Bài giảng Kịch bản truyền thông (Phần 1)

1.1. Kịch bản

1.1.1. Khái niệm kịch bản

Kịch bản là một vở kịch, một bộ phim, một chương trình được phác thảo, mô hình hoá,

trên văn bản với tư cách là một đề cương, hay chi tiết đến từng chi tiết nhỏ (tuỳ theo yêu

cầu của mỗi loại hình), là cơ sở chính cho “tập thể tác giả” làm nên, hoàn thiện tác phẩm

của mình.

1.1.2. Chức năng của kịch bản

- Kịch bản trước hết vạch ra “đề cương” tác phẩm,

- Kịch bản đóng vai trò như một yếu tố liên hệ giữa những cá nhân có liên quan đến

công việc, liên hệ giữa yếu tố kỹ- nghệ thuật, thống nhất nhất hành động, các phương

tiện biểu hiện ăn khớp bổ trợ cho nhau tạo nên một chỉnh thể, một tác phẩm hoàn hảo.

1.2. Truyền thông

1.2.1. Khái niệm truyền thông

Lịch sử loài người cho thấy, con người có thể sống được với nhau, giao tiếp và

tương tác lẫn nhau trước hết là nhờ vào hành vi truyền thông (thông qua ngôn ngữ hoặc

cử chỉ, điệu bộ, hành vi để chuyển tải những thông điệp, biểu lộ thái độ cảm xúc). Qua

quá trình truyền thông liên tục, con người sẽ có sự gắn kết với nhau, đồng thời có những

thay đổi trong nhận thức và hành vi. Chính vì vậy, truyền thông được xem là cơ sở để

thiết lập các mối quan hệ giữa con người với con người, là nền tảng hình thành nên cộng

đồng, xã hội. Nói cách khác, truyền thông là 1 trong những hoạt động căn bản của bất cứ

1 tổ chức xã hội nào.

Khái niệm: Truyền thông là một quá trình truyền đạt, tiếp nhận và trao đổi thông tin nhằm

thiế lập các mối liên hệ giữa con người với con người hay nói cách khác Truyền thông

(communication) là quá trình truyền đạt, chia sẽ thông tin; là một kiểu tương tác xã hội

với sự tham gia của ít nhất 02 tác nhân.

Bài giảng Kịch bản truyền thông (Phần 1) trang 1

Trang 1

Bài giảng Kịch bản truyền thông (Phần 1) trang 2

Trang 2

Bài giảng Kịch bản truyền thông (Phần 1) trang 3

Trang 3

Bài giảng Kịch bản truyền thông (Phần 1) trang 4

Trang 4

Bài giảng Kịch bản truyền thông (Phần 1) trang 5

Trang 5

Bài giảng Kịch bản truyền thông (Phần 1) trang 6

Trang 6

Bài giảng Kịch bản truyền thông (Phần 1) trang 7

Trang 7

Bài giảng Kịch bản truyền thông (Phần 1) trang 8

Trang 8

Bài giảng Kịch bản truyền thông (Phần 1) trang 9

Trang 9

Bài giảng Kịch bản truyền thông (Phần 1) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 46 trang xuanhieu 6000
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kịch bản truyền thông (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kịch bản truyền thông (Phần 1)

Bài giảng Kịch bản truyền thông (Phần 1)
n Việt Kiều như Hồ Quang Minh, Việt 
Linh,Nguyễn Võ Nghiêm Minh... một số nhà làm phim trẻ Việt kiều cũng về Việt Nam 
làm phim: Nguyễn Nghiêm Đặng Tuấn có 1735 km (2005), Ringo Le có Chuyện tình Sài 
Gòn (2005) và gần đây là Charlie Nguyễn có Dòng máu anh hùng (2007) với sự tham 
gia của Johnny Trí Nguyễn, Dustin Nguyễn, Ngô Thanh Vân, Nguyễn Chánh Tín. 
Một số rạp chiếu hiện đại tiếp tục được xây dựng. Trong đợt chiếu phim chiếu 
Tết 2007, với những bộ phim thương mại: Võ lâm truyền kỳ, Trai nhảy, Chuông reo là 
bắn, điện ảnh Việt Nam giành được khán giả trước những phim nước ngoài. 
Ngược lại có những phim với ngân sách tốn kém như Sống cùng lịch sử với chi phí lên 
21 tỷ đồng, mà chỉ trình chiếu có vài ngày vì không bán được vé 
2.3. Kịch bản điện ảnh nguyên gốc và chuyển thể 
Có hai loại kịch bản: nguyên gốc và chuyển thể. 
Kịch bản nguyên gốc được viết dành riêng cho phim và không dựa trên bất cứ tác phẩm 
nào đã từng được sản xuất hoặc xuất bản. 
Ví dụ: Gladiator, The Sopranos, Amélie, Monster Inc., The Sixth sense, Six fêt under, 
Ocean’s eleven, Pleasantville, Signs, Waking Ned, American Pie, Notting Hill, The usual 
suspects, L.A Confidential, La Haine, American Beauty, Toy Story, Memento, 
Shakespeare in love, Gosford Park 
Một kịch bản chuyển thể là kịch bản dựa trên một nguồn chất liệu nào đó. 
Ví dụ: 
 Một cuốn sách: Angela’s Ashes, The lord of the rings, Babe, High Fidelity, Cocoon, 
The Talent Mr. Ripley, Cold Mountain, Harry Potter, The sum of all fears, 
Interview with the vampire, Frankenstein, Schindler’s list, About a boy, Minority 
report, Field of dreams, Get shorty, Shrek, Red Dragon, Jurassic Park, The firm, The 
last of the Mohicans 
 Một vở kịch: Plenty, Richard III, East is the east, La Cage Aux Folles, Romeo and 
Juliet của William Shakespeare 
Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện 
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông 
40 
 Sản phẩm truyền thông khác: Spider-man, Superman, Daredevil, Batman, X-men, The 
hulk (truyện tranh); Tales of the city, Bridget Jones’s Diary, Sex and the city (chuyện 
mục trên báo), Mars Attacks! (tấm hình trong bao kẹo cao su); Road to 
Perdition (tiểu thuyết hình); The Avengers, The Beverly Hillbillies, The Addam family, 
Mission:Impossible, Scooby-Doo, Charlie’s Angels (TV series); Tomb Raider, 
Resident Evil (trò chơi điện tử) 
Có những cốt truyện dựa trên những sự kiện lịch sử hoặc tiểu sử nhân vật (ví dụ: Saving 
Private Ryan, Erin Brockovic, Ali, A beautiful mind, The Dish, Black Hawk Down, 
Windtalkers, Titanic, Cradle will rock, The Cat’s meow, The birdmand of Alcatraz, Pearl 
Habour, Quiz Show, Apollo 13) chúng nằm ở giữa hai ranh giới tuy nhiên vẫn được xếp 
vào loại kịch bản nguyên gốc. 
Chuyển thể đòi hỏi một kỹ năng riêng và trước khi bắt đầu nghiêm túc, bạn cần có mua 
được tác quyền của tác phẩm gốc. 
2.4. Bố cục kịch bản ngôn ngữ hình ảnh 
2.4.1 Cách viết trang 
Trang bìa (cover page) và trang tiêu đề (title page) sẽ được trình bày ở chương 
14. Trang bìa là một trang viết đầu tiên của kịch bản. Số trang nằm ở góc trên cùng bên 
phải hoặc ở giữa dòng cuối cùng của trang viết. Ngoài ra trong trang cần lưu ý. 
Với format kịch bản điện ảnh: 
Bạn không được để tiêu đề phim lên đầu trang. Thông tin đầu tiên xuất hiện là 
Fade in (rõ dần) ở góc trên cùng bên trái thông tin cuối cùng xuất hiện vào đoạn kết kịch 
bản của bạn, tại góc cuối cùng bên phải trong Fade out(mờ dần). 
Với format kịch bản truyền thông 
Kịch bản tại Anh (quay bằng băng- Quay tại trường quay) có cách trình bày kịch 
bản chuyên việt riêng (xem hình 2.3). Kịch bản truyền hình thương mại (commercial TV 
Scripts) sẽ có đoạn nghỉ để quảng cáo và được đánh giá là phần 1 và phần 2... 
Tất cả chương truyền hình quay bằng phim nhựa, phim truyền hình nói chung và phim 
truyền hình ít tập (mini – series) đều sử dụng hình thức trình bày giống kịch bản phim 
điện ảnh. Tất cả phim truyền hình Mỹ (tele play; gồm cả sitcom) cũng sử dụng hình thức 
trình bày kịch bản của phim điện ảnh và được viết dưới dạng các HỒI (2 hồi trong nửa 
giờ và 4 hồi trong 1 giờ ) và câu này sẽ được đánh máy ngay trên đầu trang. Phía trên 
dòng Fade in (rõ dần): mỗi hồi bắt đầu ở 1 trang mới. Lưu ý rằng với các series quay 
Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện 
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông 
41 
bằng phim nhựa hoặc băng hình thì tên của series đó cũng xuất hiện ở trang đầu của mỗi 
hồi. Mỗi hồi bắt đầu với Fade in (rõ dần) và kết thúc bằng Fade out (mờ dần). 
Lưu ý: điều đáng lưu nhất trong trang đầu tiên của hầu hết các kịch bản phim là trang đó 
không cần có nhiều thoại (nếu phải có thoại) : bạn đang cố gắng xây dựng một cảnh 
phim và không khí, tạo dựng nhân vật chính, lôi cuốn chúng ta, thu hút được khán giả và 
khiến người đọc phải đọc cả kịch bản phim, chứ không chỉ là lời thoại (họ dễ chỉ đọc 
thoại lắm!). Hãy suy nghĩ bằng hình ảnh. 
2.4.2. Tiêu đề cảnh (scene headings) 
Tiêu đề của cảnh hay còn gọi là slug line, cung cấp thông tin cơ bản – khi nào của 
cảnh bên dưới. Mỗi cảnh mới đều có slug line của riêng nó và luôn phải được viết bằng 
chữ in hoa. Thông tin được viết ra theo đúng 1 trật tự nhất định. 
Ví dụ: HÀNH LANG KÝ TÚC XÁ – PHÒNG 102/NỘI/NGÀY 
Hành lang ký túc xá, Mi bống yểu điệu xuất hiện. Tay kéo một chiếc va ly màu hồng, vai 
đeo một chiếc túi vải cực kỳ diêm dúa, mặc váy lòe xòe lòe loẹt, tai đeo máy nghe 
nhạc,mồm nhai kẹo cao sư, chân diện một đôi giày màu hồng chóe, bước đi lộc cộc, 
nhún nhảy dọc hành lang, mắt cô ngước nhìn số phòng dán ở cửa, rồi dừng lại ở cửa 
phòng 102. 
MI BỐNG 
Chào cả nhà! Tớ là thành viên mới của phòng này! Tớ 
tên là Mi, ở nhà mọi người vẫn gọi tớ là tiểu thư Mi 
bống! 
Mi Bống bước vào phòng, nhìn quanh phòng, rồi kéo va ly đến chiếc giường còn trống 
đang để đồ đạc lộn xộn, trước sự ngớ ra đến cứng họng của các thành viên còn lại trong 
phòng 
2.4.3. Chỉ đẫn cảnh (Scene directiom) 
Còn được gọi là “the business” hoặc “blackstuff” đây là đoạn chữ thể hiện toàn bộ 
mô tả (không bao gồm thoại) hành động của nhân vật và sự kiện tự nhiên liên quan đến 
câu truyện. Hầu hết được viết dưới dạng chữ thường, rõ ràng, ngắn ngọn và súc tích, 
không căn lề 2 bên (not justified); thường sử dụng thì hiện tại, ví dụ: 
Ngài góc vàng hoe đóng cửa phía sau lưng họ. Rồi hắn quay đầu từ từ về phía viên cảnh 
sát. Tên nhân vật luôn được viết ở dưới dạng thường, trừ lần đầu tiên họ xuất hiện trong 
Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện 
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông 
42 
kịch bản, khi đó tên của họ được viết hoa. Nếu yếu tố thời tiết quan trọng trong kịch bản 
của bạn (hãy viết nó ra đoạn) “business” này ngay từ đầu cảnh và viết chữ in hoa. 
Tất cả các chỉ dẫn về hướng của máy quay (nếu bạn phải sử dụng chúng) đều phải viết 
hoa, tuy nhiên hãy cẩn trọng và “tiết kiệm” với kỹ thuật chỉ dẫn này. Tuy vậy chỉ có một 
vài chỉ dẫn mà bạn sẽ thường xuyên bắt gặp trong các kịch bản: 
V.o. : lời thuyết minh 
o.s. : bên ngoài hình 
M.O.S. : không có âm thanh 
P.O.V. : hướng nhìn 
f.g. : Tiền cảnh 
m.g. : Trung cảnh 
b.g. : Hậu cảnh 
Ví dụ: 
KAREN (v.o) 
Tôi có trang trại ở châu Phi. 
o.s là đoạn thoại mà các nhân vật khác (và khán giả) đều nghe thấy, nhưng nó được nói 
bời nhân vật ngoài hình. 
M.O.S. được sử dụng khi bạn viết là có người đang đứng nói trước máy quay nhưng 
khán giả sẽ không nghe thấy đoạn thoại đó ví dụ: 
Ở hậu cảnh, Lan và Hoa đang nói chuyện với nhau M.O.S. Cả hai đều sử dụng ngôn ngữ 
cử chỉ. Động tác tay của Lan rất nhuần nhuyễn và cô cảm thấy thoải mái với việc này. 
Bạn hãy cố gắng sử dụng M.O.S ở mức thấp nhất. 
P.O.V (máy quay hướng theo đúng hướng nhìn của nhân vật cụ thể) có thể được sử dụng 
nhiều hơn môt chút 
2.4.4. Góc máy 
Có thể bỏ quau điều này vì thường biên kịch là những người không chuyên dụng 
sử dung 
Máy quay (lia, cận, room,...) trong một kịch bản trong một kịch bản. Nhiều kịch bản mua 
là kịch bản quay, trong đó sẽ bao gồm chỉ đạo này. Nhưng trong bản nháp của mình biên 
kịch không nên làm thế. Một vài chỉ đạo mà bạn vẫn hay gặp có thể là: 
LS: Viễn cảnh 
MS: Trung cảnh 
Cs: Cận cảnh (ví dụ khuôn mặt) 
Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện 
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông 
43 
Tight C/U: đặc tả (ví dụ: đôi mắt) 
Two – shot: Trung cảnh 2 nhân vật 
Three – Shot: /trung cảnh 3 nhân vật.... 
Nhưng không nhất thiết phải sử dụng các thuật ngữ trên trong kịch bản vì nó sẽ làm rối 
thêm kịch bản. Nếu cần dùng hãy hạn chế. 
Ví dụ thay vì sử dụng một viễn cảnh tả một ngôi biệt thự trên núi, có thể mô tả”nhìn từ 
đằng xa xa...” hoặc là khói bay lên từ ống khói của một biệt thự xa xa... 
2.4.5. Sắp xếp các hình ảnh (Montages) 
Đây là đoạn mà bạn sẽ tạo ra một chuỗi các cú máy để tạo nên một bức tranh tổng 
thể hoặc cảm xúc (đoạn này có xu hướng không bao gồm nhân vật chính và thường 
không có thoại) có rất nhiều cách viết ví dụ: 
A- Núi lửa PHUN TRÀO khói bụi và lửa nên bầu trời. 
B- Mọi người chạy toán loạn trên những con phố HỐT HOẢNG 
C- Cướp bóc ở các cửa hàng, mọi người đang chạy và ôm theo đầy thức ăn. 
D- Quân cảnh đang cố gắng giữ trật tự 
E- Các máy quay đang bay trên đầu 
Chú ý để dãn dòng đôi giữa các dòng, một trang trên kịch bản = một phút trên màn hình 
2.4.6. Chia đoạn (Paragraphing) 
Những đoạn văn dài và liền mạch trong phần “busi - ness” thường trông xấu và 
khó đọc (một người đọc luôn lướt từ trên xuống). Vì thế hãy cố gắng chia nhỏ các đoạn 
văn còn lại. Đừng bao giờ viết 1 đoạn dài đến 4 hay 5 dòng, một đoạn 1 đến 3 đòng sẽ có 
lợi cho kịch bản của bạn. Các câu được gắt bằng dâu (.) hoặc hai dấu (--). 
2.4.7. Vào cảnh (enterchan) và ra cảnh (exit) 
 Vào cảnh, ra cảnh hay còn gọi là từ nối Ngày này, trong những vở kịch đem đi 
duyệt, từ nối không được khuyến khích, vì nó bị coi là sự phí phạm một vài dòng bạn có 
thể dùng cho những câu hội thoại thú vị. Nó chỉ được dùng khi vô cùng cần thiết. 
Các từ nối thường gặp: 
* • CUT TO: CẮT SANG 
* • DISSOLVE TO: MỜ SANG 
* • SMASH CUT: CẮT NHANH 
* • QUICK CUT: CẮT NHANH 
Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện 
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông 
44 
* • FADE TO: MỜ DẦN 
* • FADE OUT: RÕ DẦN (ở cuối kịch bản) 
Thường Chỉ dùng từ nối trong kịch bản đem đi duyệt là khi nó là một phần quan trọng 
của cả câu chuyện. Ví dụ, bạn có thể dùng TIME CUTE: để chỉ sự qua của thời gian. 
Thông thường hơn là từ DISSOLVE TO: chỉ rằng thời gian đã qua. Hoặc, bạn có thể 
dùng MATCH CUT, nếu bạn muốn mô tả rằng có một sự tương quan tới thứ ta vừa nhìn 
thấy hoặc một thứ mới trên cảnh. Vấn đề là, trừ khi bạn trở nên khá thành thục trong việc 
viết kịch bản, đừng dùng những thứ đó trừ khi thật cần thiết bởi đạo diễn của bộ phim có 
thể nghĩ theo một hướng khác. 
2.4.8. Tên nhân vật (Character cues) 
TÊN NHÂN VẬT thường được viết hoa và viết in hoa cách 11/2 inch so với lề trái 
của lời thoại, trước khi một nhân vật nói, biên kịch đưa TÊN NHÂN VẬT để giúp độc 
giả biết được rằng đoạn hội thoại của nhân vật này sẽ theo sau. 
Tên nhân vật có thể là một tên bình thường (JOHN) hoặc mô tả hình dáng (GÃ BÉO) 
hoặc một nghề nghiệp (BÁC SĨ). Đôi khi, bạn có thể có CẢNH SÁT SỐ 1, sau đó là 
CẢNH SÁT SỐ 2. Việc này cũng được nhưng các diễn viên sẽ thích hơn nếu bạn cá 
nhân hóa vai của họ bằng tên. Hãy cố để làm cho thống nhất. 
Ví dụ: 
MI BỐNG 
(giọng hấp tấp nói) 
Chúng mày ơi, chúng mày ơi tin tức từ, từ ... 
MẪN ZÔ 
Mày làm sao thế? Từ đâu 
Chắc lại người yêu hả 
2.4.9. Chỉ dẫn diễn viên 
Đây là lúc để nhà biên kịch hướng dẫn điễn viên diễn đạt lời thoại và viết như thế 
nào. Tốt nhất là không cần trừ khi là giọng điệu cần diễn đạt đối ngược với ý nghĩa câu 
nói 
Ví dụ: 
JOHN 
(mỉa mai) 
Sẽ là một bữa tiệc hay ho đây! 
Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện 
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông 
45 
Thường được viết trong ngoặc đơn, trong 1 dòng và thường được đặt giữa TÊN NHÂN 
VẬT và thoại ()chú ý không cần can thiệp quá sâu vào việc của đạo diễn. 
Tuy nhiên rất hữu ích nếu lời thoại mà nhân vật đang nói dành riêng có ai đó và vài 
người cũng trong tầm nghe 
JOHN 
(nói với sara) 
Áo của anh đâu? 
Hoặc như sau: 
Điện thoại kêu 
JAN 
Văn phòng BNQ Mill... 
Xin đợi một chút 
(nói với BNQ) 
Bonnie Sherow 
BNQ gật đầu anh ta sẽ ghe điện 
Bạn không đặt xen kẽ các câu mô tả hành động sau đây: 
(Sai) 
JOHN 
(đánh sandra) 
Sơ mi của tao đâu? 
(Đúng) 
JOHN 
Sơ mi của tao đâu? 
Anh ta đánh sandra 
2.4.10. Thoại 
Sau chỉ dẫn cảnh (the business) là đến thoại. Nó được đặt ngay dưới tên của người 
nói và nằm vừa vặn trong 1 cột có chiều rộng 3inch ở trung tâm trang giấy 
Tất cả các dòng lời thoại chỉ dãn dòng đơn (single spce) và không có khoảng trống giữa 
các từ khi được xen bởi 1 điều gì đó kiểu như (beat) hoặt (double beat), tương ứng là một 
đoạn chỉ ngắn hoặc chỉ dài. Có thể viết theo 1 trong 2 cách sau đây: 
THIÊN THẦN 
(thậm chí không thở gấp) 
Ta sẽ cho ngươi rơi xuống trong tự do 
Bài giảng môn Kịch bản truyền thông – Ngành Truyền thông Đa phương tiện 
Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông 
46 
Anh ta nhìn xuống nhóm 4 người đang ngỡ ngàng. 
Maverick dù thế nào cũng thuộc về ta... 
(beat) 
...Giờ là chuyện riêng thôi. 
THIÊN THẦN 
(thậm chí không thở gấp) 
Ta sẽ cho ngươi rơi xuống trong tự do 
Anh ta nhìn xuống nhóm 4 người đang ngỡ ngàng. 
Maverick dù thế nào cũng thuộc về ta... 
(beat)...Giờ là chuyện riêng thôi. 
Đừng dùng dấu gạch nối để tách một từ khi xuống dòng, phân cách đoạn khi thoại 
chuyển từ trang này sang trang khác. Kết thúc câu thoại ở cuối trang và bắt đầu tiên của 
trang sau đó. 
Khi thoại của nhân vật bị ngắt bởi đoạn mô tả (chứ không phải đoạn thoại của nhân vật 
khác xen vào thì ta viết như sau: 
JOHN 
 Anh không cố ý làm thế 
 Anh mong là em hiểu 
Anh ta cầm một con dao tiến lại phía sandra. Cô quằn quại và toát mồ hôi, dây thừng xiết 
chặt hơn ở cổ tay cô 
JOHN 
 (Tiếp) 
Em thấy đấy anh rất xin lỗi về sự lộn xộn này 
Nếu chỉ trong một dòng thuộc đoạn mô tả xen vào, chúng ta không cần viết lại tên nhân 
vật, trừ khi lo ngại rằng đoạn đó không rõ ràng. 
2.4.11. Âm thanh 
Bất cứ âm thanh nào quan trọng với kịch bản của bạn (không do diễn viên trực 
tiếp gây ra) đều phải cho vào đoạn chỉ dẫn cảnh và được viết in hoa , 
ví dụ: 
Còi xe cảnh sát RÚ LÊN dọc những con phố tối tăm. Norma quay sang khi một tấm ván 
sàn CỌT KẸT trên tòa tháp cổ. Jake NGHE thấy tiếng nước chảy từ chân cầu thang, 
Nắm tay của Sandra ĐÂM qua cửa sổ. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kich_ban_truyen_thong_phan_1.pdf