Mối quan hệ giữa cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi

Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi là một

nội dung có vị trí, vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong đó, quan hệ phối hợp giữa Cơ quan

điều tra và Viện kiểm sát nhân dân trong tổ chức, tiến hành công tác này có ảnh hưởng rất lớn

đến hiệu quả hoạt động thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội. Trong bài viết

này, tác giả nêu lên trực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa Cơ

quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân trong tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm xâm

hại tình dục người dưới 16 tuổi thời gian tới.

Mối quan hệ giữa cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi trang 1

Trang 1

Mối quan hệ giữa cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi trang 2

Trang 2

Mối quan hệ giữa cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi trang 3

Trang 3

Mối quan hệ giữa cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi trang 4

Trang 4

Mối quan hệ giữa cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 5180
Bạn đang xem tài liệu "Mối quan hệ giữa cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mối quan hệ giữa cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi

Mối quan hệ giữa cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi
ỄN ĐÌNH DŨNG
47Số Chuyên đề 01 - 2021 Khoa học Kiểm sát
trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội 
phạm dưới 16 tuổi nói riêng.
Mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra và 
Viện kiểm sát nhân dân trong tiếp nhận, giải 
quyết tố giác, tin báo tội phạm xâm hại tình 
dục người dưới 16 tuổi thể hiện trên những nội 
dung sau: 
- Trong tiếp nhận nguồn tin: 
Tất cả các trình báo vụ việc về xâm hại tình 
dục người dưới 16 tuổi, bất kể hình thức nào, 
bất kỳ thời gian nào phải được tiếp nhận, xem 
xét một cách nghiêm túc. Do vậy, Viện kiểm sát 
cần cử cán bộ trực ban 24/24 để tiếp nhận tin 
báo tố giác về tội phạm đồng thời cập nhật, theo 
dõi việc tiếp nhận, tin báo tố giác tội phạm của 
Cơ quan điều tra; nếu phát hiện có trường hợp 
chưa được tiếp nhận trong thời hạn luật định thì 
yêu cầu Cơ quan điều tra nêu rõ lý do, hướng 
giải quyết. 
+ Trường hợp công dân hoặc đại diện cơ 
quan, tổ chức đến tố giác vụ việc bằng miệng 
thì Điều tra viên tiến hành ngay việc lấy lời khai 
ban đầu; xem xét các tài liệu, đồ vật có liên quan 
khác (nếu có); đồng thời, thu thập thêm thông 
tin khác có liên quan đến vụ việc, nhất là các 
thông tin giúp xác định có hay không có vụ việc 
xâm hại tình dục trẻ em xảy ra; thời điểm, hoàn 
cảnh xảy ra và hành vi đó có dấu hiệu cấu thành 
tội phạm cụ thể nào hay không...
+ Trường hợp người có hành vi xâm hại tình 
dục trẻ em đến tự thú thì lập biên bản tiếp nhận 
người phạm tội ra tự thú theo mẫu được ban 
hành tại Thông tư số 61/2017/TT-BCA. Động 
viên và hướng dẫn họ viết tường trình sự việc, 
cung cấp, giao nộp tài liệu, vật chứng liên quan 
và khai báo về đồng phạm. Trường hợp nào đủ 
căn cứ để khởi tố vụ án hình sự thì Cơ quan điều 
tra ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự và thực 
hiện trình tự, thủ tục theo quy định của BLTTHS 
năm 2015, không phải ra Quyết định phân công 
giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị 
khởi tố. Do vậy, Viện kiểm sát sẽ phân công 
kiểm sát viên kiểm sát vụ án theo quy định. 
+ Đối với những vụ việc mà nạn nhân thực 
hiện cuộc gọi khẩn cấp: Quá trình tiếp nhận, xử 
lý thông tin vụ việc phải đánh giá, nhận định 
được mức độ nguy hiểm, nguy cơ rủi ro có thể 
đến với nạn nhân hoặc khả năng đối tượng có 
thể tiêu hủy chứng cứ thì Viện kiểm sát yêu cầu 
Cơ quan điều tra tiếp cận hiện trường, tổ chức 
việc khám nghiệm hiện trường ngay để đảm 
bảo thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ. 
Đây là trường hợp mà chúng ta thấy mối 
quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm 
sát được thể hiện tương đối rõ rệt. Quá trình 
điều tra tại hiện trường thường có sự tham gia 
của Kiểm sát viên phối hợp cùng Điều tra viên, 
đặc biệt là những tố giác, tin báo mà Cơ quan 
điều tra tiến hành khám nghiệm hiện trường; 
việc tiếp nhận và xác minh, giải quyết tố giác, 
tin báo trong trường hợp này được tiến hành 
khẩn trương, quá trình tiếp nhận nhanh chóng 
chuyển sang quá trình xác minh, giải quyết tố 
giác, tin báo tội phạm.
Tại Điều 9 Thông tư liên tịch số 01/2017/
TTLT quy định trong thời hạn 03 ngày kể từ 
ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, 
kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết, 
Thủ trưởng Cơ quan điều tra trực tiếp tổ chức, 
chỉ đạo, phân công Điều tra viên, Cán bộ điều 
tra thụ lý, giải quyết hoặc ra Quyết định phân 
công Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra tổ chức, 
chỉ đạo thụ lý, giải quyết và thông báo bằng văn 
bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm 
sát có thẩm quyền. Do vậy, nếu quá thời hạn 
03 ngày, Cơ quan điều tra đang thụ lý mới ra 
văn bản thông báo cho Viện kiểm sát về tố giác, 
tin báo tội phạm và Điều tra viên, Cán bộ điều 
tra giải quyết tin báo đó thì Kiểm sát viên yêu 
cầu Cơ quan điều tra, Điều tra viên có biện pháp 
khắc phục, thực hiện theo đúng quy định của 
pháp luật. 
- Trong xác minh, giải quyết nguồn tin: 
+ Điều tra viên khi được phân công tiến 
hành giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm xâm 
hại tình dục người dưới 16 tuổi nhanh chóng 
xây dựng kế hoạch xác minh, giải quyết. Đối 
với Kiểm sát viên khi được phân công kiểm sát 
tố giác, tin báo cần lập kế hoạch kiểm sát theo 
quy định và kiểm tra nếu Điều tra viên chưa kế 
hoạch xác minh, giải quyết thì cần phải yêu cầu 
bổ sung theo quy định. 
+ Khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, 
Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành 
kiểm tra, xác minh làm rõ một số nội dung như: 
Xác định nạn nhân, người làm chứng, người 
biết việc, người có liên quan, đối tượng nghi 
vấn; xác định hành vi xâm hại tình dục đã xảy 
ra, hành vi cụ thể, thời gian địa điểm, hậu quả; 
phương thức thủ đoạn; xác định những đồ vật, 
tài liệu liên quan, dữ liệu điện tử có giá trị chứng 
minh tội phạm và những biện pháp nghiệp vụ 
cần tiến hành để thu thập tài liệu, chứng cứ. Để 
tiến hành được nội dung này, đòi hỏi Kiểm sát 
viên được phân công kiểm sát cần nghiên cứu 
kỹ đơn tố giác và những thông tin, tài liệu đã 
thu thập được có trong hồ sơ vụ án và những 
MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ QUAN ĐIỀU TRA... 
48 Khoa học Kiểm sát Số Chuyên đề 01 - 2021
vấn đề liên quan để đưa ra yêu cầu cho phù hợp, 
sát thực tế và có ý nghĩa trực tiếp tới việc xác 
minh, giải quyết tin báo của Cơ quan điều tra. 
+ Trong quá trình tiến hành kiểm tra, xác 
minh tin báo, tố giác về tội phạm Cơ quan điều 
tra có thể tiến hành nhiều biện pháp khác nhau, 
tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất của từng tố 
giác, tin báo cụ thể. Kiểm sát viên khi được phân 
công kiểm sát cần chú ý kiểm sát chặt chẽ bằng 
nhiều hình thức như trực tiếp tham gia cùng 
Điều tra viên, nghiên cứu hồ sơ tài liệu, phát 
vấn, ra yêu cầu xác minh bổ sung Kiểm sát 
viên thường kiểm sát chặt chẽ một số hoạt động 
của Cơ quan điều tra mang tính phổ biến, tác 
động trực tiếp tới thông tin, tài liệu thu thập 
được như: Khám nghiệm hiện trường; xem xét 
dấu vết thân thể, tạm giữ đồ vật, tài liệu; trưng 
cầu giám định; lấy lời khai người bị hại. Quá 
trình thu thập chứng cứ nhằm giải quyết tố 
giác, tin báo về tội phạm xâm hại tình dục người 
dưới 16 tuổi, biện pháp trưng cầu giám định là 
một nội dung mang tính bắt buộc bởi đối với 
tội phạm xâm hại tình dục trẻ em thì mức độ 
thương tích hoặc mức độ tổn hại sức khỏe là 
một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa 
quyết định việc có tội hay không có tội. Do đó, 
Kiểm sát viên phải yêu cầu Điều tra viên trưng 
cầu giám định. Vì vậy, nếu người bị hại không 
đi giám định thì Kiểm sát viên cần yêu cầu Điều 
tra viên làm rõ nguyên nhân và có những biện 
pháp tác động tâm lý, giải thích rõ cho các em và 
người đại diện của các em hiểu được tầm quan 
trọng của việc giám định, đồng thời động viên, 
khuyến khích họ hợp tác với tổ chức, cá nhân 
được Cơ quan điều tra trưng cầu giám định. 
Ngoài việc trấn an tinh thần, cần có biện pháp 
bảo vệ cho họ. Thực tiễn một số trường hợp khi 
nạn nhân bị hiếp dâm trình báo vụ việc, cơ quan 
Công an tiếp nhận trình báo thường đưa nạn 
nhân đến trạm y tế kế hoạch hóa gia đình địa 
phương hoặc cơ sở chăm sóc sức khoẻ khác và 
yêu cầu các y tá thực hiện kiểm tra. Do không đủ 
năng lực chuyên môn nên những y tá và thậm 
chí cả các bác sỹ trên thực tế thường vô tình tiêu 
hủy các chi tiết có thể là chứng cứ hơn là cố gắng 
lưu trữ, bảo quản sinh phẩm còn lưu lại trên cơ 
thể nạn nhân. Do vậy, Viện kiểm sát cần yêu cầu 
Cơ quan điều tra tuân thủ chặt chẽ quy trình, 
trưng cầu giám định theo đúng trình tự, thủ tục 
và các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Khi tiến hành giám định trẻ em bị xâm 
hại tình dục cần theo phương châm tiến hành 
càng nhanh càng tốt và xác định được chính 
xác thương tích của nạn nhân để có cơ sở định 
khung hình phạt chính xác đối với người phạm 
tội. Bởi việc trì hoãn giám định pháp y có thể 
dẫn tới sự thay đổi về kết quả giám định (ví dụ 
như vết thương đã lành...) hoặc bị mất các dữ 
liệu pháp y. 
+ Viện kiểm sát thường xuyên bám sát tiến 
độ giải quyết nguồn tin về tội phạm xâm hại 
tình dục người dưới 16 tuổi và đặc biệt kiểm sát 
chặt chẽ kết quả giải quyết của Cơ quan điều 
tra. Quá trình kiểm tra xác minh nguồn tin về tội 
phạm có nhiều tình tiết phức tạp hoặc kiểm tra, 
xác minh tại nhiều địa điểm thì chậm nhất là 05 
ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh 
Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện 
kiểm sát cùng cấp gia hạn kiểm tra, xác minh. 
Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra phải gửi 
hồ sơ xác minh cùng văn bản kết thúc xác minh 
đến Viện kiểm sát cùng cấp để thống nhất quan 
điểm xử lý trước khi ra quyết định cuối cùng. 
Khi hết thời hạn theo Điều 147 BLTTHS, căn cứ 
vào kết quả kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội 
phạm, cơ quan thụ lý giải quyết buộc phải ra 
01 trong 03 quyết định: Khởi tố vụ án hình sự, 
không khởi tố vụ án hình sự hoặc tạm đình chỉ 
việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến 
nghị khởi tố.
Xuất phát từ tổng kết thực tiễn cho thấy, 
để nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận giải 
quyết tố giác tin báo về tội phạm xâm hại tình 
dục nói chung, tội phạm xâm hại tình dục 
người dưới 16 tuổi nói riêng quan hệ phối hợp 
giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân 
dân cần lưu ý tuân thủ những nguyên tắc cơ 
bản như:
+ Quá trình tiến hành các hoạt động phối 
hợp cần phải nhanh chóng, kịp thời, rút ngắn 
quá tình tiến hành các hoạt động tố tụng hoặc 
hạn chế tiến hành các hoạt động tố tụng có liên 
quan tới bị hại. 
+ Viện kiểm sát phải bám sát quá trình xác 
minh, thu thập tài liệu, vật chứng, lấy lời khai 
của các đối tượng cùng Cơ quan điều tra ngay 
từ đầu; đề ra yêu cầu xác minh, yêu cầu điều tra 
kịp thời và đảm bảo chất lượng.
+ Viện kiểm sát cần kịp thời yêu cầu Cơ quan 
điều tra thu giữ dấu vết vật chất, đặc biệt là 
lông, tóc, sợi, dịch, máu, quần áo, công cụ trong 
các vụ án xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi 
vì đây là những chứng cứ quan trọng để truy 
nguyên đối tượng.
+ Hai cơ quan cần phối hợp trong tiến hành 
công tác khám nghiệm hiện trường, phải đảm 
bảo kịp thời, tỉ mỉ, toàn diện để đánh giá lời khai 
của bị hại có căn cứ hay không, sau đó là căn cứ 
để đấu tranh với bị can; thu giữ mẫu vật liên 
ĐỖ VỌNG LINH - NGUYỄN ĐÌNH DŨNG
49Số Chuyên đề 01 - 2021 Khoa học Kiểm sát
quan vụ án để giám định.
+ Quá trình phối hợp trong tiến hành lấy lời 
khai đối tượng khi chứng cứ chưa rõ phải rất tỷ 
mỷ, làm rõ những bất minh trong lời khai.
+ Mỗi Điều tra viên, Kiểm sát viên trong quá 
trình tiến hành các hoạt động nghiệp vụ theo 
chức năng, nhiệm vụ của lực lượng mình thì cần 
trao đổi thông tin kịp thời cho nhau để nhanh 
chóng tiến hành những hoạt động điều tra loại 
tội phạm này.
 Trong thời gian vừa qua, mặc dù công 
tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội 
phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi đã 
có những chuyển biến tích cực; mối quan hệ của 
hai cơ quan đang ngày càng được củng cố và 
dần đi vào chiều sâu. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một 
số hạn chế như: 
- Có lúc, có nơi, hai cơ quan chưa thật sự 
chủ động trong quan hệ phối hợp. Điều tra viên 
không chủ động trao đổi với Kiểm sát viên, 
Kiểm sát viên không nắm được đầy đủ về tố 
giác, tin báo tội phạm xâm hại tình dục người 
dưới 16 tuổi.
- Chưa xây dựng được quy trình cụ thể khi 
tiến hành phối hợp dẫn đến nhiều lúc, nhiều nơi 
mối quan hệ phối hợp chưa thực sự chủ động. 
Một số tố giác, tin báo tội phạm tính chất phức 
tạp, xác minh trong thời gian dài dẫn tới mất 
thời cơ thu thập tài liệu, chứng cứ.
- Có nhiều quan điểm khác nhau trong thu 
thập, đánh giá chứng cứ trong xác minh, giải 
quyết tố giác, tin báo về tội phạm xâm hại tình 
dục người dưới 16 tuổi; trong việc xác định các 
hoạt động xác minh, giải quyết tin báo cụ thể 
cần tiến hành. 
Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát 
từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan 
khác nhau như: Nhận thức của một số Điều tra 
viên, Kiểm sát viên về quan hệ phối hợp chưa 
thực sự đầy đủ, có khi chưa làm hết trách nhiệm; 
có văn bản hướng dẫn còn có những cách hiểu 
và vận dụng khác nhau; trong khi đó tội phạm 
xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi ngày càng 
có những diễn biến phức tạp, khó lường. Trình 
độ, năng lực của Cán bộ điều tra, Điều tra viên; 
Kiểm sát viên, Kiểm tra viên còn chưa đáp ứng 
được những yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn công 
tác này. 
 Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả 
mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện 
kiểm sát trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin 
báo về tội phạm xâm hại tình dục người dưới 
16 tuổi cần chú ý một số nội dung sau:
Thứ nhất, cần xây dựng mối quan hệ phối 
hợp một cách chuyên sâu bằng cách quy trình 
hóa hoạt động này ở các cấp khác nhau để chủ 
động hơn nữa trong quá trình thực tiễn thu thập 
tài liệu, chứng cứ phục vụ nhằm nâng cao hiệu 
quả công tác này. Với mỗi địa phương cần chú ý 
xây dựng quy chế trao đổi cho phù hợp với đặc 
điểm, tình hình địa phương mình. Đối với hoạt 
động điều tra tội phạm xâm hại tình dục người 
dưới 16 tuổi, hai bên cần thống nhất xác định rõ 
về các biện pháp điều tra cần tiến hành; trình tự, 
thủ tục và các biện pháp tháo gỡ khi hoạt động 
điều tra gặp nhiều khó khăn hoặc khi việc áp 
dụng các văn bản quy phạm pháp luật của Cơ 
quan điều tra và Viện kiểm sát chưa thống nhất. 
Thứ hai, thường xuyên mở các lớp tập huấn 
liên ngành, chuyên ngành về nâng cao trình độ 
kiến thức pháp luật và nghiệp vụ, đặc biệt là 
những kỹ năng của cán bộ điều tra và Điều tra 
viên với những nội dung như: Hoạt động lấy 
lời khai; tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội 
phạm; thủ tục tố tụng có liên quan trong quá 
trình tiến hành các hoạt động điều tra đối với 
người dưới 16 tuổi
Thứ ba, cần bố trí những Điều tra viên, Kiểm 
sát viên phù hợp để điều tra loại tội phạm này 
nói chung, tiếp nhận giải quyết tin báo tố giác 
tội phạm nói riêng. Về phía Cơ quan điều tra 
cần lựa chọn, bố trí những Điều tra viên, Cán 
bộ điều tra có nhiều kinh nghiệm tiến hành các 
hoạt động điều tra tội phạm xâm hại tình dục trẻ 
em. Ưu tiên những Điều tra viên, Cán bộ điều 
tra nữ tiến hành các hoạt động này bởi đa phần 
người bị hại là nữ giới; có nhiều điều kiện thuận 
lợi để nắm bắt tâm lý, tình cảm và những vấn 
đề khác liên quan đến họ làm cơ sở tiến hành 
các hoạt động điều tra như xem xét dấu vết trên 
thân thể, lấy lời khai
Thứ tư, lãnh đạo hai cơ quan trong quá trình 
chỉ đạo công tác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội 
phạm này cần chú ý chỉ đạo Điều tra viên , Kiểm 
sát viên chú ý phối hợp làm tốt công tác hám 
nghiệm hiện trường, đưa người bị hại đến cơ sở 
y tế có thẩm quyền thăm khám, giám định, xác 
định tổn thương trên cơ thể, ở cơ quan sinh dục, 
kết luận tổn hại sức khỏe, có thai hay không. 
Phải lấy lời khai đối tượng, người làm chứng 
càng sớm càng tốt; đặt câu hỏi dễ hiểu, đơn giản 
không làm ảnh hưởng đến tâm lý trẻ em mặc dù 
cần phải làm rõ những thông tin như: Người bị 
hại bị xâm hại tình dục một lần hay nhiều lần; 
Thời gian, địa điểm chính xác, hình thức, thủ 
đoạn của hành vi xâm hại./.

File đính kèm:

  • pdfmoi_quan_he_giua_co_quan_dieu_tra_va_vien_kiem_sat_trong_tie.pdf