Lễ hội dân gian và sự phát triển du lịch hiện nay

Tóm tắt

Lễ hội dân gian Việt Nam với số lượng lên đến 7.039 trong tổng số gần 8.000 lễ hội, lại trải rộng

khắp các làng quê, vùng miền trên cả nước cho thấy đây là một tiềm năng vô cùng to lớn cho phát

triển du lịch. Du lịch lễ hội là hình thức du lịch tổng hợp, đáp ứng được cùng lúc nhiều nhu cầu của

con người. Ngoài việc đi hội như một nhu cầu tâm linh không thể thiếu được của người Việt Nam,

thì đi hội còn là một sự khám phá về di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, đặc sản văn hóa,

ẩm thực,. của mỗi địa phương. Do vậy, du lịch lễ hội là một nguồn lực không nhỏ cho sự phát triển

kinh tế, xã hội và văn hóa đối với việc phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, trong

bối cảnh kinh tế thị trường, việc biến di sản văn hóa thành một tài sản kinh tế phục vụ đời sống lại

càng mang tính thời sự. Du lịch và lễ hội dân gian có quan hệ tương tác tích cực để cùng nhau phát

triển. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số hạn chế của lễ hội dân gian trong bối cảnh phát triển du

lịch hiện nay như sự nhàm chán, thế tục hóa, giảm tính thiêng hay sự lộn xộn trong thực hành các lễ

hội dân gian. Do vậy, để lễ hội dân gian ngày càng trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển

du lịch, đem lại lợi ích kinh tế cho mỗi địa phương, đòi hỏi công tác nghiên cứu và quản lý cần được

đề cao và chú trọng.

Lễ hội dân gian và sự phát triển du lịch hiện nay trang 1

Trang 1

Lễ hội dân gian và sự phát triển du lịch hiện nay trang 2

Trang 2

Lễ hội dân gian và sự phát triển du lịch hiện nay trang 3

Trang 3

Lễ hội dân gian và sự phát triển du lịch hiện nay trang 4

Trang 4

Lễ hội dân gian và sự phát triển du lịch hiện nay trang 5

Trang 5

Lễ hội dân gian và sự phát triển du lịch hiện nay trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 7860
Bạn đang xem tài liệu "Lễ hội dân gian và sự phát triển du lịch hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lễ hội dân gian và sự phát triển du lịch hiện nay

Lễ hội dân gian và sự phát triển du lịch hiện nay
... Điều này tạo tâm lý an tâm, thoải 
mái và vui vẻ cho du khách. 
Bên cạnh việc lễ bái thoả mãn tâm linh, du 
khách còn được hưởng thụ về mặt tinh thần 
như tham gia vào lễ tế, rước xách, nhảy, múa, 
trò chơi, trò diễn... Tại những sinh hoạt này, du 
khách được đắm mình vào không khí hội hè: 
cẩn trọng, thiêng liêng, từ tốn trong đám rước 
hay lễ bái; vui hết mình trong những trò chơi, 
cuộc đua tranh giành, hò hét, hồi hộp và cay 
cú thực sự đến nỗi phờ phạc, tả tơi như đi hội 
là vậy; tham gia vào những cuộc ăn uống tập 
thể, đồ ăn có thể không ngon bằng ở những 
bữa tiệc mà họ được ăn ở nơi khác, song đây 
là miếng ăn nhuốm màu linh thiêng và miếng 
lộc (“Một miếng lộc Thánh bằng một gánh lộc 
trần”) có ý nghĩa vô cùng to lớn, đem lại cho 
du khách một niềm tự hào và niềm vui vô tận. 
Mặt khác, bằng việc tham gia vào lễ hội dân 
gian, du khách có thể tìm hiểu nguồn gốc, 
lai lịch của các vị thần, các nhân vật được thờ 
cúng ở đây, để hiểu biết thêm về lịch sử địa 
phương nơi diễn ra lễ hội, về vai trò của di tích 
và nhân vật ấy trong bối cảnh chung của các 
lễ hội và văn hóa cả nước. Điều này giúp cho 
sự hiểu biết của họ được tăng thêm, phong 
phú thêm, và trong chừng mực nào đó, lòng 
tự hào, tình yêu quê hương đất nước của họ 
càng được củng cố hơn nữa sau một chuyến 
đi du lịch lễ hội.
Đối với tất cả các lễ hội dân gian, bản thân 
nó đã là một hiện tượng văn hóa tổng hợp, 
sống động, luôn biến đổi không ngừng mà 
không phải là những sản phẩm tĩnh tại và 
thuần túy như các hiện vật bảo tàng, là những 
thực hành văn hóa góp phần vào đời sống của 
các dân tộc, đóng góp vào sự phát triển kinh 
tế và xã hội của các dân tộc ấy trong mọi thời 
kỳ lịch sử.
Cũng cần nhận thấy rằng, các lễ hội dân 
gian ở nước ta vô cùng phong phú và có giá trị, 
tuy nhiên không phải lễ hội nào cũng có thể 
trở thành sản phẩm du lịch, nhất là những sản 
phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Do đó, chính 
quyền hoặc người làm du lịch phải biết khai 
thác xem lễ hội nào, hay phần nào của lễ hội, 
có thể trở thành sản phẩm của du lịch lễ hội, 
có như vậy mới thỏa mãn nhu cầu của khách 
và phát huy được giá trị văn hóa của di tích, lễ 
hội ấy.
Nhà nước cũng như chính quyền địa 
phương và cả cộng đồng chủ nhân của lễ hội 
luôn có ý thức gắn kết các lễ hội truyền thống 
vào hoạt động du lịch, dùng lễ hội dân gian 
như một điểm nhấn thu hút khách du lịch đến 
với địa phương mình. Ví như, lễ hội Đền Hùng 
những năm gần đây thường gắn với năm du 
lịch các tỉnh phía Bắc; lễ Khao lề thế lính Hoàng 
Sa ở Lý Sơn luôn được tổ chức gắn với năm du 
lịch biển; lễ hội Bà Chúa Xứ từ năm 2001 đến 
nay liên tục gắn với năm du lịch và gắn với các 
hoạt động văn hóa nghệ thuật hay hoạt động 
thể thao tại địa phương (hội đua bò Bảy Núi); lễ 
hội Bà Chúa Kho gắn với hành trình về miền di 
Số 31 (Tháng 3 - 2020)72
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
sản dân ca quan họ Bắc Ninh, lễ hội Kiếp Bạc, 
Côn Sơn, Yên Tử 
Có thể thấy rõ, du lịch và lễ hội dân gian 
ngày càng gắn kết chặt chẽ với nhau, dựa vào 
nhau để phát triển và mở rộng quy mô, thu 
hút được nhiều khách thập phương. Không 
chỉ bằng cảm nhận mà các số liệu gần đây 
cũng đã chỉ ra điều đó. Chẳng hạn như: Tổng 
số lượt khách hành hương về Đền Hùng trong 
5 ngày lễ hội năm 2016 gấp hơn 5 lần số dân 
tỉnh Phú Thọ, hay trong năm 2016 tám lễ hội 
lớn của nước ta (lễ hội Đền Hùng, chùa Hương, 
Yên Tử, đền Trần, Phủ Giày, Côn Sơn - Kiếp Bạc, 
núi Bà Đen, Bà Chúa Xứ) đã thu hút khoảng 
16 triệu lượt khách [12]. Điều này cho thấy 
loại hình du lịch lễ hội ngày càng là một nhu 
cầu lớn đối với người dân. Với các lễ hội như 
Bà Chúa Kho, miếu Bà Thiên Hậu, hội Gióng, 
tuy không có con số chính xác số lượng khách 
du lịch là bao nhiêu song nhìn dòng người xe 
tắc nghẽn các con đường vào các lễ hội trong 
nhiều ngày, nhất là những ngày chính hội có 
thể hình dung được lễ hội đã thu hút khách 
du lịch, hành hương nhiều đến thế nào. Chỉ lấy 
một ví dụ về số lượng khách du lịch và nguồn 
thu từ du lịch ở lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam đã 
có thể thấy lễ hội hiện nay gắn bó với du lịch ra 
sao, trở thành nguồn lực quan trọng cho phát 
triển du lịch thế nào. Trong mùa lễ hội năm 
2016, riêng “sáng ngày 11/2/2016 (nhằm ngày 
mùng 4 Tết), tại khu du lịch cấp quốc gia Miếu 
Bà Chúa Xứ núi Sam, thành phố Châu Đốc, 
tỉnh An Giang, dù mới hơn 8 giờ 30 phút sáng 
nhưng dòng người xe tấp nập từ khắp nơi đổ 
về khiến một đoạn đường dài gần 1km bị tê 
liệt. Theo Ban Quản lý khu di tích Văn hóa lịch 
sử và du lịch Núi Sam, đơn vị đã đặt cổng thu 
phí tham quan khách du lịch vào khu du lịch 
Núi Sam bắt đầu từ ngày mùng 2 Tết. Ước tổng 
số khách đến trong hai ngày trên 100.000 lượt 
khách. Trong đó, số khách thu phí đi bằng xe 
du lịch là 35.000 vé, với số tiền gần 700 triệu 
đồng” [11].
Qua các số liệu thống kê cho thấy, số lượt 
khách đến với khu du lịch Núi Sam hàng năm 
rất đông, năm sau luôn cao hơn năm trước. 
Năm 2015, Núi Sam đón 4,078 triệu lượt khách 
đến hành hương và tham quan, chiếm 95% lượt 
khách đến Châu Đốc. Tổng lượt khách đến Núi 
Sam tăng khá nhanh từ năm 2007 đến năm 
2015 (tăng từ 1.345.000 lượt lên 4.078.000 
lượt), chiếm 65,2% tổng lượng khách đến An 
Giang. Điều đáng lưu ý là trong những năm 
vừa qua tốc độ tăng trưởng của số khách đến 
Núi Sam luôn đạt trên 10%/năm, trong khi tốc 
độ tăng tổng lượng khách đến Châu Đốc và 
An Giang chỉ đạt khoảng 5%/năm1. Điều này 
thể hiện sức hấp dẫn của lễ hội và khu du lịch 
Núi Sam.
Nhìn vào số liệu trên có thể thấy tổng thu 
từ khách du lịch tăng khá nhanh. Chỉ trong 5 
năm (từ 2011 đến 2015), tổng thu từ khách du 
lịch đã tăng hơn 3 lần, trong khi lượng khách 
chỉ tăng 15%. Nguồn thu này chưa bao gồm 
nguồn thu từ Ban Quản trị lăng miếu Núi Sam 
(bình quân 100 tỷ đồng/năm). 
Lễ hội càng sôi nổi, phong phú và đa dạng 
lại càng trở thành nguồn lực và tài nguyên 
quan trọng của du lịch. Ngược lại, du lịch cũng 
trở thành động lực, thậm chí mục đích cho 
những sự đầu tư, phục hồi và mở rộng lễ hội. 
Bởi vậy, tất cả các lễ hội dân gian có quy mô 
lớn và phong phú đều đã và đang trở thành 
địa điểm du lịch hấp dẫn du khách. Các lễ hội 
ấy đều có những chỉ dẫn du lịch và là điểm 
nhấn trong các tour du lịch văn hóa chung 
hoặc tour riêng cho việc đi lễ hội. 
Có thể thấy, lễ hội hấp dẫn du lịch khi mỗi 
lễ hội ở mỗi vùng miền khác nhau lại có không 
gian văn hóa khác nhau, bối cảnh, cách thức tổ 
chức lễ hội khác nhau, nghi lễ và nét bản sắc 
khác nhau. Chính sự đa dạng đó của lễ hội dân 
gian trong xã hội hiện nay đã là chỗ dựa vững 
chắc cho du lịch phát triển. 
2. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế thực hành lễ 
hội hiện nay, có thể thấy xu hướng đồng dạng 
hóa lễ hội đang trở nên phổ biến. Điều này đã 
khiến cho lễ hội dân gian phần nào trở nên 
nhạt nhòa, na ná giống nhau, các lễ hội nhạt 
dần đi tính đặc trưng, do đó ảnh hưởng lớn 
đến du lịch. Nếu các lễ hội đều được tổ chức 
theo một khuôn mẫu, một trình tự, một kịch 
bản gần như nhau sẽ dẫn đến sự nhàm chán, 
73Số 31 (Tháng 3 - 2020)
VĂN HÓA DU LỊCH
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
kém hấp dẫn. Chắc chắn không có khách du 
lịch nào muốn tham dự vào tour du lịch lễ hội 
khi biết chắc lễ hội đó không khác gì với các lễ 
hội mà mình đã được biết. Khách du lịch cũng 
sẽ “một đi không trở lại” khi tham dự một lễ 
hội không còn là lễ hội dân gian của riêng địa 
phương theo đúng nghĩa nữa mà trở nên phổ 
quát, giống nhau, ở đâu cũng vậy. 
Bên cạnh đó, xu hướng thế tục hóa trong 
các lễ hội hiện nay cũng đã mang tới cho lễ hội 
những màu sắc mới, đời thường hơn và cũng 
giảm tính thiêng hơn. Xu hướng thế tục hóa 
đã tạo ra sự đa dạng và gần gũi cho lễ hội dân 
gian. Nhiều người dân đi lễ hội không biết lễ 
hội đó tôn vinh vị thần nào, hoặc không phải 
chỉ để khấn vị thần được tôn thờ, họ cứ đi và 
được hòa vào không khí tâm linh, như vậy đã 
là đủ. Đó là chưa kể nhiều người dân đi lễ hội 
không vì mục đích đi lễ mà mục đích của họ 
chỉ là đi chơi, lấy lễ hội làm không gian gặp 
gỡ, tụ họp... Nhiều người rõ ràng mục đích đi 
lễ nhưng họ không hiểu biết về trình tự nghi 
lễ, lễ vật,... dẫn đến thực hành lễ thức tuỳ tiện, 
chẳng hạn họ có thể dâng cúng bất cứ lễ vật 
gì mà họ cho là hợp lý từ thực phẩm, thức ăn, 
đồ dùng, đồ trang điểm... Lễ vật là tiền ngày 
càng trở nên phổ biến. Họ cũng có thể kêu 
cầu thần thánh bất cứ điều gì mà họ cảm thấy 
cần thiết cho cuộc sống của họ, họ cầu cúng 
trong tâm lý chung là kéo thần thánh về gần 
với cuộc sống đời thường để phục vụ cho 
những nhu cầu cũng hết sức đời thường của 
họ. Xu hướng này cũng góp phần làm hạn 
chế tính thiêng của lễ hội dân gian, khiến cho 
lễ hội trở nên tự do, thậm chí có phần tùy tiện, 
lộn xộn, không còn đáp ứng được sự trông 
đợi của khách du lịch.
Với sự nở rộ của lễ hội hiện nay, việc quản 
lý được đặt ra là cần thiết, song quản lý lễ hội 
theo xu hướng nhà nước hóa lại đang mang 
tới cho lễ hội dân gian rất nhiều bất cập. Ví như 
sự lạm dụng kịch bản trong lễ hội, sự ganh đua 
danh tiếng, sự can thiệp quá sâu của chính 
quyền và những định hướng, chỉ đạo, hướng 
lễ hội nghiêng về mục đích tuyên truyền, đã 
khiến cho nhiều lễ hội phai nhạt màu sắc dân 
gian truyền thống vốn có và giảm sút quyền 
chủ động của người dân trong vai trò là chủ 
thể của lễ hội. Nhà nước hóa lễ hội cũng thể 
hiện qua việc phân cấp lễ hội. Những lễ hội cấp 
quốc gia thường xuyên có sự tham gia của các 
vị lãnh đạo Nhà nước và sự chỉ đạo chặt chẽ của 
Nhà nước về cách thức tổ chức, khách mời và 
cả những hoạt động trong lễ hội đã khiến cho 
lễ hội dường như là của Nhà nước. Không chỉ 
vậy, “hội chứng xin nâng cấp lễ hội” cũng khiến 
cho các địa phương có lễ hội đua nhau xin nâng 
cấp vì muốn lễ hội của mình phải ngang hàng 
hoặc hơn các địa phương có lễ hội khác và 
được cấp nhiều kinh phí hơn, để tổ chức lễ hội 
to đẹp hơn. Sự ganh đua gây ra lãng phí và cả 
sự không đoàn kết trong cộng đồng, nguy cơ 
khiến cho lễ hội thiên về hình thức, đề cao sự 
thể hiện của những nhóm giàu mà không còn 
thực chất là ngày hội của dân chúng nữa. Nhiều 
lễ hội dân gian được gắn với những ngày kỷ 
niệm lớn, những sự kiện văn hóa, chính trị tiêu 
biểu, trong các diễn văn khai mạc hay kết thúc 
lễ hội thường gửi gắm những thông điệp chính 
trị để giáo dục, tuyên truyền,... và chính những 
điều này cũng khiến cho khách du lịch giảm đi 
sự hào hứng với lễ hội dân gian. 
Lễ hội dân gian thường gắn chặt với với các 
cơ sở tín ngưỡng, vì thế cùng với sự phát triển 
sôi nổi của lễ hội thì các cơ sở tín ngưỡng cũng 
trong xu hướng được chú trọng trùng tu, tôn 
tạo và xây mới, tạo ra không gian rộng rãi hơn 
cho việc tổ chức lễ hội, song việc này cũng gây 
nên nhiều bàn luận và mâu thuẫn. Ở một số 
đền, miếu, chùa, việc trùng tu các di tích được 
thực hiện tùy tiện làm mất đi giá trị vốn có của 
những không gian tâm linh. Nhiều di tích sơn 
tượng mới lòe loẹt, thay cột gỗ bằng cột xi 
măng, những bức chạm khắc cổ nhuốm màu 
thời gian bị thay bằng những bức chạm mới,... 
khiến cho các di tích cũng dần trở nên đồng 
dạng, giống nhau khiến cho du khách không 
còn có nhu cầu khám phá nhiều di tích và lễ 
hội khác nhau nữa. 
3. Như vậy, du lịch rõ ràng là đã góp phần 
phát triển lễ hội dân gian một cách tích cực. 
Một phần nhờ vào du lịch mà lễ hội dân gian 
được gìn giữ, phát huy và làm giàu, các phong 
tục tập quán, các giá trị văn hóa trong lễ hội 
Số 31 (Tháng 3 - 2020)74
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
dân gian được khôi phục lại để phục vụ du 
khách, các nét bản sắc văn hóa của từng lễ hội, 
từng vùng miền được khẳng định trong niềm 
tự hào và người dân mong muốn bảo tồn nó. 
Ở chiều tương tác ngược lại, lễ hội dân gian 
hỗ trợ đắc lực cho sự tăng trưởng của ngành 
du lịch, trước hết lễ hội dân gian giúp cho bức 
tranh du lịch của nước ta thêm phong phú với 
đa dạng hơn các sự lựa chọn cho du khách, lễ 
hội dân gian mang đậm bản sắc của văn hóa 
làng, văn hóa Việt Nam vì vậy rất hấp dẫn các 
du khách nước ngoài, ngành Du lịch dựa vào 
nguồn lực văn hóa đa dạng và đặc sắc này mà 
có thêm được số lượng lớn du khách trong 
nước và nước ngoài. 
Có thể nói, bức tranh lễ hội đa dạng và sôi 
nổi hiện nay, kết nối với những bối cảnh chính 
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đương đại là điều 
kiện rất tốt cho sự phát triển du lịch. Chúng 
ta đã và đang chứng kiến một xu hướng nổi 
trội của những sự phục hồi của lễ hội dân gian 
trong sự tác động, chi phối ảnh hưởng mạnh 
mẽ của kinh tế thị trường thì lễ hội như một 
nguồn lực cho sự phát triển du lịch. Lễ hội và 
du lịch là hai phạm trù gắn bó mật thiết với 
nhau, hỗ trợ cho nhau và cùng được khuyến 
khích phát triển trong bối cảnh hiện nay. Chỉ 
khi chúng ta hiểu rõ được về các vấn đề này 
và nhìn nhận chúng trong sự gắn kết của 
tổng thể các yếu tố văn hóa và xã hội, chính 
trị và kinh tế thì lễ hội truyền thống sẽ đem lại 
những lợi ích không nhỏ cho sự phát triển kinh 
tế của đất nước.
L.H.L
Chú thích
1 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An 
Giang.
Tài liệu tham khảo
1. Antonio Machado (2003), “Du lịch và phát 
triển bền vững (Tourism and Sustainable Devel-
opment)”, in trong Dự án Xây dựng năng lực cho 
phát triển Du lịch ở Việt Nam, VNAT và FUNDESO, 
Hà Nội.
2. Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và 
Du lịch (2008), Thống kê lễ hội, Hà Nội. 
3. Cao Lộ Gia (2004), Nhân loại học du lịch 
Trung Quốc, Nxb. Du lịch Quảng Tây.
4. Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật An Giang 
(2013), 10 năm lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam nâng 
cấp lễ hội quốc gia, Nxb. Văn hóa Văn nghệ, An 
Giang.
5. Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng (chủ biên) 
(1994), Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội 
hiện đại, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
6. Lê Hồng Lý (chủ biên) (2010), Giáo trình 
quản lý di sản văn hóa với phát triền du lịch, Nxb. 
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
7. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (chủ 
biên) (2001), Kinh tế du lịch & Du lịch học, Nxb. Trẻ, 
Hà Nội.
8. Nhiều tác giả (2014), Di sản văn hóa trong 
xã hội Việt Nam đương đại, Nxb. Tri thức, Hà Nội.
9. Tô Ngọc Thanh (2003), “Di sản văn hóa 
trong cơ chế thị trường”, Tạp chí Nguồn sáng dân 
gian, số 3.
10. Ngô Đức Thịnh (1993), “Những giá trị văn 
hóa của lễ hội cổ truyền và nhu cầu của xã hội 
hiện đại”, Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật, 
số 1.
11. Minh Thư (2016), “Biển người đổ về kẹt 
cứng Miếu bà Núi Sam”, Báo Dân Trí, https://dant-
ri.com.vn/xa-hoi/bien-nguoi-do-ve-ket-cung-
mieu-ba-nui-sam-2016021115551915.htm
12. Tri thức trẻ (2016), “Với 8.000 lễ hội một 
năm, trung bình mỗi ngày người Việt có 22 
lễ hội, mỗi giờ có 1 lễ hội”, 
voi-8000-le-hoi-moi-nam-trung-binh-moi-
ngay-nguoi-viet-co-22-le-hoi-moi-gio-co-1-le-
hoi-20160421143503586.chn
13. Trần Quốc Vượng (2001), Văn hóa Việt Nam 
tìm tòi và suy ngẫm, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
Ngày nhận bài: 14 - 3 - 2020
Ngày phản biện, đánh giá: 20 - 3 - 2020
Ngày chấp nhận đăng: 25 - 3 - 2020

File đính kèm:

  • pdfle_hoi_dan_gian_va_su_phat_trien_du_lich_hien_nay.pdf