Mô hình quản lý tham dự trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Tóm tắt

Phát triển du lịch cộng đồng đang được coi là một xu hướng giúp các địa phương có nguồn lực tài

nguyên phong phú cải thiện điều kiện kinh tế và văn hóa xã hội. Sự phát triển này sẽ đi ngược lại quan

điểm phát triển bền vững nếu địa phương không có biện pháp quản lý phù hợp. Bài viết đề xuất mô hình

quản lý tham dự nhằm xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan đến việc vận hành các

hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Tây Giang - một huyện miền núi phía tây tỉnh Quảng Nam, nơi có

tiềm năng du lịch to lớn từ nguồn tài nguyên tự nhiên và giá trị văn hóa tộc người Cơ Tu. Tại đây, chính

quyền và người dân địa phương đang từng bước xây dựng kế hoạch phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.

Mô hình quản lý tham dự trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trang 1

Trang 1

Mô hình quản lý tham dự trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trang 2

Trang 2

Mô hình quản lý tham dự trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trang 3

Trang 3

Mô hình quản lý tham dự trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trang 4

Trang 4

Mô hình quản lý tham dự trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trang 5

Trang 5

Mô hình quản lý tham dự trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trang 6

Trang 6

Mô hình quản lý tham dự trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trang 7

Trang 7

Mô hình quản lý tham dự trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trang 8

Trang 8

Mô hình quản lý tham dự trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 6560
Bạn đang xem tài liệu "Mô hình quản lý tham dự trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô hình quản lý tham dự trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Mô hình quản lý tham dự trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
được giữ gìn gần như nguyên vẹn 
là nhờ sức mạnh của cộng đồng. 725 cây Pơ 
mu cổ thụ được công nhận là “cây di sản” nhờ 
nỗ lực ngăn chặn phá rừng, chặt cây đem bán 
của từng người dân, bởi người Cơ tu coi đó là 
rừng cây thiêng, là nơi thánh thần cư trú, chở 
che cho cả buôn làng. Người Cơ Tu vẫn dựa vào 
nhau để lao động và sinh sống nên từ cách ăn, 
cách ở, cách mặc đến tổ chức lễ hội, trình diễn 
nghệ thuật vẫn như chưa hề biến đổi trước tác 
động của thời cuộc. Sau chính sách xây dựng 
nông thôn mới, nhiều con em Cơ Tu được cử đi 
học, người Cơ Tu được tiếp cận phương tiện đại 
chúng nên trình độ dân trí được nâng cao. Họ 
nhận thức rất rõ những hủ tục lạc hậu cần loại 
bỏ như việc tốn quá nhiều thời gian và của cải 
cho cưới xin, ma chay hay sát sinh trâu bò quá 
nhiều cho một lễ hội. Họ cũng nhận thức rõ 
những giá trị bản sắc văn hóa cần bảo tồn, gìn 
giữ và phục hồi như hình thức sinh hoạt cộng 
đồng tại nhà Gươl, nghệ thuật điêu khắc, trang 
trí, nghệ thuật biểu diễn Đây chính là nguồn 
lực lớn mạnh nhất để Tây Giang phát triển du 
lịch cộng đồng. Nhưng để tham gia xây dựng 
và phát triển du lịch cộng đồng đòi hỏi vai 
trò tự quản của cộng đồng 
địa phương rất cao. Cơ sở 
vật chất của cộng đồng như 
nhà ở, sân vườn, nhà Gươl, 
trở thành cơ sở vật chất của 
ngành Du lịch. Chính người 
dân địa phương trở thành 
nguồn nhân lực du lịch. Họ 
phải đối mặt với một số vấn 
đề như: Một số lượng không 
nhỏ những người từ nơi khác 
đến xâm nhập vào đời sống 
cộng đồng của họ; hay việc 
chuyển đổi từ nghề lao động 
chính là làm nương phát rẫy 
sang nghề dịch vụ. Điều này đòi hỏi mỗi cá 
nhân trong cộng đồng phải ý thức rất rõ vai 
trò của mình đối với cộng đồng chung trong 
việc bảo tồn và giữ gìn tài nguyên và nếp sống 
văn hóa lành mạnh, trách nhiệm trong từng 
bước xây dựng mô hình du lịch cộng đồng và 
những lợi ích mà họ được hưởng từ kế hoạch 
đó. Từ những nhận thức đúng đắn, người dân 
sẽ tham gia phát triển du lịch cộng đồng tại 
làng bản của họ ngay từ những bước đầu tiên 
như đề xuất ý tưởng, xây dựng kế hoạch đến 
triển khai, thực hiện và đánh giá, giám sát. 
Hoàn thành được tất cả những điều này, cộng 
đồng mới thể hiện được vai trò tự quản của họ 
trong mô hình quản lý tham dự đối với du lịch 
cộng đồng.
Mô hình quản lý tham dự cần thế cân bằng 
giữa hai yếu tố cộng đồng và Nhà nước. Hiện 
nay, quản lý nhà nước ở huyện Tây Giang đã 
thể hiện sự hậu thuẫn cho phát triển du lịch 
bằng hệ thống chính sách cởi mở. Trước tiên, 
đó là sự đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng - điện, 
đường, trường, trạm nằm trong chính sách xây 
dựng nông thôn mới. Tiếp theo là chi phí tập 
trung bảo tồn các giá trị văn hóa tộc người Cơ 
Tu, quy hoạch và xây dựng các điểm du lịch, 
thực hiện xúc tiến, quảng bá như các sự kiện 
gắn biển cây di sản cho rừng Pơ Mu, hay năm 
du lịch Tây Giang 2016 “Tiếng vọng đại ngàn”. 
Sơ đồ 1. Mô hình quản lý tham dự trong phát triển du lịch cộng đồng 
tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam (Nguồn: Tác giả)
Số 30 (Tháng 12 - 2019)88
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Chính quyền Tây Giang đang khuyến khích 
các nhà đầu tư thiết kế sản phẩm du lịch, xây 
dựng và chỉnh trang cơ sở vật chất kỹ thuật. 
Đối tượng các nhà đầu tư mà chính quyền 
hướng đến trước tiên là các doanh nghiệp, cá 
nhân trên địa bàn, sau đó mới là các nhà đầu 
tư có tên tuổi ở nơi khác đến. Tuy nhiên, bước 
đầu thực hiện phát triển du lịch tại địa phương 
cho thấy còn nhiều trở ngại khi hoạt động du 
lịch rất manh mún, dựa chủ yếu vào nhu cầu 
tự phát của khách du lịch, trong khi đối tượng 
khách chính hiện nay có mức chi trả thấp, ý 
thức bảo tồn chưa cao. Mặc dù Tây Giang cũng 
là một trong ba địa phương của tỉnh Quảng 
Nam có đơn vị phụ trách du lịch chuyên biệt 
nhưng hoạt động tuyên truyền, quảng bá của 
Trung tâm xúc tiến, đầu tư và phát triển du 
lịch này chưa mang lại kết quả cao. Điều này 
đòi hỏi cần tăng cường vai trò quản lý của 
Nhà nước, trước tiên trong liên kết với cộng 
đồng, để xây dựng khả năng cung ứng du lịch 
sẵn sàng đảm bảo chất lượng tốt nhất phục 
vụ khách du lịch. Sau đó, các chủ thể quản lý 
nhà nước cần thiết lập mối quan hệ mạnh mẽ 
với các nhà đầu tư để tạo ra thị trường du lịch 
sôi động và cốt lõi, nhằm thu hút du khách 
đến với một điểm đến thân thiện, đa dạng tài 
nguyên và đậm đà bản sắc.
Trong bối cảnh nền kinh tế xã hội hiện nay, 
thị trường đóng vai trò quy định sự tồn tại và 
phát triển của bất kỳ hình thức xã hội nào. Thị 
trường du lịch được tạo ra trước hết từ nhu cầu 
đi du lịch của du khách. Xu hướng đi du lịch 
hiện nay đang ngày càng hướng đến các giá 
trị trải nghiệm, trải nghiệm sự hoang sơ của 
tự nhiên, trải nghiệm đời sống văn hóa khác 
lạ của tộc người thiểu số. Bởi thế Tây Giang 
hoàn toàn có khả năng trở thành một điểm 
đến đầy hấp dẫn với du khách trong nước và 
quốc tế. Thị trường du lịch còn được tạo ra bởi 
khả năng cung ứng của điểm du lịch. Nắm bắt 
được điều này, chính quyền địa phương đã 
định hướng và tạo điều kiện cho Tây Giang 
phát triển du lịch cộng đồng. Đây chính là hình 
thức du lịch đáp ứng tốt nhất nhu cầu được 
trải nghiệm đời sống thực tại điểm đến của 
khách du lịch, đồng thời hướng đến sự phát 
triển bền vững khi mang lại sự cải thiện kinh tế 
và đời sống văn hóa xã hội trực tiếp cho người 
dân địa phương. Tuy nhiên trong thời gian đầu 
hoạt động, thị trường du lịch ở huyện miền núi 
này chưa thực sự mang lại hiệu quả. Nhu cầu 
du lịch đến đây đa phần là bộc phát, lẻ tẻ và 
thưa thớt. Điều cần nhất hiện nay là sự tham 
gia của các công ty lữ hành trong việc kết nối, 
xây dựng thị trường khách mục tiêu. Từ giữa 
năm 2015 đến nay, chính quyền Tây Giang đã 
hỗ trợ rất nhiều các chuyến Farm trip đưa các 
công ty lữ hành có tiếng đến khảo sát các điểm 
du lịch cộng đồng trên địa bàn. Trong đó tập 
trung vào các công ty khai thác khách quốc tế 
với loại hình du lịch bằng xe máy, xe đạp hay 
du lịch mạo hiểm Đây là tín hiệu đáng mừng 
cho tương lai của du lịch Tây Giang khi các công 
ty lữ hành kết hợp cùng chính quyền có chính 
sách xúc tiến, quảng bá hiệu quả. Điều này sẽ 
không chỉ tạo ra một thị trường sôi động mà 
còn thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp 
lớn trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để hướng 
đến hoạt động du lịch bền vững, Tây Giang cần 
hướng đến khai thác tập trung một tập khách 
nhất định. Đó là đối tượng khách có khả năng 
chi trả đồng thời có ý thức bảo tồn tài nguyên 
khi tham gia du lịch. Không nên khai thác xô 
bồ, vì nguồn lợi trước mắt để tận diệt nguồn 
tài nguyên quý giá, một khi mất đi không bao 
giờ lấy lại được. Sự điều tiết này hoàn toàn phụ 
thuộc vào thị trường nhưng dưới sự chỉ đạo và 
quản lý của Nhà nước.
Đóng vai trò không kém phần quan trọng 
trong mô hình là vai trò tham dự của các 
nhân tố khác, trong đó nhấn mạnh chức năng 
nghiên cứu tham dự của nhóm chuyên gia 
và các nhà khoa học. Du lịch là ngành kinh 
tế tổng hợp nên để hoạt động du lịch phát 
triển tại một địa phương rất cần sự tham gia 
của các ngành kinh tế khác như nông nghiệp 
cung cấp thực phẩm, thủ công nghiệp cung 
89Số 30 (Tháng 12 - 2019)
VĂN HÓA DU LỊCH
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
cấp các sản phẩm thủ công, các mặt hàng lưu 
niệm hay sự đảm bảo của hệ thống an ninh, 
quốc phòng, giao thông, y tế Tất cả chung 
tay với nhau trong định hướng phát triển du 
lịch sẽ tạo ra một bộ mặt an toàn và thân thiện 
cho điểm đến thu hút khách du lịch. Tây Giang 
với chính sách mở về du lịch cũng đã và đang 
khuyến khích các lĩnh vực khác dần hoàn thiện 
để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển 
của du lịch. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu này, 
khi mọi dự định còn nằm trong kế hoạch thì sự 
tham gia nghiên cứu và tư vấn của các nhóm 
chuyên gia và nhà khoa học là vô cùng cần 
thiết. Các nhà khoa học sẽ giúp chính quyền 
và các nhà đầu tư trả lời cho câu hỏi: Nên khai 
thác cái gì phục vụ du lịch và khai thác đến 
đâu? Học hỏi kinh nghiệm của các điểm du lịch 
trước đó, việc khai thác quá mức sẽ ảnh hưởng 
đến môi trường và phá hủy vĩnh viễn nguồn tài 
nguyên, các nhà khoa học sẽ tư vấn về chuyên 
môn để Tây Giang có sự khai thác trọng tâm, 
trọng điểm. Họ cũng là người đưa ra sự cảnh 
báo về các giới hạn cho phép để khách du lịch 
không gây tổn hại đến tài nguyên tự nhiên và 
làm biến dạng bản sắc văn hóa tộc người Cơ Tu. 
Bước đầu, các nhà chuyên môn và khoa học đã 
thể hiện vai trò của họ trong việc khẳng định 
và ghi nhận các giá trị tự nhiên và văn hóa của 
Tây Giang, góp phần giúp nó trở thành nguồn 
lực trong khai thác du lịch. Nhưng trong quá 
trình khai thác, sự đồng hành của họ là nhân 
tố không thể thiếu cho bức tranh phát triển du 
lịch tổng thể và lâu dài của một vùng đất.
Mô hình quản lý tham dự đặt ra trách nhiệm 
và lợi ích của các bên liên quan trong phát 
triển du lịch cộng đồng tại huyện Tây Giang, 
tỉnh Quảng Nam. Ngoài sự tương tác của các 
bên liên quan đến sự phát triển du lịch cộng 
đồng trên địa bàn, mô hình còn thể hiện mối 
quan hệ của các nhóm đối tượng với nhau. 
Mối quan hệ này cho thấy vai trò chủ đạo của 
quản lý nhà nước. Mặc dù để phát triển du lịch 
cộng đồng tại địa phương, cộng đồng bản địa 
giữ vai trò chính yếu nhưng nếu thiếu sự định 
hướng và quản lý của Nhà nước, hoạt động 
này chỉ mang tính chất tự phát, có thể đi chệch 
hướng và không phát triển một cách bền 
vững. Thông qua hệ thống chính sách, Nhà 
nước có khả năng lôi kéo sự tham dự của nhà 
đầu tư nhằm phát triển thị trường và các nhân 
tố xã hội khác. Nếu Nhà nước thực hiện chức 
năng của mình một cách hiệu quả thì vai trò 
của các đối tượng khác tự động được phát huy 
để có thể mang lại lợi ích nhiều mặt cho nhau. 
Bởi vậy, giữa các yếu tố trong mô hình quản lý 
tham dự, quản lý nhà nước đóng vai trò điều 
phối các bên liên quan khác. Thực trạng phát 
triển du lịch cộng đồng hiện nay tại huyện Tây 
Giang cho thấy địa phương còn thiếu và yếu 
về sự tương tác giữa các bên tham dự. Nếu như 
không có sự liên kết chặt chẽ giữa các bên liên 
quan trong quá trình tham dự, tình trạng hoạt 
động manh mún, chộp giật, phát triển nóng 
dẫn tới hoang phí và mất mát tài nguyên rất 
dễ xảy ra. Bởi vậy, ngay từ giai đoạn đầu này, 
rất cần sự vào cuộc ngay lập tức của quản lý 
nhà nước trong vai trò điều phối các bên liên 
quan tham dự mô hình quản lý để mỗi bên 
nhận thức rõ trách nhiệm và cùng tham gia 
gây dựng hoạt động phát triển cộng đồng một 
cách hiệu quả và bền vững.
Kết luận
Sự phát triển du lịch cộng đồng một cách 
tự phát và nóng vội sẽ dẫn đến hệ quả khó 
lường trong bảo tồn nguồn tài nguyên, bảo vệ 
đời sống văn hóa xã hội địa phương. Đây chính 
là bài học kinh nghiệm cho những nơi mà du 
lịch cộng đồng mới nhen nhúm như Tây Giang. 
Việc này đòi hỏi ngay từ những bước đi đầu 
tiên, Tây Giang cần xác định một mô hình quản 
lý phù hợp đối với hoạt động phát triển du lịch 
cộng đồng tại địa phương. Mô hình này nhất 
thiết phải đặt ra vai trò và trách nhiệm của các 
bên liên quan trong việc vận hành các hoạt 
động du lịch gắn với phát triển cộng đồng. 
Trong mô hình này, cộng đồng có vai trò chính 
yếu trong việc tham gia vào các hoạt động du 
lịch và cũng là người hưởng lợi từ sự phát triển 
Số 30 (Tháng 12 - 2019)90
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
du lịch tại địa phương của mình. Nhưng quản 
lý nhà nước sẽ giữ vai trò chủ đạo trong việc 
điều phối, đánh giá, giám sát các hoạt động 
diễn ra tại địa phương. Mô hình không chỉ 
thể hiện sự tương tác của các bên liên quan 
đến hoạt động chính là du lịch cộng đồng mà 
còn thể hiện mối quan hệ của các bên đó với 
nhau, trong đó, quản lý nhà nước giữ vai trò 
kết nối cộng đồng với thị trường, cộng đồng 
với các nhà chuyên môn và khoa học, cộng 
đồng với các nhân tố khác. Trong khuôn khổ 
của bài viết, tác giả dừng lại ở việc đặt ra vấn 
đề xây dựng một mô hình quản lý phù hợp cho 
sự phát triển cộng đồng tại một địa phương 
trong sự khởi đầu khai thác và phát triển du 
lịch như Tây Giang. Hy vọng rằng, từ nền tảng 
này, chính quyền địa phương kết hợp với các 
nhà chuyên môn, nhà khoa học có thể đưa ra 
những giải pháp cụ thể hơn trong quy hoạch 
điểm du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch đặc 
thù, xây dựng thang bậc giám sát, đánh giá sự 
phát triển bền vững Là một điểm đến đầy 
hấp dẫn với nguồn tài nguyên hoang sơ, giàu 
bản sắc, Tây Giang sẽ khởi sắc nhờ phát triển 
du lịch bằng sức mạnh nội lực của mình, nhưng 
nhất thiết phải đặt trong một mô hình quản lý 
chặt chẽ để sự phát triển hôm nay không ảnh 
hưởng đến quyền lợi của các thế hệ mai sau.
Đ.T.P.A
(TS., Khoa Việt Nam học, 
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội)
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Chương trình phát triển năng lực du lịch 
có trách nhiệm với môi trường và xã hội do liên 
minh châu Âu tài trợ (2013), Giới thiệu về du lịch 
có trách nhiệm, Tờ thông tin số 1, Bộ Văn hóa, Thể 
thao và Du lịch, Hà Nội.
2. Chương trình phát triển năng lực du lịch 
có trách nhiệm với môi trường và xã hội do liên 
minh châu Âu tài trợ (2013), Du lịch có trách nhiệm 
và ngành lữ hành ở Việt Nam, Tờ thông tin số 2, Bộ 
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hà Nội.
3. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du 
lịch bền vững, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà 
Nội.
4. Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang (2000), 
Phát triển cộng đồng: Lý thuyết và vận dụng, Nxb. 
Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 
5. Lê Hồng Lý (chủ biên) (2010), Giáo trình 
Quản lý di sản văn hóa với sự phát triển du lịch, 
Giáo trình do quỹ Ford tài trợ, Trường Đại học Văn 
hóa Hà Nội.
6. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (1999), Địa lý 
du lịch, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
7. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2011), 
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 
2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.
8. Viện Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề 
nông thôn Việt Nam (2012), Tài liệu hướng dẫn 
phát triển du lịch cộng đồng, Hà Nội. 
Tiếng Anh
9. Berker. M (1983), Traditional landscape and 
mass tourism in the Alps, The Geogr Review, Vol. 
4, 395 - 415.
10. Bien, Amos (2004), The simple user’s 
guide to cetification for subtailnabe tourism and 
ecotourism, The international Ecotuorism Society.
11. Donald G. Reid (2003), Tourism, 
Globalization and Development Responsible 
Tourism Planning, Pluto Press, USA.
12. Liedewij van Breugel (2013), Community-
based tourism: Local participation and perceived 
impacts - A comparative study between two 
communities in Thailand, Faculty of Social 
Sciences Radboud University Nijmegen.
13. Silvers, Julia Rutherford (2003), 
Professional coordination, John Wiley & Sons, Inc., 
Hoboken. 
14. Sue Beeton (2006), Community 
development through tourism, Landlinks Press, 
Australia.
15. The Mountain Institute (2000), Community 
- Based Tourism for Conservation and Development: 
A Resource Kit, The Mountain Institute, USA.
Ngày nhận bài: 25 - 11 - 2019
Ngày phản biện, đánh giá: 4 - 12 - 2019
Ngày chấp nhận đăng: 27 - 12 - 2019

File đính kèm:

  • pdfmo_hinh_quan_ly_tham_du_trong_phat_trien_du_lich_cong_dong_t.pdf