Liên từ kết hợp “a” trong tiếng Nga và các cách truyền đạt sang tiếng Việt

Liên từ là từ nối vô cùng quan trọng trong câu phức, việc nắm vững ý nghĩa và cách dịch liên từ

từ tiếng Nga sang tiếng Việt luôn là một vấn đề quan trọng và cấp thiết. Bài báo mô tả đặc điểm

của liên từ “a” cả về nghĩa đen và nghĩa bóng của nó. Phương thức truyền đạt ý nghĩa của liên từ

“a” trong tiếng Nga sang tiếng Việt gồm có dịch tương đương và dịch không tương đương.

Liên từ kết hợp “a” trong tiếng Nga và các cách truyền đạt sang tiếng Việt trang 1

Trang 1

Liên từ kết hợp “a” trong tiếng Nga và các cách truyền đạt sang tiếng Việt trang 2

Trang 2

Liên từ kết hợp “a” trong tiếng Nga và các cách truyền đạt sang tiếng Việt trang 3

Trang 3

Liên từ kết hợp “a” trong tiếng Nga và các cách truyền đạt sang tiếng Việt trang 4

Trang 4

Liên từ kết hợp “a” trong tiếng Nga và các cách truyền đạt sang tiếng Việt trang 5

Trang 5

Liên từ kết hợp “a” trong tiếng Nga và các cách truyền đạt sang tiếng Việt trang 6

Trang 6

Liên từ kết hợp “a” trong tiếng Nga và các cách truyền đạt sang tiếng Việt trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 5320
Bạn đang xem tài liệu "Liên từ kết hợp “a” trong tiếng Nga và các cách truyền đạt sang tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Liên từ kết hợp “a” trong tiếng Nga và các cách truyền đạt sang tiếng Việt

Liên từ kết hợp “a” trong tiếng Nga và các cách truyền đạt sang tiếng Việt
ay nhiều thành phần cú pháp tương 
đương. Nếu trong tiếng Nga các liên từ kết hợp 
chính là phương tiện căn bản để liên kết các thành 
phần của câu phức, thì trong tiếng Việt người ta 
lại sử dụng nhiều phương tiện liên kết khác nhau.
Trong tiếng Việt và nhiều thứ tiếng khác cũng 
đã có nhiều công trình nghiên cứu về các phương 
tiện liên kết trong câu phức nói chung, các phương 
tiện liên kết trong câu phức kết hợp nói riêng. 
M.B. Emeno đã chia các quan hệ trong câu phức 
ra làm hai kiểu kết hợp, phụ thuộc cùng các liên từ 
kết hợp và phụ thuộc tương đương. Các tác giả I.S. 
Buctpov, Nguyễn Tài Cẩn, N.V. Stankevich trong 
cuốn sách “Ngữ pháp tiếng Việt”, đã sử dụng thuật 
ngữ “dẫn chứng quan hệ kết hợp” và “dẫn chứng 
quan hệ phụ thuộc”. Sau đó tác giả V.S. Panphilop 
49KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
dịch thuật v
trong cuốn “Cấu trúc ngữ pháp Việt Nam” cũng 
đã xem xét các từ có chức năng và chia chúng 
thành hai dạng: các từ phụ thuộc và các từ kết hợp, 
trong đó các từ có tính chất kết hợp bao gồm: 1) 
từ tạo nên hình thái của từ: “cả... cả”, “cả... lẫn”, 
“vừa... vừа”; 2) từ tạo nên hình thái trong câu: 
“nhưng mà”, “song”, “mà”, “hay...là” Trong 
tiếng Việt chúng ta có thể tìm thấy nhiều công trình 
liên quan đến vấn đề này. Tất cả các nhà ngôn ngữ 
đều có chung một ý kiến, đó là các liên từ đều cấu 
thành nên một nhóm từ đặc biệt. Sự khác nhau là ở 
chỗ chúng được chia thành các nhóm nhỏ và được 
đặt những tên gọi khác nhau. Tác giả Trương Văn 
Chình và Nguyễn Hiến Lê (Trương Văn Chình 
và Nguyễn Hiến Lê, 1963) trong các công trình 
nghiên cứu của mình đã chia các câu phức thành 2 
loại kết hợp và phụ thuộc và các liên từ kết hợp và 
phụ thuộc tương đương.
2.2. Liên từ kết hợp “a” trong tiếng Nga 
Có thể nói rằng, liên từ “a” là một phương tiện 
liên kết rất quan trọng trong câu tiếng Nga. Liên 
từ này đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà 
ngôn ngữ. Một số lượng lớn các tài liệu nghiên cứu 
ý nghĩa của liên từ “a” chứng minh rằng những 
vấn đề liên quan đến liên từ “a” vẫn còn nhiều ý 
kiến khác nhau, vì vậy, việc nghiên cứu liên từ này 
cho đến nay vẫn còn là một vấn đề cấp thiết.
Các công trình nghiên cứu ngôn ngữ học nói 
chung đều tập trung nghiên cứu vấn đề phân loại 
câu với liên từ “a”, về việc xem xét đặc tính tổng 
thể, đặc điểm, tính năng Tuy nhiên, khi xem xét 
và phân tích ngữ liệu đặc biệt là cuốn “Ngữ pháp 
tiếng Nga”, chúng tôi nhận thấy vẫn còn có sự 
khác biệt lớn về nguyên tắc phân loại các câu với 
liên từ “a”. Điều đó cho thấy liên từ “a” trong tiếng 
Nga là từ đa nghĩa và việc dịch liên từ này sang 
tiếng Việt vẫn là một vấn đề khó khăn và phức 
tạp. Mặc dù trên thực tế còn rất nhiều bất đồng 
khi nghiên cứu câu phức với liên từ “a”, song qua 
nghiên cứu và tìm hiểu, có thể nhận thấy ý nghĩa 
của liên từ “a” được chia làm nhiều nhóm.Trong 
bài này, chúng tôi xin đưa ra một số phương hướng 
khi dịch liên từ “a” với ý nghĩa so sánh, đối chiếu..
2.3. Phương thức dịch liên từ “A” sang tiếng Việt
Về bản chất, liên từ “a” là liên từ có ý nghĩa 
rộng và trừu tượng, khi dịch từ tiếng Nga sang 
tiếng Việt, chúng ta vẫn còn gặp một số khó khăn. 
Để làm nổi bật ý nghĩa của liên từ kết hợp “a” 
trong tiếng Việt, người ta thường sử dụng hàng 
loạt các phương pháp: có thể căn cứ vào ngữ cảnh, 
tình huống giao tiếp, nội dung, tính thời sự trong 
văn bản. Để minh họa cho phương pháp dịch, 
tôi xin lấy ví dụ từ tác phẩm văn học Nga đã được 
dịch sang tiếng Việt. Những ví dụ dưới đây chứng 
tỏ rằng các dịch giả đã nghiên cứu kỹ lưỡng để 
xác định các cấu trúc tương đương ở hai ngôn ngữ 
nhằm truyền tải một cách đầy đủ nhất các sắc thái 
ý nghĩa đa dạng và tinh tế của liên từ “a”.
2.3.1. Dịch liên từ “a” sang tiếng Việt với 
nghĩa là “còn”. Ví dụ:
- Три девушки вбежали в одну дверь, а 
камердинер в другую. (А.С. Пушкин, Пиковая 
дама) = Ba chị nữ tỳ từ một cửa chạy vào, сòn 
một anh hầu phòng cũng vào từ một cửa khác. 
(Phương Hồng dịch) 
- Туча с громом сговаривалась: Ты, гром, 
греми, а я дождь разолью. (А. Островский, 
Весенняя сказка)= Mây đến nói với sấm: Sấm 
ơi, cậu hãy gầm lên đi, còn tớ sẽ trút mưa xuống. 
(Phương Hồng dịch)
- Здесь спускалась ночь, а там, над лагуной 
Сеида, может быть, уже начинался рассвет. 
(А. Островский, Весенняя сказка)= Ở đây đêm 
đã buông xuống, còn ở nơi đó, phía đầm Хê-it, сó lẽ 
trời đã rạng đông. (A. Ôxtrốpxki, Cổ tích mùa xuân, 
Phương Hồng dịch)
2.3.2. Dịch liên từ “a” sang tiếng Việt với 
nghĩa là “bỗng”. Ví dụ: 
- Поспеваю я что есть мочи, гляжу, а по 
дороге, промеж тер новых кустов ... белый 
вол идет. (А. Чехов, Повести и рассказы) = 
Tôi đang vội vã cặm cụi bước, vừa ngẩng lên thì 
50 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
v Dịch thuật
bỗng thấy ngay trên đường, giữa những bụi mận 
gai, một con bò đực trắng lừng lững tiến lại. (A. 
Tsêkhốp, Truyện ngắn, Phan Hồng Giang dịch) 
- Гоню я это, стало быть, коров к водопою, 
а тут по реке чьи-то утки плывут. (А. Чехов, 
Повести и рассказы)= Tôi xua đàn bò ra chỗ 
uống nước, bỗng thấy đàn vịt nhà ai đó đang bơi 
lội trên sông. (A. Tsêkhốp, Truyện ngắn, Phan 
Hồng Giang dịch)
- Слопав его, а пес почувствовал, что он 
хочет спать, и больше не может видеть 
никакой еды. (М. Булгаков, Собачье сердце) = 
Nuốt miếng thịt bò xong, chó bỗng cảm thấy buồn 
ngủ và không thể nhìn thấy thêm một thứ thức ăn 
gì nữa. (M. Bul-ga-cốp, Trái tim chó, Đoàn Tử 
Huyến dịch)
2.3.3. Dịch liên từ “a” sang tiếng Việt với 
nghĩa là “vậy mà” trong các bản dịch văn học. 
Ví dụ:
- И вот все побежали на пожар, а он сидит 
у себя в комнате и никакого внимания. (А. Чехов, 
Иванов) = Mọi người chạy hết ra đám cháy, vậy mà 
anh ta cứ ngồi lỳ trong phòng, chả để ý đến việc gì cả. 
(A. Tsêkhốp, Ivanốp, Phan Hồng Giang dịch) 
- Всем все известно, а он все еще 
отпирается. (А.С. Пушкин, Капитанская 
дочка) = Mọi chuyện đã rõ ràng, vậy mà anh ta 
cứ chối bay chối biến. (A. Puskin, Người con gái 
viên đại úy, Cao Xuân Hạo dịch) 
- Здесь божье дело, божий суд, а ты со 
своей дрянью разной,- эх вы-и! (А.М. Горький, 
Детство) = Đây là sự trừng phạt của Chúa, 
đây là bàn tay của Chúa, vậy mà bác cứ giở mãi 
những câu ngu xuẩn ấy ra... (M. Gorki, Thời thơ 
ấu, Phương Lan dịch)
Trong một số tác phẩm văn học, liên từ “a” 
còn được dịch với nghĩa: “nhưng”, “nhưng 
cũng”. Ví dụ: 
- С воспалением легких полагается лежать 
на парадном ходе под лестницей, а кто же 
вместо меня, лежащего холостого пса, будет 
бегать по сорным ящикам в поисках питания? 
(М. Булгаков, Собачье сердце) = Bởi vì bị viêm 
phổi rồi thì phải nằm dưới cầu thang ở lối cổng 
chính, nhưng nếu thế hỏi ai sẽ thay tôi, một con 
chó đực độc thân nằm bẹp một chỗ, chạy đi bới 
các thùng rác để kiếm miếng ăn? (M. Bul-ga-cốp, 
Trái tim chó, Đoàn Tử Huyến dịch) 
- Попали сначала в облако, было очень сыро 
и плохо видно, а мы все поднимались вверх по 
крутой тропинке между соснами. (А. Куприн, 
Гранато-вый браслет) = Lúc đầu bọn em đi vào 
một đám mây, rất ẩm và nhìn không rõ, nhưng 
mọi người vẫn tiếp tục leo lên cao theo con đường 
nhỏ chạy giữa những cây thông.(A. Cuprin, Chiếc 
vòng thạch lựu, Đoàn Tử Huyến dịch)
- На краткое время, на час, а дает! (М. 
Горький, Детство) = Tất nhiên là trong chốc lát 
thôi, nhưng cũng là có bạn! (M. Gorki, Thời thơ 
ấu, Phương Lan dịch)
2.3.4. Dịch liên từ “a” sang tiếng Việt với 
nghĩa là “và”. Ví dụ: 
- Этот ест обильно и не ворует, этот 
не станет пинать ногой, но и сам никого не 
боится, а не боится потому, что вечно сыт. 
(М. Булгаков, Собачье сердце) = Ông này không 
thượng cẳng chân hạ cẳng tay với ai, nhưng tự 
mình cũng đếch sợ ai cả, và đếch sợ là vì bao giờ 
cũng no đủ. (M. Bul-ga-cốp, Trái tim chó, Đoàn 
Tử Huyến dịch)
- В конце сада был обрыв над рекой, а за 
обрывом - пред рассветные дождливые дали. 
(К. Пауcтовский, Старый повар) = Ở cuối khu 
vườn, phía trên con sông là một bờ dốc đứng, và 
sau bờ dốc đó là khoảng không xa xăm trĩu hơi 
nước trước lúc bình minh. (K. Pauxtốpxki, Người 
đầu bếp)
51KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
dịch thuật v
- Прокрадывался молодой счастливец, 
давно уже истлевший в могиле, а сердце 
престарелой его любовницы сегодня перестало 
биться... (А.С. Пушкин, Пиковая дама) = Cái 
gã có số đào hoa ấy bây giờ đã tan rữa từ lâu dưới 
đáy mộ, và chính ngày hôm nay đây, trái tim của 
mụ nhân tình già của gã cũng ngừng đập... (A. 
Puskin, Con đầm pic, Phương Hồng dịch)
2.3.5. Dịch liên từ “a” sang tiếng Việt với 
nghĩa là “thì”. Ví dụ:
- Пока они опомнились и начали бить из 
пулеметов по машине, а я уже на ничьей земле 
между воронками петляю не хуже зайца. (М. 
Шолохов, Судьба человека) = Đến lúc chúng 
chợt hiểu ra và bắt đầu nã tiểu liên theo xe, thì tôi 
đã chạy tới khu vực giữa hai phòng tuyến, ngoằn 
nghoèo lướt nhanh như thỏ. (M. Sôlôkhốp, Số 
phận con người, Nguyễn Duy Bình dịch) 
- Поэт и шагу прибавлял, и рысцой начинал 
бежать, толкая прохожих, a ни на сантиметр 
не приблизился к профессору. (М. Булгаков, 
Мастер и Маргарита) = Mặc cho nhà thơ có cố 
sức bước thật nhanh, có chuyển sang chạy gằn, có 
xô giạt cả những người qua đường, thì anh cũng 
không rút ngắn được khoảng cách đến tay giáo 
sư nọ lấy một centimét nào. (M. Bul-ga-cốp, Nghệ 
nhân và Macgarit, Đoàn Tử Huyến dịch)
2.3.6. Dịch liên từ “a” sang tiếng Việt với 
nghĩa là “chứ không phải”, “chẳng phải”. Ví dụ:
- В ее голове термос был связан с поездками 
в больницу, а не с загородными экскурсиями. 
(Людмила Улицкая, Бедная родственница) = 
Trong đầu bà, cái phích gắn liền với các đợt nhập 
viện, chứ không phải các cuộc đi chơi dã ngoại. 
(Lutmila Ulitxcaia, Người em họ nghèo, Phạm 
Hiền Hạnh dịch)
- Она думает, что она взрослая, - 
таинственно прошептала девочка. – А она 
совсем не взрослая. (К. Пауcтовский, Снег) = 
Mẹ cháu tưởng mẹ cháu là người lớn, - con bé 
thì thầm với một vẻ bí ẩn. Nhưng mẹ cháu chẳng 
phải là người lớn tí nào. (K. Pauxtốpxki, Tuyết, 
Kim Ân dịch)
2.3.7. Dịch liên từ “a” sang tiếng Việt với 
nghĩa là “... không phải... mà (là)...”, “... chẳng 
phải... mà chỉ là...”, “... chưa phải... mà chỉ là...”. 
Ví dụ:
- Она ответила вполголоса не от испуг, а от 
смущения. (К. Пауcтовский, Корзина с еловыми 
шишками) = Em bé trả lời lí nhí không phải vì 
sợ, mà vì bối rối. (K. Pauxtốpxki, Lẵng quả thông, 
Phạm Mạnh Hùng dịch)
- Собственно говоря, это был даже не 
дом, а ветхая сторожка, стоявшая в глубине 
сада. (К. Пауcтовский, Старый повар) = Nói 
cho đúng, đó chẳng phải là nhà, mà chỉ là một 
chiếc lều canh rách rưởi ở sâu trong vườn. (K. 
Pauxtốpxki, Người đầu bếp già, Kim Ân dịch)
- Восемь лет я его держала на квартире, 
и он казался мне совсем не квартирантом, 
а родным сыном. (А. Куприн, Гранатовый 
браслет) = Đã tám năm tôi cho anh ấy thuê nhà, 
và đối với tôi, anh ấy không phải là khách trọ nữa, 
mà là con đẻ. (A. Cuprin, Chiếc vòng thạch lựu, 
Đoàn Tử Huyến dịch)
2.3.8. Liên từ “a” với nghĩa “rồi”. Ví dụ:
- Скакать из Кунцева в Москву, а из Москвы 
в Царицыно, а из Царицына опять в Москву, 
а из Москвы опять в Кунцево. (И. Тургенев, 
Рудин) = Phi ngựa từ Kunxevô về Maxcơva, rồi 
từ Maxcơva đi Xarixưnô, rồi lại từ Xarixưnô 
quay về Maxcơva, rồi sau lại từ Maxcơva quay về 
Kunxevô. (I. Tuốcghenhép, Ruđin, Hà Ngọc dịch)
- Проснувшись уже поздно, он вздохнул о 
потере своего фантастического богатства, 
а пошел бродить по городу, и опять очутился 
перед домом графини... (А.С. Пушкин, Пиковая 
52 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
v Dịch thuật
дама) = Khi tỉnh giấc anh lại thở dài không thấy 
những của cải huyễn hoặc ấy đâu nữa, rồi lại lang 
thang dạo chơi trong thành phố, lại đến trước cửa 
nhà bá tước phu nhân... (A. Puskin, Con đầm pic, 
Phương Hồng dịch) 
- Перестать ли сидеть у окошка, а 
невниманием охладить в молодом офицере 
охоту к дальнейшим преследованиям? (А.С. 
Пушкин, Пиковая дама) = Không ngồi thêu bên 
cửa sổ nữa, rồi tỏ thái độ thờ ơ, làm cho anh chàng 
sỹ quan trẻ tuổi kia phải chán nản không theo đuổi 
nữa, như vậy có nên chăng? (A. Puskin, Con đầm 
pic, Phương Hồng dịch)
2.3.9. Liên từ “a” với nghĩa là “mà”. Ví dụ:
- В эти места как будто не заглядывает 
то же солнце, которое светит для всех 
петербургских людей, а заглядывает какое-то 
другое, новое, как будто нарочно заказанное для 
этих углов, и светит на все иным, особственным 
светом. (Ф.М. Достоевский, Белые ночи) = Vầng 
mặt trời vẫn chiếu sáng cho tất cả mọi người dân 
Peterburg dường như không bao giờ ngó đến những 
chỗ ấy, mà ở đó lại có một mặt trời khác, mới lạ, như 
thể nó được đặt riêng cho những xó xỉnh này, và nó 
chiếu lên mọi vật ở đó bằng một thứ ánh sáng khác, 
đặc biệt... (F.M.Đôxtôevxki, Đêm trắng, Đoàn Tử 
Huyến dịch)
- Приехал я по поручению моего кузена, а 
вашего соседа, Алексея Ивановича Крюкова. (А. 
Чехов, Иванов) = Tôi đến đây theo sự ủy nhiệm 
của ông anh họ tôi, mà ông ấy là hàng xóm của 
ông, ông Alecxây Ivanôvich Kriukôv. (A. Tsêkhốp, 
Ivanốp, Phan Hồng Giang dịch)
2.3.10. Tuy nhiên, khi dịch các câu thành ngữ, 
tục ngữ, ý nghĩa so sánh đối chiếu của liên từ “a” 
không thể hiện được hết bằng các phương tiện từ 
vựng trong tiếng Việt. Ví dụ:
- Платье береги снову, а честь - смолоду. = 
Giữ áo từ lúc lành, giữ danh từ lúc trẻ. 
- Ум - хорошо, а два - лучше. = Ba anh thợ da 
bằng Gia Cát Lượng. 
- Правда - хорошо, а счастье - лучше. = Thật 
thà là cha dại. 
3. KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu về ý nghĩa của liên 
từ “a”, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Trước tiên cần phân tích ý nghĩa ngữ pháp và 
mối quan hệ giữa các thành tố được liên kết. Một 
liên từ có thể biểu hiện nhiều ý nghĩa chỉ quan hệ 
trong những ngữ cảnh khác nhau.
- Để sử dụng liên từ một cách chính xác và tinh 
tế, trong phân tích, cần tiến hành so sánh, đối chiếu, 
để tìm ra những nét tương đồng và khác biệt của 
những liên từ cùng biểu hiện một ý nghĩa quan hệ.
- Ý nghĩa về mặt ngữ dụng của liên từ rất phong 
phú và đa dạng ở cả tiếng Nga và tiếng Việt, vì vậy 
cần xem xét chúng ở dạng ý nghĩa nào, có thể là ý 
nghĩa về định hướng hành vi ngôn ngữ, liên kết dụng 
học, hoặc ý nghĩa đánh giá.
- Khi dịch liên từ kết hợp “a” sang tiếng Việt, 
trước hết cần xác định được liên từ này có quan hệ 
sắc thái ý nghĩa như thế nào, cần phải căn cứ vào 
đặc điểm tình huống để dịch cho phù hợp với ngữ 
cảnh.
- Trong tiếng Việt có rất nhiều liên từ có ý 
nghĩa tương đồng với liên từ “a” tiếng Nga, như 
hệ thống các phương tiện từ vựng, vì vậy, khi dịch 
liên từ này sang tiếng Việt cần phải dùng nhiều 
liên từ khác nhau để đảm bảo được ý nghĩa của nó.
- Đa phần, ý nghĩa của liên từ “a” tương đồng 
với ý nghĩa của nhiều liên từ trong tiếng Việt. Tuy 
nhiên khi dịch tục ngữ thì ý nghĩa của liên từ “a” 
thường không thể hiện được bằng các liên từ tương 
đương trong tiếng Việt mà phải dùng các phương 
tiện từ vựng khác./.

File đính kèm:

  • pdflien_tu_ket_hop_a_trong_tieng_nga_va_cac_cach_truyen_dat_san.pdf