cuộc “tấn hóa”, từ tiêu đề đến nội dung, báo Tiếng Dân đều nhắm vào sự đối lập giữa những giá trị mới và những giá trị vốn gắn liền với vốn văn hóa đã có của độc giả: “Trong cuộc tân cựu giao thừa có cái trạng huống gì? Bảo thủ và cải cách” (TD số 230); “Hán học ở trong xã hội ta ngày nay” (TD số 375); “Thời đại mới có thể dùng chánh sách cũ được không?” (TD số 275); “Trong xã hội ta ngày nay có nên giữ cái rãnh phân biệt tân và cựu nữa không?” (TD số 484) Để có thể thu nhận những yếu tố mới và bổ sung vào hệ giá trị, Tiếng Dân phải tập trung vào những sự kiện, vấn đề như là kết quả của những “nút giao” trong tiếp biến văn hóa. Đặc biệt trong trường hợp thực tiễn Việt Nam nói chung và Trung Kỳ nói riêng đang diễn ra quá trình chuyển đổi giá trị (transformation), nơi mà sự “trở mình” của những giá trị văn hóa truyền thống đang đối mặt với những thách thức mới, chưa phân định được. Các bài viết trên trang nhất Tiếng Dân liên tục bị thách thức bởi yêu cầu về chất lượng thông tin, và ràng buộc với tôn chỉ của báo (Tiếng nói của Dân). Tiếng Dân tập trung đánh mạnh vào các giá trị văn hóa đang chuyển đổi và định hình. Thông điệp văn hóa của mỗi số báo Tiếng Dân thể hiện ngay từ trang nhất. Ở góc trên bên phải trang đầu của mỗi số báo, toàn soạn lúc nào cũng chọn một câu châm ngôn, cách ngôn hoặc một câu triết lí như kim chỉ nam cho số báo đó. Theo đó, hầu hết các đề tài được đề cập trong số đó đều nhằm làm sáng tỏ thông điệp. Dưới đây là một số trường hợp minh họa. Triết lí Bài xã luận tương ứng Số báo Dùng đức phục người thì Còn một chiến thuật mầu nhiệm mà đời TD số 1461 người ta mới tâm phục nay ít dùng đến – đánh cái lòng Hai dân tộc mà ở chung, Những điều ngộ điểm trong các dân tộc cần phải hiểu thấu tâm lí Ý tưởng về chủ nghĩa dân tộc TD số 349 nhau, mới mong tránh được những sự ngộ giải Không có nghề gì hèn, chỉ Có nên khinh rẻ phường chăn trâu không? TD số 407 có người hèn Người không xứ sở như Vì sao người mình thiếu cái quan niệm một cái điểm lạc loài trong quốc gia? TD số 432 không gian và thời gian Cây có gốc, nước có nguồn, Quốc ngữ với chữ Hán có dứt cái dây quan TD số 514 chữ nghĩa cũng thế hệ được không? (Nguồn: Tác giả sưu tầm từ báo Tiếng Dân – Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng) 95 TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 2 (2019): 92-100 Thực tiễn văn hóa, những thách thức của quá trình tiếp xúc, tiếp biến văn hóa đặt ra cho Tiếng Dân những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Từng số báo của Tiếng Dân ngoài nhiệm vụ ngắn hạn là cung cấp thông tin mô tả còn giải trình, bình luận vừa giúp độc giả hiểu biết tình hình trong và ngoài nước; còn hướng đến mục tiêu dài hạn là giúp củng cố bản sắc dân tộc, hình thành và nuôi dưỡng ý thức dân tộc. Sứ mệnh duy tân của tờ báo có cơ sở dựa trên sự chắt lọc, gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc, đồng thời không ngừng tiếp thu, học hỏi cái mới, cái hiện đại. Có thể thấy chính thực tiễn văn hóa Trung Kỳ đã đặt ra những thách thức và định hình cách thức vận hành của tờ báo từ việc lựa chọn ngôn ngữ, chủ đề đến yêu cầu chất lượng thông tin. 3. Từ báo chí đến văn hóa 3.1. Tiếng Dân với việc bảo lưu giá trị văn hóa truyền thống Theo Bill Kocach và Tom Rosenstiel (2013), mục tiêu chính yếu nhất của báo chí là cung cấp cho công dân thông tin mà họ cần để có thể trở thành tự do và dân chủ. Điều quan trọng là, “trao đổi thông tin trở thành nền tảng cho việc tạo dựng cộng đồng, kiến tạo những mối quan hệ nhân văn” (Bill Kocach & Tom Rosenstiel, 2013, tr. 29). Sở hữu số lượng độc giả đông đảo và tương đối ổn định của Trung Kỳ cùng tính chất công khai và khả năng xâm nhập và lan tỏa nhanh trong cộng đồng, Tiếng Dân tỏ ra là một phương tiện hữu hiệu để truyền tải những thông điệp, trong đó có thông điệp văn hóa. Cách thức chọn tin, tần suất xuất hiện của các chủ đề đều nằm trong một thiết kế có chủ đích văn hóa. Hơn lúc nào hết, Huỳnh Thúc Kháng ý thức rất cao về sứ mệnh của tờ báo: “Mục đích của bản báo là theo tâm lí chân chính của quốc dân mà phô bày trên tờ giấy, cốt giữ gìn cái nền đạo đức sẵn có của ông bà” (Chương Thâu & Phạm Ngô Minh tuyển tập, 2010, tr. 203). Nền đạo đức của ông bà là chính là những giá trị truyền thống, là thuần phong mĩ tục bao đời truyền lại. Nhưng Tiếng Dân luôn cẩn trọng chuyển trọng tâm vào truyền thống dựng nước và giữ nước. Dễ dàng tìm thấy trong Tiếng Dân hình ảnh những anh hùng dân tộc với đức độ và công trạng được ngợi ca. Đơn cử khi nói về Trần Hưng Đạo, báo có bài: “ Non Kiếp hoa lau cờ xấp xới Sông Đằng ngọn sóng trống lung lung Nghìn năm đất tổ ghi bia đá, Một cõi trời Nam vững cột đồng” (Miếu Trần Hưng Đạo – TD số 9) Từ rất sớm tờ báo đã có ý thức tôn vinh những nhà chí sĩ, bậc anh hùng. Nguyễn Lộ Trạch được nhắc đến rất nhiều lần trên Tiếng Dân: “Một ít dật sự ông Nguyễn Lộ Trạch” (TD số 453), “Điều tiên kiến của một nhà học giả nước ta – nhân chuyện Nhật Trung xung 96 TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Ngô Thị Thanh Tâm đột mà nhớ đến câu nói trong một bài đại luận trước đây 40 năm” (TD số 424); “Phê bình hai bài Thời vụ sách trong bản Quỳ ưu lục của ông Nguyễn Lộ Trạch” (TD số 491, 492). Nhiều bài xã luận chỉ bàn về Phan Bội Châu “Một ít dật sự của cụ Phan Sào Nam trong khoảng 20 năm ở nước ngoài” (TD số 803, 805, 806). Khi Phan Bội Châu mất (1940), báo dành nhiều số và phụ trương để thông tin về đám tang, để đăng hàng trăm bài ca, câu đối viếng Phan Bội Châu: “Trời già sao nỡ phụ Phan anh Để lại đàn em dạ khó đành Kiếp sống đem thân thờ tổ quốc Thác về chín suối thác mà vinh” (TD số 1530) Báo ngợi ca các vị anh hùng như những nhân vật văn hóa vĩ đại. Vì sao chọn những nhân vật này mà không chọn nhân vật khác? Tờ báo hẳn có sự sắp xếp để chọn viết và đăng bài những nhân vật với ý nghĩa là biểu tượng của tinh thần dân tộc, là kết tinh của giá trị văn hóa Việt. Từ đây, thông điệp về giá trị văn hóa được tô đậm, truyền tải 3.2. Tiếng Dân với việc kiến tạo giá trị văn hóa mới Cũng trong lời phi lộ của Tiếng Dân, Huỳnh Thúc Kháng nhấn mạnh mục đích của bản báo còn là “dung hợp với tư tưởng mới, để mở mang đường trí thức, đường kinh tế trong nước, công lí là hướng đường đi, công lợi là nơi quy túc”. Dày đặc các trang báo là những bài viết kêu gọi đổi mới, nói chuyện xu thế bởi tờ báo quan niệm cách tân chính là vị thuốc chữa bệnh cho xã hội: “Cách tân là sự nhu yếu trong hoàn cảnh sinh hoạt” (TD số 229), “Cuộc cách tân với lớp thanh niên” (TD số 304), “ Muốn hiểu chân tướng hai chữ tấn bộ (TD số 757), “Ai là người có trách nhiệm trong cuộc tiến hóa?” (TD số 105), “Xu thế sư phạm giáo dục ở xứ văn minh trên thế giới” (TD số 869), “Thời đại ta hiện nay nên học gì?”. Cụ Huỳnh bàn rất kĩ về từng lĩnh vực: giáo dục (học Tây học nên học như thế nào, học quốc ngữ ra sao thì hữu dụng); kinh tế (nên trồng cây gì, nuôi con gì và làm như thế nào?) Điều đáng nói là ngoài những vấn đề thời sự, Tiếng Dân còn thường xuyên đăng những bài về lịch sử dân tộc, cội nguồn dân tộc Việt. Như bài “Đặc tính của dân tộc Việt Nam ta” (TD số 1632). Trong đó, nhắc đi nhắc lại: Xã hội Việt Nam ta, theo học thuyết, lễ giáo và cả sanh nghiệp lưu truyền đã lâu đời, vẫn lấy gia đình làm bản vị/ Gia đình là nền tảng của dân tộc và quốc gia/ Ai đã đọc lịch sử Cồ Việt ta đều công nhận như thế và có thể nói một cách xác thực: Không gia đình không phải tánh cách cố hữu của dân Việt Nam (Chương Thâu & Phạm Ngô Minh tuyển tập, 2010, tr. 470). Song song với những bài như thế, Huỳnh Thúc Kháng còn dịch và cho đăng nhiều kì trên Tiếng Dân tác phẩm “Gia đình giáo dục” (nguyên tác Hán văn của tác giả Trung Quốc – Qua Bằng Vân). Tác phẩm này 97 TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 2 (2019): 92-100 được đăng nhiều kì từ số 221 đến số 267. Trích vài đoạn như: “Gia đình giáo dục là một thứ giáo dục mà toàn cả người nước giàu sang hèn ai ai cũng đều được hưởng cả”, “Gia đình với học hiệu quan hệ với nhau rất là to tát và mật thiết” (Chương Thâu & Phạm Ngô Minh tuyển tập, 2010, tr. 1513 và 1566). Tiếng Dân chủ động chọn các sự kiện/ chủ đề để xây dựng chúng thành các khung giải thích văn hóa và mang lại ý nghĩa cho chúng. Có thể thấy Huỳnh Thúc Kháng đặc biệt đánh trọng tâm vào ý muốn hiểu biết về cội nguồn – một nhu cầu thẳm sâu trong mỗi con người. Càng khắc sâu cội nguồn và những giá trị cùng chia sẻ, người Việt càng cảm thông, càng gắn kết nhau nhiều hơn. Việc nói về nguồn gốc dân tộc cho người ta cảm giác an toàn, tự hào vì cảm giác sở thuộc. Nhưng mặt khác cũng có thể khiến người ta không ngừng ám ảnh, truy vấn về thân phận. Vậy từ sự đồng thuận dẫn đến sự thay đổi nhận thức. Và rồi, độc giả hiểu rằng sự phân chia ba miền với chế độ chính trị khác nhau chỉ là tạm thời, chỉ là giả tạo. Họ vẫn là một gia đình. Dần dần, tiềm năng hình thành ý thức dân tộc ngày càng mạnh mẽ hơn. Đây chính là tính đa nghĩa của văn bản. Ý nghĩa được tạo ra bởi chính độc giả. Có thể thấy khi chuyển chú ý vào “những huyền thoại và hệ tư tưởng gắn liền trong các văn bản” (tức báo chí), “đặc tính được xây dựng của văn bản văn hóa sẽ được làm sáng tỏ” (Chris Baker, 2011, tr. 608). Bài báo không nói trực tiếp nhưng khi liên kết các văn bản, chính độc giả đã giải mã thông điệp và sản sinh giá trị văn hóa mới. Dưới sự thôi thúc của nhu cầu/ bản năng nhận thức, vốn văn hóa của cộng đồng được chuyển đổi mạnh mẽ và sản sinh những giá trị mới. Kí ức lịch sử của cộng đồng, bản sắc văn hóa của cộng đồng thông qua báo chí có thể biến thành sức mạnh tạo sự đồng thuận và cố kết cộng đồng. Để báo chí có thể truyền tải – kiến tạo những giá trị được cộng đồng chấp nhận và chia sẻ, cần xét đến khâu trung gian là phản biện (bao gồm cả thái độ ủng hộ lẫn thái độ phản đối). Diễn đàn báo chí (nơi đăng thư và trả lời thư của độc giả) đóng vai trò là không gian giao tiếp để thể hiện ý kiến và tăng cường thái độ đối với một sự kiện nào đó và từ đó thông điệp được đưa ra. Chính người đọc cũng tham gia vào cơ chế tạo nghĩa của văn bản văn hóa. Sự tương tác thường xuyên và mạnh mẽ giữa tờ báo với công chúng tạo hiệu ứng hỗ trợ, là chất men xúc tác để giải mã thông điệp văn hóa. Trong bối cảnh Trung Kỳ lúc bấy giờ, Tiếng Dân còn vấp phải một áp lực phản biện lớn hơn nữa. Đó chính là khâu xét duyệt của nhà cầm quyền. Mỗi số báo, cụ Huỳnh phải nộp cho Sở Liêm phóng hai “bản vỗ” bằng hai thứ tiếng Việt và tiếng Pháp để họ kiểm duyệt. Khi nhà cầm quyền không chấp nhận bài nào, đoạn nào và yêu cầu phải đục bỏ hoặc chỉnh sửa thì cụ Huỳnh lại kiên quyết để trang trắng. Trong lời phi lộ của báo, cụ Huỳnh nói rất rõ “Nếu không có quyền nói tất cả những điều mình muốn nói, thì ít ra cũng giữ cái quyền không nói những điều người ta ép buộc nói” (Chương Thâu & Phạm Ngô Minh tuyển tập, 2010, tr. 204). Một thao thác nhỏ của chủ nhiệm báo cũng mang 98 TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Ngô Thị Thanh Tâm một chủ đích văn hóa. Huỳnh Thúc Kháng cố ý để trống những phần bị kiểm duyệt như một cách tỏ thái độ với nhà cầm quyền, nhưng sâu xa hơn đó là tiếng chuông cảnh tỉnh với độc giả về quyền tự do ngôn luận và mức độ của quyền ấy ở xứ ta lúc bấy giờ. Thông điệp về tự do ngôn luận của tờ báo hoàn toàn có thể nhắc nhở người đọc về tự do cá nhân lẫn tự do dân tộc. 4. Kết luận Như trên đã đề cập, qua trường hợp báo Tiếng Dân, bài viết xem xét mối quan hệ giữa văn hóa và báo chí trên cơ sở lí thuyết nghiên cứu văn hóa. Chúng tôi tập trung vào cơ chế tạo nghĩa của văn bản văn hóa chứ không tập trung vào khả năng truyền tải hàm lượng văn hóa. Từ đó, có thể thấy văn hóa đóng vai trò như “nội dung” để định hướng “phương pháp” (của sự thể hiện/biểu đạt trên báo chí), và rồi đến lượt mình, “phương pháp” có khả năng kiến tạo “nội dung” mới/ “nội dung” tiềm năng, trên cơ sở “nội dung” đã có. Văn hóa vừa là nguồn vừa là đích, vừa là điểm xuất phát hiện hữu, vừa là điểm đến mong đợi. Điều này tái khẳng định một đặc tính của văn hóa với tư cách là một hệ thống mở, năng động, có thể vận động, biến đổi và tái tạo. Hơn nữa, văn hóa có thể được “lập trình theo một quy trình văn hóa” và kết quả đem lại là “sự cố kết văn hóa – xã hội” (Itamar Even-Zohar, 2014, tr. 232-235). Cách hiểu này mở ra nhiều định hướng nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi bằng cách nào con người ở một nền văn hóa có thêm nhiều lựa chọn hơn hiện tại và cách thức để đi đến tiến bộ của một nền văn hóa dựa trên nền tảng văn hóa đã có. Tuyên bố về quyền lợi: Tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bill Kocach & Tom Rosenstiel. (2013). Những yếu tố của báo chí. (Huỳnh Hoa & Sơn Tùng dịch). Hà Nội: NXB Thông tấn. Bùi Minh Hào. (2016). Khái niệm “vốn văn hóa” của Pierre Bourdieu. hoa/khai-niem-von-van-hoa-cua-pierre-bourdieu Chris Baker. (2011). Nghiên cứu văn hóa – Lí thuyết và thực hành. Hà Nội: NXB Văn hóa thông tin. Chương Thâu & Phạm Ngô Minh (sưu tầm và biên soạn). (2010). Huỳnh Thúc Kháng tuyển tập, NXB Đà Nẵng. Huỳnh Văn Tòng. (2016). Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945. TPHCM: NXB Tổng hợp. Itamar Even-Zohar. (2014). Lí thuyết đa hệ thống trong nghiên cứu văn hóa, văn chương. (Trần Hải Yến, Nguyễn Đào Nguyên dịch). Hà Nội: NXB Thế giới. Nguyễn Thế Anh. (2017). Việt Nam thời Pháp đô hộ, TPHCM: NXB Khoa học xã hội. 99 TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 2 (2019): 92-100 THE RELATIONSHIP BETWEEN CULTURE AND JOURNALISM: THE CASE OF TIENG DAN NEWSPAPER Ngo Thi Thanh Tam Ho Chi Minh City University of Education Corresponding author: Email: tamntt@hcmue.edu.vn Received: 20/01/2019; Revised: 20/02/2019; Accepted: 27/02/2019 ABSTRACT The article shows the relationship between culture and journalism from the perspective of a cultural study. In the case of Tieng Dan newspaper (Huynh Thuc Khang), the article explains the relationship between the cultural context, cultural capital and the newspaper. On the other hand, the relationship between the newspaper and the ability to transmit and create cultural values is also clarified. Keywords: culture, journalism, Tieng Dan, Huynh Thuc Khang. 100
File đính kèm:
- moi_quan_he_giua_van_hoa_va_bao_chi_truong_hop_bao_tieng_dan.pdf