Lật mở những bí ẩn dưới lòng đất chùa Am Các

Cuối năm 2018, Trường Ðại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

phối hợp với Viện Nghiên cứu Kinh thành khai quật trên 500m2 tại chùa Am Các, xã Ðịnh

Hải, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa). Ðợt khai quật này đã phát hiện được 8 di tích kiến trúc,

trong đó có 1 di tích thời Trần và 7 di tích thời Lê Trung hưng; 3 lò nung gạch ngói và hàng

nghìn di vật vật liệu xây dựng, trang trí kiến trúc, đồ gốm sứ, sành và đất nung. Kết quả khai

quật cho biết khu di tích chùa Am Các đã hình thành và phát triển trong khoảng 4 - 5 thế kỷ,

trải qua 2 thời kỳ: thời Trần, thế kỷ 14 và thời Lê Trung hưng, thế kỷ 18. Ðây là một trung

tâm tôn giáo tín ngưỡng lớn, không chỉ ở Thanh Hóa mà với cả nước, cần tiếp tục nghiên cứu

để xây dựng quy hoạch, bảo tồn, tôn tạo toàn diện và lâu dài.

Lật mở những bí ẩn dưới lòng đất chùa Am Các trang 1

Trang 1

Lật mở những bí ẩn dưới lòng đất chùa Am Các trang 2

Trang 2

Lật mở những bí ẩn dưới lòng đất chùa Am Các trang 3

Trang 3

Lật mở những bí ẩn dưới lòng đất chùa Am Các trang 4

Trang 4

Lật mở những bí ẩn dưới lòng đất chùa Am Các trang 5

Trang 5

Lật mở những bí ẩn dưới lòng đất chùa Am Các trang 6

Trang 6

Lật mở những bí ẩn dưới lòng đất chùa Am Các trang 7

Trang 7

Lật mở những bí ẩn dưới lòng đất chùa Am Các trang 8

Trang 8

Lật mở những bí ẩn dưới lòng đất chùa Am Các trang 9

Trang 9

Lật mở những bí ẩn dưới lòng đất chùa Am Các trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 6080
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Lật mở những bí ẩn dưới lòng đất chùa Am Các", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lật mở những bí ẩn dưới lòng đất chùa Am Các

Lật mở những bí ẩn dưới lòng đất chùa Am Các
bó nền được xếp bằng gạch khối 
hộp chữ nhật so le, với kiến trúc là bộ khung gỗ, mái lợp ngói mũi hài có niên đại muộn hơn. 
5Ban Quản lý Di tích và Danh thắng: Lý lịch Di tích lịch sử - Văn hóa địa điểm chùa Am Các xã Định Hải, huyện 
Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, Thanh Hóa, 2013. 
 81 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
 + Dùng đá nguyên liệu để xếp, mang ý nghĩa gia cố hay xây dựng công trình kiến trúc, 
như ở Am Các, có thể chúng có mối liên hệ với nhau và có chung một niên đại xây dựng. 
Liên hệ với công trình phòng vệ trên đỉnh Dược Sơn - nơi Trần Hưng Đạo lập thái ấp ở Kiếp 
Bạc (Chí Linh, Hải Dương) và ở một số di tích chùa tháp có niên đại thời Trần ở Quảng Ninh, 
Hà Giang - được coi như là một đặc điểm của kiến trúc tôn giáo thời Trần. 
 + Những bệ đá hoa sen được làm từ hòn đá mồ côi lớn và những bệ tượng Phật, được 
trang trí 2 - 3 lớp cánh sen là những cổ vật có chất liệu tương đồng với vỉa đá bó nền, tường 
Nội và Ngoại tự và đá kè Ao chùa, chúng thuộc về lớp niên đại sớm của chùa Am Các. 
 + Những chân tảng đá lớn làm bằng đá xanh trang trí cánh sen nổi hoặc để trơn, tấm bia 
4 mặt có chóp hình mái nhà, văn tự đã mờ hết làm bằng đá xanh là nguyên liệu đưa từ nơi 
khác đến... cho thấy, Am Các có nhiều đơn nguyên và quy mô khá to lớn. Kết hợp với một số 
di vật còn ở chùa, như: ngói liệt/lót, ngói mũi hài kích thước lớn, gạch hộp màu đỏ, có thể 
khẳng định được, đó là thời Lê Trung hưng, thế kỷ 186. 
 - Kết quả khai quật trên 500m2, đã phát hiện được 8 di tích kiến trúc và 3 di tích lò nung. 
Căn cứ vào quy mô, kết cấu mặt bằng kiến trúc, kỹ thuật xây dựng và hiện vật thu được, như đá, 
gạch, ngói, trang trí kiến trúc bằng đất nung, các hiện vật gốm sứ, sành, đất nung, chúng thuộc 2 
thời kỳ khác nhau: thời Trần (thế kỷ 14) và thời Lê Trung hưng (thế kỷ 18). 
 - Các di tích và di vật có thể thuộc thời Trần, gồm kiến trúc KT02 và bó nền BN02a, 
BN03, phát hiện ở hố H02. Di vật thời Trần gồm: ngói phẳng mũi tròn, đuôi có móc nổi hình 
chữ nhật, đồ gốm sứ và đồ sành như đã mô tả ở trên. Ngoài ra, còn các hiện vật lưu giữ tại 
chùa, như: bệ tượng trang trí 2 - lớp cánh sen, chân tảng trang trí hoa sen, gốm men ngọc, hoa 
nâu, men trắng nguồn gốc Việt Nam và Trung Quốc. 
 - Các di tích, di vật thời Lê Trung hưng, bao gồm: hình khắc tượng Phật trên tảng đá (hố 
H01); mặt bằng kiến trúc 1 gian 2 chái (KT01) và các di tích bó nền BN01, BN02, BN02b (hố 
H02), bậc tam cấp, dấu tích Tam quan (hố TS02), di tích lò nung gạch, ngói (hố H03), di tích 
Nội, Ngoại tự, Ao chùa. Hệ thống di vật thời kỳ này có số lượng khá lớn, gồm gạch chữ nhật, 
ngói cong, ngói mũi hài, ngói mũi lá kích thước lớn, ngói liệt, trang trí kiến trúc và đồ gia 
dụng bằng gốm sứ, sành và đất nung. Tiêu biểu là dòng gốm men trắng vẽ lam, men trắng in 
hoa cúc màu nâu oxit sắt, men trắng, men nâu độc sắc. Ngoài ra, còn có một số mảnh bát, đĩa 
men trắng vẽ lam, nguồn gốc Trung Quốc, thế kỷ 17 - 18. Quy mô của các kiến trúc thời Lê 
Trung hưng lớn hơn thời Trần. 
 Tóm lại, qua di tích kiến trúc, hiện vật thu được trong đợt khai quật này và di vật thu 
được trong các đợt khảo sát tại địa điểm chùa Am Các, có thể bước đầu phân chia các giai 
đoạn hình thành và phát triển của khu di tích này thành 2 thời kỳ: thời Trần, thế kỷ 14 và thời 
Lê Trung hưng, thế kỷ 18. 
 III. GIÁ TRỊ CỦA NHỮNG PHÁT HIỆN KHẢO CỔ HỌC TẠI AM CÁC 
 Đối với các công trình kiến trúc: Lịch sử hình thành và phát triển của trung tâm tín 
ngưỡng và tâm linh chùa Am Các kéo dài chí ít từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 18. Tư liệu về vật liệu 
6Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Thanh Hóa(2017), Báo cáo khảo sát nghiên cứu khảo cổ học tại khu di tích 
lịch sử địa điểm chùa Am Các, xã Định Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. 
82 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
kiến trúc, gốm sứ góp phần minh chứng và phản ánh trung thực cho sự tồn tại và phát triển 
của chùa vào thời Trần và thời Lê Trung hưng. Sự xuất lộ di tích, vật liệu, trang trí kiến trúc, 
nghệ thuật chạm khắc đá (tượng Phật, chân tảng, bệ tượng, bàn đá trang trí hoa sen) và mật độ 
đậm đặc của gốm sứ thế kỷ 14, cùng với sự tham gia của vật liệu đá tại chỗ để kè nền móng 
cùng với giả thiết về những công trình khung gỗ lợp lá, hệ thống “tường thành” mang ý nghĩa 
quân sự ở đây, cho thấy niên điểm khởi đầu của trung tâm tín ngưỡng Am Các thuộc thời Trần. 
 Tư liệu lịch sử về chiến lược biển của quân dân nhà Trần góp phần minh chứng cho giả 
thuyết trên. Cùng với các di tích kiến trúc Phật giáo, sự tồn tại của tường Nội và Ngoại tự - 
thực chất là thành phòng vệ đã phần nào phản ánh chức năng và nhiệm vụ của Am Các trong 
thời Trần. Khảo cổ học đã phát hiện trên núi Dược ở Kiếp Bạc (Hải Dương) cũng có một 
vọng gác được xếp đá, quanh đó có nhiều tàn tích gốm sứ thời Trần, chứng tỏ quân đội của 
Trần Hưng Đạo đã sử dụng vọng gác này để bao quát Lục Đầu - con đường tiến quân bằng 
đường thủy của quân Nguyên - Mông vào Thăng Long đương thời. Căn cứ quân sự còn thấy ở 
thái ấp Trần Khát Chân, nay thuộc quận Hoàng Mai (Hà Nội) để ngăn chặn quân Chăm Pa 
theo đường bộ vào Thăng Long. Hay sự kiện Trần Nhân Tông lên núi Yên Tử tu hành, lập 
thiền phái Trúc Lâm và với mục đích quân sự là trấn giữ vùng biển Đông. Phật giáo Trúc Lâm 
cùng với quân đội của Trần Khánh Dư ở cảng Vân Đồn tạo thành “cánh cửa thép” bảo vệ 
Thăng Long từ xa. Ở phía Bắc, Trần Nhật Duật được cử lên để trấn giữ, với sự thông thạo 
ngôn ngữ của người bản địa và xây dựng nhiều công trình Phật giáo ở Hà Giang, Tuyên 
Quang, trong đó có khu sản xuất vật liệu kiến trúc Pù Lườn Xe phục vụ xây dựng tháp Hắc Y, 
cũng là một chiến lược giữ yên vùng biên viễn của nhà Trần. 
 Như vậy, một vị trí quân sự mang tính chiến lược như Các Sơn để quan sát đường tiến 
quân của Chăm Pa bằng đường biển ra Đại Việt, chắc chắn đã được nhà Trần sử dụng với hai 
nhiệm vụ: phát triển Phật giáo và giữ yên đất nước, đóng quân và án ngữ giặc ngoại xâm từ 
phía Nam ra Bắc. 
 Đến thời Lê sơ, nhiệm vụ và chức năng ấy của Am Các và Các Sơn vẫn được duy trì. 
Các vị vua đầu triều Lê như Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông đã có nhiều hoạt động để bảo vệ chủ 
quyền lãnh hải Đại Việt. Chiến lược biển được Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tổng kết 
trong bài “Cư Ngao đối sơn”: 
 Biển Đông vạn dặm dang tay giữ 
 Đại Việt muôn năm vững trị bình7 
 Theo truyền thống, đến thời Lê Trung hưng, Am Các và Các Sơn vẫn giữ hai nhiệm vụ 
như xưa, đặc biệt khi chúa Nguyễn ở Đàng trong ngày càng lớn mạnh và không còn ý đồ phò 
Lê như thời vua Lê, chúa Trịnh nữa, theo đó, mối đe dọa từ thế lực này qua ngả đường biển 
vẫn hiện hữu với Đại Việt. Dấu tích kiến trúc dày đặc, vật liệu kiến trúc (gạch, ngói) kích 
7 Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Cư Ngao đối sơn”, trong Bạch văn Am thi thập. Câu chữ Hán: “Vạn lý Đông Minh quy 
bả ác/Ức niên Nam cực điện long bình”-trích theo: Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Thanh Hóa (2017), Báo 
cáo khảo sát nghiên cứu khảo cổ học tại khu di tích lịch sử địa điểm chùa Am Các, xã Định Hải, huyện Tĩnh Gia, 
tỉnh Thanh Hóa, tr. 13 - 14. 
 83 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
thước lớn, đồ gốm sứ nhiều, có phẩm cấp cao đã khẳng định vị thế của Am Các thời Lê Trung 
hưng là hoàn toàn có cơ sở. 
 Đối với khu di tích lò nung vật liệu kiến trúc: Theo kết quả khảo sát năm 2013 và với 
phát hiện các di tích lò nung này, có thể khẳng định, đây chính là nơi sản xuất để phục vụ cho 
các công trình xây dựng chùa Am Các vào thời Lê Trung hưng. Tuy nhiên, các hố khai quật 
tại chùa Hạ, chỉ phát hiện được 3 nửa viên gạch trong hố thám sát TS02. Vậy gạch và ngói 
sản xuất tại khu lò nung được sử dụng ở đâu và như thế nào! Do chưa phát hiện được ở Am 
Các hay chúng được đóng góp xây dựng các công trình quốc gia tại Thành Nhà Hồ hoặc Lam 
Kinh (?). Dù sao, đây cũng là một phát hiện quý hiếm. Vì trường hợp các lò nung tại chỗ, 
cung cấp nguyên liệu cho xây dựng được phát hiện không nhiều, mới chỉ thấy ở một số địa 
điểm như khu lò Kiếp Bạc (Hải Dương) phục vụ xây dựng thái ấp của Trần Hưng Đạo, thời 
Trần; khu lò Pù Lườn Xe ở Lục Yên (Yên Bái), phục vụ công trình xây tháp Hắc Y, cũng 
thuộc thời Trần và khu lò Lam Kinh ở Thọ Xuân (Thanh Hóa), phục vụ xây dựng điện miếu 
Lam Kinh, thời Lê sơ. Trong những trường hợp trên, chỉ thấy ở Pù Lườn Xe và ở Các Sơn 
còn sản phẩm trong lò nung. Dó đó, phát hiện lò nung gạch ngói ở hố H03 là vô cùng hiếm 
hoi, quý giá, cần được bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử - văn hóa. 
 Giá trị lịch sử - văn hóa: Có thể khẳng định chắc chắn rằng, di tích kiến trúc chùa Am 
Các là hiện hữu và có quy mô to lớn, với một lịch sử phát triển 4 - 5 thế kỷ, do đó, dù ra đời 
vào thời điểm nào, thì đây vẫn là một trung tâm tôn giáo tín ngưỡng lớn, không chỉ cho huyện 
Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa mà với cả nước. 
 Cảnh quan của Am Các, không chỉ có yếu tố địa văn hóa, mà còn có yếu tố địa chính 
trị, địa quân sự, khi đứng ở chùa, có thể kiểm soát được cả vùng biển Đông - con đường tiến 
quân truyền thống của giặc ngoại xâm nói chung và Chăm Pa nói riêng đối với Đại Việt, mà 
trong nhiều triều đại phong kiến Việt Nam đã phải hứng chịu, thông qua nhiều di tích lịch sử 
đã được nghiên cứu. 
 Giá trị di sản địa chất, giá trị cảnh quan môi trường, khí hậu, giá trị lịch sử - văn hóa, 
vai trò của Am Các tự và Các Sơn trong diễn trình lịch sử đã được bước đầu xác định qua các 
di tích, di vật khảo cổ học phát hiện được trong đợt khai quật này. Theo đó, di tích lịch sử - 
văn hóa địa điểm chùa Am Các, xã Định Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa rất xứng đáng 
để trở thành một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử cấp quốc gia và hơn thế, nếu có sự đầu 
tư trí tuệ, kinh tế để tiếp tục khảo sát, khai quật và nghiên cứu. Trước mắt, không gian biển, 
hồ, suối, rừng và đặc biệt là di tích, cần phải được bảo tồn để phát triển du lịch tâm linh, sinh 
thái. Do đó, mọi ứng xử đối với Am Các tự, Các Sơn và vùng phụ cận rất cần sự cẩn trọng. 
 Từ những phát hiện quan trọng trên, đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục khai quật, nghiên 
cứu nhằm tìm kiến thêm các chứng cứ khoa học đầy đủ và chắc chắn nhất làm cơ sở khoa học 
cho công tác quy hoạch tổng thể, bảo tồn và phát huy giá trị di tích. 
 * 
 * * 
 Trong diện tích trên 500m2 khai quật năm nay, đã phát hiện được nhiều di tích kiến trúc, 
di tích lò nung vật liệu kiến trúc và hàng nghìn di vật các loại, phản ánh trung thực lịch sử tồn 
84 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
tại và phát triển của chùa Am Các từ thời Trần, thế kỷ 14 đến thời Lê Trung hưng, thế kỷ 18. 
Tuy nhiên, còn nhiều di tích, trong đó có di tích kiến trúc quan trọng có niên đại vào thời Trần 
(KT02) mới chỉ xuất lộ một phần trong hố khai quật. Do đó, để có hiểu biết đầy đủ hơn về 
mặt bằng, cấu trúc, chức năng, niên đại của các di tích này, cần tiếp tục mở rộng khai quật và 
nghiên cứu sâu rộng hơn ở Am Các và vùng lân cận. Và, không chỉ trong lĩnh vực khảo cổ mà 
rất cần sự tham gia và đóng góp của nhiều ngành, như: Lịch sử, Địa chất, Môi trường, cảnh 
quan, môi trường sinh thái, Tôn giáo, Hán Nôm, Văn học dân gian, 
 Chùa Am Các đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2013nhưng mới chỉ ở một 
đơn nguyên là chùa Hạ. Như đã trình bày ở trên, trên mặt đất cũng như trong lòng đất khu vực 
này còn tiềm ẩn nhiều di tích, di vật quý có giá trị khoa học cao, phản ánh chính xác lịch sử 
khởi dựng, tồn tại và phát triển của di tích này, kết hợp với giá trị địa chất, cảnh quan thiên 
nhiên ở đây, Am Các và vùng phụ cận hoàn toàn xứng đáng là di tích lịch sử, danh lam thắng 
cảnh cấp quốc gia. Nếu được nghiên cứu bảo tồn và phát huy có hiệu quả, thì việc tiến tới xây 
dựng di tích cấp quốc gia đặc biệt là không xa. 
 Với điều kiện khí hậu hài hòa, thuận lợi, sự phát triển của rừng Các Sơn khá tốt, chỉ 
trong vòng 5 - 7 năm, nhưng cánh rừng tái sinh đã tươi tốt, tạo nên những tán cao thấp nhiều 
tầng lớp, để cùng với độ cao gần 500m so với mực nước biển của núi rừng và tiểu khí hậu 
suối - hồ - biển - đảo, tạo nên vị thế của Am Các và Các Sơn không chỉ là trung tâm Phật giáo 
mà còn là một danh lam thắng cảnh, có thể sánh cùng Tam Đảo, Sa Pa và Đà Lạt của Việt 
Nam. Môi trường khí hậu ấy vô cùng thuận lợi cho du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và chữa bệnh 
trong tương lại. 
 Để có điều kiện bảo tồn, tôn tạo và phát huy hiệu quả khu di tích, cần đặt Am Các trong 
mối quan hệ mật thiết với toàn bộ cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử - văn hóa rộng 
hơn với Tĩnh Gia, bao gồm các khu di tích: Lạch Bạng, Nghi Sơn, động Trường Lâm để 
xây dựng quy hoạch, bảo tồn, tôn tạo toàn diện và lâu dài, đảm bảo sự hài hòa giữa du lịch và 
tâm linh với mô hình nêu trên mà không bị xung đột. 
 Tài liệu tham khảo 
 [1]. Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Thanh Hóa (2013), Lý lịch Di tích lịch sử - Văn 
hóa địa điểm chùa Am Các, xã Định Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. 
 [2]. Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Thanh Hóa (2017), Báo cáo khảo sát nghiên 
cứu khảo cổ học tại khu di tích lịch sử địa điểm chùa Am Các, xã Định Hải, huyện Tĩnh Gia, 
tỉnh Thanh Hóa. 
 [3]. Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Cư Ngao đối sơn”, trong Bạch văn Am thi thập. Câu chữ Hán: 
“Vạn lý Đông Minh quy bả ác/Ức niên Nam cực điện long bình” - trích theo: Trung tâm Bảo 
tồn Di sản Văn hóa Thanh Hóa (2017), Báo cáo khảo sát nghiên cứu khảo cổ học tại khu di tích 
lịch sử địa điểm chùa Am Các, xã Định Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, tr. 13 - 14. 
 85 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
 Một số hình ảnh, di vật tại điểm khai quật 
 1. Hố H01 2. Hố H02 
 3. Hố H03 4. Mặt bằng giả định các di tích kiến trúc 
 tại H02 (chùa Hạ) 
 5. Gạch ngói trong lò 6. Di tích cổng Tam quan 
86 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
7 - 10. Các loại ngói và trang trí kiến trúc thời Lê Trung hưng 
 11 - 14. Các loại ngói thời Trần 
 87 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
EXPLORING THE UNDERGROUND SECRETS OF AM CAC PAGODA 
 Assoc.Prof.Dr. Tran Van Thuc 
 Assoc.Prof.Dr. Lai Van Toi 
 Abstract: At the end of the year 2018, over 500m2 land at Am Cac Pagoda, Dinh Hai 
Commune, Tinh Gia District (Thanh Hoa) was excavated by Thanh Hoa University of 
Culture, Sports and Tourism coordinated with Institute of Imperial Citadel Studies. This 
excavation has discovered eight architectural monuments including one relic belonging to 
Tran Dynasty and seven relics belonging to Le Trung Hung period; 3 brick kilns and 
thousands of construction materials, architectural decoration made from ceramics, 
chinaware and terracotta. The results show that the historic area of Am Cac Pagoda has been 
formed and developed for about 4-5 centuries under two periods: Tran Dynasty in the 14th 
century and Le Trung Hung period in the 18th century. This is a great religious belief center 
not only in Thanh Hoa but also in the whole country. It needs to be studied for a long-term 
and comprehensive conservation and embellishment. 
 Key words: The historic area of Am Cac Pagoda, relics, archeology 
Người phản biện: TS. Lê Thị Thảo (ngày nhận bài 02/12/2018; ngày gửi phản biện 05/12/2018; 
ngày duyệt đăng 05/01/2019). 
88 

File đính kèm:

  • pdflat_mo_nhung_bi_an_duoi_long_dat_chua_am_cac.pdf