Liên kết phát triển du lịch nông thôn ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Tóm tắt Du lịch nông thôn là tổng hòa các hoạt động du lịch diễn ra ở khu vực nông thôn, sử dụng nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn tại chỗ để đáp ứng nhu cầu của du khách và mang lại lợi ích cho cộng đồng người dân nông thôn. Du lịch nông thôn mang lại nguồn thu nhập cho hộ nông dân thông qua việc cung cấp các dịch vụ và bán sản phẩm nông nghiệp đặc sản địa phương và hàng thủ công mỹ nghệ, bên cạnh đó thúc đẩy xây dựng hình ảnh của địa phương. Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ vốn nổi tiếng với Khu di tích lịch sử Đền Hùng, đền Quốc tổ Lạc Long Quân, đền Quốc mẫu Âu Cơ, hay di sản Hát Xoan và rất nhiều làng nghề truyền thống,. Tuy nhiên, loại hình du lịch nông thôn chưa thực sự phát triển và mang lại đóng góp cho sự phát triển kinh tế - Xã hội của thành phố, sự liên kết trong phát triển sản phẩm du lịch này còn rất hạn chế. Trên cơ sở đánh giá đầy đủ thực trạng phát triển du lịch nông thôn ở thành phố Việt Trì, bài viết làm rõ những khó khăn và đề xuất một số giải pháp tăng cường liên kết phát triển du lịch nông thôn trên địa bàn thành phố trong những năm tới

Liên kết phát triển du lịch nông thôn ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trang 1

Trang 1

Liên kết phát triển du lịch nông thôn ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trang 2

Trang 2

Liên kết phát triển du lịch nông thôn ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trang 3

Trang 3

Liên kết phát triển du lịch nông thôn ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trang 4

Trang 4

Liên kết phát triển du lịch nông thôn ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trang 5

Trang 5

Liên kết phát triển du lịch nông thôn ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trang 6

Trang 6

Liên kết phát triển du lịch nông thôn ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trang 7

Trang 7

Liên kết phát triển du lịch nông thôn ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trang 8

Trang 8

Liên kết phát triển du lịch nông thôn ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trang 9

Trang 9

Liên kết phát triển du lịch nông thôn ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 7080
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Liên kết phát triển du lịch nông thôn ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Liên kết phát triển du lịch nông thôn ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Liên kết phát triển du lịch nông thôn ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
t triển du lịch nông 
thôn của thành phố Việt Trì
Du lịch nông thôn là sản phẩm du lịch mới 
được triển khai trên địa bàn thành phố trong 
những năm gần đây (du lịch tham quan làng 
nghề, chợ truyền thống, du lịch gắn với Hát 
Xoan,...). Do đó, kết quả thu hút khách du 
lịch trong lĩnh vực này còn hạn chế, chiếm tỷ 
trọng nhỏ trong tổng lượt khách du lịch đến 
với thành phố Việt Trì thời gian qua. Lượng 
khách du lịch nông thôn trong giai đoạn từ 
năm 2016 đến 2018 có tăng nhưng tốc độ 
tăng khá chậm, cụ thể là năm 2016 lượng 
khách du lịch đạt 15.699 lượt khách, sau 3 
năm lượng khách mới tăng lên đạt 21.949 
nghìn lượt khách. Lượng khách quốc tế trải 
nghiệm du lịch nông thôn còn khá khiêm tốn, 
năm 2016 có 1.719 lượt khách, đến năm 2018 
tăng lên 2.450 lượt khách (chiếm khoảng 
11% tổng số khách du lịch nông thôn) [18]. 
Đối với thị trường khách quốc tế, do thành 
phố Việt Trì những năm qua chủ yếu phát 
triển du lịch tâm linh nên lượng khách quốc 
tế còn hạn chế. Khách du lịch quốc tế đến 
Việt Trì chủ yếu đi theo đường bộ (chủ yếu là 
Cao tốc Hà Nội - Lào Cai, quốc lộ 6 và quốc 
lộ 32) từ Hà Nội, các tỉnh thuộc vùng Đồng 
bằng sông Hồng đến hoặc đi tiếp các tỉnh lân 
cận như Điện Biện, Lai Châu, Lào Cai, Yên 
Bái. Nguồn khách quốc tế đến Việt Trì chủ 
yếu từ châu Âu, châu Úc, ASEAN, Bắc Mỹ, 
Đông Á... Trong đó thị trường khách Pháp 
chiếm một tỷ lệ tương đối lớn (59,09%), tiếp 
đến là khách Úc (13,64%), còn lại là lượng 
khách tới từ các quốc gia khác (Tây Ban 
Nha, Ý, Canada,...) [18]. Mục đích du lịch 
chính của khách là kết hợp tham quan, giải 
trí và trải nghiệm: Trải nghiệm văn hóa địa 
phương, trải nghiệm tự nhiên. 
* Đánh giá của người dân và doanh nghiệp
về mức độ đầu tư cho phát triển du lịch nông 
thôn ở thành phố Việt Trì:
Việc thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ 
tầng du lịch gặp nhiều khó khăn, tiến độ đầu 
tư hạ tầng các khu du lịch trọng điểm chậm; 
đầu tư cho xúc tiến, quảng bá thương mại du 
lịch của thành phố chưa hiệu quả. Công tác 
tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch hiệu 
quả chưa cao, nội dung còn chung chung, 
thiếu tính chuyên nghiệp, chưa gắn với các 
khu, điểm và sản phẩm du lịch (Hình 2).
42
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Phạm Thái Thủy và Lê Văn Huệ
Hình 2. Đánh giá về mức độ đầu tư cho phát triển du lịch nông thôn ở thành phố Việt Trì
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2019.
Những tồn tại này, xuất phát từ những 
nguyên nhân chủ quan sau:
- Một số xã còn thiếu tính chủ động trong
việc thực hiện các chính sách phát triển du 
lịch nông thôn, chưa chú trọng thực hiện, 
chưa tìm được hướng đi phát triển du lịch 
gắn với lợi thế của địa phương; 
- Chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng phát
triển du lịch nông thôn còn thấp, phần lớn 
người dân không có kỹ năng làm du lịch và 
hạn chế về ngoại ngữ sử dụng trong giao tiếp 
với khách quốc tế. Cộng đồng dân cư tham 
gia làm du lịch chưa được đào tạo bài bản. 
- Sự liên kết giữa các công ty lữ hành, các
địa phương trong việc kết nối các tour, tuyến 
du lịch hiện nay còn chưa thực sự hiệu quả 
(thể hiện ở việc tổ chức thông tin của doanh 
nghiệp đến với khách du lịch và thông tin 
du lịch chỉ được đánh giá ở mức trung bình) 
(Hình 3).
Hình 3. Đánh giá về sự liên kết và hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch nông thôn ở thành phố Việt Trì
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2019.
43
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 22, Số 1 (2021): 34-45
Hiện nay, chưa có thống kê đầy đủ về 
doanh thu và đóng góp của du lịch nông thôn 
trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, qua các 
khảo sát thực tế người dân tham gia hoạt động 
du lịch nông thôn như biểu diễn Hát Xoan cho 
du khách, hướng dẫn tham quan làng nghề mỳ 
gạo, sản xuất bánh chưng, bánh giầy Hùng 
Lô,... những hoạt động này đã mang lại một 
phần thu nhập cho người dân bên cạnh các 
hoạt động sản xuất nông nghiệp. Bình quân 
mức thu nhập khi tham gia các hoạt động trên 
từ 100.000 - 150.000 đ/người/ngày.
* Phân tích điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội 
- thách thức (SWOT) của du lịch nông thôn 
trên địa bàn thành phố Việt Trì.
Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu nghiên 
cứu về du lịch thành phố Việt Trì, nhóm tác 
giả phân tích những điểm mạnh - điểm yếu, 
cơ hội - thách thức của du lịch nông thôn ở 
thành phố trong bối cảnh chung của tỉnh Phú 
Thọ và định hướng phát triển ngành du lịch 
của tỉnh đến năm 2030 và tầm nhìn 2045 
(Bảng 2).
Bảng 2. Phân tích SWOT phát triển du lịch nông thôn trên địa bàn thành phố Việt Trì
Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)
Vị trí địa lý Nằm ở cửa ngõ khu vực miền núi phía Bắc, 
thuận lợi trong việc kết nối các tuyến du lịch 
trong vùng.
Chất lượng sản phẩm du lịch thấp hơn so với 
các một số tỉnh ở phía Bắc (Hà Nội, Lào Cai, 
Quảng Ninh).
Tài nguyên Tài nguyên thiên nhiên, nhân văn phong phú 
(tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Hát Xoan)
Môi trường nông thôn ở một số xã vùng ven bị ô 
nhiễm, các di sản và tài nguyên du lịch bị xuống cấp
Sự tham gia của 
cộng đồng dân 
cư nông thôn
Cộng đồng dân cư thân thiện, cởi mở với khách 
du lịch; Người dân đồng thuận tham gia các hoạt 
động bảo tồn, phát triển du lịch nông thôn
Lợi ích từ hoạt động du lịch nông thôn còn thấp, sự 
tham gia của người dân chưa bền vững, số lượng ít, 
cơ chế phân chia lợi ích chưa rõ.
Chính sách của 
tỉnh
Xác định du lịch là một mũi nhọn trong phát 
triển kinh tế;
Thiếu tính liên kết tour, tuyến du lịch trong và 
ngoài tỉnh
Cơ hội (O) Thách thức (T)
Hội nhập quốc tế Số lượng khách trong nước và quốc tế đến du 
lịch ngày càng tăng
Tính cạnh tranh cao từ các loại hình du lịch của các 
tỉnh ngày càng lớn.
Xu hướng phát 
triển du lịch 
nông thôn
Tăng nhu cầu các dịch vụ trải nghiệm hoạt động 
nông nghiệp, sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Du lịch gắn với tâm linh, lễ hội mang tính đặc 
sắc gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
Các tour, tuyến du lịch trong vùng còn hạn chế thông 
tin về du lịch nông thôn trên địa bàn thành phố.
Chưa thu hút được các nhà đầu tư có năng lực tài chính 
vào du lịch, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2019.
Trong quá trình phân tích chúng tôi chỉ tập 
trung vào hai sự kết hợp giữa điểm mạnh và 
thách thức, điểm yếu và cơ hội để đưa ra các 
giải pháp cần thiết nhằm phát triển du lịch nông 
thôn trên địa bàn thành phố Việt Trì, bao gồm:
- Tăng cường kết nối với các tour du lịch 
ở khu vực phía Bắc, thông qua hoạt động hợp 
tác và quảng bá du lịch. Khai thác triệt để 
chương trình liên kết du lịch về cội nguồn và 
chương trình liên kết phát triển du lịch 8 tỉnh 
Tây Bắc mở rộng. 
- Phát triển du lịch nông thôn ở thành phố 
Việt Trì nên gắn chặt chẽ với lễ hội Đền Hùng.
- Tăng cường sự tham gia của người dân, 
cộng đồng, doanh nghiệp với phát triển du 
lịch nông thôn dựa trên cơ sở đóng góp công 
sức - chia sẻ lợi ích. 
- Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù 
phù hợp với mỗi địa điểm du lịch, kết hợp 
công tác xúc tiến du lịch để thu hút khách 
du lịch trải nghiệm các hoạt động du lịch 
nông thôn.
- Bảo vệ và gìn giữ cảnh quan thiên nhiên, 
đảm bảo an ninh cho du khách tham quan trải 
nghiệm dịch vụ du lịch nông thôn. 
- Tăng cường xây dựng hệ thống cơ sở hạ 
tầng nông thôn, liên kết phát triển các chuỗi 
cung ứng nông sản an toàn phục vụ khách 
du lịch.
44
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Phạm Thái Thủy và Lê Văn Huệ
5. Kết luận và kiến nghị
5.1. Kết luận
Thành phố Việt Trì đã xây dựng các chính 
sách liên kết phát triển du lịch gắn liền với 
xây dựng nông thôn mới hướng tới mục tiêu 
trở thành phố Lễ hội để thu hút khách du lịch 
trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, hoạt động 
du lịch nông thôn chưa phát huy được vai trò 
và tiềm năng vốn có, chưa kết hợp lợi ích của 
người dân, doanh nghiệp lữ hành và ngành 
du lịch. Liên kết phát triển du lịch còn yếu, 
chưa có sự tham gia của các doanh nghiệp lớn 
ngoài tỉnh đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt 
các tỉnh ở vùng Trung du miền núi phía Bắc 
và vùng Thủ đô. Các hạn chế này là do nhiều 
nguyên nhân: Nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ cho 
các xã thực hiện các chính sách phát triển du 
lịch nông thôn của Thành phố gặp nhiều khó 
khăn; Doanh nghiệp đầu tư vào phát triển du 
lịch nông thôn và lĩnh vực nông nghiệp, nông 
thôn còn quá ít; Một số xã còn thiếu tính chủ 
động trong việc thực hiện các chính sách phát 
triển du lịch nông thôn; Công tác đào tạo nghề 
cho đội ngũ lao động du lịch chưa thực sự tốt. 
Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển 
du lịch nông thôn tại thành phố Việt Trì giai 
đoạn 2016-2018, bài viết đưa ra một số giải 
pháp nhằm phát triển du lịch nông thôn gắn 
liền với quá trình mở rộng liên kết du lịch và 
xây dựng nông thôn mới tại Thành phố Việt 
Trì trong thời gian tới: (i) Tăng cường kết 
nối với các tour du lịch ở khu vực phía Bắc, 
đặc biệt là vùng Tây Bắc; (ii) Phát triển du 
lịch thành phố gắn với lễ hội ở thành phố trở 
thành yếu tố dẫn dắt phát triển du lịch nông 
thôn; (iii) Tăng cường sự tham gia của người 
dân, cộng đồng trong các hoạt động du lịch 
nông thôn; (iv) Xác định sản phẩm du lịch 
nông thôn đặc trưng để thu hút khách du lịch; 
(v) Bảo vệ và gìn giữ cảnh quan thiên nhiên, 
danh lam thắng cảnh,...
5.2. Kiến nghị
Để tăng cường liên kết phát triển du lịch 
nông thôn ở thành phố Việt Trì nhóm tác 
giả đề xuất một số kiến nghị đối với UBND 
thành phố Việt Trì, Sở Văn hóa, Thể thao 
và Du lịch Phú Thọ và các doanh nghiệp lữ 
hành như sau: Một là, đầu tư xây dựng cơ sở 
hạ tầng du lịch ở khu vực nông thôn gắn với 
các giá trị văn hóa và làng nghề truyền thống 
trên địa bàn thành phố. Hai là, tăng cường 
hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch của 
thành phố cùng với nâng cao cải thiện các 
sản phẩm du lịch trải nghiệm ở nông thôn. 
Ba là, tiếp tục thu hút các nhà đầu tư lĩnh 
vực du lịch trên địa bàn thành phố và tăng 
cường hợp tác liên kết giữa các công ty du 
lịch, lữ hành trong và ngoài tỉnh để thúc đẩy 
phát triển du lịch ở địa phương. Bốn là, xây 
dựng cơ chế chia sẻ lợi ích từ sự hợp tác, liên 
kết giữa cộng đồng dân cư nông thôn và các 
công ty du lịch khi tổ chức các đoàn khách 
tham quan, trải nghiệm tại khu vực nông 
thôn. Năm là, tổ chức không gian cho các 
hoạt động trải nghiệm nông nghiệp gắn với 
văn hóa ẩm thực cùng người dân địa phương, 
tham quan làng nghề truyền thống, thưởng 
thức Hát Xoan cho du khách.
Tài liệu tham khảo
[1] Humaira Irshad (2010). Rural tourism - an 
overview. Government of Alberta. Online at: 
https://www1.agric.gov.ab.ca/
[2] Derek Hall, Irene Kirkpatrick & Morag Mitchell 
(Editors) (2005). Rural Tourism and Sustainable 
Business. Channel View Publications. 
[3] Nitashree Mili (2012). Rural Tourism 
Development: An Overview of Tourism in the 
Tipam Phakey Village of Naharkatia in Dibrugarh 
District Assam (India). International Journal of 
Scientific and Research Publications. 2(12), 1-3. 
[4] Wang Ling En, Sheng Kui Cheng, Dhruba Bijaya 
G.C., Mu Song Lin, Zhong Lin Sheng & Ren 
Guo Zhu (2013). Rural tourism development in 
China: Principles, models and the future. Journal 
of Mountain Science. 10,116-129.
[5] Agnes Gannon (2009). Rural tourism as a factor 
in rural community economic development for 
economies in transition. Journal of Sustainable 
Tourism. 2(1/2), 51-60.
45
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 22, Số 1 (2021): 34-45
[6] Nuchnard Rattanasuwongchai (1998). Rural 
Tourism - the impact on rural communities II. 
Thailand, Online at: 
[7] Đào Thế Tuấn & Nguyễn Xuân Hoản (2012). Đa 
dạng hóa hình thức du lịch nông thôn. Hội thảo 
quốc tế Phát triển du lịch nông nghiệp và du lịch 
đón tiếp tại nông hộ: Thể chế chính sách và bài học 
kinh nghiệm, Bắc Kạn. 
[8] Đoàn Thị Mỹ Hạnh & Bùi Thị Huỳnh Ngọc 
(2012). Phát triển du lịch nông thôn ở vùng Đồng 
bằng sông Cửu Long: Đường đến cơ cấu kinh tế 
dịch vụ - nông - công nghiệp. Tạp chí Khoa học 
ĐHQG-HN, Kinh tế và kinh doanh. 28 (2012), 
261-268. 
[9] Nguyễn Văn Mạnh & Trần Huy Đức (2010). Phát 
triển du lịch nông thôn để thúc đẩy hiện đại hóa 
nông thôn ở Hà Nội. Trường Đại học Kinh tế Quốc 
dân, Hà Nội. 
[10] Bùi Xuân Nhàn (2009). Du lịch với vấn đề phát 
triển nông thôn hiện nay ở nước ta. Báo Du lịch 
Việt Nam. 
[11] Ando Katsuhiro & Hà Văn Siêu (2013). Cẩm nang 
thực tiễn phát triển du lịch nông thôn Việt Nam, 
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch. Tổng cục Du 
lịch Việt Nam - Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật 
Bản (JICA).
[12] Lê Anh Tuấn (2008). Du lịch nông thôn định 
hướng phát triển ở Việt Nam. Báo Du lịch Việt 
Nam, số 2.
[13] La Nữ Ánh Vân (2016). Du lịch nông thôn Việt 
Nam, tiềm năng và thách thức. Tạp chí nghiên cứu 
khoa học, Trường Đại học Cần Thơ.
[14] Bùi Xuân Nhàn (2009). Phát triển du lịch nông 
thôn ở nước ta hiện nay. Tạp chí Cộng sản, số 802.
[15] Lê Thị Thanh Thủy (2015). Phát triển du lịch cội 
nguồn tỉnh Phú Thọ: Thực trạng và giải pháp. 
Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nông nghiệp. Học viện 
Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
[16] Dương Hoàng Hương (2017). Phát triển du lịch 
bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Luận án Tiến 
sĩ Kinh tế Phát triển. Học viện Chính trị Quốc gia 
Hồ Chí Minh, Hà Nội.
[17] Phạm Thái Thủy, Lê Thị Thanh Thủy, Lê Văn 
Cương & Đào Hà Vĩnh (2018). Nghiên cứu về du 
lịch nông thôn ở tỉnh Phú Thọ. Kỷ yếu Hội thảo 
khoa học “Đổi mới chương trình đào tạo nhân 
lực ngành du lịch theo hướng đáp ứng nhu cầu thị 
trường lao động và hội nhập quốc tế”. Trường Đại 
học Hùng Vương, Phú Thọ.
[18] Phòng Văn hóa - Thông tin Thành phố Việt Trì 
(2019). Báo cáo tình hình hoạt động thể thao và du 
lịch trên địa bàn thành phố năm 2018.
LINKAGE FOR RURAL TOURISM DEVELOPMENT 
IN VIET TRI CITY, PHU THO PROVINCE
Pham Thai Thuy1, Le Van Hue2
1Institute of Applied research and Development, Hung Vuong University, Phu Tho 
2Master’s student in Economic Management, Course 2017-2019, Hung Vuong University, Phu Tho 
Abstract
Rural tourism is a combination of tourism activities taking place in rural areas, using local natural resources and humanity in order to meet the needs of tourists and benefit the community. Rural tourism generates 
income for farmers through the provision of services and sales of local specialty agricultural products and 
handicrafts, as well as to promote local image. Viet Tri city is famous for the historical site of Hung King 
Temple, Au Co Temple, Xoan singing heritage and many traditional craft villages,... however, the types of rural 
tourism have not really developed and contributed to the socio-economic development of the city. Especially, 
the linkage of involved actors in the development of this tourism product is very limited. Based on the full 
assessment of the current situation of rural tourism development in Viet Tri city, the article aims to clarify the 
difficulties and some solutions to strengthen rural tourism development links in the city in the coming years.
Keywords: Rural tourism, linkage, agriculture, rural areas, Viet Tri city. 

File đính kèm:

  • pdflien_ket_phat_trien_du_lich_nong_thon_o_thanh_pho_viet_tri_t.pdf